Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm IRISTAT5.0.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến thời gian sinh trưởng phát triển của các giống mía
Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung và cây mía nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng - đó là cơ sở để bố trí thời vụ hợp lí, tránh những điều kiện bất thuận của tự nhiên.
Chu kỳ sinh trưởng của cây mía từ trồng bằng hom đến thu hoạch (mía tơ) hoặc từ để gốc đến thu hoạch (mía lưu gốc) thường kéo dài 1 năm. Nhưng chu kỳ khai thác của một vườn mía có thể kéo dài 3 - 10 năm [2].
Dù là mía tơ hay mía gốc thì chu kỳ sinh trưởng của cây mía có thể chia làm 5 thời kỳ: nảy mầm, cây con, đẻ nhánh, vươn lóng, chín công nghiệp và trỗ cờ. Sự biến động về thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn và tổng thời gian sinh trưởng là do đặc tính di truyền của giống quy định, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, các biện pháp kỹ thuật, đất đai, phân bón... Người ta dựa vào thời gian sinh trưởng qua từng giai đoạn để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhằm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Qua theo dõi thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống mía ở các lượng bón phân kali khác nhau trong thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến thời gian sinh trưởng phát triển của các giống mía
ĐVT: Ngày
Công thức
bón phân Giống mía
Số ngày từ trồng đến .... Bắt đầu nảy mầm Kết thúc nảy mầm Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh CT1 VĐ 55 9,33 24,67 60,00 103,00 MY 55-14 8,67 24,33 59,33 104,67 ROC 10 11,33 30,33 65,00 115,00 VL 6 8,33 24,00 59,00 102,00 QĐ 93-159 11,00 30,00 63,33 99,33 CT2 VĐ 55 9,33 24,33 59,67 102,33 MY 55-14 8,33 24,33 59,00 104,00 ROC 10 11,33 30,00 65,33 113,00 VL 6 8,67 24,33 59,00 100,67 QĐ 93-159 11,33 30,67 63,00 98,00 CT3 (đ/c) VĐ 55 9,67 24,33 57,33 101,67 MY 55-14 8,67 24,00 57,00 102,33 ROC 10 11,67 30,67 64,00 112,00 VL 6 8,67 24,67 56,00 98,33 QĐ 93-159 11,33 30,33 62,33 96,00 CT4 VĐ 55 9,33 24,40 54,00 97,67 MY 55-14 8,67 24,67 53,00 99,00 ROC 10 11,00 30,33 60,33 109,33 VL 6 8,67 24,33 52,67 95,00 QĐ 93-159 11,00 30,67 56,67 92,67 CT5 VĐ 55 9,67 24,67 55,67 98,00 MY 55-14 8,33 24,33 53,00 98,67 ROC 10 11,33 30,00 59,33 109,33 VL 6 8,33 24,33 54,33 97,00 QĐ 93-159 11,33 30,33 57,67 93,00
* Thời kỳ nảy mầm: Thời kỳ nảy mầm là thời kỳ mầm ngay tại các đốt
mía bắt đầu phát động sinh trưởng, các mô phân sinh bắt đầu hoạt động, các mầm ngủ bắt đầu lớn dần và dài dần, vươn ra khỏi mặt đất và hình thành các lá. Cuối cùng với việc phát triển mầm, tại các điểm rễ ở đai rễ hình thành các rễ mới. Các rễ này được hình thành và vươn dài ra rất nhanh để hút nước
Khả năng nảy mầm của hom mía phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh: - Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố chi phối mạnh đến khả năng nảy mầm của mía. Nếu nhiệt độ dưới 150C mía không nảy mầm được. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự nảy mầm của các giống mía là từ 26- 300C. Trong khoảng nhiệt độ này, nhiệt độ càng tăng tốc độ nảy mầm càng tăng và tỷ lệ nảy mầm càng cao.
- Độ ẩm: là yếu tố khá quan trọng quyết định khả năng nảy mầm của mía. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều làm giảm sức nảy mầm của mía. Độ ẩm quá thấp kéo dài làm cho hom mía bị chết, độ ẩm quá cao sẽ gây ra thối hom.
Thời gian nảy mầm nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mía ở giai đoạn sau, do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây mía. Giống nảy mầm càng muộn thì chất lượng, sức sống của mầm càng
giảm [2].
Ở thời kỳ nảy mầm cây mía chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng từ hom mía nên việc thay đổi lượng bón phân kali ảnh hưởng không đáng kể đến thời gian nảy mầm của các giống mía. Thời gian nảy mầm của mía ở các mức bón phân kali khoảng 17 ngày.
Theo kết quả theo dõi, ở cả 5 mức bón phân kali các giống mía khác nhau có thời gian nảy mầm khác nhau. Theo dõi thời gian từ khi trồng đến nảy mầm trong thí nghiệm chúng tôi thấy sự chênh lệch thời gian giữa các giống là không lớn, trung bình dao động trong khoảng 8,53 – 11,33 ngày, giống có thời gian từ trồng đến nảy mầm ngắn nhất là MY 55-14 và VL6 khoảng 8,53 ngày. ROC 10 là giống có thời gian nảy mầm dài nhất (11,33 ngày).
Sở dĩ các giống có thời gian nảy mầm sớm là do trong tháng 9/2011 điều kiện thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho sự nảy mầm của mía. Nhiệt độ
trung bình trong tháng là 26,40C, ẩm độ trung bình là 89%, tổng lượng mưa là 706,6 mm. Thời gian từ trồng đến kết thúc nảy mầm kéo dài khoảng 24,33 – 30,40 ngày. Ngắn nhất là các giống MY 55-14 và VL 6 có thời gian kết thúc nảy mầm khoảng 24,33 ngày. Tuy nhiên, VĐ 55 lại là giống nảy mầm tập trung nhất, thời gian nảy mầm trong vòng khoảng 15 ngày. Giống QĐ 93-159 có thời gian kết thúc nảy mầm dài nhất (30,40 ngày).
Sau thời kỳ nảy mầm là thời kỳ cây con. Thời kỳ cây con, tính từ khi cây mía bắt đầu có lá thật thứ nhất cho tới khi phần lớn số cây trong ruộng có 5 lá thật. Khi cây mía có 6 - 7 lá thật thì bắt đầu đẻ nhánh, một số mầm ở dưới mặt đất trên thân cây mẹ phát triển thành nhánh cấp 1. Nhánh mía tự bản thân nó cũng mang những đốt và lóng mọc sát nhau, từ đó mọc rễ và nhánh mới - nhánh cấp 2 và tiếp tục nhánh cấp 3… Quá trình đẻ nhánh tiếp diễn cho tới khi hình thành một thế cân bằng giữa số thân trong một bụi mía với khả năng cung cấp nước, thức ăn, ánh sáng của môi trường.
Thông thường thời kỳ đẻ nhánh có thể chia ra các giai đoạn như sau: bắt đầu đẻ nhánh (có trên 10% cây đẻ nhánh), đẻ nhánh rộ (trên 30%), cuối kỳ đẻ nhánh (trên 50%) và kết thúc khi 100% cây mẹ có lóng. Thời gian đẻ nhánh thường kéo dài 3 - 4 tháng tùy thuộc giống mía, thời vụ trồng, kỹ thuật chăm sóc [2].
Xét về các mức bón phân kali, chúng ta thấy, ở CT4 các giống mía đều có thời gian đẻ nhánh nhanh, trung bình thời gian bắt đầu đẻ nhánh của các giống là 55,33ngày và kết thúc đẻ nhánh là 98,73 ngày; trong khi đó các giống mía ở CT1 và CT2 đều có thời gian kết thúc đẻ nhánh hơn 100 ngày.
Các giống mía khác nhau ở các mức bón phân kali khác nhau thì thời gian bắt đầu đẻ nhánh cũng không như nhau. Thời gian đẻ nhánh sớm nhất là giống VL 6 ở CT4 (chỉ có 52,67 ngày), chậm nhất là giống ROC 10 ở CT1 (kéo dài 65,00 ngày).
Về thời gian kết thúc đẻ nhánh của các giống mía ở các mức bón phân kali trung bình dao động từ 95,80 – 111,73 ngày, trong đó giống QĐ 93-159 có thời gian đẻ nhánh nhanh và tập trung nhất, khoảng 32 - 35 ngày.
Nhìn chung giai đoạn mía đẻ nhánh do gặp trời rét (tháng 11,12) nên các giống mía ở các mức bón phân kali đều có thời gian đẻ nhánh chậm và kéo dài hơn so với mía trồng vụ Xuân.
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ nảy mầm và khả năng đẻ nhánh của các giống mía
Tỷ lệ nảy mầm và khả năng đẻ nhánh của các giống mía ở các mức bón phân kali được thể hiện ở bảng 1 phần phụ lục.
Tỷ lệ nảy mầm có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây mía. Nảy mầm tốt là cơ sở vững chắc cho sự sinh trưởng của cây con và liên quan mật thiết với số cây hữu hiệu, chiều cao, đường kính thân mía cũng như sản lượng thu hoạch.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nảy mầm bao gồm: chất lượng hom giống, độ ẩm, nhiệt độ đất và kỹ thuật trồng...
Hom giống càng to và lóng càng dài nảy mầm càng tốt, vì trong hom chứa đủ chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho quá trình nảy mầm. Bón đạm cho mía chuẩn bị lấy giống, có thể làm tăng tỷ lệ nảy mầm lên 25%, rút ngắn thời gian mọc, sản lượng và tỷ lệ đường trong cây mía đều tăng [2].
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các mức bón phân kali không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm của các giống mía trong thí nghiệm.
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ nảy mầm của các giống mía
Qua kết quả theo dõi của nhóm nghiên cứu cho thấy các giống mía thí nghiệm có tỷ lệ nảy mầm nhìn chung là cao ở tất cả các mức bón phân kali và không có sự chênh lệch đáng kể, trung bình dao động từ 85,10 – 90,38%. Trên cùng mức bón phân kali thì VĐ 55 luôn là giống có tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất, tiếp đến là giống QĐ 93-159; giống ROC 10 có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất trong số 5 giống mía sử dụng trong thí nghiệm.
* Khả năng đẻ nhánh
Sau giai đoạn nảy mầm, cây mía bước vào thời kỳ đẻ nhánh, đây là thời kỳ hết sức quan trọng để hình thành nên một quần thể mía và quy định mật độ của ruộng mía. Tỷ lệ nảy mầm càng cao, khả năng đẻ nhánh càng tập trung, là cơ sở để cho số cây hữu hiệu lớn. Chồi mía (nhánh) là một chỉ tiêu đánh giá khả năng phân nhánh của mía. Mỗi một gốc mía bao gồm cây chính mọc lên
từ mắt và một số nhánh mía. Năng suất mía phụ thuộc chủ yếu vào năng suất của cây chính và hệ thống nhánh, chồi.
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng đẻ nhánh của các giống mía
Đề cập đến vấn đề bón phân kali, qua thí nghiệm chúng tôi thấy rằng ở mức bón phân kali cao (CT4 và CT5) thì tất cả các giống mía thí nghiệm đều có khả năng đẻ nhánh cao hơn cả (trung bình lần lượt đạt 3,23 và 3,39 nhánh/cây), cao hơn so với CT3 (đ/c) từ 0,28 – 0,44 nhánh/cây nhưng giữa các công thức này lại không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 5%. Các giống mía đều có khả năng đẻ nhánh thấp ở mức bón CT1, CT2 và có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 5% với CT4, CT5.
Theo kết quả theo dõi thí nghiệm chúng ta thấy quy luật biến động về khả năng đẻ nhánh của các giống gần tương tự như sự biến động về tỷ lệ nảy mầm. Trên cùng một mức bón phân kali chúng tôi nhận thấy VĐ 55 luôn là giống có khả năng đẻ nhánh cao nhất (trung bình đạt 3,23 nhánh/cây), và có
sự sai khác ở mức có ý nghĩa 5% với các giống ROC 10, VL6, QĐ 93-159. Thấp nhất là giống VL6 và giống ROC 10 (trung bình lần lượt đạt 2,55 và 2,73 nhánh/cây), 2 giống này không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 5%.
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số cây hữu hiệu của các giống mía
Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của mía đó là các nhánh hữu hiệu mang lại năng suất cho người nông dân. Thực tế là tuy số chồi trên một gốc chính nhiều xong năng suất mía thu được lại không cao bằng những ruộng có trung bình số nhánh mía trên một gốc chính đạt ở mức độ trung bình. Điều này có nghĩa là sự sinh trưởng của nhánh mới mang tính quyết định. Trên một gốc mía chính, tuy có nhiều nhánh nhưng các nhánh kém phát triển, đường kính thân nhỏ, chiều cao thấp… khi đó tổng năng suất thu được sẽ thấp hơn những ruộng trên một gốc chính có số lượng nhánh ít hơn nhưng sự phát triển của nhánh đạt được mức độ cao. Thực tế nghiên cứu chúng tôi thấy, trung bình trên một gốc mía chính nên để khoảng 3 nhánh là tối ưu, khi đó cây mía chính phát triển bình thường không bị cạnh tranh dinh dưỡng, mật độ mía phù hợp để nhánh phát triển.
Vì vậy trong sản xuất cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp ở mỗi giai đoạn để điều chỉnh mật độ cây tổng số hợp lý, nhằm tăng mật độ cây hữu hiệu trên một đơn vị diện tích, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, từ đó nâng cao năng suất mía khi thu hoạch.
Số cây hữu hiệu của các giống mía ở các mức bón phân kali được thể hiện qua các số liệu theo dõi ở bảng 1 phần phụ lục.
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số cây hữu hiệu của các giống mía
Khi nghiên cứu dinh dưỡng cho mía cũng như các cây thuộc thực vật C4 điều chúng ta cần quan tâm đó là số nhánh hữu hiệu. Qua theo dõi trực tiếp chúng tôi cũng rút ra nhận xét ở mức bón phân kali CT5 tỷ lệ số nhánh vô hiệu giảm hơn hẳn so với CT1. Như vậy, nếu đủ dinh dưỡng sự sinh trưởng của cây mía sẽ đạt được mức tốt hơn, hạn chế được các nhánh vô hiệu sẽ giúp nâng cao năng suất cho mía đồng thời sẽ hạn chế sự mất dinh dưỡng trong đất mà không mang lại hiệu quả kinh tế nào cho người sản xuất.
Số cây hữu hiệu khi thu hoạch là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến năng suất khi thu hoạch. Số cây hữu hiệu phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm di truyền của giống, thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) và các biện pháp kỹ thuật (phân bón, vun xới,…)
So sánh giữa các công thức thí nghiệm trên cùng 1 giống cho thấy các mức bón phân kali ở CT1, CT2, CT3, các nhánh mía sau trồng ít, phát triển
kém hơn so với các mức bón phân kali ở CT4, CT5. Hầu hết các giống mía thí nghiệm ở CT5 có số nhánh hữu hiệu cao nhất, trung bình đạt 7,88 cây/m2, cao hơn so với CT3 (đ/c) 1,24 cây/m2. Từ phân tích các số liệu xử lý cho thấy, số cây hữu hiệu khi thu hoạch ở CT5 cao nhất trên tất cả các giống mía thí nghiệm và có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5% so với các CT1,CT2, CT3; còn giữa CT4 và CT5 không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cho thấy trong cùng một thí nghiệm, khi điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc đồng nhất, dinh dưỡng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát triển nhánh của cây.
Kết quả phân tích từ biểu đồ trên cho thấy, số cây hữu hiệu giữa các giống trong cùng 1 mức bón phân kali có sự sai khác không lớn lắm. Trong 5 giống sử dụng trong thí nghiệm, số cây hữu hiệu khi thu hoạch cao nhất ở giống VĐ 55, sau đó là giống VL6, QĐ 93-159, MY 55-14 và thấp nhất là giống ROC 10 lần lượt là 7,25; 6,96; 6,89; 6,81; 6,55 cây/m2. Trong đó chỉ có giống VĐ 55 và ROC 10 là có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5%, các giống còn lại thì không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 5%.
Thí nghiệm của đề tài là thí nghiệm 2 nhân tố bố trí kiểu Split-plot, do đó, ngoài việc tính toán sai khác giữa các mức bón phân kali, giữa các giống thì sự sai khác cặp của 2 nhân tố giống – mức bón phân kali cũng cần phải quan tâm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, có sự sai khác ý nghĩa tương tác giữa 2 nhân tố giống và các mức bón phân kali ở các ô thí nghiệm về số nhánh hữu hiệu khi thu hoạch (tham khảo phần phụ lục)
Như vậy qua việc xác định số cây hữu hiệu của các giống mía thí nghiệm ở các mức bón phân kali là cơ sở để chúng ta tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm khai thác hết khả năng đẻ nhánh của mỗi giống nhằm