Chiến lƣợc Marketing

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 103)

5.3.3.1 Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp cần tập trung vào công tác xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Cần có những chiến lược Marketing phù hợp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Đầu tiên, việc giới thiệu sản phẩm và thương hiệu đến đối tác và người tiêu dùng. Doanh nghiệp nên tích cực tham gia vào các hoạt động triễn lãm, hội chợ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, thông qua các hệ thống bán lẻ, siêu thị uy tín của nước ngoài để trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng ngoài nước.

Nên đầu tư xây dựng các website dành riêng cho nông sản. Các doanh nghiệp cần quan tâm đến thương mại điện tử, chú trọng hơn để phát triển các website, giúp khách hàng có thể dễ dàng giao dịch online.

Các chiến lược chiêu thị, quảng cáo cần nhắm tới đối tượng là người tiêu dùng. Bởi vì, nếu người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm của Việt Nam và thành phố Cần Thơ thì tất nhiên các nhà nhập khẩu sẽ có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng của ta.

Cũng cần phải nghiên cứu văn hóa, xã hội của các quốc gia để sao cho có thể đưa ra các hình thức chiêu thị phù hợp, tránh để bị “tẩy chay”. Quảng cáo là con dao 2 lưỡi khi nó vừa có thể giúp sản phẩm đến gần khách hàng mà cũng có thể làm khách hàng xa lánh sản phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tập trung giữ vững thị trường quen thuộc, tích cực thâm nhập thị trường mới. Ngoài tập trung xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cũng cần xây dựng thương hiệu, hệ thống bán lẻ trong nước.

5.3.3.2 Xây dựng chiến lược giá

Thị trường xuất khẩu nông sản cũng bao gồm nhiều phân khúc khác nhau. Việc lọc ra các phân khúc này giúp doanh nghiệp lập nên các chiến lược giá thích hợp.

Việc định giá phải có sự thống nhất giữa các doanh nghiệp với nhau để tránh hiện tượng “một sản phẩm, nhiều giá bán”. Các chiến lược bình ổn giá của phía nhà nước cũng rất quan trọng. Định giá dựa trên chi phí sản xuất, hao phí lao động sao cho tạo được lợi nhuận cho doanh nghiệp và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.

Ngoài ra cần nghiên cứu kỹ về các hiệp định chống bán phá giá ở các thị trường châu Âu và Mỹ để có những biện pháp đặt giá phù hợp.

5.3.3.3 Xây dựng chiến lược phát triển và phân phối sản phẩm

Chiến lược phát triển sản phẩm cần có tính thích ứng với từng thị trường. Mỗi thị trường sẽ có một nhu cầu về sản phẩm khác nhau tùy theo thói quen tiêu dùng của người dân.

Về sản phẩm và các tiêu chuẩn về VSATTP: Hiện nay, vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu khi tiêu dùng thực phẩm của người tiêu dùng. Các quy định về chất lượng, hàm lượng chất trong nông phẩm, biện pháp bảo quản,… được quy định rất nhiều trong các quy định nhập khẩu của các nước. Tùy theo từng thị trường khác nhau mà các quy định sẽ có mức khắt khe khác nhau. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và tìm ra cách để có thể đáp ứng được các yêu cầu này.

Về bao bì và đóng gói: phải được thực hiện tùy theo từng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Các tiêu chuẩn về trọng lượng, mẫu mã, dán nhãn là hết sức quan trọng đối với các lô hàng xuất khẩu. Đã có nhiều trường hợp hàng bị trả về do không đáp ứng được các yêu cầu về bao bì, đóng gói nên các doanh nghiệp cần phải tập trung lưu ý.

Về kênh phân phối: cần lập các hệ thống quản lý sản phẩm, kênh phân phối, kênh khách hàng ở ngay tại nước nhập khẩu. Đối với các công ty có khả năng, nên lập hệ thống bán lẻ riêng để có thể dễ dàng tiếp xúc với người tiêu dùng và xây dựng lòng tin nơi khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 103)