1.2.1.1. Tình hình sản xuất mía và tiêu thụ đường trên thế giới
Ở Tây Âu trong thời kỳ Trung cổ, đường được xem là loại hàng xa xỉ, chỉ dùng làm bánh kẹo hoặc pha chế thuốc. Ngày nay cùng với sự phát triển của loài người, đường đã trở thành loại hàng hoá quan trọng trên thế giới, sản lượng đường không ngừng tăng lên. Năm 1840, thế giới chỉ đạt 1 tấn đường, đến năm 1890 là 6,7 triệu tấn. Chỉ tính riêng đường từ mía, từ năm 1900 đến 1980 sản lượng tăng gấp 10 lần (từ 5,45 triệu tấn lên 55,27 triệu tấn) [12].
Theo tổ chức đường thế giới ISO (International Sugar Organization) sản lượng đường thế giới 2004 - 2005 đạt 146,067 triệu tấn; tăng 2,292 triệu tấn so với niên vụ trước, thấp hơn mức tiêu thụ toàn cầu 1,816 triệu tấn [25].
Theo Czarnikov, niên vụ 2008/09, thế giới chỉ sản xuất được 164,1 triệu tấn đường, giảm 8 triệu tấn, trong khi tiêu thụ lại tăng từ 161,6 triệu tấn lên 166,4 triệu tấn; sản lượng đường toàn cầu giảm chủ yếu là do những thay
đổi trong ngành đường Ấn Độ và châu Úc, hai nước sản xuất đường lớn của thế giới.
Thị trường đường thế giới năm 2008 diễn biến phức tạp, giá tăng mạnh trong hai tháng 3 và tháng 8, theo xu hướng tăng của giá dầu mỏ. Tính chung trong cả năm giá đường tăng 2%. Mía nguyên liệu để sản xuất đường cũng là nguyên liệu sản xuất ethanol - nhiên liệu sinh học.
Giá đường thế giới tăng mạnh trở lại trong tháng 8/2008, với đường thô hồi phục lại lên mức 15,01 US cent/lb, trong khi đường trắng tăng lên 410 USD/tấn vào cuối tháng 8. Giá dầu mỏ tăng lên kỷ lục mới, khiến nhu cầu ethanol - loại nhiên liệu làm từ mía tăng mạnh trên thị trường thế giới.
Giám đốc điều hành của ISO, Peter Baron cho rằng các yếu tố cung -cầu trên thị trường vẫn hỗ trợ cho giá đường, khi mà lần đầu tiên thế giới thiếu hụt 3,6 triệu tấn trong niên vụ 2008/09 và lượng thiếu hụt tăng lên 5 - 6 triệu tấn trong niên vụ 2009/10.
Bảng 1.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới 2009 -2011
Chỉ tiêu 2010/11 2009/10 Mức thay đổi
Triệu tấn đường thô Triệu tấn %
Sản lượng 168,045 160,569 7,476 4,66
Mức tiêu thụ 167,849 164,549 3,300 2,01
Lượng dư/ thiếu 0,196 -3,980 - -
Nhu cầu nhập khẩu 50,309 53,393 -3,084 -5,78
Khả năng xuất khẩu 50,496 53,023 -2,527 -4,77
Dự trữ 58,808 58,799 0,009 0,02
35,04 35,73 - -
Bảng 1.4. Sản xuất, tiêu thụ và cung cầu đường trên thế giới
Khu vực
Năm/Đường (triệu tấn đường thô)
2009-2010 * 2010-2011** 2011-2012***
sản
lượng tiêuthụ cung/cầu lượngsản tiêuthụ cung/cầu lượngsản tiêuthụ cung/cầu
Tây & Trung Âu 20,10 18,73 +1,37 17,74 18,97 -1,23 17,00 19,48 -2,48
Đông Âu &
Khu vực Nga 8,02 11,09 -3,07 6,47 11,14 -4,67 7,08 11,34 -4,26 Bắc Mỹ 12,10 16,52 -4,42 11,66 16,76 -5,10 11,36 16,98 -5,62 Trung Mỹ 6,43 3,43 +3,00 5,61 3,56 +2,05 5,67 3,87 +1,80 Nam Mỹ 41,49 19,97 +21,52 42,77 20,52 +22,25 46,63 21,14 +25,49
Trung Đông &
Bắc Phi 4,68 16,65 -11,97 4,46 17,04 -12,58 4,30 17,35 -13,05
Viễn Đông &
Châu Đại Dương 33,53 34,66 -1,13 27,82 35,25 -7,43 26,60 36,91 -10,31
Xích đạo, Nam Phi 6,68 8,53 -1,85 5,91 8,83 -2,92 6,11 9,21 -3,10
Ấn Độ và lân cận
21,29 31,75 -10,46 26,71 33,03 -6,32 30,23 33,38 -3,15
Tổng toàn cầu
154,32 161,33 -7,01 149,15 165,10 -15,95 154,98 169,66 -14,68
(Nguồn: 2010, IBAP, Pune, INDIA) 1.2.1.2. Tình hình sản xuất mía và tiêu thụ đường ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình bị phân cắt khá phức tạp, chính vì thế nền nông nghiệp nước ta cũng bị chia thành nhiều tiểu vùng khác nhau.
Ở nước ta, cây mía được phát triển mạnh trên 7 vùng sinh thái khác nhau: Vùng sinh thái miền núi và trung du Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ [22].
Trong 10 năm qua, ngành mía đường của nước ta đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể, năng suất mía tăng trên 2%/năm, nhưng do điểm xuất phát rất
thấp (45 tấn/ha) nên năng suất hiện nay của nước ta đạt 54,8 tấn/ha, vẫn thấp hơn rất nhiều so với năng suất bình quân ở các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Ấn Độ 76 tấn/ha, Philippine 73 tấn/ha, Thái Lan 70 tấn/ha, Úc 83 tấn/ha. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do phần lớn diện tích trồng mía phụ thuộc vào nước trời (khoảng 60%), bên cạnh đó cơ cấu giống mía còn nghèo nàn, tỷ lệ giống mới còn thấp, trình độ kỹ thuật thâm canh còn thấp.
Niên vụ 2003/2004, diện tích mía cả nước là 305.000 ha, giảm 3,2% so với niên vụ 2002/2003, năng suất bình quân 47,5 tấn/ha, sản lượng mía ép công nghiệp đạt 10,6 triệu tấn, giảm 8,5% so với niên vụ trước. Trong niên vụ này, doanh thu các sản phẩm sau đường của các nhà máy đường đạt trên 1.000 tỷ đồng bao gồm: phân vi sinh, cồn, ván ép… [25].
Niên vụ 2005/2006, diện tích mía cả nước đạt 280.000 ha, năng suất bình quân 51,8 tấn/ha, sản lượng mía cả nước đạt 14,5 triệu tấn. Do sản lượng mía giảm nên tổng sản lượng đường các loại đạt 1.082.000 tấn (chỉ đạt 90% so với niên vụ trước). Nhu cầu tiêu dùng của cả nước khoảng 1.350.000 tấn đường, trong khi các nhà máy đường trong nước chỉ sản xuất được khoảng 1.130.000 tấn đường.
Báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn cho thấy, niên vụ mía 2008/2009, tổng diện tích mía cả nước khoảng 270.000 ha, giảm so với vụ trước 36.000 ha. Trên phạm vi cả nước, diện tích mía vùng nguyên liệu tập trung của các nhà máy niên vụ 2009 – 2010, giảm khoảng 17.000 ha. Tổng sản lượng mía khoảng 13,5 triệu tấn, giảm 19% so với niên vụ trước. Năng suất mía bình quân cũng giảm xuống còn 51,7 tấn /ha. Vì vậy, lượng đường niên vụ 2009 - 2010, thiếu hụt khoảng 300.000 tấn. Đây là nguyên nhân khiến giá đường tăng [46]. Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp & PTNT, lượng đường tồn kho hiện nay của các nhà máy khoảng 300.000 tấn. Vừa qua
nhà nước đã cấp quota nhập khẩu 200.000 tấn đường, có khả năng sẽ cấp thêm 100.000 tấn đường [47].
Nguyên nhân của sự sụt giảm năng suất mía là do bà con vẫn sử dụng tới 60% giống cũ, ít đầu tư thâm canh. Điều đáng nói, hiện nay do sự cạnh tranh của các cây trồng khác nên những vùng mía tập trung bị giảm mạnh về diện tích, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từ thực tế này, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, khó có đủ nguyên liệu đáp ứng cho vụ ép 2010 - 2011 [48].
Tuy nhiên, niên vụ mía đường năm 2010 – 2011 đã kết thúc thắng lợi trên cả ba phương diện: Diện tích trồng mía đạt 271.000 ha tăng 6.300 ha so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 60,5 tấn/ha (vụ trước 51,7 tấn/ha), chữ đường bình quân đạt 9,8 CCS. Sản lượng mía ép công nghiệp 12,5 triệu tấn tăng 30,2% so với vụ trước, sản xuất ra được 1,15 triệu tấn đường tăng 29% so với vụ trước. Tỷ lệ công suất của các nhà máy tính chung cả nước đạt 74,8% (vụ trước 61,8%). Việc điều hành xuất, nhập khẩu đường có sự kết hợp tốt giữa hai Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp & PTNT nên giá đường duy trì khá ổn định, bình quân hàng tháng cả nước tiêu thụ 98.000 tấn đường/tháng, với giá bán đường dao động từ 16.500đ/ kg – 19.500đ/ kg đường loại 1 tại kho và giá mua mía cho nông dân từ 850.000đ/ tấn – 1.200.000đ/ tấn mía cây 10 CCS, đảm bảo được quyền lợi của người trồng mía cũng như sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà máy đường.
Tại Hội nghị tổng kết ngành mía đường cũng đánh giá việc thực hiện Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch, phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 là: diện tích mía 300.000 ha, năng suất bình quân 65 tấn/ha, chữ đường bình quân 11 CCS, sản lượng mía 19,5 triệu tấn, tổng công suất nhà máy đường 105.000 tấn mía/ngày, sản lượng đường đạt 1,4 triệu tấn. Như vậy, tính đến thời điểm này, ngoài công suất các nhà máy là vượt chỉ tiêu, còn lại tất cả các chỉ tiêu đều không đạt được. Đặc biệt là chất lượng mía và năng suất đường trên 1 ha quá thấp so với khu vực xung quanh và so với thế giới. Đây là nguyên nhân căn bản làm hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tính đến 15/6/2011, các nhà máy đường đã sản xuất được 1,138 triệu tấn đường, dự kiến cả vụ sẽ được 1,142 triệu tấn, cao hơn vụ trước khoảng 252,6 nghìn tấn.
Ðể có thể đứng vững trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các chiến lược sau: nâng công suất chế biến của nhà máy, ổn định vùng nguyên liệu với năng suất bình quân 70 tấn/ha bằng cách đưa các giống mía mới vào thâm canh nhằm nâng cao năng suất, đổi mới các biện pháp thâm canh, tập huấn nâng cao kỹ năng cho công nhân viên công ty và đa dạng hóa sản phẩm.
Ngoài ra, giao thông vùng nguyên liệu mía cũng còn nhiều bất cập, người dân còn tốn thêm chi phí vận chuyển mía từ ruộng ra đường mất 20.000 - 30.000 đồng/tấn nữa. Ðây cũng là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của người trồng mía, nên khi có cây trồng khác có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn thì họ có thể từ bỏ cây mía.
Muốn người nông dân gắn bó với cây mía phải thực hiện đồng bộ các giải pháp vừa tăng năng suất, chất lượng mía vừa tìm cách giảm giá thành trồng mía. Ðó là đưa giống mía mới có năng suất cao, chịu hạn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng; đầu tư thâm canh hợp lý đặc biệt là chế độ phân bón cho mía; đồng thời từng bước phát triển thủy lợi, giao thông nội vùng, thực hiện dồn điền đổi thửa để áp dụng cơ giới vào các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển mía. Ðể làm được điều này, trên cơ sở quy hoạch cụ thể và chi tiết từng vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp mía đường cần chủ động phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường đầu tư hạ tầng vùng mía, liên kết với nhà khoa học tìm biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng mía và có chính sách cụ thể bảo đảm lợi ích của người trồng mía, để họ yên tâm gắn bó lâu dài với nhà máy thông qua việc thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 1.5.Tình hình sản xuất mía đường của Việt Nam, niên vụ 2010/11
Diện tích 271.000 ha
Diện tích tăng so với năm trước 6.300 ha
Năng suất bình quân 60,5 tấn/ha
Năng suất vụ trước 51,7 tấn/ha
Chữ đường bình quân 9,8 CCS
Sản lượng mía ép 12,5 triệu tấn (tăng 30,2%)
Sản xuất đường 1,15 triệu tấn (tăng 29%)
Công suất nhà máy 74,8% (vụ trước 61,8%)
Giá đường 16.500đồng/ kg - 19.500đồng/ kg
Tiêu thụ 98.000 tấn đường/ tháng
Giá mua mía (10 CCS) 850.000đồng/ tấn - 1.200.000đồng/ tấn
Giá mía tăng 250.000 đồng/tấn - 400.000 đồng/tấn
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tp. HCM, 15/07/2011)