Tác phẩm "Số đỏ" (Vũ Trọng Phụng)

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 100 - 103)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

a.Tác phẩm "Số đỏ" (Vũ Trọng Phụng)

Tác phẩm dựng lên bức tranh nhiều màu sắc của xã hội những bọn trọc phú, hình thức và kiểu cách, chạy theo Âu hóa một cách nhố nhăng và lố bịch, một xã hội của bọn dâm đãng, lũ con cháu bất hiếu và bọn ngƣời sẵn sàng vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm, đạo đức và danh dự. Sự nhố nhăng, kệch cỡm, lố bịch và rởm đời của xã hội ấy thể hiện ở ngay cách thức nhân vật giao tiếp với nhau.

Đặc biệt ấn tƣợng là nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Đọc tác phẩm, ngƣời đọc không thể quên hình ảnh Xuân Tóc Đỏ với cái cúi đầu kính cẩn và câu nói "Chúng tôi rất hân hạnh". Có tới 4 lần nhà văn nhắc lại gần nhƣ nguyên vẹn các câu:

"Xuân Tóc Đỏ cúi xuống rất thấp:

- Chúng tôi rất đƣợc hân hạnh" [34, tr.310, 373,446,489]

Học đƣợc câu nói cùng cử chỉ đƣợc xem là rất lịch sự ấy, Xuân áp dụng ở mọi nơi mọi lúc, cả trong những tình huống không nên dùng. Ví nhƣ khi Xuân và Tuyết đang dạo chơi thì gặp ngƣời tình cũ của Tuyết, anh này chào theo lối cổ điển (khoanh tay vái chào) liền bị Xuân gạt phăng đi và cho rằng thế là hủ lậu, chƣa đƣợc tiến hóa mấy. Liền sau đó Xuân thể hiện lối chào "cải cách" của mình:

"Xuân Tóc Đỏ cúi đầu: - Chúng tôi rất hân hạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 98

Rồi ưỡn ngực mà tiếp:

- Me sừ Xuân, giáo sƣ quần vợt, cái hi vọng của Bắc Kỳ" [34,tr.446]

Gặp gỡ tình địch mà giới thiệu nhƣ vậy thì quả thật là hết sức kì khôi, xƣa nay chƣa từng có. Nhân vật nhƣ một cái máy, bắt chƣớc một cách máy móc, mà chẳng hiểu gì về ý nghĩa của hành động mình làm. Chính sự bắt chƣớc kệch cỡm đó đã làm bật lên tiếng cƣời. Vũ Trọng Phụng miêu tả có đến 4 lần Xuân dùng động tác ƣỡn ngực khi giới thiệu về mình:

+ "Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực lên, giấu cái chổi lông gà sau lƣng, nghiêm trang: - Tôi? Là…là… một ngƣời dự một phần trong việc Âu hóa" [34,tr.308]

+ "Xuân ưỡn ngực lên, dõng dạc nói:

- Còn tôi thì tôi đang giáo dục cái xác thịt cho cậu ấy, và cả bà mẹ cậu ấy" [34,tr.408]

+ "Xuân Tóc Đỏ ưỡn ngực ra mà rằng:

- Me sừ Xuân, giáo sƣ quần vợt, cái hy vọng của Bắc Kỳ" [34,tr.440]

Đối với ngƣời Việt Nam, cử chỉ ưỡn ngực thể hiện thái độ kiêu căng, tự phụ, hợm hĩnh. Nhƣng có đến 3 lần (ở các trang 345, 370, 420) Xuân đã dùng cử chỉ này chỉ để nói với ông Phán rằng: "- Thƣa ngài, ngài là một ngƣời chồng mọc sừng". Ví dụ:

+ “Xuân Tóc Đỏ bắt tay xong, ưỡn ngực lên cất giọng lanh lảnh nói to: - Thƣa ngài, ngài là một ngƣời chồng mọc sừng!” [34,tr.345]

Miêu tả các PTGTPNN hết sức máy móc, nhố nhăng và lố bịch mà Xuân Tóc Đỏ thƣờng sử dụng khi giao tiếp, nhà văn muốn khắc họa tính cách nhân vật này là kẻ vênh váo, tự phụ, kiểu cách nhƣng lại hết sức ngu dốt. Xuân chỉ là một hình nộm rỗng tuếch mà mọi giá trị đều không do tự bản thân mình tạo ra mà do xã hội khoác vào.

Ngoài Xuân Tóc Đỏ, rất nhiều nhân vật trong xã hội trƣởng giả tƣ sản ấy cũng có những cử chỉ, điệu bộ hết sức kệch cỡm, nực cƣời. Ví nhƣ nhân vật ông Phán mọc sừng. Ông này bắt gặp vợ đang ngủ với tình nhân trong khách sạn thì bực tức và chửi bậy. Ngƣợc đời thay, ngƣời tình nhân lại tỏ thái độ rất lịch sự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99

"Ngƣời tình nhân lại cúi đầu kính cẩn có ý công kích ông Phán về mục xã giao: - Chúng tôi rất hân hạnh (…)" [34,tr.371].

Sợ rằng sẽ bị mang tiếng là ngƣời thƣợng lƣu mà mất lịch sự, trƣớc sự nhã nhặn của tình địch, ông Phán liền chuyển sang thái độ nhã nhặn, nói chuyện thân tình, cởi mở với ngƣời tình nhân của vợ mình. Và kết thúc cuộc gặp gỡ đó:

"Ông Phán bèn nháy mắt với ngƣời yêu, bắt tay tình nhân vợ ông, lễ phép nói: - Thôi, kính chào ngài, rất mong có phen tái ngộ" [34,tr.373]

Thái độ, ứng xử của một ngƣời chồng trƣớc một ngƣời tình của vợ nhƣ ông Phán quả thực xƣa nay hiếm!

Cử chỉ bắt tay đƣợc du nhập từ phƣơng Tây hiện đƣợc sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp xã giao của ngƣời Việt hoặc giao tiếp khi bạn bè thân tình gặp mặt. Nhƣng cử chỉ ôm hôn thì ít đƣợc sử dụng. Cha con có thể bắt tay, ôm hôn trong vài tình huống đặc biệt - lúc chia xa chẳng hạn. Nhƣng trong tình huống giao tiếp của cha con cụ cố Hồng sau đây, thì cử chỉ này lại trở nên kệch cỡm và lố bịch khác thƣờng:

"Văn Minh đến bắt tay ông bố một cách thân mật mà rằng:

- Toa tốt lắm. Để tối nay lên ăn cơm trên quan giám đốc, Moa sẽ xin chính phủ cho Toa cái long bội tinh.

Cụ cố Hồng bèn bá cổ ông con để hôn, rồi đáp:

- Cảm ơn vô cùng! Hân hạnh tạm biệt! Toa ăn ở đến thế với Moa thì quý hóa lắm" [34,tr.489,490].

So sánh với cử chỉ mà cha con Tú Anh (trong "Giông tố" - Vũ Trọng Phụng) sử dụng lúc chia tay:

"Ông già quay lại, giơ tay ra bắt tay con. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tú Anh, quên cả vũng nƣớc dƣới chân, quỳ xuốnghôn tay bố, gục đầu vào hai bàn tay…

Khi thấy tay mình có vài giọt lệ nóng thì Hải Vân lôi Tú Anh đứng lên, hôn

hai bên má. Sau cùng Hải Vân vỗ hai vai con nói gọn: - Thôi, ở lại và sống cho can đảm!" [33,tr.502]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100

Cũng sử dụng cử chỉ bắt tay, ôm hôn, nhƣng cuộc chia tay của cha con Tú Anh lại khiến ngƣời đọc cảm động bởi nó xuất phát từ tấm chân tình - tình cha con và xen lẫn cả tình đồng chí.

Nam nữ bắt tay nhau trong xã hội hiện đại là chuyện thông thƣờng, nhƣng ở thời Vũ Trọng Phụng viết "Số đỏ" - thời kỳ đang diễn ra cuộc Âu hóa, cũ mới tranh nhau, Á Âu xáo lộn, thì việc nam nữ bắt tay nhau còn quá mới mẻ, hơn nữa việc nữ chủ động bắt tay nam càng "khó coi". Nhân vật bà Typn gây ấn tƣợng cho ngƣời đọc ở chi tiết gặp Xuân trên đƣờng, bà "trông trƣớc nhìn sau thấy rõ ràng là phố vắng ngƣời rồi, mới dám bạo dạn đưa tay ra nhƣ một tân nữ lƣu tập sự mà bắt tay

Xuân Tóc Đỏ".[34,tr.413]

Do trong xã hội vẫn nặng quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân", bà Typn học đòi bắt tay bạn trai nhƣng vẫn ngại mọi nguời trông thấy nên phải ngó trƣớc ngó sau thấy không có ngƣời rồi mới dám chào bạn bằng cử chỉ hết sức tân tiến ấy.

Việc miêu tả PTGTPNN của các nhân vật đã giúp Vũ Trọng Phụng khắc họa một cách chân thực và đậm nét hình ảnh một xã hội trƣởng giả, kệch cỡm, một xã hội của những kẻ trọc phú, đua nhau chạy theo Âu hóa một cách mù quáng. Xã hội ấy sản sinh ra một Xuân Tóc Đỏ cũng là dễ hiểu.

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 100 - 103)