Về xuất khẩu gạo: đây luôn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố, góp phần rất lớn vào GDP chung. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu gạo của TP Cần Thơ đạt 424.697 nghìn USD, chiếm 96,7% trong tổng cơ cấu xuất khẩu nông sản toàn thành, với sản lượng xuất khẩu đạt 700.000 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ lực của thành phố phải kể đến như: Công ty CP Gentraco (sản lượng 119 nghìn tấn, giá trị 56.456 nghìn USD), Công ty CP Hiệp Lợi (sản lượng 96 nghìn tấn, giá trị 42.808 nghìn USD), Công ty trách nhiệm hữu hạn Trung An (sản lượng 65 nghìn tấn, giá trị 38.966 nghìn USD). Thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn thành phố chủ yếu là Đông Nam Á, Châu Phi và Trung Đông.
Năm 2012, giá trị xuất khẩu gạo của thành phố đã bị giảm đáng kể, cụ thể sản lượng gạo giảm 10 nghìn tấn và giá trị giảm 107.748 nghìn USD (giảm 25,4% so với năm 2011). Tuy nhiên, sự giảm sút này chỉ đến ở quý IV của năm 2012 vì theo thống kê thì 9 tháng đầu năm, TP Cần Thơ đã xuất khẩu được 615 nghìn tấn gạo, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011. Những tháng đầu năm, các doanh nghiệp gặp thuận lợi do một số nước xuất khẩu gạo khác gặp khó khăn về mùa vụ. Do đó, các doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng mới và giá gạo cũng đang có xu hướng tăng. Điều đáng tiếc khi đến gần những tháng cuối năm do giá thị trường biến động khá nhiều nên nhiều hợp đồng
thương mại bị hủy khiến cho xuất khẩu gạo bị giảm cả về lượng lẫn giá trị. Năm 2013, giá trị xuất khẩu gạo đã tăng lên đôi chút so với năm 2012. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt 670 nghìn tấn với giá trị 342.390 nghìn USD, tăng 8 % so với năm trước. Số liệu này chỉ ra rõ sự gia tăng này nhờ việc giá trị gạo đã được tăng nhờ dư âm từ năm trước. Trong khi giá trị xuất khẩu gạo cả nước bị giảm trong cùng năm nhưng giá trị xuất khẩu của thành phố lại có dấu hiệu tăng nhẹ. Đây là kết quả cho những nỗ lực của phía doanh nghiệp cũng như ban lãnh đạo thành phố trong năm qua. Nhưng các doanh nghiệp cũng đã gặp khó trong giai đoạn cuối năm khi các thị trường tập trung như Indonesia, Philippines,… vẫn chưa có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn, nguồn cung dồi dào nhưng giá có xu hưỡng chững lại có lúc giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm hợp đồng thương mại nhằm giảm áp lực tồn kho.
Những áp lực ở cuối năm 2013 đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu gạo ở 6 tháng đầu năm 2014 thông qua việc giảm giá trị đi 31.320 nghìn USD, tức giảm 20,3% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm 2014 đến nay tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng vẫn chịu áp lực về giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar. Các doanh nghiệp đang ra sức nỗ lực để cứu vãn tình hình trong nửa cuối năm nay. Điển hình như Công ty CP Gentraco và Công ty Lương thực sông Hậu tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm và được khách hàng tại châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương đặt mua với số lượng gần 500 nghìn tấn trong cả năm 2014. Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư – Thương mại – Du lịch TP Cần Thơ thì năm 2014, thành phố có kế hoạch xuất khẩu 1 triệu tấn gạo, tăng 140.000 tấn so với năm 2013 và kim ngạch phấn đấu đạt trên 516 tiệu USD. Đây thật sự là một thử thách khó trước tình hình không khả quan trong năm 2014.
Bảng 4.8 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của TP Cần Thơ theo cơ cấu sản phẩm năm 2011 – T6/2014 ĐVT: Nghìn USD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T- 2013 6T- 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 6T- 2014/6T-2013
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Gạo 424.697 316.949 342.39 154.170 122.85 -107.748 -25,4 25.441 8,0 -31.320 -20,3 Nông sản IQF 2.692 3.616 3.712 2.423 2.535 924 34,3 96 2,7 112 4,6 Cocktail 2.326 2.609 2.841 1.395 1.420 283 12,2 232 8,9 25 1,8 Chế phẩm từ ngô và trái cây khác 286 1.030 1.918 350 296 744 260,1 888 86,2 -54 -15,4 Trứng vịt muối 3.500 1.886 1.917 942 868 -1.614 -46,1 31 1,6 -74 -7,9 Nấm rơm lon 1.436 800 423 206 - -636 -44,3 -377 -47,1 -206 -100,0 Chuối sấy - 493 330 107 212 493 - -163 -33,1 105 98,1 Tổng cộng 434.937 327.383 353.531 159.590 128.180 -107.554 -24,7 26.148 8,0 -31.412 -19,7
Về xuất khẩu nông sản IQF: IQF là hệ thống chuyên dùng cho tái đông nhanh các sản phẩm nông sản sau khi qua cấp đông IQF và mặt nạ băng. Năm 2011, xuất khẩu mặt hàng nông sản IQF đạt giá trị 2.692 nghìn USD. Doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu là Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây và đối tác chủ yếu là Canada, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Nga và Mỹ. Năm 2012, do chịu áp lực từ những quy định bắt buộc của các nước xuất khẩu như tiêu chuẩn HACCP, nhãn CE, nhãn Green Dot,… ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Tuy nhiên, năm 2012 giá trị xuất khẩu đạt 3.616 nghìn USD, tăng 924 nghìn USD (34,3%) so với năm 2011. Việc mở rộng thêm thị trường (mở rộng sang Đài Loan) và nông sản IQF đã tạo được chỗ đứng trong lòng khách hàng ở các thị trường xuất khẩu nên việc tăng này không khó để giải thích. Sang năm 2013, giá trị xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục tăng nhưng chỉ tăng giá trị nhỏ (2,7%). Mặc dù vậy, đây cũng là một dấu hiệu tốt trong thời kỳ giảm tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường lớn. Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây đã tiếp tục mở rộng thị trường sang Australia, Trung Quốc, Anh và một số quốc gia tiềm năng khác. Tiếp nối niềm vui, 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2013. Việc cải tiến quy trình sản xuất đạt chuẩn Châu Âu và tạo một chuỗi cung ứng hàng chất lượng từ nông dân nên trong thời gian sắp tới giá trị xuất khẩu được kỳ vọng tiếp tục gia tăng.
Về xuất khẩu nấm rơm lon: Nhờ tận dụng phụ phẩm từ thu hoạch lúa nên người dân Cần Thơ đã sản xuất nấm rơm có giá trị cao. Các doanh nghiệp xem đây như một nguồn nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hồng Kông và Nhật Bản. Năm 2011, giá trị xuất khẩu nấm rơm đóng lon là 1.436 nghìn USD. Tuy đây là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhưng không được đầu tư đúng cách nên giá trị xuất khẩu dần bị giảm đi. Năm 2012, giá trị giảm xuống chỉ còn 800 nghìn USD, giảm 44,3% so với năm 2011. Sang năm 2013, giá trị cũng như sản lượng tiếp tục giảm xuống chỉ còn 423 nghìn USD và 6 tháng đầu năm 2014 không xuất khẩu thêm mặt hàng này. Một thực tế đáng buồn cho nông sản xuất khẩu của Cần Thơ.
Mặc dù, TP Cần Thơ nằm ở vùng ĐBSCL, có điều kiện khí hậu thích hợp, nguồn nguyên vật liệu, nhân lực dồi dào nhưng đến nay sản xuất nấm ở đây vẫn còn rất manh mún, không được đầu tư bài bản. Lượng rơm rạ sau thu hoạch hầu như bị lãng phí hết, chỉ một số ít được các cơ sở trồng nấm thu mua nhưng thật sự không đáng kể. Nguyên liệu của các doanh nghiệp được mua từ các tỉnh lân cận nằm trong vùng trồng nấm để phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Ngoài ra, các nhà máy chế biến cũng không đạt được tiêu chuẩn nên cũng ảnh
hưởng đến xuất khẩu cũng như cạnh tranh với các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc. Theo nhận định của một doanh nghiệp chế biến nấm xuất khẩu ở Cần Thơ cho biết, xuất khẩu nấm của nước ta gặp nhiều đối thủ cạnh tranh có kỹ thuật tiến bộ hơn nên gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh vị thế với họ. Nghề trồng nấm chỉ thực sự phát triển khi thị trường xuất khẩu được khơi thông và được đầu tư đúng mức.
Về xuất khẩu trứng vịt muối: Cần Thơ nói riêng, ĐBSCL nói chung có những lợi thế rất lớn để xuất khẩu trứng vịt muối. Với lợi thế đàn vịt nuôi thả tự nhiên cùng nguồn thức ăn dồi dào, đặc biệt sau vụ thu hoạch lúa nên chất lượng trứng vịt cho lòng đỏ có màu tự nhiên. So với trứng muối cùng loại của các nước lớn trong khu vực sản xuất từ vịt nuôi công nghiệp thì chất lượng của trứng muối thành phố được ưa chuộng hơn bởi tính chất tự nhiên. Tuy nhiên do sự bùng phát mạnh của dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng và giá trị xuất khẩu của mặt hàng này. Năm 2011, giá trị xuất khẩu lên đến 3.500 nghìn USD sang thị trường Hồng Kông, Malaysia và Singapore. Năm 2012, do thông tin dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại nên làm cho các nước đối tác e ngại nhập khẩu từ Việt Nam. Trên thực tế thì các cơ quan thú y của Việt Nam quản lý vẫn chưa chặt chẽ và cách xử lý cũng chậm và thiếu chuyên nghiệp. Giá trị xuất khẩu năm 2012 bị giảm gần một nửa, chỉ còn 1.886 nghìn USD. Sang năm 2013, nhờ nhu cầu tiêu dùng ổn định trở lại và tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên giá trị có tăng lên đôi chút. Cụ thể, giá trị xuất khẩu tăng lên 1.917 nghìn USD (1,6% so với năm 2012). Mặc dù thống kê 6 tháng đầu năm 2014, giá trị có giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng dự báo sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong mùa Trung thu tháng Tám sắp tới.
Các cơ quan thú y đang tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ, cấp giấy chứng nhận VSATTP để việc sản xuất và xuất khẩu được dễ dàng hơn. Về phía doanh nghiệp cần được liên kết với hộ chăn nuôi để dễ dàng kiểm soát nguồn nguyên liệu cũng như chất lượng trứng. Tin rằng, trong tương lai không xa, trứng vịt muối sẽ là một trong những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của thành phố và giúp người dân cải thiện được cuộc sống từ nghề sản xuất, chăn nuôi gia cầm, thủy cầm.
Về xuất khẩu Cocktail: Đây là mặt hàng tương đối mới nhưng rất được ưa chuộng ở các nước như Nhật Bản, Austrailia, Ả Rập Xê Út và các nước châu Âu. Công ty xuất khẩu cocktail đóng hộp lớn nhất phải kể đến là Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây với sản lượng hằng năm trên 1.500 tấn. Đây là nguồn thu quan trọng của công ty cũng như thành phố.
Năm 2011, giá trị xuất khẩu đạt 2.306 nghìn USD và tăng lên ở năm 2012 là 2.609 nghìn USD (tăng 12,2%). Có thể thấy đây là mặt hàng nông sản xuất khẩu ổn định nhất khi tiếp tục cho thấy sự gia tăng về giá trị ở năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước (lần lượt tăng 8,9% và 1,8%). Đây là nỗ lực rất lớn từ phía doanh nghiệp khi ra sức đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã mà các thị trường nhập khẩu đưa ra. Ta có thể thấy một điều là các thị trường nhập khẩu cocktail của thành phố đều là các thị trường cực khó tính. Nguồn nguyên liệu được doanh nghiệp thu mua từ các vựa rau quả, trái cây có uy tín, đảm bảo chất lượng cao. Trong những năm gần đây, dây chuyền sản xuất được cải tiến và đầu tư theo đúng tiêu chuẩn, đạt năng suất cao giúp quá trình sản xuất, xuất khẩu đạt hiệu quả tối đa. Trong thời gian tới, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nguồn nguyên liệu khi hiện nay các loại thuốc kích thích tăng trưởng cũng như thúc ép trái cây chin sớm có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như vấn đền VSATTP. Một vấn đề nữa là việc cạnh tranh thương hiệu với các doanh nghiệp nước ngoài đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đây là những quốc gia lớn và có uy tín về sản xuất trái cây đóng hộp xuất khẩu.
Về xuất khẩu chuối sấy: Chuối là một loại cây trồng quen thuộc và dễ trồng với nông dân ở vùng ĐBSCL cũng như Cần Thơ. Có thể nói, nguồn nguyên liệu dồi dào và chất lượng là lợi thế lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù vậy, việc thu gom nguồn nguyên liệu dồi dào ấy mới là vấn đề đáng lo nhất hiện nay. Do chưa chủ động được vùng nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu cảnh “ăn đong” khi vào vụ cao điểm và thường phải nhập nguyên liệu với giá cao. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh mua nguyên liệu của doanh nghiệp với các thương lái Trung Quốc bị thất thế khi các thương lái này thu mua tận vườn và triệt để nguồn nguyên liệu sau đó có thể dùng để bán lại cho doanh nghiệp với giá cao. Vậy tại sao doanh nghiệp không tích cự mở rộng vùng nguyên liệu và tạo mối liên kết bền vững với nông hộ? Lý do chính là sự thiếu những giống cây có chất lượng, năng suất cao. Chất lượng chuối không đồng đều, sản lượng bấp bênh nên khó đưa vào sản xuất lớn. Chưa tính dù đã cố gắng rất nhiều nhưng mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ vẫn lỏng lẻo do thói quen canh tác và buôn bán qua thương lái. Lượng lớn chuối nguyên liệu doanh nghiệp vẫn phải mua qua thương lái dù đã đặt trạm thu mua tại địa phương.
Xét về giá trị xuất khẩu, năm 2012 giá trị xuất khẩu của mặt hàng chuối sấy đạt 493 nghìn USD, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nga. Năm 2013, giá trị giảm xuống còn 330 nghìn USD (giảm 33,1% so với năm 2012). Đến 6 tháng đầu năm 2014 đạt 248 nghìn USD từ xuất khẩu chuối sấy, tăng gần gấp
đôi so với cùng kỳ năm 2013, đây thật sự là một dấu hiệu cực kỳ tốt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện đang có nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đến mặt hàng trái cây sấy khô của Việt Nam, tuy nhiên, để có thể biến thế mạnh thành những hợp đồng số lượng lớn và ổn định thì các doanh nghiệp cần có những chiến lược dài hơi. Trong đó, xây dựng một thương hiệu vững mạnh, có quy trình sản xuất, chế biến nghiêm ngặt để rau, quả mang thương hiệu Việt không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đây là một thử thách đặt ra để cho các doanh nghiệp thể hiện bản lĩnh của mình.
Các sản phẩm từ ngô ngọt và trái cây khác đang có dấu hiệu giảm giá trị xuất khẩu ở nửa đầu năm 2014 sau những năm phát triển. Năm 2012, giá trị xuất khẩu tăng hơn 2,5 lần so với 2011 và năm 2013 cũng tăng 86,2%. Các doanh nghiệp vấp phải sự cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ. Diện tích các ruộng ngô trên địa bàn thành phố đang tăng lên trong thời gian qua nên sẽ là một lợi thế lớn bề nguyên liệu, điều cần thiết là mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp.
Tóm lại, tất cả các loại nông sản xuất khẩu của thành phố đều vướn phải những khó khăn chung về nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cuối cùng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cần có sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hơn từ phía nhà nước, doanh nghiệp và hộ nông dân để có thể cải thiện tình hình xuất khẩu và tạo dựng hình ảnh nông sản giá trị cao trong long người tiêu dùng quốc tế.