Nhờ việc mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới nên việc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng cũng có thêm nhiều thị trường mới. Ngoài các thị trường quen thuộc như: Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Nga,…, mặt hàng nông sản của nước ta cũng đã có mặt ở nhiều thị trường khác trên thế giới, trong đó có các thị trường thuộc dạng khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU. Đây là những dấu hiệu hết sức đáng mừng nhưng cũng mang lại nhiều thách thức cho nông sản Việt Nam về mặt cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.
Đất nước láng giềng Trung Quốc luôn là một đối tác lớn trong xuất khẩu của Việt Nam và mặt hàng nông sản cũng không phải là ngoại lệ. Năm 2011, nước ta đã xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc với kim ngạch 2.389 triệu USD (chiếm 17,56% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản). Trong đó, mặt hàng cao su đã chiếm tới 1.937 triệu USD (81,1%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản.Năm 2012 là một bước ngoặc lớn trong xuất khẩu sang Trung Quốc. Mặt hàng nông sản của nước ta xuất bán cho phía đối tác đã lên đến 4.679 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Qua đó, Trung Quốc đã trở thành đối tác lớn nhất của nông sản Việt Nam và bắt đầu từ đây, nông sản nước ta đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc. Mặt hàng gia tăng mạnh là sắn và các sản phẩm từ sắn, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua con số 1 tỷ USD. Năm 2013, nông sản nước ta đón nhận những thông tin đáng buồn khi tổng kim ngạch đã bị tụt giảm và giá trị xuất khẩu vào Trung Quốc cũng giảm đáng kể. Nhưng xét trên thực tế thì khối lượng hàng không hề tụt giảm mà ngược lại còn gia tăng, điều này cho thấy giá đã bị giảm rất mạnh. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là do nguồn cung của thế giới gia tăng kéo theo giá các mặt hàng giảm xuống. Mặc dù vậy nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn đạt 4.252 triệu USD khi xuất vào thị trường Trung Quốc. Trong 6 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu nông sản vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, giá trị xuất khẩu đã giảm 124 triệu USD (-5,71%); trong đó mặt hàng cao su tiếp tục giảm mạnh (gần 50%), gạo, hạt điều và sắn cũng giảm so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó cũng có những mặt hàng tăng giá trị như cà phê, rau quả. Nhưng Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam và nhà nước đang tìm cách để cải thiện tình hình trong 6 tháng cuối năm. Sự chiếm lĩnh trong nhập khẩu nông sản của Trung Quốc ngoài những mặt tích cực cho nông dân Việt Nam cũng cần đặc biệt phải chú ý tới những mặt tiêu cực mà nó mang lại. Hàng nông sản của Việt Nam gần như không chủ động được trên thị trường và việc mua tận gốc của thương lái Trung Quốc đã khiến cho doanh nghiệp Việt Nam chẳng có vai trò gì đáng kể.
Bảng 4.2 Xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường ĐVT: triệu USD Thị trƣờng 2011 2012 2013 6 tháng 2014 Chênh lệch 2012- 2011 Chênh lệch 2013- 2012 Chênh lệch 6T/2014- 6T/2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Trung Quốc 2.389 4.679 4.252 2.056 2.290 95,86 -427 -9,13 -124 -5,71 EU 2.540 2.460 2.171 1.578 -80 -3,15 -289 -11,75 298 23,24 ASEAN 3.467 3.060 2.077 774 -407 -11,74 -983 -32,12 -248 -24,30 Mỹ 1.426 1.296 1.357 853 -130 -9,12 61 4,71 122 16,66 Ấn Độ 142 376 381 169 234 164,79 5 1,33 8 5,30 Nhật 409 328 330 201 -81 -19,80 2 0,61 21 11,96 Nga 300 269 323 174 -31 -10,33 54 20,07 9 5,29 Hàn Quốc 193 260 304 162 67 34,72 44 16,92 -12 -6,67 Úc 248 178 182 98 -70 -28,23 4 2,25 16 19,46 Khác 2.492 1.942 1.745 1.200 -550 -22,07 -197 -10,14 321 36,5 Tổng cộng 13.606 14.848 13.122 7.265 1.242 9,13 -1.726 -11,62 411 6,00
17.6% 25.5% 10.5% 1.0% 3.0% 23.8% 18.7% 31.5% 16.6% 20.6% 8.7% 2.5% 2.2% 17.8% Năm 2011 Năm 2013 Năm 2012 32.4% 16.5% 15.8% 10.3% 2.9% 2.5% 19.5%
Trung Quốc EU ASEAN Mỹ Ấn Độ Nhật Khác
Hình 4.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
Bên cạnh Trung Quốc thì Mỹ cũng là một đối tác quen thuộc của Việt Nam. 1.426 triệu USD là con số mà chúng ta đạt được khi xuất khẩu nông sản vào thị trường này, một con số khá ấn tượng. Năm 2012 khi lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc gia tăng quá mạnh đã làm cho lượng hàng vào các thị trường khác giảm đi, trong đó có Mỹ. Giá trị xuất khẩu đã giảm xuống còn 1.296 triệu USD, giảm 9,12% so với năm 2011, trong đó chỉ có mặt hàng cà phê, rau quả và hạt điều là tăng nhưng với giá trị không đáng kể. Năm 2013 có sự khởi sắc hơn khi giá trị xuất khẩu đã tăng thêm 61 triệu USD so với năm 2012 nhưng sự gia tăng này là không lớn. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do lượng hàng đã tăng lên khá nhiều nhưng giá thì lại giảm. Năm này Mỹ cũng đã hứng chịu những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế nên việc bán hàng vào Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục đón nhận tin vui từ Mỹ khi tổng giá trị xuất khẩu nông sản đã gia tăng 16,66% so với cùng kỳ năm trước. Do đáp ứng được các yêu cầu về mặt tiêu chuẩn nên các loại rau và trái cây của Việt Nam đã tìm được đường vào thị trường Mỹ. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết trái vải và nhãn của Việt Nam đã được phép xuất khẩu sang Mỹ sau thanh long (2008) và chôm chôm (2011). Trong tương lai gần, trái xoái, mãng cầu và một số loại trái cây khác sẽ được xúc tiến đàm phán xâm nhập Mỹ.
Sau khi thực hiện hiệp định AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN), xóa bỏ hàng rào thuế quan thì lượng hàng xuất khẩu đi sang các nước trong khu vực ngày càng chiếm giá trị lớn trong cơ cấu xuất khẩu. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng ở Đông Nam Á. Năm 2011, nước ta đã thu về 3.467 triệu USD (chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước) từ việc xuất khẩu nông sản sang thị trường ASEAN. Trong đó, mặt hàng gạo đã mang về hơn 2 tỷ USD, cao su 260 triệu USD, cà phê cũng mang về 135 triệu USD. Sang năm 2012, cũng do hàng nông sản nước ta ào ạt đổ vào Trung Quốc nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN cũng đã giảm đi. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã giảm 407 triệu USD (-11,74%). Sự sụt giảm này chủ yếu là do giá trị gạo xuất khẩu giảm mạnh mặc dù các mặt hàng nông sản khác đều gia tăng. Cũng chịu chung ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế và thiên tai nên việc xuất khẩu sang ASEAN năm 2013 gặp nhiều khó khăn. Giá trị nông sản xuất khẩu đã giảm gần 1 tỷ USD, gạo tiếp tục là mặt hàng giảm giá trị mạnh nhất (-49,8%) so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014 nhờ có những cải thiện trong tình hình kinh tế thế giới cũng như sự chặt chẽ trong các khâu sản xuất ở các doanh nghiệp nên giá trị xuất khẩu nông sản đã có nhiều chuyển biến. Mặc dù vậy do vướng phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực (đặc biệt là Thái Lan)
cũng như trên thế giới nên giá trị xuất khẩu nông sản nước ta sang ASEAN vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, mặc dù đây là khu vực mang lại giá trị xuất khẩu nông sản cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu nhờ những ưu đãi từ các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết nhưng sự sụt giảm giá trị vẫn diễn ra trong các năm qua. Điều này thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nhà nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường ASEAN.
Nhật, EU và Hàn Quốc là những thị trường rất khó tính đối với hàng hóa của Việt Nam. Các mặt hàng nông sản của nước ta muốn thâm nhập được vào các thị trường này cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về VSATTP cũng như các tiêp chuẩn về chất lượng, mẫu mã. Việc Việt Nam và Nhật ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ từ năm 2010 đến nay đã thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường này rất nhiều. Điểm quan trọng của hiệp định này là việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật Bản như trong số 2.020 dòng thuế nông sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dòng, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2011, nước ta đã xuất khẩu qua Nhật 409 triệu USD giá trị hàng nông sản nhưng do sự khắc khe, khó tính của thị trường Nhật nên giá trị xuất khẩu nông sản năm 2012 đã giảm xuống còn 328 triệu USD (giảm 81 triệu USD). Bước sang năm 2013 đã có chút dấu hiệu khả quan khi giá trị xuất khẩu gia tăng, nhưng sự gia tăng này là rất nhỏ (2 triệu USD, 0,61%). Được biết, lâu nay Nhật Bản đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho nông nghiệp Việt Nam như trong khâu đào tạo cán bộ nông nghiệp, viện trợ kỹ thuật cho các hợp tác xã, hỗ trợ giống lúa,… và dường như các hoạt động này đã bắt đầu đem lại hiệu quả. 6 tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu của nông sản sang Nhật đã tăng 21 triệu USD (11,96%) so với cùng kỳ năm 2013 và dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng còn lại của năm. Trong thời gian sắp tới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nông dân cần có những thay đổi thích hợp để đáp ứng được tiêu chuẩn mà phía Nhật Bản đặt ra cho hàng nông sản Việt Nam. Bên cạnh Nhật thì EU cũng là một thị trường cực kỳ khó tính. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta sang EU bị giảm đáng kể. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU năm 2011 là 2.540 triệu USD, đến năm 2012 con số này đã giảm xuống 2.460 triệu USD (giảm 80 triệu USD) và năm 2013 chỉ còn 2.171 triệu USD (giảm 289 triệu USD). Nguyên nhân cũng một phần do khủng hoảng nợ công ở châu Âu, nhưng sự ảnh hưởng này xũng không lớn lắm. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc, một thị trường đầy tiềm năng nhưng có đòi hỏi cao. Theo ông Kim Ik Ho, Cục trưởng Cục hành chính Nông nghiệp
tỉnh Gyeogonggi – do, Hàn Quốc, vấn đề về VSATTP và kiểm dịch đối với mặt hàng nông sản được coi trọng nhất ở Hàn Quốc, nếu Việt Nam khắc phục được lộ trình này thì con đường cho nông sản Việt Nam vào thị trường này có triển vọng rất lớn. Theo như thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu nông sản vào Hàn Quốc năm 2011 đạt giá trị là 193 triệu USD, năm 2012 là 260 triệu USD (tăng 67 triệu USD) và năm 2013 là 304 triệu USD (tăng 44 triệu USD). Ngoài nguyên nhân về VSATTP thì còn có hai nguyên nhân khác khiến nông sản Việt Nam gặp khó ở thị trường này là tính đồng nhất của các lô hàng và bao bì sản phẩm. Chúng ta nên khắc phục những nhược điểm này trong thời gian ngắn nhất vì theo thống kê cho thấy đã có dấu hiệu sụt giảm về giá trị ở 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, nếu hàng nông sản của nước ta đáp ứng tốt các yêu cầu khắc khe từ các thị trường khó tính này thì việc đóng góp của xuất khẩu nông sản vào GDP quốc gia sẽ ngày càng gia tăng và thu nhập của nông dân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.
Nga được đánh giá là một thị trường tiềm năng với xuất khẩu nông sản Việt Nam, đặc biệt với các sản phẩm như cà phê, hạt điểu, hạt tiêu, rau quả, chè, gạo. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của nhóm hàng này của nước ta tại Nga trong thời gian qua vẫn chưa đáng kể so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này, đồng thời cũng chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nga ước đạt 300 triệu USD nhưng sang năm 2012 giá trị đã bị giảm xuống 269 triệu USD (giảm 10,33% so với năm 2011). Nguyên nhân của sự sụt giảm này được Cục xuất nhập khẩu lý giải rằng, do sản phẩm nông sản của Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển,… với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự. Bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như quy định về VSATTP, quy định về kiểm dịch chất lượng,… mà thị trường này áp dụng đối với hàng nông sản của nước ta tương đối chặt chẽ dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm bị giảm so với các quốc gia khác. Năm 2013, giá trị xuất khẩu nông sản vào thị trường Nga tăng lên 323 triệu USD (tăng 20,07% so với năm 2013) và đến hết 6 tháng đầu năm 2014 giá trị này tiếp tục tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một dấu hiệu lạc quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Chính phủ Nga đang đưa ra các biện pháp tăng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội lớn này, các doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản phải chú ý đến yêu cầu từ phía Nga. Do các hệ thống siêu thị bán lẻ Nga không tự nhập khẩu hàng nên doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải tìm các công ty chuyên nhập khẩu, có thể là các công ty Nga hoặc các công ty Việt
Nam. Bên cạnh việc tìm kiếm các công ty thương mại thì các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu yêu cầu sơ bộ đối với các mặt hàng này khi xuất khẩu vào Nga như: mức thuế nhập khẩu, thuế hải quan, VAT và chất lượng hàng hóa.
Ngoài các thị trường lớn trên thì việc tìm kiếm và xâm nhập các thị trường khác đầy tiềm năng cũng đang là vấn đề cần được quan tâm của các doanh nghiệp. Theo bảng 3.2 cho thấy thị trường Ấn Độ có sự tăng trưởng của giá trị xuất khẩu nông sản rất ấn tượng. Cụ thể, năm 2011 giá trị chỉ có 142 triệu USD nhưng đến năm 2012 đã tăng lên 376 triệu USD (tăng 164,79%) và đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tiếp tục tăng dù tỷ lệ không ấn tượng bằng năm 2012. Mặc dù Ấn Độ là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nước này hằng năm vẫn nhập khẩu một số loại nông sản để chế biến sau đó tái xuất khẩu và Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp nông sản có chất lượng được các doanh nghiệp Ấn Độ lựa chọn. Bên cạnh Ấn Độ, Úc cũng là một thị trường đem về giá trị xuất khẩu cao cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. Năm 2011 giá trị xuất khẩu sang thị trường này là 248 triệu USD nhưng lại giảm giá trị ở năm 2012 (178 triệu USD). Năm 2013 giá trị xuất khẩu vẫn không bằng năm 2011 mặc dù đã tăng so với năm 2012 (chỉ tăng thêm 4 triệu USD). Các mặt hàng nông sản Việt đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt về giá cũng như mẫu mã từ các nước khác trên thế giới. Yêu cầu cấp bách nhất hiện nay với nông sản Việt Nam là chất lượng và sự chặt chẽ trong các khâu xuất khẩu. Các thị trường khác trên thế giới cũng mang lại giá trị trên 1 tỷ USD hàng năm từ xuất khẩu nông sản (năm 2011 là 2.492 triệu USD).