Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trƣờng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 62)

Trung Quốc luôn là một đối tác lớn với xuất khẩu của thành phố, trong đó có xuất khẩu sản phẩm nông sản. Trong đó, mặt hàng gạo là mặt hàng chủ lực, được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu nông sản của thành phố sang Trung Quốc bị giảm mạnh do các chính sách không hợp lý của doanh nghiệp và các hình thức “ép” các doanh nghiệp của phía đối tác.

Năm 2011, giá trị xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đạt 76.578 nghìn USD chiếm 17,6% kim ngạch xuất khẩu nông sản toàn thành phố. Năm 2012, giá trị giảm 3,8% còn 73.689 nghìn USD, tuy nhiên sự sụt giảm này chưa đáng kể. Năm 2013, tỷ lệ giảm mạnh hơn so với năm 2012, cụ thể giảm đến 10,2% còn 66.170 nghìn USD. Một dấu hiệu đáng cảnh báo cho các doanh nghiệp thành phố. Nửa đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu nông sản tiếp tục có dấu hiệu giảm mạnh, giá trị giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2013. Cùng với đó, trong nửa cuối thánh 6 hình thức giao dịch tiểu ngạch đã bị đình chỉ tạm thời do một lệnh cấm của phía Trung Quốc được ban hành do vấn đề kỹ thuật khi các cơ quan quản lý nhà nước của họ đang kiểm tra khâu thất thu ngân sách, do hệ mậu dịch này lạm dụng mức thuế suất tiểu ngạch thấp nhất đối với mặt hàng chiến lược để hưởng lợi không chính đáng. Và gần đây, ngày 9/8, phía Trung Quốc lại chính thức ban hành một lệnh cấm nhập khẩu nữa với mặt hàng gạo cũng với nguyên nhân trên. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt

động xuất khẩu của các doanh nghiệp vì đây luôn là khách hàng hàng đầu trong giao dịch quốc tế của các doanh nghiệp thành phố.

Ngoài ra, vấn đề thanh toán trong giao dịch xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc cũng là một điều đáng lo ngại. Bên cạnh việc trả tiền chậm, phía đối tác hầu như chưa thực hiện phổ biến hình thức thanh toán theo thông lệ quốc tế bằng L/C nên mức độ an toàn trong thanh toán không cao. Vướn mắc trong thanh toán giữa các doanh nghiệp thành phố và doanh nghiệp Trung Quốc đang bị đẩy lên cao do phía đối tác đang nợ tiền hàng rất nhiều. Nhưng do chưa siết chặt khâu thanh toán nên các doanh nghiệp đang phải “nằm yên chịu trận” trước đối tác Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác quan trọng với xuất khẩu nông sản của thành phố nên việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này làm chi phối rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp và thành phố nên có những biện pháp và chiến lược để khắc phục những khó khăn trên cũng như duy trì mối quan hệ bền vững với các khách hàng lớn của mình.

Bảng 4.7 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của TP Cần Thơ theo cơ cấu thị trường năm 2011 – T6/2014

ĐVT: Nghìn USD

Năm 2011 Năm 2012 Năm

2013 6T-2013 6T-2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6T- 2014/6T-2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Trung Quốc 76.578 73.689 66.170 38.656 29.955 -2.889 -3,8 -7.519 -10,2 -8.701 -22,5 Singapore 23.802 36.033 39.535 17.279 24.921 12.231 51,4 3.502 9,7 7.642 44,2 Philippines 9.046 11.930 20.506 16.726 310 2.884 31,9 8.576 71,9 -16.42 -98,1 Hong Kong 4.109 10.131 16.879 8.154 8.342 6.022 146,6 6.748 66,6 188 2,3 Mỹ 1.036 1.348 5.554 4.839 4.196 312 30,1 4.206 312,0 -643 -13,3 Malaysia 2.024 2.135 4.957 8.802 6.923 111 5,5 2.822 132,2 -1.879 -21,3 Australia 1.985 2.537 2.345 771 2.449 552 27,8 -192 -7,6 1.678 217,6 Nhật Bản 1.106 1.575 1.590 734 1.094 469 42,4 15 1,0 360 49,0 Canada 687.000 985.000 1.590 848 641 298 43,4 605 61,4 -207 -24,4 Hàn Quốc 597.000 1.051 760 270 392 454 76,0 -291 -27,7 22 8,1 Các nƣớc khác 313.967 185.969 193.645 62.514 48.958 -128 -40,8 7.676 4,1 -13.56 -21,7 Tổng cộng 434.937 327.383 353.531 159.59 128.18 -107.6 -24,7 26.148 8,0 -31.41 -19,7

Singapore là khách hàng quan trọng thứ 2 của xuất khẩu nông sản TP Cần Thơ, các mặt hàng xuất sang thị trường này đa dạng hơn so với Trung Quốc. Nhờ những ưu đãi về thuế quan do đây là một nước thuộc khu vực ASEAN nên việc xuất khẩu hàng hóa qua Sigapore gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, Singapore hầu như không có tài nguyên nhiên liệu nào đáng kể. Diện tích đất canh tác nhỏ lẻ, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả do vậy nền nông nghiệp không phát triển. Do đó, hằng năm họ phải nhập tới 90% mặt hàng nông sản từ các nước.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Singapore từ năm 2011 đến nay luôn gia tăng. Năm 2012, tỷ lệ gia tăng là mạnh nhất khi tăng tới 51,4% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như trứng vịt muối, gạo và trái cây đóng hộp. Sáu tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu nông sản tiếp tục gia tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, nông sản của Việt Nam đang rất được ưa chuộng tại thị trường Singapore, các hệ thống siêu thị ,cửa hàng bán lẻ ở đây đều có mặt các sản phẩm từ nông sản Việt Nam. Đây là thời cơ lớn cho doanh nghiệp thành phố tạo nên thương hiệu vững chắc đối với khách hàng và người tiêu dùng. Trong lúc thị trường Trung Quốc đang lâm vào lối tắt thì Singapore sẽ trở thành con đường sáng cho xuất khẩu nông sản của Cần Thơ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, có thể phía Chính phủ Singapore sẽ thắt chặt hơn trong khâu nhập khẩu và sẽ đưa ra những tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã đối với nông sản Việt Nam, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Mỹ và Nhật là 2 thị trường rất khó tính, nhất là với hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu. Các tiêu chuẩn về VSATTP và mẫu mã sản phẩm được đưa ra rất cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nêu doanh nghiệp nào có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó thì đây sẽ là thị trường phát triển rất tốt cho họ. Điều này thể hiện rất rõ qua các số liệu thống kê những năm qua.

Năm 2011, giá trị xuất khẩu sang Nhật đạt 1.106 nghìn USD với các mặt hàng chủ yếu như nông sản IQF, trái cây, nấm đóng lon. Năm 2012 và 2013 giá trị tiếp tục tăng với tỷ lệ lần lượt là 42,4% và 1%. Tỷ lệ tăng ở năm 2013 tuy không cao nhưng so với tình hình chung thì đây vẫn là dấu hiệu tốt. Từ năm 2010, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ, có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật sẽ hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến nông sản của cả nước và thành phố. Tính đến cuối tháng 6 năm 2014, giá trị nông sản xuất khẩu đạt 1.094 nghìn USD, tăng 49% so với

cùng kỳ 2013. Các ưu đãi thuế suất luôn đi kèm với các đòi hỏi về chất lượng, tuy nhiên do có kinh nghiệm nên các doanh nghiệp vẫn có thể ứng phó với những khó khăn này mặc dù vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả tối đa. Ngoài ra, Nhật cũng là một nhà tài trợ vốn rất lớn cho thành phố không chỉ ở lĩnh vực nông nghiệp mà cả các lĩnh vực khác có liên quan. Đặc biệt, trong đó phải kể đến dự án Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối TP Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, đây được xem là một công trình quan trọng bậc nhất ở thành phố cũng như ĐBSCL, tạo điều kiện cho vận tải lưu thông, làm cho lượng hàng hóa phục vụ xuất khẩu được vận chuyển dễ dàng hơn. Có thể nói nguồn vốn ODA của Nhật cũng có thể xem như có ý nghĩa giống với vốn FDI vì nhờ nguồn vốn này mà các đối tác Nhật Bản sẽ có được một thị trường lớn để nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản.

Về phía thị trường Mỹ, từ năm 2011 đến năm 2013 giá trị nông sản xuất khẩu của thành phố đều tăng, năm 2013 tăng đến hơn 3 lần so với năm 2012. Mỹ luôn được xem là một khách hàng giàu có nhưng khó tính của Việt Nam, các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ thì các hàng rào kỹ thuật sẽ được lập nên. Yêu cầu khó nhất của phía Mỹ có lẽ là yêu cầu về công nghệ đối với dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải đáp ứng được dây chuyền sản xuất theo chuẩn Châu Âu và có thể cần phải nhập dây chuyền sản xuất từ Mỹ để có thể đáp ứng được yêu cầu này. Đây là một thực tế khó khăn đối với các doanh nghiệp thành phố do vấn đề lớn nhất lúc này là tiếp cận nguồn vốn, thiếu vốn sẽ dẫn đến không thể đầu tư tốt cho trang thiết bị. Bài toán khó được đặt ra và cần có bàn tay hỗ trợ từ nhà nước để có thể giải quyết triệt để. Nếu không thể giải được bài toán đó thì sắp tới sẽ là giai đoạn khó khăn hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Số liệu 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy sự sụt giảm giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản so với cùng kỳ năm 2013 (giảm 13,3%).

Ngoài Singapore thì Philippines và Malaysia là 2 thị trường lớn của nông sản thành phố trong khối ASEAN. Nhìn chung theo số liệu thống kê thì 2 thị trường này đều có sự gia tăng giá trị xuất khẩu ở năm 2012 và 2013 và giảm ở nửa đầu năm 2014. Cụ thể, năm 2012, xuất khẩu nông sản sang thị trường Philippines tăng 31,9% và thị trường Malaysia tăng 5,5%. Năm 2013, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu nông sản sang 2 thị trường này, trong khi Philippines tăng 71,9% thì thị trường Malaysia tăng đến 132,2% giá trị xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên do các hợp đồng về xuất khẩu gạo ở nửa đầu năm 2014 vẫn chưa thực hiện hết nên kim ngạch có sự sụt giảm, ở thị trường Philippines giảm đến 98,1% và thị trường Malaysia giảm 21,3%. Mặc dù vậy,

nếu các hợp đồng được thực hiện ở 6 tháng cuối năm thì kỳ vọng giá trị xuất khẩu nông sản sang 2 thị trường này sẽ gia tăng nhanh chóng.

Cũng giống như thị trường Singapore, nhờ hưởng những ưu đãi về thuế quan hay các thủ tục nhập khẩu của khu vực ASEAN nên việc xuất khẩu nông sản sang Philippines và Singapore gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, do đây là 2 thị trường tương đối dễ tính nên sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô cũng như thực hiện các chiến lược lâu dài để thúc đẩy xuất khẩu.

Hồng Kông là một thị trường rất ưa chuộng hàng nông sản của Việt Nam. Do thiếu đất trồng trọt nên Hồng Kông nhập nhiều lương thực, thực phẩm từ nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi cho những mặt hàng nông nghiệp của thành phố đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Năm 2011, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hồng Kông đạt 4.109 nghìn USD và tăng 146,6% ở năm 2012 lên 10.131 nghìn USD. Năm 2013, giá trị tiếp tục tăng mạnh (tăng 66,6%). Đây có thể nói là một thị trường tăng trưởng giá trị xuất khẩu nông sản mạnh nhất trong những năm qua. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2014 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng trong giá trị so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên con số này rất khiêm tốn so với những năm trước khi chỉ tăng 2,3%. Điều này cho thấy đã có sự bình ổn hơn trong xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

Hồng Kông là một thị trường tự do, thuế nhập khẩu ở đây thấp và là thị trường tái xuất khẩu qua nhiều quốc gia khác, sẽ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp thành phố đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và mở rộng kênh phân phối.

Các thị trường như Canada, Australia, Hàn Quốc là những thị trường rất tiềm năng nhưng chưa có những chiến lược xuất khẩu đúng đắn từ phía doanh nghiệp cũng như nhà nước nên tình hình xuất khẩu sang những thị trường nhiều luôn có sự biến động tăng giảm liên tục.

Tính đến tháng 6/2014, giá trị xuất khẩu nông sản sang thị trường Australia của TP Cần Thơ đạt 2.449 nghìn USD tăng 217,6% so với dùng kỳ năm trước, con số này là rất lớn. Tuy nhiên nếu nhìn lại giai đoạn từ năm 2011 – 2013 thì sẽ thấy sự biến động bất thường của thị trường này. Năm 2012, giá trị xuất khẩu đạt 2.537 nghìn USD, tăng 27,8% so với năm 2011 thì năm 2013 lại giảm 7,6%. Vì thế, các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu và đảm bảo chất lượng sản phẩm nên được ưu tiên hơn nữa ở một thị trường xuất khẩu lớn như Australia.

Thị trường Canada có vẻ ổn định hơn khi giá trị xuất khẩu tăng đều ở giai đoạn 2011-2013, trung bình tăng 52%/năm. Nhưng cũng như thị trường Australia, ở nửa đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Canada bị giảm. Các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến các điều luật chống bán phá giá hay các tiêu chuẩn về chất lượng, VSATTP từ phía nước đối tác vì đây là những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp.

Hàn Quốc cũng là một quốc gia khó tính trong nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm chế biến. Không như các thị trường khác, nền nông nghiệp của Hàn Quốc được đầu tư kỹ lưỡng và khoa học. Vì thế, chỉ có các sản phẩm chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cao mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường này.

Ngoài các thị trường lớn trên thì các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ cũng tích cực xâm nhập các thị trường mới và đa số là các thị trường dễ tính và tiềm năng như Nam Phi, các nước Trung Đông và các quốc gia khác thuộc châu Phi. Đây được xem như là những vùng đất màu mỡ dành cho các doanh nghiệp để tạo dựng thương hiệu và thúc đẩy xuất khẩu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)