MA TRẬN SWOT

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 94)

5.1.1 Ma trận SWOT

Nhìn chung, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp, bộ phận quản lý của nhà nước cần nhận ra những cơ hội cũng như đe dọa để có thể tận dụng hay phòng ngừa một cách hiệu quả. Riêng về phía doanh nghiệp cần nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và khai thác những ưu đãi mà nhà nước cũng như các nước nhập khẩu dành cho mình. Các đối thủ, khách hàng ngày càng có tiếng nói và đe dọa mạnh mẻ đến xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp thành phố. Vì thế, trước hết phải hiểu rõ thị trường, hiểu rõ đối thủ, hiểu rõ khách hàng và nhu cầu của họ để tìm ra chiến lược thích hợp. Các cơ hội luôn ở ngay trước mắt, các đe dọa thì lẩn xung quanh, điểm mạnh điểm yếu nằm ở chính bản thân, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ chúng để đi đến đích thành công.

SWOT Điểm mạnh (S)

S1: Lao động nông thôn và lao động phổ thông dồi dào

S2: Thiết bị sản xuất được hiện đại hóa S3: Kinh nghiệm trồng cây nông sản lâu đời S4: Chính trị ổn định

S5: Ban lãnh đạo có kinh nghiệm S6: Tích cực xuất khẩu trực tiếp S7: Đa dạng trong mặt hàng xuất khẩu

Điểm yếu (W)

W1: Nhạy cảm với thiên tai, lũ lụt

W2: Phụ thuộc nhiều và thị trường Trung Quốc

W3: Đất canh tác nhỏ lẻ W4: Kênh Marketing hoạt động không hiệu quả

W5: Vị thế trên bàn đàm phán không cao W6: Chưa thể chủ động trong vận chuyển, thuê tàu

W7: Không linh động trong nguyên liệu khi thu hoạch chỉ theo mùa vụ

W8: Phương thức thanh toán chưa đa dạng W9: Khả năng dự báo thị trường kém

W10: Chỉ tập trung làm ăn với các khách hàng lâu năm

W11: Chất lượng nông sản không cao, không có hệ thống bán lẻ

Cơ hội (O)

O1 : Các nước ký hiệp định thương mại với Việt Nam, giảm nhiều hạn mục thuế quan, tạo điều kiện xuất khẩu

O2: Các ưu tiên của Chính phủ trong việc đầu tư cải tiến công nghệ, giống cây trồng O 3 : Nhu cầu nông sản của các nước trên thế giới đang tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển

O4: Tình hình căng thẳng giữa Nga và EU tạo điều kiện cho nông sản Việt bước vào thị trường này

O5: Thành phố đang thực hiện quy hoạch lại đất canh tác, hỗ trợ giống mới chất lượng.

O6: Nhà nước ưu đãi thuế xuất khẩu với hàng nông sản

O7: Điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng cây nông nghiệp

(1) S1,3+O2,5,7: Lập chuỗi sản xuất xuyên suốt từ nông dân đến doanh nghiệp

(2) S5,6+O1: Tăng cường chiến lược Marketing tại các thị trường cũ để xây dựng thương hiệu vững mạnh

(3) S2,7+O3: Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm

(4) S6+O3: Mở rộng, tìm kiếm thị trường mới

(5)W1,3,7,11,+O2,5,7: Nghiên cứu giống mới, luân canh, xen canh; hỗ trợ nông dân trong sản xuất.

(6) W2,10+O1,4: Tìm kiếm thị trường mới có tiềm năng.

(7) W4,6,8+O1,6: Nâng cao năng lực của công ty trong Marketing và dự báo thị trường

Thách thức (T)

T1: Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T2: Các yêu cầu kỹ thuật ngày càng gắt gao đối với nông sản xuất khẩu

T3: Tình hình lạm phát liên tục khiến chi phí sản xuất gia tăng

T4: Cầu lương thực ở Châu Âu có xu hướng giảm

T5: Ô nhiễm môi trường, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến sản lượng nông sản

(8) S3+T2: Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào.

(9) S2+T1,2: Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu và mẫu mã hàng hóa (10) S4,5+T3: Xây dựng các chiến lược bình ổn giá, nắm bắt thông tin kịp thời (11) S5+T4: Nghiên cứu tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thị trường tiềm năng (12) S3+T5: Cải tạo môi trường canh tác cũng như kiểm soát dịch bệnh bằng cách trồng luân canh, xen canh

(13) W4,5,9+T1,2: Lập kênh phân phối, văn phòng đại diện tại nước nhập khẩu

(14) W9,10+T3,4: Chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường châu Phi, châu Mỹ

(15) W1,3,7,11+T5: Cải tạo môi trường canh tác, cải tạo giống, quản lý nguồn nguyên liệu hiệu quả

5.1.2 Các chiến lƣợc thực hiện

Phát triển thị trường (2, 7, 13, 10): Việc làm ăn với các thị trường lâu năm là một lợi thế cho các doanh nghiệp trong đàm phán. Tuy nhiên, việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh cả trong nước và nước ngoài làm đe dọa đến các doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao công tác Marketing, lập kênh phân phối để người tiêu dùng cũng như đối tác biết đến chúng ta và xây dựng hình ảnh quen thuộc trong long họ là một chiến lược cần thiết và cấp bách hiện nay.

Tìm kiếm thị trường mới (4, 6, 11, 14): Cầu hàng hóa ở châu Âu đang có dấu hiệu giảm và việc phụ thuộc quá nhiều và các đối tác lâu năm (đặc biệt là Trung Quốc) yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm kiếm thêm những thị trường mới, tiềm năng hơn. Xét trong khu vực, nhờ việc tham gia và các hiệp định AFTA, ATIGA đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam xuất sang các nước ASEAN. Châu Phi, Trung Đông cũng là những thị trường cực kỳ tiềm năng và tương đối dễ tính nên cũng sẽ là điểm đến của hàng nông sản của Việt Nam. TP Cần Thơ là trung tâm của khu vực ĐBSCL và là đầu mối xuất khẩu nông sản nên các đối tác nước ngoài sẽ tập trung tìm kiếm nguồn hàng tại đây nên cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp là không hề nhỏ. Điểm cốt yếu ở đây chính là sự chủ động của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Chính quyền địa phương trong việc tìm kiếm đối tác mới. Vì thế, các doanh nghiệp cần có những thay đổi trong lối làm ăn bấy lâu nay, mở ra con đường sáng hơn trong tương lai.

Cải tiến giống, cải tạo môi trường (5, 12, 15): Các quốc gia nông nghiệp trên thế giới đang “điêu đứng” trước tình hình khí hậu thế giới bị biến đổi, thiên tai, dịch bệnh và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Chính vì lẽ đó, việc cải tạo môi trường song song với việc sản xuất nên là ưu tiên hàng đầu đối với nông dân, doanh nghiệp cũng như nhà nước. Ngoài ra, việc đầu tư cho nghiên cứu giống mới, kháng sâu bệnh, chịu được thời tiết cũng đang được phía nhà nước và một số doanh nghiệp thực hiện, điển hình như Nông trường Sông Hậu trong những năm qua.

Quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm (1, 8, 9): Mấy năm gần đây, áp lực cung ứng nguyên liệu đang gây khó dễ cho các doanh nghiệp thành phố. Một mặt, thiên nhiên gây khó khăn cho nông dân trong canh tác, mặt khác sự “chơi xấu” của các thương lái đến từ Trung Quốc làm mất nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng cao từ các nước nhập khẩu cũng đòi

hỏi các doanh nghiệp phải bắt tay với nhà nông để có thể đáp ứng được hàng hóa đủ tiêu chuẩn.

Tóm lại, các chiến lược trên cũng chỉ là nhất thời nên các doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn xa hơn, dự báo kinh tế để có thể nắm bắt được nhu cầu trên thế giới, nhận ra thách thức, cơ hội để có thể đề ra những chiến lược thích hợp cho mình cũng như nông sản xuất khẩu của thành phố.

5.2 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TP CẦN THƠ CỦA TP CẦN THƠ

5.2.1 Chính sách của nhà nƣớc trong việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản

Các chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển của ngành. Rất nhiều biện pháp, chiến lược được đề ra nhằm giúp doanh nghiệp, hộ nông dân giải quyết khó khăn và đã phần nào mang lại hiệu quả.

Về phía hộ nông dân, nhà nước đang tiến hành rà soát, xác định các loại nông sản thế mạnh của từng vùng để có thể tập trung canh tác và tạo nguồn cung nguyên liệu đảm bảo. Thực hiện các chính sách về hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hanh sản xuất nông nghiệp tốt nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng để tổ chức thực hiện sản xuất theo hướng GAP. Riêng với cây lúa, chủ trương đầu tư thâm canh gắn với phòng trừ dịch bệnh hiệu quả, áp dụng triệt để các tiến bộ kỹ thuật mới: 3 giảm 3 tăng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, sử dụng công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh víu trên cây lúa, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chất lượng gạo xuất khẩu tăng lên. Đặc biệt, với chủ trương “Cánh đồng mẫu lớn” với vai trò là cầu nối của ngành trong việc phát huy vai trò giữa kết nối và tiêu thụ lúa gạo đã đạt được nhiều thành công trong những năm qua. Ngoài ra, phía nhà nước còn ra quyết định hỗ trợ vay vốn cho nông hộ, phục vụ sản xuất giúp người dân có điều kiện, nguồn vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô canh tác.

Về phía doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát thị trường. Nhiều thị trường tiềm năng đang được Bộ xúc tiến thương mại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Argentina,… Trong nước, Bộ đã làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp để làm rõ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chúc năng cố gắng cao nhất để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đẩy mạnh sản xuất. Chương trình hỗ trợ cay vốn cho doanh nghiệp mua dây chuyền sản xuất cũng được Ngân hàng nhà nước đưa ra để thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất cũng như giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu về ký thuật của các đối tác nước ngoài.

Thành phố Cần Thơ luôn chủ trương tiến hành theo các biện pháp, chương trình mà Chính phủ đưa ra để có thể tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp cũng như nông dân có thể phát triển. Những nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý, hỗ trợ của chính quyền thành phố đã góp công rất lớn trong việc biến nông sản thành mặt hàng xuất khẩu chiến lược của thành phố.

5.2.2 Định hƣớng chiến lƣợc xuất khẩu đến năm 2020

Cùng với đà phát triển kinh tế xã hội của thành phố và thành tích đạt được trong hoạt động xuất khẩu trên địa bàn thành phố trong thời gian qua. Đồng thời, với vai trò là trung tâm kinh tế, chính chị của cả vùng ĐBSCL. Có thể tin tưởng rằng, trong thời gian từ nay đến năm 2020, tăng trwuongr xuất khẩu vẫn đạt mức khá cao, mặc dù Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở khai thác các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng có tiềm năng trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Do hàng nông sản của Cần Thơ có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế nên cần tiếp tục khai thác lợi thế so sánh này để đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã chính thức tham gia vào TPP và AFTA,… điều kiện tiếp cận thị trường đối với những sản phẩm này sẽ có sự cải thiện lớn và thành phố cần chủ động các phương án đón bắt các cơ hội thị trường mới mở ra.

Mặt hàng gạo khó có khả năng tăng mạnh về khối lượng xuất khẩu nên cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tập trung phát triển các loại gạo có giá trị cao, được thị trường nước ngoài ưa chuộng.

Bảng 5.2 Dự báo triển vọng xuất khẩu gạo của TP Cần Thơ đến 2020 ĐVT: Triệu USD Năm 2015 Năm 2020 Philippines 152,3 150,5 Indonesia 144,7 161,0 Malaysia 54,9 84,0 Singapore 17,5 37,1 Các nƣớc khác 176,6 146,5 Tổng cộng 546 579

Nguồn: Ban chủ nhiệm Đề án định hướng xuất khẩu TP Cần Thơ đến 2020

Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục nhanh sẽ là động lực thúc đẩy nhu cầu về mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến. Do vậy, dự báo tăng trưởng xuất khẩu nông sản chế biến của thành phố trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ đạt mức khá cao khoảng 20%/năm. Thành phố sẽ đề ra các chiến lược xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33,7 122,0 0 20 40 60 80 100 120 140 Năm 2015 Năm 2020

Nguồn: Ban chủ nhiệm Đề án định hướng xuất khẩu TP Cần Thơ đến 2020

Hình 5.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu nông sản chế biến năm 2015 và 2020

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA TP CẦN THƠ KHẨU NÔNG SẢN CỦA TP CẦN THƠ

5.3.1 Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm

Cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo nhưng phải theo hướng “lúa chất lượng cao”, nhanh chóng chuyển đổi cây trồng trên những vùng đất lúa kém hiệu quả. Tăng cường nghiên cứu sáng tạo đổi mới khoa học công nghệ của ngành nông nghiệp. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh thái bền vững. Xây dựng chương trình, nhận chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại và thực hiện một các hiệu quả.

Phía doanh nghiệp nên đầu tư vào các dây chuyền sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn cao để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng và nâng cao năng suất sản xuất. Việc tìm hiểu kỹ các yêu cầu về chất lượng và ATVSTP cũng rất quan trọng để các doanh nghiệp có cơ sở để thay đổi sản phẩm của mình sao cho phù hợp với thị trường nhập khẩu.

5.3.2 Nguồn nhân lực

Cần nghiên cứu, đánh giá và phân loại lực lượng lao động, sử dụng hợp lý nguồn lao động, phân bổ lao động hợp lý, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của người lao động, nông dân.

5.3.2.1 Công tác đào tạo

Có 2 phương hướng đào tạo nguồn lao động là đào tạo lao động phổ thông và đào tạo nhân viên, cán bộ chuyên về nghiệp vụ ngoại thương.

Về đào lạo lao động phổ thông, công nhân cho công ty. Hiện các cơ sở dạy nghề, trung tâm dạy nghề ở địa bàn thành phố được mở rất nhiều nhưng vẫn chưa hoạt động hiệu quả. Các doanh nghiệp cần phải phối hợp với các trung tâm này và cho thấy nhu cầu về lao động của mình để các trung tâm có thể đào tạo theo từng hướng khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Về phía các cơ quan giáo dục cũng cần có những biện pháp để có thể vận động, tiếp cận các học viên có tiềm năng và nhu cầu để có thể đào tạo. Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực ở các cấp, địa phương. Bảo đảm huy động nguồn vốn cho phát triển nhân lực, đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.

Về đào tạo nhân viên, cán bộ chuyên về nghiệp vụ ngoại thương: các doanh nghiệp phải chú trọng đến đào tạo nhân viên chuyên về nghiệp vụ ngoại thương để có thể giải quyết các vấn đề về xuất khẩu và đặc biệt là thanh toán

quốc tế. Phía nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đưa nhân viên sang các nước có trình độ phát triển cao để học hỏi. Ngoài ra, cũng có thể tổ chức các khóa huấn luyện về nghiệp vụ để nhân viên nâng cao khả năng hiểu biết cũng như khả năng nghiệp vụ của mình.

Về phía các trường cao đẳng, đại học cũng cần phối hợp với doanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 94)