Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 55)

* Quy trình bón phân, chăm sóc theo đúng quy trình chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT áp dụng cho cây mía.

2.3.2.1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh:

Mía là cây lưu niên thuộc họ hòa thảo. Nhiệt độ thích hợp cho mía phát triển là 25-300C, giới hạn nhiệt độ cho thời kỳ chín là 14-250C. Nhiệt độ và ẩm độ cao cùng với đất đủ nước rất tốt cho sinh trưởng của mía, nhưng cần phải có thời kỳ mát và khô cho mía chín. Mía ưa đất từ trung bình đến nặng; pH 5-8,5. Thời gian sinh trưởng của mía dài từ 10-15 tháng, nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.

Trong quá trình sinh trưởng, điều kiện dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quyết định đến các yếu tố cấu thành năng suất như: mật độ cây hữu hiệu, chiều cao cây, đường kính thân, trọng lượng cây từ đó ảnh hưởng đến năng suất.

Sang thời kỳ thành thục, điều kiện dinh dưỡng có tác dụng chi phối đáng kể đến thời gian chín, hàm lượng đường, các tạp chất trong nước mía, đồng thời ảnh hưởng cả đến vụ gốc sang năm.Nhìn chung trong quá trình sinh trưởng mía hấp thụ kali nhiều nhất sau đó đến đạm và lân. Lượng hấp thụ dinh dưỡng phụ thuộc vào giống mía, thời vụ trồng mía, tuổi mía, tính chất đất… mà có sự khác nhau khá lớn.

Trong thời kỳ đầu mía hút phân chậm, nhưng khi thân, lá rễ đã phát triển tốc độ hút tăng lên rất mạnh, đặc biệt đối với Kali và Nitơ đạt đỉnh cao sau khi trồng 3-6 tháng, sau đó hút chậm dần lại nhưng tới gần thu hoạch cây vẫn hút dinh dưỡng.

2.3.2.2. Làm đất

- Có thể dùng phương pháp thủ công hoặc phương pháp cơ giới. Với đất tại địa phương nên sử dụng phương pháp làm đất cơ giới.

- Cày 2-3 lần, hướng cày vuông góc với lần cày trước, độ sâu 30-50 cm - Sau mỗi lần cày là một lần bừa. Tùy thuộc vào loại đất và điều kiện thời tiết có thể tăng hoặc giảm số lần bừa, nhưng phải đảm bảo cấp hạt nhỏ

hơn 3 cm chiếm trên 80%, không có hạt trên 5 cm, tuy nhiên ở vùng đất đồi có thể chấp nhận cấp hạt nhỏ hơn 5 cm chiếm dưới 50%

- Khoảng cách giữa các lần cày, bừa là 15 ngày, thời gian từ khi cày vỡ đến khi trồng khoảng 30 – 60 ngày (tùy điều kiện đất đai, thời tiết).

- Rạch hàng thẳng, sâu 15-20cm, cách nhau 0,8-1 m

- Đất sau khi chuẩn bị phải bằng phẳng, tơi xốp, sạch cỏ dại và đủ ẩm

2.3.2.3. Thời vụ trồng mía

- Trồng mía nên tránh các tiết Đại hàn, tiểu hàn theo Nông lịch - Đối với vùng mía Nghĩa Đàn nên trồng mía vào thời điểm sau: + Vụ Thu: Trồng từ tháng 8 đến tháng 10

+ Vụ Đông Xuân: Trồng từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

2.3.2.4. Kỹ thuật trồng mía 1) Chuẩn bị hom giống:

- Hom giống lấy từ ruộng mía 6-8 tháng tuổi, không lấy giống từ các ruộng mía còi, cọc, kém phát triển.

- Chặt ngang giữa lóng, không chặt sát mầm

- Hom mía có từ 2-3 mầm tốt, khỏe, không bị xây xát, không bị sâu bệnh.

- Không lấy hom giống lẫn tạp các giống khác.

- Trồng càng tươi càng tốt (giống chậm nảy mầm hoặc trồng vào giai đoạn thời tiết rét phải ngâm ủ)

2) Khoảng cách, mật độ

- Khoảng cách 1,0 – 1,1 m tương đương với 9 tấn giống/1 hecta (450 kg/sào Trung Bộ)

- Khoảng cách hàng 1,2-1,3 m

- Tùy vào chất lượng giống, đặc tính của giống và điều kiện đất đai mà khoảng cách cũng như khối lượng giống có thể thay đổi, với điều kiện của

huyện Nghĩa Đàn, khuyến cáo nên sử dụng 9 – 10 tấn giống/1 ha (đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày)

3) Rạch hàng, loại hom giống xấu và đặt hom

- Rạch hàng: độ sâu rãnh mía phải đạt 25-45 cm

- Loại hom giống: Sử dụng hom có tối đa 3 mắt khỏe, không dùng cả cây để trồng.

- Cách đặt hom: Tùy chất lượng hom giống, loại giống và điều kiện đất đai, thời tiết có thể đặt hom như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đặt hom theo kiểu nối đuôi nhau: áp dụng cho giống mía nảy mầm mạnh, đẻ nhánh tốt, đất đủ ẩm.

+ Đặt hom theo kiểu hai hàng song song: áp dụng với giống mía ít đẻ nhánh, chất lượng giống không tốt, thời tiết khô hạn

+ Đặt hom theo kiểu hom nọ gối hom kia (kiểu nanh sấu): kiểu đặt hom nên áp dụng trên địa bàn Nghĩa Đàn, khắc phục được những hạn chế của giống, điều kiện đất đai và khí hậu không thuận lợi

- Khuyến cáo nên đặt hom theo cách 2 và cách 3.

4) Lấp đất

- Chỉnh vị trí của hom mía sao cho mắt mầm hướng ra 2 bên rãnh - Đặt hom đến đâu lấp đất đến đó, không để phơi hom trên rãnh mía - Thời tiết thuận lợi lấp 2,6 – 3 cm, thời tiết hanh khô lấp 5 – 7 cm và hơi nén chặt phía trên mặt đất để hom mía tiếp xúc tốt với đất

- Dự phòng giống để trồng dặm trong trường hợp mía mọc mất quãng

5) Bón phân (lượng phân tính cho 1 ha) a) Đối với mía trồng mới

* Tổng lượng phân bón

+ 800 - 1000 kg vôi bột + 10 tấn phân chuồng

+ Đạm Urê + Super Lân + Kaliclorua

* Bón lót:

- Tác dụng: Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho mía bén rễ, nảy mầm. - Lượng bón: + 800 - 1000 kg vôi bột + 10 tấn phân chuồng + 1/3N + 100% P2O5 + 1/2K2O

- Cách bón: Bón vôi vào lúc cày bừa lần cuối, bón lót toàn bộ lượng phân như trên. Sau đó tiến hành lấp đất kín rãnh.

* Bón thúc lần 1: Khi mía bắt đầu đẻ nhánh

- Thời điểm bón: Khi mía có 4-6 lá thật.

- Tác dụng: Cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho mía đẻ nhánh,làm tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, giúp thân lá phát triển mạnh.

- Lượng bón: + 1/3N

- Cách bón: Dùng cày hoặc cuốc xẻ rãnh hai bên hàng sau đó tiến hành bón phân theo rãnh.

* Bón thúc lần 2: Khi mía bắt đầu vươn lóng

- Thời điểm bón: Khi mía kết thúc quá trình đẻ nhánh và có từ 1-2 lóng hoặc khi mía có 9-10 lá đối với giống mía ngắn ngày, 12-13 lá đối với giống mía dài ngày.

- Tác dụng: Giúp cây mía sinh trưởng, phát triển tốt, quang hợp mạnh, thân rễ phát triển mạnh. Đặc biệt giúp thân mía vươn cao, tăng đường kính than từ đó tăng trọng lượng than và tăng năng suất mía cây.

- Lượng bón: + 1/3N + 1/2K2O

- Cách bón: Dùng cày hoặc cuốc xẻ rãnh hai bên hàng sau đó tiến hành bón phân theo rãnh

b) Đối với mía lưu gốc

Sau khi thu hoạch dùng cuốc sắc phạt ngang mặt đất theo hàng mía. Gom lá già theo rãnh hoặc mang đốt.Cày phá luống, cày xới giữa và dọc theo hai hàng mía làm đứt rễ già, phơi ải 5 -7 ngày. Sau đó bón phân theo qui trình như đối với mía tơ và cuốc lấp đất kín gốc, tưới nước nếu có điều kiện. Đối với mía lưu gốc lượng phân bón cao hơn so với mía trồng mới 15-20% .

6) Làm cỏ và chăm sóc mía

- Trừ cỏ lần 1: Khi mía có 4-5 lá thật, dùng cuốc xới nhẹ 2 bên hàng mía, nhặt sạch cỏ, sau khi trừ cỏ lần 1 thì tiến hành bón thúc đợt 1 cho mía

- Trừ cỏ lần 2: Khi mía đạt 1 lóng thật: dùng cuốc hoặc gia súc cày xả 2 bên hàng mía, nhặt sạch cỏ

- Cày xới đất khi mía đạt 4-5 lóng - Bóc lá già khi mía đạt 4-5 lóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chống hạn, chống úng, phát hiện sâu bệnh

7) Tưới nước

8) Phòng trừ sâu bệnh

- Đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20 – 30 kg Diaphos, Padan để rải

- Bệnh than: Sử dụng các giống kháng bệnh, làm đất kỹ, nhổ và đốt bỏ những khóm bị bệnh

- Bệnh thối đỏ: Tilsuper, Azural

- Rệp: Supracide, Trebon, Bascide để phun - Bệnh chồi cỏ: Nhổ và đốt bỏ các khóm bị bệnh

9) Thu hoạch và chăm sóc mía lưu gốc

- Sau khi thu hoạch, không đốt lá mía tại ruộng. Lá mía để khô trên ruộng và sử dụng để vùi lại vào gốc

- Cày xả đất để phá bỏ các rễ già, kích thích rễ mới phát triển

- Những ruộng mía bị bệnh nguy hiểm không để lưu gốc, không để các phương tiện cơ giới hạng năng đi lại trên ruộng mía lưu gốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 55)