1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014

111 491 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Để có những nhìn nhận khách quan từ bên ngoài doanh nghiệp cũng như nhà nước nên tôi quyết định thực hiện đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu nông sản TP Cần Thơ giai đoạn 2011-2014”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  

NGŨ DUY KHANG MSSV: 4114755

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI

12 - 2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ



Không ai có thể đi đến cái đích cuối con đường mà không có những người chỉ đường Suốt thời gian học tập rèn luyện bản thân dưới mái trường đại học, em đã nhận được sự dẫn dắt, giúp đỡ của các thầy cô, ban lãnh đạo của trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt là các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Em xin viết những dòng cảm tạ này để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô trong thời gian qua và đặc biệt đến các anh, chị trong Cục Thống kê thành phố Cần Thơ

Trước hết, cho em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là quý thầy cô thuộc Bộ môn Kinh doanh quốc tế

đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt thời gian theo học tại trường Tất cả những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống được đúc kết nhờ sự truyền đạt của quý thầy cô Và hơn thế nữa, em xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Kim Hạnh, giảng viên trực tiếp hướng dẫn em Trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, cô đã hết lòng giúp đỡ, khích lệ để em có thể hoàn thành tốt nhất luận văn tốt nghiệp của mình Em xin kính chúc quý Ban lãnh đạo Khoa, Bộ môn, các quý thầy cô được dồi dào sức khỏe và công tác tốt

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, các anh chị thuộc Phòng Thương mại đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài nghiên cứu Nhờ những sự chỉ bảo của các anh chị đã giúp

em có thêm nhiều kiến thức thực tế về chuyên ngành thống kê cũng như những vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu Em xin kính chúc Ban lãnh đạo các anh chị trong Cục Thống kê được dồi dào sức khỏe, hoàn thành xuất sắc công việc và thành công hơn nữa

Vì vấn đề thời gian nghiên cứu có hạn cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên đề tài có những hạn chế Vì vậy, kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện hơn những kiến thức và có thêm kinh nghiệm để có thể ứng dụng vào công việc sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu, thông tin thu thập và kết quả thu thập trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày… tháng… năm Sinh viên thực hiện

Ngũ Duy Khang

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày…… tháng…… năm 2014 Thủ trưởng đơn vị

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 GIỚI HẠN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi về không gian 2

1.3.2 Phạm vi về thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu nông sản 4

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 9

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11

CHƯƠNG 3 15

3.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC 15

3.1.1 Cơ cấu tổ chức 15

3.1.2 Thông tin lãnh đạo 15

3.1.3 Chi cục Thống kê cấp quận, huyện thuộc thành phố (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) trực thuộc Cục Thống kê 17

3.1.4 Thông tin liên hệ 17

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 17

3.2.1 Chức năng 17

3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 17

3.3 HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 19

3.4 SƠ LƯỢC VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG SẢN CHỦ YẾU Ở TP CẦN THƠ 20

Trang 7

3.4.1 Quy trình sản xuất gạo 20

3.4.2 Quy trình sản xuất trứng vịt muối 23

CHƯƠNG 4 25

4.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CẢ NƯỚC TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6/2014 25

4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước 25

4.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản cả nước 30

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 38

4.2.1 Phân tích kim ngạch xuất khẩu nông sản của Tp Cần Thơ 38

4.2.2 Phân tích tình hình của một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tiêu biểu trên địa bàn thành phố Cần Thơ 40

4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường 51

4.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu theo sản phẩm 57

4.2.5 Phân tích tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu 63

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 66

4.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài 66

4.3.2 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter 71

4.3.3 Các yếu tố môi trường bên trong 75

4.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TP CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 81

CHƯƠNG 5 83

5.1 MA TRẬN SWOT 83

5.1.1 Ma trận SWOT 83

5.1.2 Các chiến lược thực hiện 87

5.2 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TP CẦN THƠ 88

5.2.1 Chính sách của nhà nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản 88

5.2.2 Định hướng chiến lược xuất khẩu đến năm 2020 89

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TP CẦN THƠ 91

5.3.1 Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm 91

5.3.2 Nguồn nhân lực 91

Trang 8

5.3.3 Chiến lược Marketing 92

5.3.4 Giải pháp nguồn vốn 94

5.3.5 Cải thiện hoạt động cung ứng nguồn nguyên liệu, hoạt động vận tải 95

CHƯƠNG 6 96

6.1 KẾT LUẬN 96

6.2 KIẾN NGHỊ 96

6.2.1 Đối với doanh nghiệp 96

6.2.2 Đối với nhà nước 97

6.2.3 Về phía nông dân 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Mô hình SWOT 13 Bảng 3.1 Thông tin lãnh đạo Cục Thống kê thành phố Cần Thơ 15 Bảng 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản cả nước từ năm

2011 đến T6/2014 26 Bảng 4.2 Xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường 32 Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Nông trường Sông Hậu 2011 – T6/2014 41 Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây năm 2011 – T6/2014 45 Bảng 4.5 Kim ngạch xuất khẩu trứng vịt muối theo thị trường của công ty Nguyễn Phan năm 2011 – T6/2014 48 Bảng 4.6 Kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty CP GENTRACO năm 2011 – T6/2014 50 Bảng 4.7 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của TP Cần Thơ theo cơ cấu thị trường năm 2011 – T6/2014 53 Bảng 4.8 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của TP Cần Thơ theo cơ cấu sản phẩm năm 2011 – T6/2014 59 Bảng 4.9 Kim ngạch xuất khẩu nông sản TP Cần Thơ theo hình thức xuất khẩu năm 2011 – T6/2014 65 Bảng 5.2 Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo của TP Cần Thơ đến 2020 90

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH Trang

Hình 2.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter 12

Hình 3.1 Sơ đồ chế biến gạo trắng bình thường 21

Hình 3.2 Sơ đồ chế biến gạo an toàn………22

Hình 3.3 Sơ đồ sản xuất trứng vịt muối 23

Hình 4.1 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước năm 2011 27

Hình 4.2 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước năm 2012 28

Hình 4.3 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước năm 2013 29

Hình 4.4 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước 6 tháng đầu năm 2014 30

Hình 4.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013……… 33

Hình 4.6 Cơ cấu thị trường nông sản của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014 38

Hình 4.7 Kim ngạch xuất khẩu nông sản TP Cần Thơ 2011-6T/2014 39

Hình 4.8 Các sản phẩm XK của Công ty CP chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây 43

Hình 4.9 Trứng vịt muối 46

Hình 4.10 Logo công ty CP GENTRACO 49

Hình 4.11 Tỷ lệ trong cơ cấu xuất khẩu nông sản theo hình thức xuất khẩu năm 2011 - 2013 64

Hình 4.12 Tỷ lệ trong cơ cấu xuất khẩu nông sản theo hình thức xuất khẩu 6T/2013 – 6T/2014 66

Hình 4.13 Biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn T6/2013 – T6/2014 69

Hình 4.14 Cơ cấu lao động theo trình độ của TP Cần Thơ 75

Hình 5.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu nông sản chế biến năm 2015 và 2020 90

Trang 11

CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm

TIẾNG ANH

HACCP: (Hazard Analysis and Critical Control Points) Phân tích

mối nguy và kiểm soát tới hạn

EU: (European Union) Liên minh Châu Âu

ASEAN: (Association of Southest Asian Nation) Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á

GAP: (Good Agricultural Practices) Thực hành nông nghiệp tốt

ISO: (International Organization for Standardization) Tổ chức

tiêu chuẩn hóa Quốc tế

FDI: (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IQF: (Individual Quick Frozen) Cấp đông nhanh từng cá thể

FTA: (Free Trade Area) Hiệp định thương mại tự do

ATIGA: (The ASEAN Trade in Goods Agreement) Hiệp định

Thương mại hàng hóa ASEAN

Trang 12

CHƯƠNG 1 PHẦN GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thời kỳ kinh tế thế giới có nhiều sự chuyển biến mạnh mẽ, Việt Nam đang cố gắng hòa mình theo nhịp phát triển của thời đại Những năm qua, nước ta đang từng bước nỗ lực, vươn lên khẳng định vị trí của mình trong khu vực và trên thế giới Nhận định xuất khẩu đóng vai trò mấu chốt, quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, nhà nước và các doanh nghiệp đang dần đầu tư hiệu quả cho các sản phẩm xuất khẩu để nhận được sự chấp nhận của nước đối tác

cả về chất lượng và mẫu mã Bên cạnh đó, do Việt Nam là một nước nông nghiệp nên các mặt hàng nông sản mang lại giá trị cao và lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế Theo GS Michael Porter nhận xét: “Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam chính là sự khác biệt dựa trên nền nông nghiệp” Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải làm gì để tạo ra lợi thế đó và đáp ứng được yêu cầu của thế giới? Làm thế nào để đạt được những mục tiêu đề ra trong chặn đường sắp tới?

Nằm ở trung tâm ĐBSCL,vùng màu mỡ nhất nước ta, TP Cần Thơ được thiên nhiên ưu ái để phát triển ngành nông nghiệp Phát huy lợi thế

đó, trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu nông sản của TP Cần Thơ luôn đạt giá trị cao giúp cải thiện đời sống người dân nơi đây và đóng góp đáng kể và GDP cả nước Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa thể hiện được hết tiềm năng và ưu thế của mình trong khi thị trường xuất khẩu đang ngày càng mở rộng và sản phẩm ngày càng đa dạng

Mặc dù nông sản nằm trong số những mặt hàng được nhà nước và thành phố khuyến khích nhất nhưng vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức Một trong những thách thức lớn nhất vẫn là khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp không thể đáp ứng nổi những yêu cầu từ nước nhập khẩu Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản không chỉ phải nắm bắt được tình hình biến động của thị trường thế giới, tình hình của đối thủ cạnh tranh mà còn phải hiểu thật rõ thực lực của bản thân để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả nhất

Xuất khẩu nông sản TP Cần Thơ cần có những nhìn nhận, phân tích, tìm ra những thiếu sót, hạn chế và khắc phục chúng cũng như tìm ra những

Trang 13

lợi thế hiện có để tiếp tục phát huy Để có những nhìn nhận khách quan từ bên ngoài doanh nghiệp cũng như nhà nước nên tôi quyết định thực hiện đề

tài “Phân tích tình hình xuất khẩu nông sản TP Cần Thơ giai đoạn

2011-2014” để tìm ra một số giải pháp cũng như kiến nghị giúp phát triển

xuất khẩu ngành hàng nông sản của thành phố

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của TP Cần Thơ từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014, từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Tp Cần Thơ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu của một số doanh nghiệp và

một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Tp giai đoạn 2011-6T/2014

Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu

nông sản của Tp Cần Thơ

Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu và khả

năng cạnh tranh của nông sản Cần Thơ trong giai đoạn sắp tới

1.3 GIỚI HẠN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi về không gian

Đề tài phân tích tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong phạm

vi địa bàn thành phố Cần Thơ, các thị trường mà các doanh nghiệp ở Cần Thơ xuất khẩu

Số liệu được thu thập từ phòng Thương mại và phòng Nông nghiệp của Cục Thống Kê thành phố Cần Thơ

1.3.2 Phạm vi về thời gian

Đề tài được thực hiện từ ngày 11/8/2014 đến ngày 17/11/2014 tại thành phố Cần Thơ Số liệu trong đề tài được lấy từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014

1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu

Tình hình xuất khẩu một số loại nông sản chủ lực trên địa bàn thành phố Cần Thơ như: Gạo, trái cây, rau quả, nông sản chế biến

Trang 14

1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

- Huỳnh Thanh Duy, năm 2008, Đại học Cần Thơ, “Phân tích tình hình

xuất khẩu gạo tại công ty Lương thực Sông Hậu” – Luận văn tốt nghiệp.Đề tài tập trung phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty, đồng thời đưa ra những giải pháp cho kế hoạch cho kinh doanh những năm tiếp theo Đề tài đã phân tích được các chỉ số về kinh doanh như chi phí, doanh thu, lợi nhuận để thấy được tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Ngoài ra, đề tài còn phân tích ma trận SWOT để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để có thể đối đầu các thách thức và đón nhận cơ hội của công ty Đề tài chưa đưa ra được những phân tích về yếu tố bên ngoài tác động đến công ty như đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung ứng

- Phan Huỳnh Thị Kim Ánh, năm 2012, Đại học Cần Thơ, “Thực trạng

xuất khẩu ngành hàng cá tra ở thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012” – Luận văn tốt nghiệp Đề tài tập trung phân tích tình hình hoạt động

của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên địa bàn thành phố Cần thơ và tình hình xuất khẩu cá tra của khu vực thành phố trong thời gian 2010 – 2012 Đề tài phân tích sâu về một số doanh nghiệp lớn về xuất khẩu cá tra trong thành phố Ngoài ra, đề tài còn phân tích về kim ngạch xuất khẩu qua các thị trường tiêu biểu Đề tài chưa nêu ra được điểm mạnh, điểm yếu và tác động của môi trường bên trong cũng như môi trường bên ngoài tác động tới hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố

- Phan Tùng Lam, năm 2014, trường Đại học Cần Thơ, “Phân tích tình

hình xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2013” – Luận

văn tốt nghiệp Đề tài phân tích tình hình nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2013 nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng xuất khẩu và cạnh tranh của mặt hàng thủy sản trong thời gian tới Đề tài phân tích được ma trận SWOT và mô hình năm áp lực cạnh tranh của M Porter Ngoài ra, đề tài còn phân tích các yếu tố tự nhiên cũng như con người tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh Đề tài không phân tích nhiều về các doanh nghiệp cũng như chiến lược marketing để tăng lợi thế cạnh tranh của thủy sản Cà Mau

Sau khi tham khảo các đề tài trên và một số tài liệu có liên quan giúp tác giả đề tài này hình dung và xây dựng được dàn bài, học hỏi các phương pháp phân tích số liệu, cách sử dụng ma trận SWOT và cách trình bày luận văn một cách đúng đắn Những kiến thức tiếp thu được từ các tài liệu đã giúp cho tác giả phân tích tình hình xuất khẩu nông sản của thành phố Cần Thơ hoàn thiện hơn

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu nông sản

2.1.1.1 Khái niệm

a) Xuất khẩu

Theo Nghị định 36/25/QH11, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài Sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế từ sản xuất hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa, thiết bị công nghệ cao Tất cả các hoạt động này đều đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng

b) Nông sản

Nông sản là được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO là tất cả các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu,…; các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,…; các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật,…

Theo FAO, hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm : nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng rau quả

2.1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của xuất khẩu và xuất khẩu nông sản

a) Vai trò xuất khẩu

Đối với nền kinh tế quốc dân:

Xuất khẩu là phương tiện chính góp phần tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ CNH – HĐH đất nước Nguồn vốn để nhập khẩu có thể

Trang 16

hình thành từ các nguồn như: Đầu tư nước ngoài (FDI); vay, viện trợ; thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ và ngoại tệ; xuất khẩu hàng hóa Trong đó nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa là nguồn vốn quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý … Là nguồn vốn chủ yếu quyết định quy mô tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển, làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ và gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của những ngành có liên quan

Xuất khẩu còn có tác dụng nâng cao đời sống người dân vì sẽ tạo thêm nhiều việc làm, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp Xuất khẩu phát triển kéo theo hàng loạt các ngành nghề khác phát triển, khôi phục lại những ngành nghề truyền thống, khắc phục số nông sản trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng triệt để hơn Ngoài ra xuất khẩu còn tạo nguồn tiền để nhập khẩu những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho đời sống mà trong nước không có khả năng sản xuất

Bên cạnh đó, xuất khẩu còn là cơ sở để mở rộng mối quan hệ ngoại giao Nâng cao vị thế của đất nước trên thị trường thế giới Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như: du lịch, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế,… phát triển theo

Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia và cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để tái đầu tư vào quá trình sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu

Giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu tiêu dùng Điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Các doanh nghiệp trong nước có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản

lý tiên tiến từ phía đối tác, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho các thành viên trong doanh nghiệp

Kinh doanh xuất khẩu phát huy đươc những khả năng vượt trội và khắc phục được những hạn chế của doanh nghiệp

Trang 17

Xuất khẩu khuyến khích phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản xuất, Marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh

b) Nhiệm vụ của xuất khẩu

Xuất khẩu tạo nên sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) Đồng thời nâng cao năng lực sản xuất để tăng nhanh khối lượng

và kim ngạch xuất khẩu Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có khả năng cạnh tranh cao, chất lượng, sức hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của thị trường

c) Ý nghĩa của xuất khẩu

Xuất khẩu là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước, thu về nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân

Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế

d) Vai trò, ý nghĩa của xuất khẩu nông sản

Hoạt động sản xuất nông sản góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản góp phần đáng kể vào việc tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hóa, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt nhập siêu và giảm căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại tệ Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu nông sản sẽ khai thác tối

đa lợi thế của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực,…

2.1.1.3 Các hình thức xuất khẩu nông sản chủ yếu

Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: xuất khẩu trực tiếp, gia công, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu,… Mỗi hình thức có ưu và nhược điểm khác nhau tùy theo tình hình của từng doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ở thành phố Cần Thơ, chủ yếu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu

Trang 18

- Xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng hóa của mình

Với hình thức xuất khẩu này doanh nghiệp không phải chia sẻ lợi nhuận cho trung gian, đồng thời có thể nâng cao uy tín của mình nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đơn vị sản xuất và lượng vốn đủ lớn Hình thức này đem lại lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường , thị hiếu của khách hàng Ngược lại nếu không nắm bắt được thị trường và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này là không nhỏ

- Ủy thác xuất khẩu:

Là hình thức xuất khẩu mà các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để xuất khẩu thay cho một đơn vị khác (bên ủy thác) Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác

Trong hình thức xuất khẩu này, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải

là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, chi phí ít nhưng nhận tiền nhanh, ít thủ tục

2.1.1.4 Một số quy chế và chính sách của thị trường xuất khẩu

Thuế quan: Là một khoản tiền mà chủ hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc

quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện của nước chủ nhà Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước

Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường,… Vận dụng thỏa thuận về hàng rào kỹ thuật với

thương mại (TBT – Technological Barries to Trade) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định

về công nghệ, quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường,…

TBT (Technical Barriers to Trade): là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ

thuật mà một nước áp dụng đối với hàng nhập khẩu hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT) Các biện pháp

kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật

Trang 19

riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu Tuy nhiên, trên thực

tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được các nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu

SPS (Hiệp định về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm và Kiểm Dịch Động

Thực Vật): Hiệp định này quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp vệ sinh

động vật và thực vật hay nói một cách khác là các quy định về an toàn thực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật Hiệp định này gắn liền với rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản Cũng như TBT, nó áp đặt những quy định đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác

Chính sách ngoại thương: Là một hệ thống nguyên tắc, biện pháp kinh

tế hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN – Most Favourted Nation): Nguyên tắc

MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử

ưu đãi đặc biệt nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác

Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP – Generalized System of Preference):

Là một phần của MFN, đây là chế độ ưu đãi phổ cập về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu

từ các nước chậm phát triển và đang phát triển (được gọilà các nước nhận ưu đãi)

2.1.1.5 Phương hướng phát triển xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Căn cứ vào nguồn lực bên trong, phương hướng phát triển của thị trường và hiệu quả kinh tế để xác định phương hướng xuất khẩu

Bằng cách tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức, tác động tiêu cực, ngành nông nghiệp đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh và bền vững Chủ yếu phát triển theo các phương hướng sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm của các địa phương

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại

và xây dựng thương hiệu

- Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo của cán bộ địa phương, nhằm quản lý có hiệu quả các chương trình và dự án của Nhà nước

Trang 20

- Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học vào thực tiễn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.1.2.1 Các yếu tố bên ngoài

a) Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Yếu tố kinh tế: Khi xem xét môi trường kinh tế, nhà quản trị thường

quan tâm đến các yếu tố như: tăng trưởng và suy thoái kinh tế, lạm phát và giảm phát, lãi suất ngân hàng và cán cân thanh toán Những biến động của môi trường kinh tế chứa đựng những cơ hội cũng như đe dọa đối với doanh nghiệp,

nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Yếu tố quốc tế: Những biến động của tình hình kinh tế xã hội trên thế

giới đều ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến nền kinh tế trong nước Lĩnh vực xuất khẩu hơn bất kỳ một hoạt động nào khác sẽ bị chi phối mạnh mẽ nhất Mức độ chặt chẽ của hàng rào phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu

Yếu tố khoa học – kỹ thuật – công nghệ: Ngày nay, khoa học – kỹ thuật

và công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão đem lại cả cơ hội lẫn thách thức cho các tổ chức Sự tiến bộ của công nghệ tác động mạnh mẽ đối với sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách hàng và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Yếu tố chính trị và pháp luật: Là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế

quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh Chính sách của Chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi kỳ có sự thay đổi, vì vậy phải nắm bắt

xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước

Yếu tố văn hóa – xã hội: đây là yếu tố chi phối trực tiếp đến hành vi

tiêu dùng của khách hàng, qua đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức

Yếu tố tự nhiên: Khoảng cách địa lý sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải,

thời gian thực hiện hợp đồng, do vậy nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu,… Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do thiên tai

Trang 21

2.1.2.2 Các yếu tố bên trong

Nguồn nhân lực: Là một trong những nguồn lực quý giá nhất quyết

định sự thành bại của doanh nghiệp Con người có năng lực lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng đúng các sức mạnh mà họ đã và sẽ có như: vốn, tài sản, công nghệ,… một cách có hiệu quả

Nguồn vốn: Là một yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp

Thông qua nguồn vốn, doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư

Cơ sở vật chất và kỹ thuật: Phản ánh nguồn tài sản cố định của doanh

nghiệp có thể huy động và kinh doanh như thiết bị, nhà xưởng, bất động sản,

… Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin và thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng hiệu quả

Nghiên cứu và phát triển (R&D): xem xét, đánh giá triển vọng phát

triển trong tương lai bằng cách hiện đại hóa quy trình sản xuất, cải tiến và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp

Marketing: Là hoạt động giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, khách

hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng Là hoạt động có ý nghĩa trong việc tăng doanh thu của doanh nghiệp Marketing đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường mới, nền kinh tế mới, chính trị, pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội để có

kế hoạch marketing phù hợp

Văn hóa doanh nghiệp: Là chuẩn mực doanh nghiệp, cơ chế tương tác

với môi trường Mỗi doanh nghiệp đều có một nề nếp tổ chức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với chiến lược và điều kiện môi trường của doanh nghiệp Các doanh nghiệp có văn hóa mạnh, có nề nếp tích cực thì có nhiều hơn cơ hội thành công

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu

Số liệu trong đề tài là số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các tài liệu và thống kê của Cục Thống kê thành phố Cần Thơ qua các năm 2011, 2012,

2013, sáu tháng đầu năm 2014

Số liệu thứ cấp còn được thu thập qua nhiều nguồn khác như: Internet, niên giám thống kê, sách, giáo trình chuyên ngành, …

Trang 22

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Ứng với từng mục tiêu của đề tài sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích số liệu sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá và kết quả

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu của một số doanh nghiệp và

một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Thành phố Cần Thơ Sử dụng phương

pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối, phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê thống kê mô tả: Sử dụng mô tả những đặc tính

cơ bản của dữ liệu thu thập được qua các cách khác nhau như:

- Thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu

- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng tóm tắt về số liệu

- Phương pháp so sánh: dùng để xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc

Có hai phương pháp so sánh như sau:

- So sánh số tuyệt đối: Để cho thấy sự phát triển, tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu Được tính bằng cách lấy hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và

ΔY: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

- So sánh số tương đối: Để tính tỉ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỉ trọng các chỉ tiêu, hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng

% 100

ΔY: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Bên cạnh đó kết hợp cùng với biểu đồ, đồ thị để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích

Trang 23

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Sự ganh đua giữa các doanh nghiệp hiện

có trong trong ngàh

Khả năng thương lượng của người mua

Khả năng thương lượng của người cung cấp

Nguy cơ từ sản phẩm và dịch vụ thay thế

Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu

nông sản của thành phố Cần Thơ Sử dụng phương pháp phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu nông sản để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của thành phố Cần Thơ Tìm ra lợi thế cạnh tranh để phát huy và cải thiện những điểm yếu Ngoài ra còn đánh giá những cơ hội cũng như thách thức cho xuất khẩu nông sản của thành phố

Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

Các yếu tố cạnh tranh được thể hiện qua mô hình của M Porter

Nguồn: Quản trị chiến lược – Tủ sách Đại Học Cần Thơ

Hình 2.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M Porter

Đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành: Đó là những doanh nghiệp

kinh doanh cùng loại mặt hàng với doanh nghiệp Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với doanh nghiệp, có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn Việc nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định ưu thế, khuyết điểm, cơ hội, đe dọa, khả năng của họ là yếu tố quan trọng để có thể giành được lợi thế trong ngành

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Theo M Porter đối thủ tiềm ẩn là đối thủ

chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, đối thủ mạnh hay yếu phụ thuộc và yếu tố sức hấp dẫn của ngành: yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh

Trang 24

lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành; Rào cản gia nhập ngành: những yếu tố như kỹ thuật, vốn, hệ thống phân phối, nguồn lực, lợi ích kinh tế theo quy mô,…làm cho việc gia nhập ngành khó khăn và tốn kém

Người mua: Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp và là

nhân tố tạo nên thị trường, sự trung thành của khách hàng là lợi thế cho doanh nghiệp Vì thế cần phân tích và tìm hiểu thị hiếu của khách hàng để tạo dựng lòng tin và sự trung thành Khách hàng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời cũng mang lại nguy cơ ép giá, đòi hỏi chất lượng tốt hơn, cung cấp nhiều dịch vụ hơn, làm cho các công ty trong ngành chống lại nhau

Nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh

tranh, quyền lực đàm phán của họ với doanh nghiệp Nếu trên thị trường có một vài nhà cung cấp lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành và ngược lại Vì thế việc hiểu biết và quan hệ tốt với nhà cung cấp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu

Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm khác về tên gọi và thành phần

nhưng đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp Áp lực cạnh tranh của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm trong ngành, các nhân tố khác như giá

cả, chất lượng và công nghệ Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với thị trường nhỏ bé Vì vậy các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn

Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất

khẩu và khả năng cạnh tranh của thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Sử dụng ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội

và đe dọa của môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của thành phố Cần Thơ

Bảng 2.1 Mô hình SWOT

SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO

Đe dọa (Threats) Chiến lượt kết hợp ST Chiến lượt kết hợp WT

Nguồn: Quản trị chiến lược tủ sách Đại học Cần Thơ

Trang 25

Các bước lập ma trận SWOT:

Bước 1: Liệt kê cơ hội, đe dọa từ bên ngoài ở lĩnh vực xuất khẩu nông

sản

Bước 2: Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của thành phố Cần Thơ ở lĩnh

vực xuất khẩu nông sản

Bước 3: Lập chiến lược SO Khai thác điểm mạnh bên trong để tận

dụng cơ hội

Bước 4: Lập chiến lược WO Cải thiện điểm yếu bên trong bằng cách

tận dụng cơ hội bên ngoài

Bước 5: Lập chiến lược ST Sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hoặc

giảm đi những đe dọa của môi trường bên ngoài

Bước 6: lập chiến lược WT Đây là chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi

những điểm yếu bên trong và tránh những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài

Lập luận cơ sở đề ra giải pháp dựa trên những thành tựu và tồn tại dựa trên kết quả để phân tích và tìm ra những nguyên nhân của tồn tại Đồng thời kết hợp với những kiến thức tiếp thu được từ trường lớp, sách báo, internet và Cục Thống kê thành phố Cần Thơ để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong thời gian tới

Trang 26

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC

3.1.1 Cơ cấu tổ chức

Cục Thống kê thành phố Cần Thơ được tổ chức thành hệ thống dọc hai

cấp theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất Cơ quan

Cục Thống kê gồm có các phòng sau:

- Phòng Thống kê Tổng hợp

- Phòng Thống kê Nông nghiệp

- Phòng Thống kê Công nghiệp – Xây dựng

- Phòng Thống kê Thương mại

- Phòng Thống kê Dân số - Văn xã

- Phòng Tổ chức – Hành chính

- Phòng Thanh tra Cục Thống kê

3.1.2 Thông tin lãnh đạo

Bảng 3.1 Thông tin lãnh đạo Cục Thống kê thành phố Cần Thơ

Ban Lãnh Đạo

Lê Ngọc Bảy Cục trưởng Bùi Kim Thoa Phó Cục trưởng Nguyễn Văn Phát Phó Cục trưởng Trần Văn Dũng Phó Cục trưởng

Phòng Tổng Hợp Nguyễn Cúc Xuân Q Trưởng phòng

Phan Thanh Nghĩa Phó Trưởng phòng

Phòng Nông Nghiệp Nguyễn Văn Phát

Phó Cục trưởng - Kiêm phụ trách

Phạm Bá Tấn Phó Trưởng phòng Phòng Công nghiệp -

Xây Dựng Trần Minh Hường Trưởng phòng

Trang 27

Phòng Thương mại Trần Hồ Bình Tuy Trưởng phòng

Phòng Dân Số- Văn Xã Hoàng Văn Hưng Trưởng phòng

Nguyễn Thị Mùi Phó Trưởng phòng Phòng Tổ chức - Hành

chính

Phạm Thị Hà Trưởng phòng Đinh Trạng Nguyên Phó Trưởng phòng

Phòng Thanh tra Lê Ngọc Bảy Cục trưởng- Kiêm Chánh

Thanh Tra Trần Tự Cường Thanh tra viên Chi cục thống kê quận

Ninh Kiều Phạm Thị Ngọc Ánh Chi cục trưởng

Chi cục thống kê quận

Ô Môn

Nguyễn Tấn Nguyên Chi cục trưởng Nguyễn Ngọc Đàng Phó Chi cục trưởng Chi cục thống kê quận

Bình Thủy

Trần Ngọc Chương Chi cục trưởng

Vũ Thị Hoa Phó Chi cục trưởng Chi cục thống kê quận

Cái Răng Nguyễn Viết Thái Chi cục trưởng

Chi cục thống kê quận

Thốt Nốt Lê Thị Nguyệt Ánh Chi cục trưởng

Chi cục thống kê huyện

Vĩnh Thạnh

Lâm Hiền Chi cục trưởng Đặng Thanh Phong Phó Chi cục trưởng Chi cục thống kê huyện

Cờ Đỏ

Dương Minh Tấn Chi cục trưởng

Từ Văn Giao Phó Chi cục trưởng Chi cục thống kê huyện

Phong Điền

Lai Cần Chi cục trưởng

Lê Văn Dương Phó Chi cục trưởng Chi cục thống kê huyện

Thới Lai

Trần Ngọc Ẩn Chi cục trưởng

Võ Hoàng Giúp Phó Chi cục trưởng

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Cần Thơ

Trang 28

3.1.3 Chi cục Thống kê cấp quận, huyện thuộc thành phố (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) trực thuộc Cục Thống kê

Chi cục Thống kê cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Chi cục Thống kê cấp huyện

3.1.4 Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 160, Lý Tự Trọng, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Số điện thoại: 07103830120

Địa chỉ E – mail: cantho@gso.gov.vn; cuctk@cantho.gov.vn

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

3.2.1 Chức năng

- Cục Thống kê thành phố Cần Thơ là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thống kê, giúp Tổng cục Thống kê thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn thành phố Cần Thơ; tổ chức các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục Thống kê giao cho; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền thành phố Cần Thơ và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

- Cục Thống kê thành phố Cần Thơ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật

3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Có 15 nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, năm

và nhiều năm; đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phân tích thống kê chuyên đề theo chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục Thống kê giao; cung cấp thông tin kinh

tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền thành phố Cần Thơ và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

- Tổ chức thu nhập, xử lí, tổng hợp thông tin từ báo cáo thống kê cơ sở

và các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê theo phương án và hướng dẫn của

Trang 29

Tổng cục Thống kê Thực hiện các cuộc điều tra thống kê do chủ tịch UBND thành phố giao và sử dụng ngân sách địa phương sau khi có thẩm định về chuyên môn của Tổng cục Thống kê

- Tổng hợp các báo cáo thống kê và báo cáo kết quả điều tra thống kê

do các cơ sở, Ban, Ngành,, UBND quận, huyện thuộc thành phố và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn thành phố cung cấp

- Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê khác

- Quản lý và thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê kinh tế -

xã hội thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

- Truy cập, khai báo, sao lưu, ghi chép các cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu và hồ sơ đăng ký hành chính của các Sở, Ban, Ngành, UBND quận, huyện thuộc thành phố để sử dụng cho mục đích thống kê theo quy định của pháp luật Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thống kê; thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình,

dự án, đề án sau khi được cấp thẩm quyền ban hành, phê duyệt

- Thẩm định chuyên môn, nghiệp vụ thống kê theo phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống

kê đối với thống kê sở, ngành; thống kê doanh nghiệp và thống kê xã, phường, thị trấn

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành Luật Thống kê của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật

- Thực hiện công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến vào hoạt động thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê

và hoạt động quản lý hành chính theo chương trình, kế hoạch của Tổng cục Thống kê

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cộng tác viên thống kê, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề thống kê và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác; thi đua, khen thưởng, kỹ luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thống kê thuộc phạm vi quản lý

Trang 30

theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống

- Lập dự toán, tổ chức thực hiện dự đoán và quyết toán kinh phí hằng năm theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê; quản lý tài chính, tài sản và các

dự án dầu tư xây dựng được giao theo quy định của pháp luật

- Thực hiện cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng và lãng phí; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản

lý theo quy định của pháp luật

- Thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục Thống kê giao

3.3 HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ là thành phố nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL với diện tích tự nhiên 140.161,6 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 115.556,3 ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, định hướng phát triển nông nghiệp của thành phố là sản xuất hàng hóa mang tính dịch vụ:

- Nông nghiệp đô thị: áp dụng cho vùng ven với tốc độ đô thị hóa cao, phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị tiêu biểu, phù hợp với điều kiện nông hộ (vốn, đất đai, kỹ thuật, thị trường) như trồng hoa cảnh, nuôi cá cảnh, động vật đặc sản, nuôi cấy mô giống cây các loại, trồng rau, quả, nấm cao cấp, cây dược liệu, hương liệu,…

- Nông nghiệp hàng hóa dịch vụ kỹ thuật cao: gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới ở các xã ngoại thành, với 3 vùng hàng hóa chủ lực là lúa, cá tra để phục vụ xuất khẩu, sản xuất giống và tiêu dùng nội địa

Ngành nông nghiệp thành phố đã xác định và xây dựng ba vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung là:

- Vùng lúa chất lượng cao: tập trung trên 80% diện tích sản xuất lúa của thành phố, chỉ tiêu 70.000 ha, là vùng ngoại thành Bắc thành phố gồm các quận Thốt Nốt, các huyện: Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh; với bộ giống lúa thơm và đặc sản, được tổ chức theo từng cánh đồng tập trung một loại giống

- Vùng rau quả, vành đai thực phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tại chỗ với dự kiến quy hoạch 25.000 ha bao gồm các loại cây ăn quả, rau, màu, chăn nuôi,…

Trang 31

- Vùng nuôi cá tra công nghiệp phục vụ xuất khẩu: dự tính quy hoạch 1.500 ha tập trung ở ven sông chính và kênh lớn của khu vực Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Ô Môn, Bình Thủy

Với mục tiêu và định hướng trên ngành Nông nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng 3 khu và 3 trạm Nông nghiệp Công nghệ cao và các

dự án ứng dụng diện rộng phục vụ mục tiêu sản xuất hàng hóa dịch vụ dựa vào công nghệ sinh học và các tiến bộ kỹ thuật hiện đại Ngành Nông nghiệp thành phố luôn tích cực hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm tham gia thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh nông sản đạt hiệu quả cao trên địa bàn

3.4 SƠ LƢỢC VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG SẢN CHỦ YẾU Ở

TP CẦN THƠ

3.4.1 Quy trình sản xuất gạo

Những năm qua việc sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở ĐBSCL nói chung và TP Cần Thơ nói riêng tuy còn nhiều khó khăn và đang còn mới mẻ với nông dân, nhưng đã có một số vùng sản xuất có kết quả và đạt tiêu chuẩn được công nhận Áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP trong sản xuất lúa còn kết hợp các biện pháp về giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất gạo ngon, kháng sâu bệnh chính và áp dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ như 3 giảm 3 tăng, 5 giảm 1 phải… nhằm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản ở tp Cần Thơ đang tiến hành cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng kỹ thuật công nghệ mới để đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu từ các khách hàng khó tính

Trang 32

Nguồn: Internet

Hình 3.1 Sơ đồ chế biến gạo trắng bình thường

Thóc

Tạp chất Làm sạch

Bóc vỏ trấu

Bóc cám Cám xát

Phân ly thóc – gạo lật Thóc

Tấm

Bao gói

Sản phẩm

Hạt màu

Trang 33

Kiểm soát vùng nguyên liệu

Mẫu tiêu biểu thu thập được tại vùng nguyên liệu

Kiểm tra mẫu ban đầu

Kiểm tra mẫu trực tiếp:

Kiểm tra tổng thể bằng cảm quan

Kiểm tra tổng thể lần cuối

trước khi nhập kho thành

- Tỷ lệ hạt không hoàn thiện

Kiểm tra mẫu đặc trưng:

- Thu thập mẫu tiêu biểu

Kiểm tra bao bì

Xát

Xay

Kiểm tra tổng thể bằng cảm quan

Nguồn: Nông trường Sông Hậu

Trang 34

3.4.2 Quy trình sản xuất trứng vịt muối

Nguồn: Công tyTNHH sản xuất TM&DV Nguyễn Phan

Hình 3.3 Sơ đồ sản xuất trứng vịt muối

- Lựa chọn kiểm tra trứng tươi: Trứng vịt tươi sau khi kiểm nhận nhập

kho sẽ được lựa chọn kiểm tra phân loại theo tiêu chuẩn trứng xuất khẩu (trứng phải tươi, sạch sẽ vỏ trứng và đủ trọng lượng theo tiêu chuẩn loại I, trên

70 g/quả, loại II từ 65g – 70g/quả, loại III từ 60g- 65g/ quả) Việc kiểm tra phân loại sẽ được công nhân dùng phương pháp soi trứng qua bóng đèn để lựa chọn phát hiện màu và các vật lạ nếu có bên trong quả trứng

- Chế biến trứng muối xuất khẩu: Sau khi được lựa chọn phân loại, trứng

được đem chế biến tại xưởng ngay để đảm bảo độ tươi, trứng được nhúng vào một dung dịch tro và muối Sau đó, trứng được bao bọc bên ngoài bằng một lớp tro dày khoảng 0,5cm và được cho vào một túi nylon PE 30x30 Tro là nguyên liệu được làm ra từ việc đốt các loại rơm rạ, sản phẩm của cây lúa sau thu hoạch

Trứng vịt tươi

Bọc bằng tro

Túi nylon

Chế biến

Bao bì, đóng gói

Trang 35

- Bao bì, đóng gói: Trứng muối thành phẩm sẽ được đóng gói vào thùng

carton giấy 30x30x50 Mỗi thùng carton chứa 160 quả trứng thành phẩm, các quả trứng được ngăn cách với nhau bằng các khe ngăn kệ bằng giấy để tránh

va chạm bể, dập trong quá trình vận chuyển Thùng giấy được đóng gói theo kiểu kín và được bảo quản tại kho của công ty cho đến ngày xuất khẩu Trứng muối được xuất khẩu bằng container 20 feet, mỗi container chứa được 560 thùng carton trứng muối sau khi được vận chuyển đến tận kho để đóng hàng

Trang 36

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THÀNH

PHỐ CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CẢ NƯỚC TỪ NĂM

2011 ĐẾN 6/2014

4.1.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước

Nông sản nói chung là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trong những năm vừa qua, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước và đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đang chiếm giữ vị thế cao trên thị trường quốc tế như hạt điều, hạt tiêu (đứng thứ nhất); gạo, cà phê (đứng thứ hai); chè (đứng thứ sáu),… Tuy nhiên vài năm gần đây do tác động của dịch bệnh, thời tiết thay đổi và đặt biệt là rào cản

kỹ thuật của nước nhập khẩu đối với mặt hàng nông sản đã ảnh hưởng không

ít đến tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu của nước ta

Nhìn chung, do những thay đổi không ngừng của thị trường thế giới cũng như tình hình sản xuất trong nước đã làm cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự biến động lên xuống khác nhau theo từng năm Nhưng việc xuất khẩu nông sản cũng đã đem lại nguồn thu trên 10 tỷ USD hằng năm, một nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước

Năm 2011 là năm nông sản Việt Nam đạt trị giá xuất khẩu rất cao nhờ giá cả tăng và lượng hàng xuất khẩu cũng tăng.Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta năm 2011 là 13.606 triệu USD Gạo vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản

cả nước) Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam cho thấy, giá trị gạo xuất khẩu là 3.643 triệu USD, một con số khá lớn Các mặt hàng như cà phê, hạt điều và cao su đều đem lại giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD Cụ thể, cà phê đạt giá trị xuất khẩu là 2.741 triệu USD, hạt điều là 1.476 triệu USD và cao su là 3.223 triệu USD

Trang 37

Bảng 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản cả nước từ năm 2011 đến T6/2014

Trang 38

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 4.1 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất

khẩu nông sản cả nước năm 2011 Bước sang năm 2012, nông sản Việt Nam thắng lớn khi đem về 14.848 triệu USD từ xuất khẩu, tăng 1.242 triệu USD (9,13%) so với năm 2011 Đây

là con số rất đáng mừng cho các nỗ lực từ phía nhà nước và doanh nghiệp Mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất là sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng 40,72% về giá trị xuất khẩu) Cà phê và rau quả cũng có tỷ lệ gia tăng khá cao lần lượt là 34,48% và 27,23%; giá trị gia tăng của cà phê là 945 triệu USD và rau quả là 171 triệu USD Năm 2012 chứng kiến sự tăng nhẹ của gạo với tỷ lệ chỉ có 1,26%, đạt giá trị 3.689 triệu USD (tăng 46 triệu USD so với năm 2011), nhưng đây vẫn là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản (25%) bên cạnh cà phê Trên thực tế thì lượng gạo xuất đi tăng với tỷ lệ cao (13,1%, tức 8,1 triệu tấn), điều đó chứng tỏ gạo của Việt Nam không có giá cao trên thị trường quốc tế Mặt hàng hạt điều xuất khẩu tuy tăng mạnh về lượng nhưng giá trị chỉ tăng có 0,27%, điều này cho thấy sự xuống giá của hạt điều Đáng quan tâm nhất của năm này là sự tụt giảm giá trị xuất khẩu của cao su, giảm đến 397 triệu USD (giảm 12,32%) So với những mặt

Trang 39

hàng khác, cao su có sự giảm giá nhiều nhất, mặc dù lượng xuất khẩu tăng 23,8% nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm đến 12,32% (397 triệu USD), một điều đáng buồn với ngành cao su Việt Nam Những thay đổi trên đã làm thay đổi đến cơ cấu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 4.2 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất

khẩu nông sản cả nước năm 2012Năm 2013 là một năm đáng buồn của nông sản Việt Nam Tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành giảm đến 1.726 triệu USD (-11,62%), điều này ảnh hưởng lớn đến GDP của đất nước Mặt hàng rau quả vẫn tăng 241 triệu USD (30,16%), đạt giá trị 1.040 triệu USD Ngoài ra, các mặt hàng chè và hạt tiêu cũng có giá trị tăng trưởng dương so với năm 2012, lần lượt là 11,39% và 12,09% Cà phê là mặt hàng giảm giá trị mạnh nhất, giảm 992 triệu USD (-26,91%), giảm cả về lượng và giá, đây là năm mà giá trị xuất khẩu của cà phê giảm duy nhất trong 5 năm từ 2009 đến 2013 Kế đến là gạo, giảm 703 triệu USD (-19,6%) so với năm 2012, cao su giảm 300 triệu USD (-10,62%), sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 242 triệu USD (-18,14%) và chè giảm 1 triệu USD (-0,44%) Nguyên nhân của những sự sụt giảm này chủ yếu là do tình hình khủng hoảng kinh tế nên các quốc gia thắt chặt chi tiêu, giảm lượng hàng nhập khẩu và một phần cũng là do thiên tai, mất mùa làm giảm sản lượng nông sản

Trang 40

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 4.3 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất

khẩu nông sản cả nước năm 2013 Theo như thống kê của Tổng Cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2014 giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chính đạt 7.265 triệu USD, tăng 6%

so với cùng kỳ năm 2013 Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 1.492 triệu USD, giảm 8,24% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái Chè, sắn và sản phẩm của sắn, cao su đều đạt giá trị tăng trưởng âm trong xuất khẩu Chè giảm 4 triệu USD (-4,21%), sắn và sản phẩm từ sắn giảm 102 triệu USD (-15,09%), cao su giảm 320 triệu USD (-32,96%) Bên cạnh đó cũng có

sự đáng mừng khi các mặt hàng rau quả, cà phê, hạt tiêu và hạt điều đều có sự tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2013 Trong đó, rau quả đạt giá trị xuất khẩu 664 triệu USD, tăng 172 triệu USD (34,96%); cà phê đạt 2.126 triệu USD, tăng 403 triệu USD (23,39%); hạt tiêu xuất khẩu được 746 triệu USD, tăng 265 triệu USD (47,83%); hạt điều tăng 131 triệu USD (18,27%) đạt giá trị 1.476 triệu USD Chính những sự thay đổi này làm cho cơ cấu của xuất khẩu nông sản đặc biệt là sự lên ngôi của cà phê với 29% và sự tụt dốc của cao

su với chỉ 9% trên tổng cơ cấu Các số liệu trên cho thấy tín hiệu khả quan của xuất khẩu nông sản Việt Nam trong năm 2014 nhưng nhà nước cần lưu ý đến các mặt hàng bị giảm giá trị trong sáu tháng đầu năm để có sự cải thiện trong gia đoạn còn lại của năm Các doanh nghiệp trong nước cũng cần nắm bắt rõ thông tin của thị trường thế giới cũng như dự đoán tình hình thay đổi trong tương lại để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành hàng nông sản

Ngày đăng: 26/10/2015, 11:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w