Tình hình sản xuất mía và tiêu thụ đường ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 46)

Ngành nông nghiệp Nghệ An phối hợp với các địa phương và các công ty mía đường trên địa bàn triển khai kế hoạch trồng mía vụ thu năm 2011. Đây là vụ chính trong năm, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo nguyên

liệu sản xuất cho các nhà máy chế biến đường luôn trong tình trạng lo thiếu nguyên liệu mía.

Tại các huyện như Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn là những huyện trọng điểm trồng mía của tỉnh, vùng trồng mía đang có nguy cơ thu hẹp do nông dân tự phát chuyển đổi sang trồng các loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Chia sẻ khó khăn với nông dân trồng mía, một số doanh nghiệp chế biến đường đã ban hành chính sách hỗ trợ nông dân. Công ty TNHH mía đường Nghệ An Tate & Lyle cho nông dân trồng mía vay làm đất với mức 2,5 triệu đồng/ha, mua giống mía sạch bệnh 12 triệu đồng/ha, mua máy phun thuốc bảo vệ thực vật 6 triệu đồng/ha. Tất cả khoản vay, nông dân không phải trả lãi suất, cuối vụ thu hoạch mới trả.

Xác định mía là cây trồng chính, tỉnh Nghệ An đã quy hoạch vùng trồng mía ở các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông. Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu mía đang bộc lộ nhiều bất cập. Phổ biến nhất là mía trồng chủ yếu bằng giống cũ, thoái hóa, không đầu tư phân bón, vùng nguyên liệu mía xa đường giao thông nên khi thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn trong vận chuyển. Mặt khác, hàng năm sâu bệnh nhất là bệnh chồi cỏ luôn gây hại trên mía nhưng chưa thể diệt trừ hiệu quả.

Khắc phục những bất cập trên, tỉnh Nghệ An yêu cầu ngành Nông nghiệp và các địa phương quản lý chặt vùng nguyên liệu, không để nông dân tự ý phá bỏ quy hoạch. Tỉnh cũng đề nghị các doanh nghiệp thực hiện tốt những cam kết với nông dân trong việc hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật sản xuất khi tham gia trồng mía và thu mua nguyên liệu mía khi nông dân thu hoạch. Hiện nay, các đề tài nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật, phòng chống bệnh chồi cỏ trên mía đang được ngành Nông nghiệp Nghệ An phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhằm

nhanh chóng đưa ra giải pháp hữu hiệu xử lý tốt bệnh chồi cỏ gây hại trên mía.[56]

* Thực trạng vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ [57]

Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ gắn với Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle được ra đời từ những năm 1998. Kể từ đó đến nay, qua 13 năm sản xuất, Phủ Quỳ đã trở thành vùng có diện tích mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay vùng mía nguyên liệu nơi đây đang lâm vào tình trạng diện tích, năng suất và sản lượng giảm, cần có giải pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo phát triển bền vững.

Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ ra đời trong điều kiện được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo rất quyết liệt từ tỉnh xuống tận các huyện, xã, hợp tác xã nông nghiệp trong vùng và bằng nhiều cơ chế chính sách như trợ giá giống, làm đường giao thông nội vùng, cho ưu đãi vay vốn sản xuất với lãi suất thấp… để đạt được mục tiêu hình thành một vùng nguyên liệu mía có diện tích từ 22.000-23.000ha, sản lượng đạt khoảng 1.300.000 tấn mía cây/vụ ép nhằm đáp ứng nguyên liệu cho Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle với công suất 9.000 tấn mía/ngày. Từ một vùng chỉ trồng chủ yếu các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê và các loại cây ăn quả, từ khi có dự án xây dựng vùng mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle, cây mía đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân vùng Phủ Quỳ.

Qua theo dõi cho thấy, vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ từ những năm đầu của dự án (2000-2007) có tốc độ phát triển khá nhanh cả về diện tích và năng suất. Diện tích mía vụ sản xuất năm 2000-2001 đạt 16.759ha, năng suất mía bình quân 568,8 tạ/ha, sản lượng 952.045 tấn. Đến vụ ép 2006-2007, diện tích mía toàn vùng lên đến 23.539ha, năng suất bình quân xấp xỉ 500 tạ/ha, sản lượng đạt 1.176.900 tấn. Riêng vụ ép năm 2006-2007, có thể nói vùng

mía nguyên liệu Phủ Quỳ đã đạt đến đỉnh cao nhất cả về diện tích lẫn sản lượng. Trong vùng nguyên liệu này, Nghĩa Đàn là huyện có diện tích và năng suất mía lớn nhất vùng. Riêng trong năm 2007, toàn huyện đã có 12.547ha mía, năng suất bình quân đạt 619,6 tạ/ha, sản lượng đạt 777.412 tấn. Thực tế đó hứa hẹn sẽ được duy trì bền vững nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân trong vùng.

Tuy nhiên, từ niên vụ 2008-2009, diện tích và năng suất mía Phủ Quỳ liên tục giảm xuống: diện tích giảm từ 23.539ha (niên vụ 2006-2007) xuống 14.661ha (niên vụ 2009-2010); sản lượng mía nhập về Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle chỉ đạt 783.350 tấn. Đến vụ ép 2010-2011, diện tích mía giảm xuống còn 13.600ha và năng suất chỉ ở mức 320,2 tạ/ha, sản lượng 435.500 tấn. So với vụ ép 2006-2007, tốc độ giảm diện tích, năng suất và sản lượng mía ở Phủ Quỳ thuộc Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle quá nhanh chóng với mức giảm từ 43-63%: diện tích giảm 10.000ha, năng suất giảm 248,6 tạ/ha, sản lượng giảm 741.400 tấn. Vấn đề đặt ra là cần phải xem xét và đánh giá lại nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nói trên?

Diện tích mía nguyên liệu vùng Phủ Quỳ giảm là do: phải chuyển 3.000ha đất sang trồng cỏ phục vụ dự án chăn nuôi bò sữa ở Nghĩa Đàn; một phần do giá sắn ngày càng cao lại có thị trường tiêu thụ tốt nên bà con nông dân chuyển đổi đất trồng mía sang trồng sắn; nguy hại hơn nữa, bệnh chồi cỏ trên cây mía ngày càng phát triển mạnh đã làm cho gần 5.000ha mía không cho thu hoạch hoặc thu hoạch không đáng kể. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân cơ bản khác đã và đang làm cho vùng nguyên liệu mía ở Phủ Quỳ ngày càng giảm dần cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Đó là: Phủ Quỳ là vùng đất đỏ bazan - loại đất có thành phần cơ giới mịn, hạt bụi nhiều, nếu gặp trời mưa thì nước trên mặt đất thừa trôi thành dòng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, còn phía dưới lớp đất mặt lại khô hạn. Trong khi mía là cây trồng rất cần

nước, nếu năm nào ít mưa thì năng suất mía của vùng rất thấp. Hơn nữa, bà con lại chủ yếu trồng mía trên đất đồi có độ dốc 5-120 nên càng bị hạn nặng. Vì vậy, để canh tác bền vững nhất loại đất này nên trồng cây cao su vì rễ cây cao su ăn sâu nên vừa chống hạn, vừa bảo vệ đất và cải tạo môi trường tốt. Còn cây mía chỉ nên trồng ở những nơi đất bằng phẳng, có nguồn nước tưới tốt. Hoặc chuyển những vùng gieo cấy lúa có nguồn nước chưa chủ động, năng suất thấp sang trồng mía có thể cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế đem lại gấp 2-3 lần trồng lúa. Giải pháp kỹ thuật này đang được Công ty mía đường Sông Con ở Tân Kỳ áp dụng thành công với việc chuyển đổi gần 80ha mía đồi xuống trồng ở ruộng lúa không hoàn toàn chủ động nguồn nước và chuyển đất đồi trồng mía năng suất thấp sang trồng cao su. Cách làm này đã đưa lại hiệu quả lớn: Năng suất mía tăng từ 308-450 tạ/ha lên 800-1.200 tạ/ha, doanh thu đạt 70-80 triệu đồng/ha; Cây cao su sau 5 năm đã cho thu hoạch, năng suất mủ khô đạt trên dưới 1 tấn/ha, doanh thu đạt 55-60 triệu đồng/ha.

Một nguyên nhân cực kỳ quan trọng nữa là chế độ đầu tư thâm canh cho cây mía ở Phủ Quỳ quá ít. Theo điều tra thì người trồng mía nói đây không sử dụng nguồn phân hữu cơ (bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân rác…) bón cho mía mà chỉ sử dụng phân hỗn hợp NPK, các loại bón lót trước khi trồng khoảng 30-40kg/sào và 5-7kg đạm urê bón thúc khi mía bắt đầu vươn lóng. Trồng mía trên dốc, đất hạn lại đầu tư thâm canh thấp dẫn đến chất lượng đất xấu dần, sức sinh trưởng, phát triển của cây mía kém và năng suất mía ngày càng giảm và từ đây bệnh chồi cỏ càng có điều kiện phát triển mạnh.

Vì vậy, để khắc phục tình trạng giảm diện tích, năng suất và sản lượng mía hiện nay ở vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ, cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

- Chuyển dần cây mía trồng trên các đồi vệ có độ dốc từ 5-7o trở lên, xuống trồng ở đất lúa không chủ động nguồn nước, năng suất lúa thấp.

- Không nên chạy đua theo chỉ tiêu kế hoạch về diện tích mà cần lấy thâm canh làm mục tiêu để đạt được sản lượng mía lớn nhất. Tất cả các giống mía hiện đang trồng ở tỉnh ta đều có thể đạt được năng suất bình quân từ 800- 1.200 tạ/ha với điều kiện phải đầu tư phân bón đúng như quy trình đã hướng dẫn và phải bảo đảm đất luôn luôn đủ ẩm hoặc tưới được nước vào các giai đoạn mía đẻ nhánh và vươn lóng, sau các lần bón thúc phân kết hợp vun gốc…

- Doanh nghiệp thu mua mía nguyên liệu cho nông dân cần có cơ chế giá thu mua hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người trồng mía và nhà doanh nghiệp, từ đó khuyến khích được người trồng mía đầu tư thâm canh cao, không chuyển đất trồng mía sang trồng cây trồng khác. Như vụ mía năm nay, giá thu mua mía của Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle là 9 triệu đồng/tấn mua tại ruộng. Với năng suất mía và giá thu mua như vậy thì người nông dân chỉ lấy công làm lãi. Trong khi đó, theo kết quả sản xuất tại các nhà máy đường trong tỉnh ta thì vụ ép này tỷ lệ đường trong mía thu về đạt trung bình trên dưới 10%. Như vậy, 1 tấn mía sau khi ép thu về được 100kg đường kính trắng. Giá bán hiện tại ở Nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle là 20.000 đồng/kg đường kính trắng, doanh nghiệp lãi gấp đôi (chưa trừ các chi phí khác).

Chừng nào ba vấn đề cơ bản trên đây được giải quyết tốt thì vùng nguyên liệu mía Phủ Quỳ mới được đảm bảo sẽ phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1. Giống mía

Thí nghiệm sử dụng 5 giống mía: VD55, MY55-14, ROC 10, VL6, QĐ93-159

Nguồn gốc:

TT Tên giống Cặp bố mẹ Nguồn gốc

1 VĐ 55 Không rõ bố mẹ Trung Quốc

2 MY 55-14 CP 34-79 x B 45-181 Cu Ba

3 ROC 10 ROC 5 x F 152 Đài Loan

4 VL 6 Không rõ bố mẹ Trung Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 QĐ 93-159 Quế Nông 73-204 x CP 72-1210 Trung Quốc Đặc điểm:

+ Giống ROC 10: do Viện nghiên cứu Mía đường Đài Loan lai tạo, thuộc nhóm giống mía chín trung bình. Thời kỳ đầu sinh trưởng chậm. Đẻ khỏe, thời gian đẻ kéo dài. Cây nguyên liệu cao, không rỗng ruột, chống đổ tốt. Dễ bị sâu đục thân (nhất là sâu hồng phá hoại). Tái sinh, lưu gốc tốt. Là giống có chữ đường cao: 12-14%. (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005).

+ Giống MY 55-14: được nhập nội từ Cu Ba, do Viện Nghiên cứu Mía đường nghiên cứu tuyển chọn. Được công nhận là giống mía quốc gia. Thuộc nhóm giống mía chín muộn, chịu hạn tốt. Nảy mầm đẻ nhánh sớm, tập trung, tốc độ vươn cao nhanh. Khả năng để gốc trung bình. Mía ra hoa mạnh. Hàm lượng đường khá vào thời kỳ cuối vụ: 13%, thời gian giữ đường ngắn. Năng suất từ 60 – 120 tấn/ha. (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005)

+ Giống QĐ 93-159: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống ngắn ngày, chín sớm, chịu thâm canh, ra hoa mạnh, chịu hạn kém. Thân màu vàng xanh, hình ống trụ. Đẻ nhánh nhanh và tập trung. Tái sinh nhanh. Ít rệp xơ bông trắng, chống chịu bệnh khô lá. Chữ đường cao 12-14%, năng suất từ 80 – 120 tấn/ha. (Nguồn: 575 giống cây trồng Nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005).

+ Giống Viên Lâm 6: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống chín trung bình, ít ra hoa. Thân to mập, màu nâu tím, lóng hình trụ, bẹ lá ít lông, tự bong mạnh. Mía nảy mầm đẻ nhánh sớm, tốc độ vươn nhanh, khả năng để gốc trung bình. Năng suất bình quân đạt 80-100 tấn/ha. Chữ lượng đường 11-12%. (Nguồn: 575 giống cây trồng nông nghiệp mới – NXB Nông nghiệp 2005)

+ Giống VĐ 55: có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm giống mía chín trung bình, ra hoa trung bình, chịu hạn trung bình. Thân to, sinh trưởng khỏe, màu nâu tím, lóng hình trụ, bẹ lá ít lông, màu xanh tím, ít tự bong. Độ đường CCS từ 10 – 12. Năng suất cao từ 80 – 140 tấn/ha.

2.1.1.2. Phân bón

- Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sau: + Phân chuồng đã được ủ hoai mục.

+ Phân đạm: urê 46% N

+ Phân lân: super lân 17% P2O5

+ Phân kali: kaliclorua 60% K2O

+ Vôi: Dạng vôi tôi được nung từ vỏ sò, vỏ hến… - Công thức phân bón (gồm 5 công thức):

CT1: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. CT2: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha.

CT3: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 150 kg K2O/ha. (đ/c) CT4: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha. CT5: 10 tấn phân chuồng + 150 kg N + 75 kg P2O5 + 210 kg K2O/ha.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An trong niên vụ 2011 - 2012.

Ngày trồng 26/09/2011 và thu hoạch vào ngày 15/09/2012.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:

1) Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi huyện Nghĩa Đàn – tỉnh Nghệ An.

2) Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân kali đối với cây mía.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm 25 công thức (gồm 5 công thức phân bón x 5 giống mía), 3 lần nhắc lại, được bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Split – plot design). Trong đó ô chính là nền phân bón, ô phụ là giống mía.

+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10m x 5m = 50 m2

+ Số ô thí nghiệm: 5 CT phân bón x 5 giống mía x 3 lần nhắc lại = 75 ô + Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 75 ô × 50 m2 = 3.750 m2

+ Diện tích bảo vệ và khoảng cách giữa các lần nhắc lại: 250 m2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm K4V3 K5V1 K1V5 K2V1 K3V3 K4V2 K5V3 K1V2 K2V4 K3V5 K4V1 K5V4 K1V3 K2V2 K3V4 K4V5 K5V5 K1V4 K2V5 K3V1 K4V4 K5V2 K1V1 K2V3 K3V2 K3V1 K2V3 K4V5 K5V1 K1V4 K3V2 K2V5 K4V2 K5V3 K1V2 K3V4 K2V1 K4V3 K5V4 K1V5 K3V5 K2V4 K4V1 K5V2 K1V3 K3V3 K2V2 K4V4 K5V5 K1V1 K1V3 K5V1 K3V1 K4V5 K2V1 K1V4 K5V2 K3V5 K4V3 K2V2 K1V1 K5V4 K3V3 K4V4 K2V5 K1V2 K5V5 K3V4 K4V2 K2V3 K1V5 K5V3 K3V2 K4V1 K2V4

Trong đó: - Giống mía (gồm 5 giống): VĐ55 – kí hiệu: V1

MY55-14 – kí hiệu: V2 ROC10 – kí hiệu: V3 VL6 – kí hiệu: V4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QĐ 93-159 – kí hiệu: V5 - Công thức phân bón (gồm 5 công thức):

CT1 – kí hiệu: K1 CT2 – kí hiệu: K2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 46)