Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 52)

2.1.1.1. Giống mía

Thí nghiệm sử dụng 5 giống mía: VD55, MY55-14, ROC 10, VL6, QĐ93-159

Nguồn gốc:

TT Tên giống Cặp bố mẹ Nguồn gốc

1 VĐ 55 Không rõ bố mẹ Trung Quốc

2 MY 55-14 CP 34-79 x B 45-181 Cu Ba

3 ROC 10 ROC 5 x F 152 Đài Loan

4 VL 6 Không rõ bố mẹ Trung Quốc

5 QĐ 93-159 Quế Nông 73-204 x CP 72-1210 Trung Quốc Đặc điểm:

+ Giống ROC 10: do Viện nghiên cứu Mía đường Đài Loan lai tạo, thuộc nhóm giống mía chín trung bình. Thời kỳ đầu sinh trưởng chậm. Đẻ khỏe, thời gian đẻ kéo dài. Cây nguyên liệu cao, không rỗng ruột, chống đổ tốt. Dễ bị sâu đục thân (nhất là sâu hồng phá hoại). Tái sinh, lưu gốc tốt. Là giống có chữ đường cao: 12-14%. (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005).

+ Giống MY 55-14: được nhập nội từ Cu Ba, do Viện Nghiên cứu Mía đường nghiên cứu tuyển chọn. Được công nhận là giống mía quốc gia. Thuộc nhóm giống mía chín muộn, chịu hạn tốt. Nảy mầm đẻ nhánh sớm, tập trung, tốc độ vươn cao nhanh. Khả năng để gốc trung bình. Mía ra hoa mạnh. Hàm lượng đường khá vào thời kỳ cuối vụ: 13%, thời gian giữ đường ngắn. Năng suất từ 60 – 120 tấn/ha. (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005)

+ Giống QĐ 93-159: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống ngắn ngày, chín sớm, chịu thâm canh, ra hoa mạnh, chịu hạn kém. Thân màu vàng xanh, hình ống trụ. Đẻ nhánh nhanh và tập trung. Tái sinh nhanh. Ít rệp xơ bông trắng, chống chịu bệnh khô lá. Chữ đường cao 12-14%, năng suất từ 80 – 120 tấn/ha. (Nguồn: 575 giống cây trồng Nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005).

+ Giống Viên Lâm 6: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống chín trung bình, ít ra hoa. Thân to mập, màu nâu tím, lóng hình trụ, bẹ lá ít lông, tự bong mạnh. Mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tốc độ vươn nhanh, khả năng để gốc trung bình. Năng suất bình quân đạt 80-100 tấn/ha. Chữ lượng đường 11-12%. (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005)

+ Giống VĐ 55: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống mía chín trung bình, ra hoa trung bình, chịu hạn trung bình. Thân to, sinh trưởng khỏe, màu nâu tím, lóng hình trụ, bẹ lá ít lông, màu xanh tím, ít tự bong. Độ đường CCS từ 10 – 12. Năng suất cao từ 80 – 140 tấn/ha.

2.1.1.2. Phân bón

- Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sau: + Phân chuồng đã được ủ hoai mục.

+ Phân đạm: urê 46% N

+ Phân lân: super lân 17% P2O5

+ Phân kali: kaliclorua 60% K2O

+ Vôi: Dạng vôi tôi được nung từ vỏ sò, vỏ hến… - Công thức phân bón (gồm 5 công thức):

CT1: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. CT2: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha.

CT3: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha. (đ/c) CT4: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha. CT5: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 210 kg K2O/ha.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w