Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 77)

4.3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông và ở vị trí trung tâm của ĐBSCL nên Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất phù sa. Địa hình bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Các điều kiện này rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của thực vật, có thể tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế “trời ban” đó thì Cần Thơ cũng phải chịu những bất lợi. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt khiến cho việc vận tải

và di chuyển gặp nhiều khó khăn. Mùa mưa ở đây thường kéo dài và đi kèm ngập lũ, ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.

Các thuận lợi và khó khăn trên đã tạo ra một nền sản xuất nông sản đa dạng của Cần Thơ. Các doanh nghiệp nên biết tận dụng lợi thế đó và phải hạn chế các đe dọa mà thiên nhiên đem đến để có thể sản xuất và xuất khẩu một cách hiệu quả nhất.

4.3.1.2 Chính trị và pháp luật

Tình hình chính trị và pháp luật của chính quốc gia xuất khẩu cũng như quốc gia nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu nông sản. Nó có thể tạo ra cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu nhưng cũng có thể tao ra các trở ngại rất lớn cho họ.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lược thúc đẩy hàng xuất khẩu nên gần như tất cả các mặt hàng nông sản được phép xuất khẩu trong khoảng cho phép của Chính phủ đều không phải chịu thuế xuất khẩu. Các thủ tục hải quan cũng đang dần được tiến bộ và rút gọn quy trình, đơn giản hóa thủ tục nên việc thông quan rất nhanh chóng. Cần Thơ cũng là một trong các tỉnh thành mới nhất triển khai áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS (từ ngày 02/6/2014) và sắp tới là việc triển khai Cổng thông tin hải quan một cửa. Với những sự nỗ lực từ phía Chính phủ cũng như chính quyền địa phương đã tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Về thế giới, với những căng thẳng mới nhất của Nga là Liên minh Châu Âu (EU) và việc Nga cấm vận phương Tây làm cho xuất khẩu nông sản của chúng ta hưởng lợi. Nga liên tục gỡ bỏ các lệnh đình chỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nga hiện đang là một khách hàng lớn của các doanh nghiệp ở Cần Thơ, đặc biệt với các mặt hàng nông sản chế biến, nên đây sẽ là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Bên cạnh những thuận lợi đó, xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng cũng vướng phải rất nhiều khó khăn từ chính các nước nhập khẩu hàng hóa. Điển hình như các điều lệnh, quy định về VSATTP từ các nước nhập khẩu (đặc biệt là Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc) ngày càng nghiêm ngặt hơn đã làm các doanh nghiệp gặp khó trong việc thỏa mãn những điều kiện đó. Đối với Mỹ, khách hàng quan trọng với doanh nghiệp thành phố, FDA không yêu cầu bắt buộc đối với tiêu chuẩn HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), nhưng từ thánh 7/2012, các sản phẩm hàng hóa xuất vào Mỹ phải đáp ứng quy trình sản xuất

đạt chuẩn HACCP. Đến đầu năm 2013, Mỹ đưa vào áp dụng thêm quy định tiêu chuẩn an toàn sản xuất bắt buộc (CGMP). Bên cạnh đó, đặc biệt nhất phải kể đến tình hình căng thẳng của Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông và việc hạ đặt hai giàn khoan trái phép ở giữa đầu năm 2014. Lúc này làm cho việc buôn bán giữa hai nước trở nên trì trệ và hạn chế. Điều này lý giải vì sao sản lượng xuất khẩu nông sản bị giảm giá trị khi mà Trung Quốc là một “bạn hàng” lâu năm của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp thành phố nên có những biện pháp hợp lý để không bị giảm doanh thu trong thời gian tới.

4.3.1.3 Công nghệ

Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật, đổi mới, cải tiến quy trình sản sản xuất sao cho có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như năng suất. Được sự hỗ trợ từ phía nhà nước, một số doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn thành phố đã được trang bị các thiệt bị, quy trình chế biến nông sản hiện đại như dây chuyền cấp đông IQF, công nghệ chế biến trứng vịt muối bóc vỏ, dây chuyền sản xuất thực phẩm đóng hộp,… Bên canh đó, phía doanh nghiệp còn liên tục cập nhật và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý hiện đại trong công tác thủ tục hải quan, sử dụng website riêng của công ty,… góp phần làm cho việc tổ chức, quản lý doanh nghiệp được dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, công nghệ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến xuất khẩu nông sản của thành phố. Các máy móc thiệt bị trong việc sản xuất nông sản như máy gặt đập, máy sạ lúa, máy phun thuốc,… của hộ nông dân, hợp tác xã làm cho nguồn cung nguyên liệu của doanh nghiệp được cải thiện. Hệ thống tàu, xe vận chuyển hiện đại cũng như hệ thống cảng được sửa chửa, xây mới cũng giúp việc xuất khẩu dễ dàng hơn.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong sản xuất và xuất khẩu nhưng việc áp dụng các công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn bị xem là có phần lạc hậu so với sự phát triển của thê giới.

4.3.1.4 Yếu tố kinh tế

Thị trường tài chính thế giới: Các thị trường chủ lực của nông sản Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn hồi phục sau các cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho sức cầu không lớn. Các hệ thống ngân hàng tại những thị trường này vẫn còn những rắc rối khiến cho khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ nước ta bị hạn chế. Chính điều này làm cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp của thành phố bị trì trệ, đặc biệt ở Mỹ và châu Âu sau những sự kiện nợ công ở những khu vực này.

Tỷ giá hối đoái có vai trò nhất định đối với quá trình trao đổi ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác, nó có tác động tương quan giữa giá cả xuất khẩu với giá cả nhập khẩu tới khả năng cạnh tranh của các công ty.

Nguồn: Tạp chí Nhịp sống kinh doanh Bizlive

Hình 4.13 Biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn T6/2013 – T6/2014 Các doanh nghiệp của thành phố Cần Thơ hầu hết sử dụng đồng USD trong giao dịch do VNĐ rất khó chuyển đổi. Nhưng việc đồng USD mất giá và có nhiều biến động khó lường từ năm 2008 trở lại đây đã đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp có lúc lâm vào khó khăn trong việc tính toán lãi lỗ. Mặc dù vậy thì cho đến nay vị thế của đồng USD không hề suy giảm. Cụ thể, theo các chuyên gia của Economywatch, trong năm 2013, có đến 85% các vụ giao dịch tiền tệ trên toàn thế giới bằng đồng USD và hơn 60% dự trữ toàn cầu cũng là đồng tiền này. Các doanh nghiệp thành phố cũng sẽ có cơ sở yên tâm để tiếp tục sử dụng đồng tiền này trong thanh toán.

Trong giai đoạn từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014 tỷ giá USD/VND có sự giảm tương đối. Ở tháng 6/2013 tỷ giá USD/VND của NHNN là 20.820, tỷ giá liên ngân hàng là 21.020 và của thị trường tự do là 21.300. Theo đồ thị ta thấy rõ tỷ giá của NHNN luôn bình ổn và duy trì ở mức 21.010 trong khi tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá của thị trường tự do luôn luôn biến động, đặc biệt là thị trường tự do. Tính đến tháng 6/2014, tỷ giá liên ngân hàng là 21.200, còn của thị trường tự do là 21.220. Chính những sự biến động của thị trường tự do đã ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu nông sản. Xét về kim ngạch xuất khẩu, khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu cũng giảm xuống. Nếu xét trên cơ cấu hàng hóa thì hàng nông sản nhạy cảm hơn với sự giảm của tỷ giá hối đoái do độ co dãn về cầu của loại hàng hóa

này tương đối lớn. Hơn thế nữa, xét về mặt cạnh tranh giá hàng xuất khẩu, một sự giảm xuống của tỷ giá hối đoái sẽ khiến hàng hóa có sức cạnh tranh yếu hơn về giá.

Thu nhập và tiêu dùng lương thực thực phẩm: Sự tăng lên về thu nhập và những thay đổi trong tiêu dùng lương thực là nhân tố chính dẫn đến sự chuyển dịch cầu cũng như thương mại nông sản toàn cầu. Ở những nước thu nhập thấp, vấn đề an ninh lương thực vốn là vấn đề nhức nhối cũng đã có những bước tiến trong thời gian qua. Điều này khiến thị trường nông sản của các doanh nghiệp TP Cần Thơ được mở rộng, đặc biệt ở các thị trường Châu Phi. Ngược lại, ở các nước có thu nhập cao như Mỹ hay Châu Âu chỉ có khoảng 13% chi vào lương thực. Ngoài ra, mức sống được nâng cao cũng khiến cho những đòi hỏi về chất lượng cũng như mẫu mã cũng theo đó nâng lên gây áp lực cho phía doanh nghiệp xuất khẩu.

4.3.1.5 Hàng rào kỹ thuật trong và ngoài nước

TBT và SPS là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của thành phố khi muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Trên thực tế, mặc dù các nước ký hiệp định cắt bỏ thuế quan đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam thì sẽ dùng TBT và SPS để làm khó các doanh nghiệp. Để đáp ứng các yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã không phải là một điều đơn giản, nhất là đối với các doanh nghiệp thành phố.

Mỹ yêu cầu tất cả các mặt hàng nông sản nhập khẩu phải đáp ứng được tiêu chuẩn của Ban Thị trường thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Ngoài ra, đối với mặt hàng thực phẩm, việc xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ các quy định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), cụ thể về Luật chống khủng bố sinh học; việc đăng ký, đại diện tại Mỹ, thông báo trước; ghi nhãn, định dạng ngôn ngữ, hệ thống phân tích và kiểm soát nguồn nguy hại và tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMPs). Rất nhiều doanh nghiệp mắc lỗi khi xuất hàng sang thị trường tiềm năng này, nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa tiếp cận hoàn thiện và cặn kẽ các quy định an toàn thực phẩm của FDA. Theo ông David Lennarz, Phó chủ tịch công ty Registra Corp (một công ty tư vấn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ), trước khi xuất mặt hàng thực phẩm sang Mỹ, các doanh nghiệp phải đăng ký và thông báo trước với FDA. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm của FDA, sau khi đăng ký với FDA sẽ có thời gian để thẩm tra lại doanh nghiệp cũng như các nhà máy xem có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không rồi mới được phép xuất hàng sang. Điều này sẽ làm chậm quá trình xuất khẩu sang thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam.

Liên minh Châu Âu (EU) còn có những yêu cầu khó khăn hơn đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng rau quả tươi nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu. Các nước trong khối EU tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc mức dư lượng là khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định tại địa điểm nhập khẩu. Vì thế, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu nông sản sang EU cần phải lưu ý những đặc điểm này. Đối với thị trường Nhật, khi xuất khẩu hàng rau quả nông sản, các doanh nghiệp thành phố cần phải biết đến tiêu chuẩn JAS (Japanese Agricultural Standards) có nghĩa là tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản. Các tiêu chuẩn này do Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) xây dựng. Người Nhật có sự tín nhiệm rất cao đối với các sản phẩm mang nhãn JAS. Hệ thống JAS gồm 2 phần là: “Hệ thống JAS” và “Hệ thống Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng”. “Hệ thống JAS” được thiết kế nhằm cho phép các sản phẩm đã qua kiểm tra dựa trên các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản được mang biểu tượng JAS còn “Hệ thống Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng” yêu cầu các nhà sản xuất và bán hàng phải dán nhãn sản phẩm của họ phù hợp với các tiêu chuẩn về ghi nhãn chất lượng. Những quy định này không chỉ quy định về chất lượng đối với hàng nông sản mà còn quy định về mẫu mã sản phẩm, nhãn mác,… đây là một tiêu chuẩn khá cao đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của thành phố Cần Thơ nói riêng và nông sản Việt Nam nói chung.

Các hàng rào kỹ thuật được các nước nhập khẩu lấy để làm cơ sở áp chế đối với hàng nông sản vào đất nước họ và cũng để bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong thành phố cần tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn kỹ thuật này nếu không muốn bị đào thải và có thể xâm nhập vào các thị trường này đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu nông sản thành phố cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)