1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Phân tích danh mục và doanh thu hàng sản xuất của công ty cổ phần dược vật tư y tế thanh hóa (THEPHACO) năm 2014

74 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Trang 1 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN NHƯ LƯUPHÂN TÍCH DANH MỤC VÀ DOANH THU HÀNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA THEPHACO NĂM 2014 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NHƯ LƯU

PHÂN TÍCH DANH MỤC VÀ DOANH THU

HÀNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC –

VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (THEPHACO)

NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC

SỸ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN NHƯ LƯU

PHÂN TÍCH DANH MỤC VÀ DOANH THU

HÀNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC –

VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA (THEPHACO)

NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP 1

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC

MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc đến GS.TS Nguyễn Thanh Bình - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tổ chức quản

lý kinh tế Dược đã tận tình truyền đạt những kiến thức bổ ích, giúp tôi

xây dựng nền tảng trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình Cảm

ơn đến các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tạo

điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài của mình

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco), Bà Phạm Thị Hồng, cùng tập thể cán

bộ nhân viên các Phòng ban: Marketing, Kế toán Tài vụ, Kế hoạch kinh doanh, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng đảm bảo chất lượng của Thephaco đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu trong đề tài này

Tôi rất biết ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Xin kính chúc các thầy cô, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày tháng 7 năm 2015

Học viên

Nguyễn Như Lưu

Trang 4

1.2 Vài nét về thị trường dược phẩm Việt Nam giai đoạn gần đây 6 1.2.1 Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam 6 1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm trong ngành dược phẩm Việt Nam 8

1.3 Khái quát về công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa 13

Trang 5

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 21 2.3.3

2.3.4

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Phương pháp thu thập dữ liệu

21

22 2.3.5 Phương pháp phân tích số liệu, xử lý kết quả và trình bày kết quả 22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 3.1 Danh mục các thuốc sản xuất của Thephaco năm 2014 23 3.1.1 Danh mục thuốc tân dược và thuốc đông dược 23

3.1.3 Danh mục thuốc tân dược phân theo dạng đơn chất và phối hợp 26 3.1.4

3.1.5

Danh mục thuốc phân theo hoạt chất cấu thành

Danh mục được đăng ký mới, đăng ký lại và gia hạn số đăng ký

28

29 3.2 Doanh số bán hàng sản xuất của Thephaco năm 2014 30

3.2.2 Doanh số bán hàng qua kênh bảo hiểm và kênh OTC 32 3.2.3

3.2.4

Doanh số bán hàng OTC ở thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh

Doanh số bán phân theo nhóm hàng

34

36

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 43 4.1 Về danh mục hàng sản xuất của Thephaco năm 2014 43

4.1.2

Về danh mục thuốc phân theo tác dụng dược lý, xếp vào các

Trang 6

4.1.3 Về số hoạt chất cấu thành sản phẩm tân dược 43

Về doanh số bán hàng sản xuất của Thephaco năm 2014

Về doanh số bán hàng qua các đối tác

Về doanh số bán hàng qua kênh bảo hiểm và kênh OTC

Về doanh số bán hàng OTC tại thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh

Về doanh số bán phân theo nhóm hàng

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Thephaco: Tên thương hiệu của Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh

hóa

Hàng CTSX: Hàng công ty sản xuất

Thông tư 01: Thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu mua

thuốc trong các cơ sở y tế

Thông tư 05: Thông tư 05/2015/TT-BYT quy định danh mục thuốc đông y,

thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế

Thông tư 40: Thông tư 40/2014/TT-BYT hướng dẫn thực hiện danh mục

thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế

Thông tu 44: Thông tư số 44/2014/TT-BYT quy định đăng ký thuốc

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN

quỹ bảo hiểm và mặt hàng trúng thầu năm 2014

Doanh số bán bảo hiểm và bán OTC mặt hàng Biofil 2014

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam so

với thu nhập quốc dân

Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu của ngành

duợc Việt Nam theo quốc gia

Sơ đồ thể hiện nội dung nghiên cứu

Biểu đồ thể hiện số lượng thuốc tân dược và đông dược do

Thephaco sản xuất tính đến năm 2014

Hình 3.13 Biểu đồ thể hiện doanh số hàng CTSX bán bảo hiểm và bán

OTC của Thephaco năm 2014

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 10/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, đến năm 2020, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước

Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều Bởi Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO Thị trường Việt Nam là miếng đất màu mỡ của rất nhiều doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài như Sanofi-Aventis, GSK, Pfizer,…Và xu thế hiện giờ, dòng sản phẩm thuốc ngoại rất được người dân ưa chuộng và tin dùng

Những lý do trên đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp dược phẩm trong nước nếu muốn tồn tại và phát triển thì không những phải chú trọng đầu

tư về công nghệ, nhân lực mà quan trọng nhất là phải tạo ra được các sản phẩm dược có chất lượng, có vị thế trên thị trường

Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa cũng không nằm ngoài

xu thế đó Công ty xác định rõ, để tồn tại và phát triển thì không còn con đường nào khác là phải không ngừng đổi mới để thích nghi với thị trường Để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thì phải tạo ra các sản phẩm chất lượng Để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội thì phải có được danh mục sản phẩm có vị thế trên thị trường, được thị trường chấp nhận Như vậy, vấn đề quan trọng nhất chính là Công ty phải sản xuất được một danh mục sản phẩm đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu thị trường

Xuất phát từ thực tiễn đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

Trang 11

“Phân tích danh mục và doanh thu hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa - Thephaco năm 2014” với các mục tiêu sau:

1 Phân tích danh mục hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014

2 Phân tích doanh thu hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014

Từ đó làm rõ những lợi thế và nhược điểm trong sản xuất của công ty và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện danh mục sản phẩm của công ty

Trang 12

1.1.2 Cấu trúc sản phẩm

Cấu trúc của sản phẩm, bao gồm: [15]

- Lợi ích cốt lõi: Là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua

- Đặc điểm hữu hình: Tập hợp những thuộc tính và những điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm

- Đặc điểm dịch vụ: Tập hợp những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm gia tăng

giá trị của sản phẩm

Ví dụ: Sản phẩm Phong tê thấp Hyđan có cấu trúc như sau:

- Lợi ích cốt lõi: Thuốc Phong tê thấp Hyđan chữa bệnh phong tê thấp

- Đặc điểm hữu hình: Thuốc dạng viên hoàn cứng màu nâu, 1 lọ 250 viên nhỏ, tiện lợi cho người uống Vỏ hộp bên ngoài nhỏ gọn, dễ cầm, dễ bảo quản

- Đặc điểm dịch vụ: Khách hàng có thể mua thuốc tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc, dễ mua

1.1.3 Các yếu tố liên quan đến sản phẩm

* Nhãn hiệu sản phẩm

Trang 13

- Khái niệm: Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối

hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán hay nhóm người bán và để phân biệt chúng với các đối thủ cạnh tranh Nhãn hiệu bao

gồm: [14]

+ Tên nhãn hiệu

+ Dấu hiệu của nhãn hiệu: hình vẽ, màu sắc, đặc thù,…

Ví dụ: Nhãn hiệu Phong tê thấp Hyđan, có:

Tên nhãn hiệu: Phong tê thấp Hyđan

Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu: Chữ “Phong tê thấp” in hoa, chữ “hyđan” in

thường, màu trắng

- Vai trò quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm: Gắn nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ

thể hiện được niềm tin của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường thông qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và hiện nay làm cơ sở quản lý chống làm hàng giả

- Cách đặt tên cho nhãn hiệu:

+ Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng 1 loại mặt hàng nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều

Ví dụ: Hãng Honda có các dòng xe: Airblade,Wave RSX, Lead, SH

Trang 14

+ Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty

Ví dụ: Dép Biti’s

+ Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm

Ví dụ: Nokia N9, Nokia N500, Nokia X2,

+ Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do

công ty sản xuất

Ví dụ: gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Nga Sơn…

- Yêu cầu tên nhãn hiệu:

+ Tên nhãn hiệu phải hàm ý được lợi ích về sản phẩm

+ Tên nhãn hiệu phải hàm ý được chất lượng về sản phẩm

+ Tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ

+ Tên nhãn hiệu phải khác biệt hẳn những tên khác

* Bao gói:

- Các yếu tố cấu thành bao gói của sản phẩm:

+ Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm

+ Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển

+ Nhãn hiệu

+ Các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói

- Vai trò quan trọng của bao gói:

+ Bảo vệ sản phẩm

+ Tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu

+ Tác động tới hành vi mua của khách hàng

- Để có một bao gói hiệu quả, phải thông qua các quy trình sau:

Trang 15

+ Xây dựng quan niệm về bao gói: Bao gói phải tuân theo nguyên tắc nào? Đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Cung cấp những thông tin gì về sản phẩm?

+ Quyết định về các khía cạnh: Kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày,…

+ Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của bản thân Công ty

+ Quyết định về các thông tin trên bao gói: Thông tin về sản phẩm (chỉ ra đó

là hàng gì?), thông tin về phẩm chất sản phẩm, thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính sản phẩm, thông tin về nhãn hiệu,… Các thông tin có thể được in trực tiếp lên bao bì hoặc dán lên bao bì

1.2 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY

1.2.1 Tốc độ tăng trưởng của thị trường dược phẩm Việt Nam

- Tốc độ tăng trưởng ổn định: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của thị trường

dược phẩm Việt Nam tăng ổn định qua các năm Với sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về y tế ngày càng tăng của người dân Việt Nam, doanh thu ngành thuốc không ngừng tăng Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình giai đoạn 2009-2013 đạt 18.8%/năm

- Ngành dược tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới: BMI đã dự báo lượng

tiêu thụ thuốc sẽ tăng lên 117,802.35 tỷ VND vào năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 15.5% Hơn nữa, tỉ lệ đóng góp của ngành cho GDP của cả nước cũng tăng qua các năm và được dự đoán tiếp tục giữ xu hướng này trong vòng 5 năm tới Ngành dược phẩm được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 5 năm tới Mức chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người thấp (31.6 đô la Mỹ), cùng với sự bùng nổ dân số, nhận thức cao dần về

Trang 16

chăm sóc sức khỏe, sẽ tạo tiền đề vững mạnh cho sức mua dược phẩm, dẫn đến tăng trưởng ngành

Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu của ngành dược phẩm Việt Nam so

với tổng thu nhập quốc dân

(Nguồn: Cục quản lý Dược)

- Lợi nhuận còn biến động: Mặt hàng thuốc và dược phẩm là nhu yếu phẩm

cần thiết cho cuộc sống, vì vậy, doanh thu tăng trưởng đều Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành có phần biến động, khi ngành ghi nhận tăng trưởng âm vào năm 2011 (-2.05%) cũng như sự giảm dần của các chỉ số sinh lời của ngành Điều nay có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân Trong đó, nguyên nhân chính có thể kể đến là sự bắt đầu tăng giá đột ngột vào năm 2011 của nguyên vật liệu đầu vào Trung bình năm 2011, giá đầu vào cho ngành tăng gần 10%

Trang 17

Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện chỉ số lợi nhuận của ngành dược qua các năm (Nguồn: Cục quản lý Dược)

1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm trong ngành dƣợc phẩm Việt Nam

- Doanh thu các sản phẩm đông dược chỉ chiếm 0.5 % - 1.5% trên tổng doanh thu: Sản phẩm ngành có đông dược và tân dược Trong đó, đông dược chỉ

đóng góp 0.5-1.5% giá trị sản xuất toàn ngành Hiện nay, theo thống kê, cả nước có 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược, trong đó chỉ có 5 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP của WHO Bên cạnh đó, có 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng ký Năm 2009, số đông dược đăng kí chỉ bằng 10% số dược phẩm đăng kí của toàn ngành Trong khi đó, đông dược là phân khúc ngành

có tiềm năng phát triển do nhu cầu ngày càng cao và chi phí sản xuất chủ động do có nguồn dược liệu trong nước phong phú Vì vậy, Bộ Y tế chủ

trương đến năm 2015, số đông dược đăng kí phải tăng lên 30%

- Đầu tư về các loại dược phẩm đặc hiệu phức tạp còn yếu kém: Các doanh

nghiệp dược nội địa, vào thời điểm này, phần lớn mới chỉ sản xuất thuốc dạng thông thường (generic) Các doanh nghiệp dược Việt chưa sản xuất được các

loại thuốc như thuốc gây mê, giải độc đặc hiệu, chống ung thư, Parkinson

Trang 18

Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch giữa doanh số thuốc đặc trị và thuốc thông thường do ngành dược Việt Nam sản xuất

(Nguồn: Cục quản lý Dược)

- Còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhiên liệu nhập khẩu: Tân dược 90%

nguyên liệu dược nhập từ nước ngoài Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu dược nước ngoài khiến cho ngành gặp rất nhiều rủi ro về tỷ giá, thanh toán tín dụng cũng như về cung cầu trên thị trường nguyên liệu dược Theo

Bộ Thống Kê, giá nguyên liệu dược tăng qua các năm Phần lớn, nguyên liệu dược nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, và Ấn Độ

Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đông dược được thu góp từ trong nước thay vì nhập khẩu như tân dược Với hơn 4,000 loài thảo dược, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về đa dạng sinh học Hơn nữa, tỉ lệ sử dụng đông dược ngày càng tăng, và theo dự báo của bộ Y tế, con số này sẽ tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới Vì vậy, đông dược là phân ngành đầy tiềm năng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu của ngành dược phẩm nói chung

Trang 19

Hình 1.4 Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu của ngành dược Việt Nam theo quốc gia

(Nguồn: Cục quản lý Dược)

1.2.3 Đặc điểm thị trường mua Việt Nam

Hình 1.5 Biểu đồ thể hiện cơ cấu khách hàng của ngành dược phẩm Việt Nam

(Nguồn: Cục quản lý Dược)

Trang 20

Dược phẩm được đưa đến người dùng qua rất nhiều kênh, từ bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế, nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc trực thuộc doanh nghiệp, trung ương và địa phương

- Cơ sở y tế: Hơn 70% doanh thu thuốc tại Việt Nam đến từ các bệnh viện

Doanh thu đến từ cơ sở y tế đến từ việc dùng thuốc chữa trị trực tiếp trong bệnh viện, và qua đơn thuốc bác sĩ kê khai Việc số lượng đơn vị cơ sở y tế tăng qua các năm, hay người dân có thói quen đi khám bác sĩ tăng lên tạo điều kiện cho việc tăng trưởng doanh thu ngành từ phân khúc này Khi tính riêng trên các sản phẩm thuốc nội, con số này chưa đến 50% Bên cạnh đó, hiện tỷ

lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện là không giống nhau khi các bệnh viện tuyến trung ương chỉ sử dụng 12%, các bệnh viện tỉnh và thành phố sử dụng 34%, còn các bệnh viện trạm y tế tuyến huyện dùng đến hơn 60% thuốc nội khi kê đơn cho bệnh nhân Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng thuốc nội ở bệnh viện

có nguy cơ giảm do hiệu lực của thông tư 01, khi các loại thuốc có giá rẻ trúng thầu Mà nhiều khả năng đó là những loại thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc hay Ấn Độ

Tỷ lệ thuốc bán qua đơn sẽ tăng lên, thuốc bán không qua đơn sẽ giảm xuống tương ứng; Hiện nay, chỉ khoảng tầm 20-30% người dân ra quầy thuốc

mua theo đơn Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ tăng dần lên, chủ yếu là do nhu cầu sử dụng thuốc trị liệu tăng lên, và tập quán đi khám ở bệnh viện hơn là tự khám tại gia Hơn nữa, về phía cung, các doanh nghiệp đang gia tăng doanh thu bằng cách trả hoa hồng cho các bác sĩ ở bệnh viện nếu họ kê thuốc qua đơn Hiện nay, giá hoa hồng cho các bác sĩ là từ 10-30% trên tổng giá trị dược phẩm

Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng hàng ngoại Thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20%-30% thuốc nội trên tổng số thuốc cho bệnh nhân Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt là thuốc tốt Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt

Trang 21

hơn thuốc nội Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm này Tuy nhiên theo báo cáo năm 2013 của Vụ Thị trường thuộc Bô Công Thương, thói quen này đang dần được thay đổi Tỉ lệ người Việt dùng hàng Việt nói chung đã tăng lên 70% trong khi trước đó tỉ lệ này chỉ dừng lại ở 30% Vì vậy, nhóm mặt hàng dược phẩm nói riêng cũng kì vọng một sự thay đổi

Hình 1.6 Biểu đồ thể hiện chênh lệch giữa thuốc kê đơn và không kê đơn tại thị trường mua của Việt Nam

(Nguồn: Cục quản lý Dược)

- Quầy thuốc bán lẻ: Số lượng bán thuốc qua các quầy ở Việt Nam là khá cao

(50-60%) Tuy nhiên, do giá trị thuốc bán qua quầy là các thuốc thông thường, thuốc bổ nên giá cả thấp hơn so với thuốc đặc trị được kê đơn qua bệnh viện, nên tính theo doanh thu, thuốc qua quầy chỉ đạt 26.5% thị phần Hơn nữa, mạng lưới quầy thuốc tư nhân được mở rộng qua các năm Đến năm

2012, cả nước có khoảng 57,000 quầy thuốc, tương đương với cứ 10,000 dân

Trang 22

thì sẽ có 6.3 quầy Vì vậy, doanh thu qua kênh bán hàng này cũng tăng trưởng

đều với tốc độ trung bình 17.5%/năm

- Xuất khẩu: Xuất khẩu dược phẩm ở Việt Nam vẫn còn chưa mạnh Cán cân

thương mại ngành dược phẩm vẫn luôn âm trong những năm vừa qua Tuy nhiên,Chính phủ vẫn đang tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: đốc thúc doanh nghiệp đạt chuẩn GMP, hỗ trợ đầu tư dự án, giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu còn 0% Cũng giống như các nước láng giềng Bangladesh, Pakistan, doanh nghiệp dược Việt Nam cũng nhắm đến các thị trường mà có rào cản gia nhập thấp Các nước Đông Nam Á như Lào và Campuchia là những thị trường chính, trong khi khu vực châu Phi

và Trung Đông sẽ dần dần được chú ý

1.3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC – VẬT TƢ Y TẾ THANH HÓA

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

*Tên doanh nghiê ̣p, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp

- Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Dược – Vâ ̣t tư y tế Thanh Hóa

Tên tiếng anh : Thanh Hoa medical materials pharmaceutical joint stock company

- Tổng Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Bà Phạm Thị Hồng

* Đi ̣a chỉ

Địa chỉ văn phòng: Số 232 Trần Phú, Phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa

Cơ sở sản xuất:

- Nhà máy sản xuất thuốc tân dược, Số 04 Quang Trung, TP Thanh Hóa

- Nhà máy sản xuất thuốc đông dược , Lô 4-5-6, Khu công nghiệp Tây Bắc

Ga, Phườ ng Đông Tho ̣, TP Thanh Hóa

Trang 23

- Quyết đi ̣nh thành lâ ̣p : Qua nhiều lần tách nhập, lần cuối Theo QĐ số 3664/QĐ-CT ngày 05/11/2002 thành lập Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa

- Ngày thành lập : Công ty CP Dược – VTYT Thanh Hóa chuyển đổi chính thức sang hình thức cổ phần bắt đầu từ ngày 01 tháng 12 năm 2012 Nhưng hàng năm, công ty vẫn lấy ngày 10/4 làm ngày kỷ niệm thành lập công ty (Ngày 10/4/1961 theo QĐ số: 760/TCCB – QĐ của UBHC tỉnh Thanh Hóa, thành lập Quốc doanh dược phẩm Thanh Hóa

- Cơ quan ra quyết định thành lâ ̣p: UBND Tỉnh Thanh Hóa

- Vốn điều lệ: 67 930 410 000 đồng

* Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

* Nhiê ̣m vụ của doanh nghiê ̣p : Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh

Hoá là đơn vị hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Sở y tế Thanh Hoá với chức năng là sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh phục

vụ nhân dân trong tỉnh và liên doanh liên kết trên cơ sở thực hiện kinh doanh

có lãi và thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước Mặt hàng đăng ký kinh

doanh là:

- Hoá chất dược dụng, hoá chất xét nghiệm, mỹ dược phẩm

- Kinh doanh thuốc nam, thuốc bắc

- Kinh doanh thuốc đông dược

- Sản xuất thuốc đông dược, tân dược

- Kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, máy móc và thiết

bị vật tư y tế

* Lịch sử phát triển cu ̉ a doanh nghiê ̣p qua các thời kỳ

Công ty cổ phần Dược -Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) tiền thân là Quốc doanh dược phẩm Thanh Hóa

Trang 24

- Ngày 10/04/1961 theo QĐ số: 760/TCCB – QĐ của UBHC tỉnh Thanh Hóa, thành lập Quốc doanh dược phẩm Thanh Hóa

- Ngày 04/01/1963 nâng cấp xưởng SX thuộc Quốc doanh Dược phẩm Thanh Hóa thành Xí nghiệp Dược phẩm thuộc Quốc Doanh Dược phẩm Thanh Hóa

- Ngày 09/03/1967 tách XN Dược phẩm thuộc QD Dược phẩm Thanh Hóa thành XN Dược phẩm Thanh Hóa trực thuộc UBHC Tỉnh

- Ngày 16/05/1976 UBND Tỉnh QĐ tách trạm thu mua Dược liệu thuộc QD Dược phẩm thành 2 Công ty: Công ty Dược liệu và Công ty Dược phẩm thuộc tỉnh Thanh Hóa

- Năm 1979: Nhập 2 Công ty trên trở lại thành Công ty Dược Thanh Hóa

- Tháng 5/1983: UBND tỉnh Thanh Hóa bổ nhiệm ông Lường Văn Sơn làm Giám đốc Công ty

- Ngày 07/05/1997: Hợp nhất Công ty Thiết bị VTYT vào Công ty Dược Thanh Hóa thành Công ty Dược thiết bị VTYT Thanh Hóa

- Ngày 20/01/1998: Hợp nhất XN Dược phẩm vào Công ty Dược thiết bị VTYT Thanh Hóa thành Công ty Dược VTYT Thanh Hóa

- Ngày 01/01/2001: Tách của hàng thiết bị VTYT, cổ phần hóa thành Công ty

CP thiết bị VTYT Thanh Hóa

- Ngày 01/12/2002: Theo QĐ số 3664/QĐ-CT ngày 05/11/2002 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa cổ phần hóa Công ty thành Công ty CP Dược VTYT Thanh Hóa

- Năm 2014, Thành viên của Công ty là Công ty TNHH MTV Dược – Hủa Phăn tại Tỉnh Hủa Phăn Lào đi vào hoạt động

* Tổ chư ́ c bộ máy quản lý của công ty

Trang 25

Hình 1.7 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

- Đại hội đồng cổ đông: Quyết định và thông qua các vấn đề các báo cáo tài chính hàng năm, các vấn đề liên quan đến cổ phiếu, tài sản của Công ty, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty

- Hội đồng quản trị: Quyết định các chiến lược phát triển hàng năm của Công ty; quyết định chào bán, mua lại cổ phần; giám sát, chỉ đạo hoạt động của Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác;…

- Tổng giám đốc: Điều hành tất cả các hoạt động chung của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị Chỉ đạo trực tiếp các kế hoạch kinh doanh

- Phó tổng giám đốc hành chính: Quyền chỉ đạo hướng dẫn theo dõi hoạt động nhân sự, giải quyết vấn đề chính sách, chế độ cho cán bộ công nhân viên

Đại hội đồng cổ đông

Phòng TCHC Ban Bảo vệ Ban XDCB

P KHKD, P Marketing, P.KD XNK, P NCPT, 35

Trang 26

- Phó tổng giám đốc sản xuất và chất lượng: Là người có quyền chỉ đạo, kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy trình công nghệ, lên kế hoạch sản xuất

- Kế toán trưởng: Là người có quyền quản lí tài chính, kiểm tra việc hạch toán

- Phòng kế hoạch sản xuất: Đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Dự trù hàng, đặt hàng, cung ứng, viết hóa đơn

- Phòng nghiên cứu phát triển: Nghiên cứu sản phẩm

- Phòng marketing: Xây dựng các chương trình bán hàng, kế hoạch tiếp thị, các chương trình truyền thông quảng bá thương hiệu,…

- Phòng đảm bảo chất lượng: Kiểm tra chất lượng sản phẩm

- Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất

1.3.2 Một số đặc điểm đặc trƣng

* Quy mô sản xuất

Công ty hiện có hai nhà máy sản xuất thuốc tân dược và đông dược đạt tiêu chuẩn GMP – WHO

Nhà máy sản xuât thuốc Tân dược tại nhà máy số 04 đường Quang Trung, TP Thanh Hóa, bao gồm: Xưởng thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt, Xưởng thuốc viên βlactam, Xưởng thuốc viên Non- βlactam

Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP – WHO tại Lô số 4 –

5, khu CN Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa

* Hệ thống hàng sản xuất

Trang 27

Hiện tại Công ty đã được Cục Quản Lý Dược cấp số đăng ký sản xuất cho gần

300 sản phẩm thuốc tân dược và thuốc đông dược Dạng bào chế đa dạng: viên nang, viên nén, thuốc bột, siro, hoàn cứng bao đường, thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt, cùng với quy cách đóng gói phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng

- Tại thị trường OTC: Các sản phẩm của Công ty có mặt tại tất cả các đại lý, trạm y tế, các nhà thuốc trên toàn tỉnh Tại thị trường ngoại tỉnh, Công ty giao cho các chi nhánh ngoại tỉnh phụ trách phủ hàng với mức độ rộng nhất tới tất cả các nhà thuốc, các công ty phân phối,

- Hiện Công ty đã xuất khẩu mặt hàng thuốc ra thị trường Lào, với cơ sở phụ trách trực tiếp là Công ty TNHH MTV Dược Thanh Hóa – Hủa Phăn, tiến tới xuất khẩu ra thị trường khu vực Đông Nam Á

Xây dựng và phát triển các đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp, tạo nên nét riêng của doanh nghiệp

Từ đặc điểm đặc trưng đó, sẽ định hướng các bước phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra và đạt được những thành công nhất định

Trang 29

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ sản phẩm của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa sản xuất tính năm 2014

2.2 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014

- Địa điểm nghiên cứu: Phạm vi Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu xoay quanh các vấn đề:

- Danh mục các nhóm hàng của Công ty;

- Tình hình phát triển của từng nhóm hàng, từng mặt hàng;

- Chính sách hiện tại mà Công ty đang dành cho các nhóm hàng;

- Đề xuất phương án để phát triển các nhóm hàng

Thể hiện cụ thể trong sơ đồ dưới đây:

Trang 30

Hình 2.8 Sơ đồ thể hiện nội dung nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pha ́ p nghiên cứu mô tả hồi cứu : Áp dụng để lấy số liê ̣u về

số lượng thuốc được sản xuất tại công ty ; cũng như áp dụng để nghiên cứu

doanh số của các mặt hàng

- Phương pha ́ p nghiên cứu mô tả cắt ngang : Điều tra, phỏng vấn các

bộ phận trong công ty, các khách hàng để biết được tình hình sản xuất, phân phối của từng mặt hàng, các chính sách đang áp dụng Từ đó rút ra các khó

khăn, thuận lợi và đề xuất các giải pháp

2.3.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Mẫu nghiên cứu: Toàn bộ sản phẩm được đăng ký sản xuất bởi công ty

năm 2014, bao gồm 213 mặt hàng, có danh sách kèm theo phụ lục 1

- Tiêu chí chọn mẫu: Chỉ tính những mặt hàng có khả năng sản xuất trong

năm 2014

Trang 31

2.3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập các nguồn thông tin có sẵn của công ty: Báo cáo tổng kết, báo cáo bán hàng,…

- Báo cáo của HĐQT và Ban điều hành tại hội đồng cổ đông thường niên

- Báo cáo của ban Kiểm soát công ty

- Website của công ty

2.3.5 Phương pháp phân tích số liệu, xử lý kết quả và trình bày kết quả

- Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích

- Sử dụng phần mềm Microsoft Word và Microsoft Excel để xử lý số liệu

- Trình bày bảng: lập bảng số liệu gốc hoặc bảng số liệu đã qua xử lý

- Trình bày hình: dùng biểu đồ để thể hiện các chỉ tiêu hoặc so sánh sự phát triển của các chỉ tiêu

- Trình bày kết quả bằng phần mềm Microsoft Words 2007 for Windows

- Báo cáo kết quả bằng phần mềm microsoft Power Point 2007

Trang 32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 DANH MỤC CÁC THUỐC SẢN XUẤT CỦA THEPHACO NĂM

2014

3.1.1 Danh mục thuốc tân dược và thuốc đông dược

Tính đến năm 2014, Thephaco có 2 nhà máy sản xuất thuốc tân dược và đông dược đạt tiêu chuẩn GMP – WHO đi vào hoạt động sản xuất Thuốc sản xuất của Thephaco phân theo 2 nhà máy như sau:

Bảng 3.1 Giá trị thuốc tân dược và đông dược do Thephaco sản xuất 2014

Tên nhóm Số mặt hàng Doanh thu (Tỷ đồng)

Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện số lượng thuốc tân dược và đông dược do

Thephaco sản xuất tính đến năm 2014

Trang 33

Nhìn bảng 3.1 và biểu đồ nhận thấy, hiện tại số lượng thuốc tân dược đang được Thephaco sản xuất với số lượng lớn chiếm 84,04% Nguyên nhân nhà máy tân dược có 4 dây truyền sản xuất và đã được công nhận đạt tiêu

chuẩn GMP - WHO từ năm 2002 Các thuốc ở nhà máy là những mặt những

thuốc thiết yếu trong công tác phòng, chữa bệnh và đang được thị trường chấp nhận Nhà máy đông dược vừa xây dựng xong, có 2 dây truyền mới được

công nhận đạt tiêu chuẩn GMP - WHO năm 2011 nên số thuốc đông dược

mới chiếm 15,96% Với số lượng sản xuất ít hơn tới gần 6 lần nhưng giá trị chỉ thấp hơn gần 4 lần, các mặt hàng đông dược nhìn chung mang lại doanh thu cho công ty Với xu thế chung của thị trường, Thephaco nên tập trung nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm đông dược, chủ yếu xuất phát từ bài thuốc cổ truyền

3.1.2 Danh muc thuốc xếp theo tác dụng dƣợc lý

3.1.2.1 Phân nhóm thuốc của sản phẩm tân dược

Bảng 3.2 Danh mục thuốc tân dược phân theo tác dụng dược lý

5 Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 53

6 Thuốc điều trị đau nửa đầu, chóng mặt 2

Trang 34

7 Thuốc tác dụng với máu 7

13 Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 7

14 Thuốc giãn cơ và ức chế Cholinesterase 1

15 Thuốc điều trị các bệnh về mắt, tai, mũi, họng 7

17 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 12

18 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, tiêm truyền 6

Trang 35

Bảng 3.3 Danh mục các thuốc Đông dược phân theo tác dụng dược lý

2 Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ 6

4 Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tì 6

5 Nhón thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 6

7 Nhóm thuốc chữa các bệnh về âm, về huyết 3

3.1.3 Danh mục thuốc tân dƣợc phân theo dạng đơn chất và phối hợp

Trang 36

Bảng 3.4 Danh mục thuốc phân theo số lượng hoạt chất cấu thành

80

100 120

tỷ lệ nhỏ Việc công ty sản xuất các mặt hàng tân dược chủ yếu là các sản phẩm có hoạt chất đơn chất là phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại, vẫn

Trang 37

đang sử dụng các mặt hàng điều trị thông thường Đồng thời, chính sách sản xuất này cũng phù hợp với khả năng của công ty và tương đối phù hợp với thông tư 40, đó là những thuốc thiết yếu được quỹ bảo hiểm thanh toán cho các cơ sở khám chữa bệnh

3.1.4 Danh mục thuốc phân theo hoạt chất cấu thành

Bảng 3.5: Danh mục các thuốc phân theo một số hoạt chất phổ biến,

sản xuất được từ 2 sản phẩm trở lên

8 Amoxicilin trihydrat

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược, (2006), Giáo trình pháp chế hành nghề Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình pháp chế hành nghề Dược
Tác giả: Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược
Năm: 2006
3. Bộ Y Tế (2007), Quản lý và Kinh tế dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và Kinh tế dược
Tác giả: Bộ Y Tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
4. Đào Thi ̣ Minh Thanh , Nguyễn Sơn Lam (2010), Nghiên cứu m arketing , Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu m arketing
Tác giả: Đào Thi ̣ Minh Thanh , Nguyễn Sơn Lam
Năm: 2010
5. Lê Đăng Lăng (2007), Kỹ năng và Q uản trị bán hàng , Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng và Q uản trị bán hàng
Tác giả: Lê Đăng Lăng
Năm: 2007
6. Nguyễn Hồng Uy (2002), Nghiên cứu đánh giá chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà giai đoạn 1998-2001, Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá chiến lược marketing của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà giai đoạn 1998-2001
Tác giả: Nguyễn Hồng Uy
Năm: 2002
7. Nguyễn Thành Đô ̣ , Nguyễn Ngo ̣c Huyền (2009), Quản trị kinh doanh , Bô ̣ môn Quản trị kinh doanh tổ ng hợp trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế quốc d ân, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thành Đô ̣ , Nguyễn Ngo ̣c Huyền
Năm: 2009
8. Nguyễn Thị Hương Lan (2005), Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dược phẩm trung ương 1 giai đoạn 1999-2004, Luận văn Thạc sỹ dược học, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dược phẩm trung ương 1 giai đoạn 1999-2004
Tác giả: Nguyễn Thị Hương Lan
Năm: 2005
9. Nguyễn Thị Quang Vinh (2004), Nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động marketing của công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 1997-2003, Luận văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động marketing của công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 1997-2003
Tác giả: Nguyễn Thị Quang Vinh
Năm: 2004
10. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và Kinh tế Dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và Kinh tế Dược
Tác giả: Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
11. Nguyễn Thanh Tùng (2003), Phân tích một số chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco giai đoạn 2009 - 2012, Lu ận văn Th ạc sỹ Dược học, Đại học dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích một số chiến lược marketing của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 - Pharbaco giai đoạn 2009 - 2012
Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng
Năm: 2003
12. Peter Drucker (2012), Quản trị trong thời khủng hoảng (tái bản), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị trong thời khủng hoảng (tái bản)
Tác giả: Peter Drucker
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2012
13. Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
14. Trần Minh Đạo (2011), Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.TÀI LIỆU TIẾNG ANH 15. IMS Health (2011, 2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình marketing căn bản
Tác giả: Trần Minh Đạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
16. Al Ries & Jack Trout (2008), The 22 immutable laws of marketing, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: The 22 immutable laws of marketing
Tác giả: Al Ries & Jack Trout
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2008
17. Mickey C.Smith (2001), Pharmaceutical Marketing in the 21th, Haworth Press, New York, USA.TÀI LIỆU INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Pharmaceutical Marketing in the 21th
Tác giả: Mickey C.Smith
Năm: 2001
19. Website: www.thephaco.com.vn 20. http://www.dav.gov.vn/ Link
2. Bộ Y Tế (2009), Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc, Thông tư số 13/2009/TT-BYT, ngày 01/09/2009 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w