Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 63)

nghiệm giống mía 10 TCN-298-97 của Bộ Nông nghiệp & PTNT)

1)Nghiên cứu ảnh hưởng của Kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của mía

Mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cây theo dõi hoặc 5 điểm theo dõi (tùy theo chỉ tiêu nghiên cứu) theo nguyên tắc 2 đường chéo góc, cố định cây bằng cọc và theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây mía khi thu hoạch.

a. Chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển

* Thời gian sinh trưởng phát triển

- Số ngày từ trồng đến khi bắt đầu nảy mầm - Số ngày từ trồng đến khi kết thúc nảy mầm - Số ngày từ trồng đến khi bắt đầu đẻ nhánh - Số ngày từ trồng đến khi kết đẻ nhánh

* Giai đoạn mới mọc mầm-cây con (mầm mọc - 5 lá thật)

- Tỷ lệ nảy mầm (%): tính % số mắt nảy mầm với số mắt đã trồng - Mật độ mầm (cây/m2).

* Giai đoạn đẻ nhánh (6 - 10 lá thật)

- Sức đẻ: số nhánh đẻ tập trung tính từ một chồi mẹ.

- Chiều cao cây (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến khi đai dày của lá dương đầu tiên (từ ngọn xuống)

* Giai đoạn vươn lóng (sau trồng khoảng 4 tháng)

- Số lá xanh /cây (lá).

* Giai đoạn sau trồng khoảng 6 tháng

- Chiều cao cây (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến khi đai dày của lá dương đầu tiên (từ ngọn xuống).

- Số lóng/cây.

- Chiều dài lóng tối đa (cm): đo ở 3 lóng.

* Giai đoạn sau trồng khoảng 10 tháng

- Số cây hữu hiệu (cây/m2).

- Chiều cao cây (cm): đo từ gốc sát mặt đất đến khi đai dày của lá dương đầu tiên (từ ngọn xuống).

- Số lá xanh /cây (lá). - Số lóng/cây.

- Chiều dài lóng tối đa (cm): đo ở 3 lóng. - Đường kính thân (cm): đo ở 3 lóng.

b. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại

- Sâu đục thân

Tổng số cây bị hại

Tỷ lệ sâu đục thân (%) = × 100 Tổng số cây theo dõi

- Rệp sáp: Tính % số cây bị hại

- Bệnh ở lá do tác nhân lá mầm (gồm các bệnh vàng lá, đốm lá, rỉ sắt...) đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5

+ Điểm 1: Không có lá bị bệnh

+ Điểm 2: > 5 – 15% diện tích lá bị bệnh + Điểm 3: >15 – 30% diện tích lá bị bệnh + Điểm 4: > 30 – 50% diện tích lá bị bệnh + Điểm 5: > 50% diện tích lá bị bệnh

- Bệnh ở lá do tác nhân là vi khuẩn, virus (gồm các bệnh hoa lá, rụt chồi, ghẻ, chồi cỏ...) tính % số cây bị hại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ bị đổ gãy: theo dõi số cây bị đổ và gãy thân sau các đợt gió to, tính % trên tổng số cây trong ô và mức độ bị đổ gãy (gồm 3 cấp):

Số cây đổ ngã

Tỷ lệ đổ ngã (%) = × 100 Tổng số cây theo dõi

+ Cấp 1: (đổ nhẹ): cây nghiêng 1 góc > 45o so với mặt đất

+ Cấp 2 (đổ trung bình): cây nghiêng 1 góc 30 – 45o so với mặt đất + Cấp 3 (đổ nặng): cây nghiêng 1 góc < 30o so với mặt đất

- Chịu hạn, chịu úng: theo dõi và đánh giá theo các đợt hạn, úng trong quá tình sinh trưởng, theo thang điểm 1 – 5

+ Điểm 1: tốt + Điểm 2: khá

+ Điểm 3: trung bình + Điểm 4: kém + Điểm 5: rất kém

d. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Chiều cao cây nguyên liệu (cm): chiều cao phần thân dùng làm nguyên liệu sản xuất đường

- Đường kính thân (cm): Bằng giá trị trung bình của 3 số đo đường kính ở gốc, giữa thân và ngọn.

- Mật độ cây hữu hiệu lúc thu hoạch (cây/m2): Số cây đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đường của từng ô.

- Khối lượng thân ép (kg). - Năng suất lý thuyết (tấn/ha).

- Năng suất thực thu: khối lượng thân cây hữu hiệu thực thu (tấn/ha)

- Độ Brix (Bx): là hàm lượng % chất khô hòa tan có trong dung dịch nước mía.

- Tỷ lệ xơ bã mía: tính tỷ lệ % của khối lượng nguyên liệu

- Độ đường CCS: là hàm lượng đường Saccaro thu được sau chế biến (% nguyên liệu)

- Tỷ lệ dịch ép (%)

2) Hiệu quả kinh tế:

- Lãi/ha = tổng thu – tổng chi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An (Trang 63)