Kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nƣớc

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 36)

Nông sản nói chung là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam trong những năm vừa qua, đem lại nguồn thu lớn cho đất nước và đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia. Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam hiện nay đang chiếm giữ vị thế cao trên thị trường quốc tế như hạt điều, hạt tiêu (đứng thứ nhất); gạo, cà phê (đứng thứ hai); chè (đứng thứ sáu),… Tuy nhiên vài năm gần đây do tác động của dịch bệnh, thời tiết thay đổi và đặt biệt là rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu đối với mặt hàng nông sản đã ảnh hưởng không ít đến tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu của nước ta.

Nhìn chung, do những thay đổi không ngừng của thị trường thế giới cũng như tình hình sản xuất trong nước đã làm cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu có sự biến động lên xuống khác nhau theo từng năm. Nhưng việc xuất khẩu nông sản cũng đã đem lại nguồn thu trên 10 tỷ USD hằng năm, một nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước.

Năm 2011 là năm nông sản Việt Nam đạt trị giá xuất khẩu rất cao nhờ giá cả tăng và lượng hàng xuất khẩu cũng tăng.Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta năm 2011 là 13.606 triệu USD. Gạo vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước). Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam cho thấy, giá trị gạo xuất khẩu là 3.643 triệu USD, một con số khá lớn. Các mặt hàng như cà phê, hạt điều và cao su đều đem lại giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Cụ thể, cà phê đạt giá trị xuất khẩu là 2.741 triệu USD, hạt điều là 1.476 triệu USD và cao su là 3.223 triệu USD.

Bảng 4.1 Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản cả nước từ năm 2011 đến T6/2014 ĐVT: triệu USD Hàng hóa Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T 2014 Chênh lệch 2012- 2011 Chênh lệch 2013- 2012 Chênh lệch T6/2014-T6/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Gạo 3.643 3.689 2.986 1.492 46 1,26 -703 -19,06 -134 -8,24 Cà phê 2.741 3.686 2.694 2.126 945 34,48 -992 -26,91 403 23,39 Cao su 3.223 2.826 2.526 651 -397 -12,32 -300 -10,62 -320 -32,96 Hạt điều 1.476 1.480 1.659 848 4 0,27 179 12,09 131 18,27 Sắn và sản phẩm của sắn 948 1.334 1.092 574 386 40,72 -242 -18,14 -102 -15,09 Rau quả 628 799 1.040 664 171 27,23 241 30,16 172 34,96 Hạt tiêu 746 808 900 819 62 8,31 92 11,39 265 47,83 Chè 201 226 225 91 25 12,44 -1 -0,44 -4 -4,21 Tổng cộng 13.606 14.848 13.122 7.265 1.242 9,13 -1.726 -11,62 411 6,00

ĐVT: % 23.7% 26.8% 7.0% 10.8% 5.5% 1.5% 20.1% 4.6%

Gạo Rau quả Cà phê Chè Hạt tiêu Hạt điều Sắn và sản phẩm của sắn Cao su

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 4.1 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước năm 2011

Bước sang năm 2012, nông sản Việt Nam thắng lớn khi đem về 14.848 triệu USD từ xuất khẩu, tăng 1.242 triệu USD (9,13%) so với năm 2011. Đây là con số rất đáng mừng cho các nỗ lực từ phía nhà nước và doanh nghiệp. Mặt hàng có tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất là sắn và các sản phẩm từ sắn (tăng 40,72% về giá trị xuất khẩu). Cà phê và rau quả cũng có tỷ lệ gia tăng khá cao lần lượt là 34,48% và 27,23%; giá trị gia tăng của cà phê là 945 triệu USD và rau quả là 171 triệu USD. Năm 2012 chứng kiến sự tăng nhẹ của gạo với tỷ lệ chỉ có 1,26%, đạt giá trị 3.689 triệu USD (tăng 46 triệu USD so với năm 2011), nhưng đây vẫn là mặt hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản (25%) bên cạnh cà phê. Trên thực tế thì lượng gạo xuất đi tăng với tỷ lệ cao (13,1%, tức 8,1 triệu tấn), điều đó chứng tỏ gạo của Việt Nam không có giá cao trên thị trường quốc tế. Mặt hàng hạt điều xuất khẩu tuy tăng mạnh về lượng nhưng giá trị chỉ tăng có 0,27%, điều này cho thấy sự xuống giá của hạt điều. Đáng quan tâm nhất của năm này là sự tụt giảm giá trị xuất khẩu của cao su, giảm đến 397 triệu USD (giảm 12,32%). So với những mặt

hàng khác, cao su có sự giảm giá nhiều nhất, mặc dù lượng xuất khẩu tăng 23,8% nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm đến 12,32% (397 triệu USD), một điều đáng buồn với ngành cao su Việt Nam. Những thay đổi trên đã làm thay đổi đến cơ cấu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước. ĐVT: % 24.8% 5.4% 24.8% 1.5% 5.4% 10.0% 9.0% 19.0%

Gạo Rau quả

Cà phê Chè

Hạt tiêu Hạt điều

Sắn và sản phẩm của sắn Cao su

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 4.2 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước năm 2012

Năm 2013 là một năm đáng buồn của nông sản Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành giảm đến 1.726 triệu USD (-11,62%), điều này ảnh hưởng lớn đến GDP của đất nước. Mặt hàng rau quả vẫn tăng 241 triệu USD (30,16%), đạt giá trị 1.040 triệu USD. Ngoài ra, các mặt hàng chè và hạt tiêu cũng có giá trị tăng trưởng dương so với năm 2012, lần lượt là 11,39% và 12,09% . Cà phê là mặt hàng giảm giá trị mạnh nhất, giảm 992 triệu USD (- 26,91%), giảm cả về lượng và giá, đây là năm mà giá trị xuất khẩu của cà phê giảm duy nhất trong 5 năm từ 2009 đến 2013. Kế đến là gạo, giảm 703 triệu USD (-19,6%) so với năm 2012, cao su giảm 300 triệu USD (-10,62%), sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 242 triệu USD (-18,14%) và chè giảm 1 triệu USD (-0,44%). Nguyên nhân của những sự sụt giảm này chủ yếu là do tình hình khủng hoảng kinh tế nên các quốc gia thắt chặt chi tiêu, giảm lượng hàng nhập khẩu và một phần cũng là do thiên tai, mất mùa làm giảm sản lượng nông sản.

ĐVT: % 22.8% 7.9% 20.5% 1.7% 6.9% 12.6% 8.3% 19.3%

Gạo Rau quả Cà phê Chè Hạt tiêu Hạt điều Sắn và sản phẩm của sắn Cao su

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 4.3 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước năm 2013

Theo như thống kê của Tổng Cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2014 giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chính đạt 7.265 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 1.492 triệu USD, giảm 8,24% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Chè, sắn và sản phẩm của sắn, cao su đều đạt giá trị tăng trưởng âm trong xuất khẩu. Chè giảm 4 triệu USD (-4,21%), sắn và sản phẩm từ sắn giảm 102 triệu USD (-15,09%), cao su giảm 320 triệu USD (-32,96%). Bên cạnh đó cũng có sự đáng mừng khi các mặt hàng rau quả, cà phê, hạt tiêu và hạt điều đều có sự tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, rau quả đạt giá trị xuất khẩu 664 triệu USD, tăng 172 triệu USD (34,96%); cà phê đạt 2.126 triệu USD, tăng 403 triệu USD (23,39%); hạt tiêu xuất khẩu được 746 triệu USD, tăng 265 triệu USD (47,83%); hạt điều tăng 131 triệu USD (18,27%) đạt giá trị 1.476 triệu USD. Chính những sự thay đổi này làm cho cơ cấu của xuất khẩu nông sản đặc biệt là sự lên ngôi của cà phê với 29% và sự tụt dốc của cao su với chỉ 9% trên tổng cơ cấu. Các số liệu trên cho thấy tín hiệu khả quan của xuất khẩu nông sản Việt Nam trong năm 2014 nhưng nhà nước cần lưu ý đến các mặt hàng bị giảm giá trị trong sáu tháng đầu năm để có sự cải thiện trong gia đoạn còn lại của năm. Các doanh nghiệp trong nước cũng cần nắm bắt rõ thông tin của thị trường thế giới cũng như dự đoán tình hình thay đổi trong tương lại để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu của ngành hàng nông sản.

ĐVT: % 20.5% 9.1% 29.3% 1.3% 11.3% 11.7% 7.9% 9.0%

Gạo Rau quả

Cà phê Chè

Hạt tiêu Hạt điều

Sắn và sản phẩm của sắn Cao su

Nguồn: Tổng Cục Thống kê Việt Nam

Hình 4.4 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cả nước 6 tháng đầu năm 2014

Sự co rút hay mở rộng thị trường từ đầu năm 2014 đến nay dẫu sao cũng chỉ là nhất thời, không thể bỏ qua chuyện tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Nhìn chung, hàng xuất khẩu của nước ta vẫn thiếu tính cạnh tranh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, vì thế chuyện phải hứng chịu rủi ro trên thị trường quốc tế là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất ở dạng nguyên liệu thô và nhằm vào những thị trường dễ tính. Vì vậy, về lâu dài, muốn tăng trưởng ổn định, ngoài những thị trường quen thuộc cần có thêm giải pháp đột phá vào các thị trường khó tính hơn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Bên cạnh đó cần xây dựng chuỗi sản phẩm đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu vào các thị trường trên.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)