1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ

91 2,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 7,08 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ THỊ CẨM DIỆU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP... TRƯỜNG ĐẠI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ CẨM DIỆU

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ HUYỆN

PHONG ĐIỀN, TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số ngành: 52620115

Cần Thơ, tháng 8, năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

VÕ THỊ CẨM DIỆU MSSV: 4114609

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ HUYỆN

PHONG ĐIỀN, TP CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập vừa qua, được sự hướng dẫn của Quý thầy

cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Em xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là cô La Nguyễn Thùy Dung và thầy Nguyễn Quốc Nghi đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng kiến thức và góp ý kiến để em hoàn thành tốt đề tài luận văn này

Sau cùng, em xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và sự giúp đỡ của các bạn trong lớp Kinh tế nông nghiệp 1 khóa 37 trong học tập cũng như lúc em thực hiện luận văn tốt nghiệp

Kính chúc sức khỏe quý thầy cô, gia đình và bạn bè!

Cần Thơ, ngày….tháng….năm…

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Cẩm Diệu

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn toàn dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày….tháng…năm…

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Cẩm Diệu

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày….tháng.…năm.…

Giảng viên hướng dẫn

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày….tháng.…năm.…

Giảng viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phạm vi không gian 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ 4

1.5.2 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ 8

CHƯƠNG 2 11

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 11

2.1.1 Một số khái niệm 11

2.1.2 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp 13

2.1.3 Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế 14

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích xã hội 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17

2.2.3 Mô hình nghiên cứu 18

CHƯƠNG 3 21

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 21

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 21

3.1.1 Vị trí địa lí 21

Trang 8

3.1.2.3 Đất đai 22

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội 22

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN 26

3.2.1 Về trồng trọt 26

3.2.2 Chăn nuôi 27

3.2.3 Thủy sản 28

3.3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOAN 2004-2013 28

CHƯƠNG 4 33

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ 33

4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ 33

4.1.1 Tuổi của người sản xuất chính 33

4.1.2 Trình độ học vấn của người sản xuất chính 34

4.1.3 Nguồn lực lao động 35

4.1.4 Kinh nghiệm của người sản xuất chính 36

4.1.5 Tập huấn 36

4.1.6 Diện tích đất canh tác 37

4.1.7 Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái 38

4.1.8 Nguồn thu nhập phi nông nghiệp của của nông hộ 40

4.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2013 41

4.2.1 Thực trạng canh tác của nhóm nông hộ không chuyển đổi 41

4.2.2 Thực trang chuyển đổi của nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cây trồng 43

4.2.3 Thực trạng chuyển đổi của nhóm nông hộ chuyển đổi phương thức sản xuất 48

4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ 49

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ 49

4.3.2 Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ 52

4.4 SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA CÁC NHÓM NÔNG HỘ 55

4.4.1 Hiệu quả kinh tế 55

4.4.2 Hiệu quả kinh tế -xã hội của từng nhóm nông hộ 57

CHƯƠNG 5 61

Trang 9

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG

TRỌT CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 61

5.1 CƠ SỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 61

5.1.1 Yếu tố kinh tế - thị trường 61

5.1.2 Yếu tố hội nhập 62

5.1.3 Yếu tố công nghệ 62

5.1.4 Yếu tố văn hóa xã hội 63

5.2 GIẢI PHÁP GIÚP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG HUYỆN PHONG ĐIỀN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 64

CHƯƠNG 6 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66

6.1 KẾT LUẬN 66

6.2 KIẾN NGHỊ 66

6.2.1 Đối với chính quyền đại phương 66

6.2.2 Đối với tổ chức khuyến nông 67

6.2.3 Đối với nông dân 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 1 71

PHỤ LỤC 2 73

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Tổng hợp phương pháp nghiên cứu từ các nguyên cứu liên quan 10

Bảng 2.1: Số quan sát của từng xã ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ 17

Bảng 2.2: Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mô hình 19

Bảng 2.3: Đo lường và diễn giải các biến trong mô hình phân tích nhân tố 20

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Phong Điền năm 2012 – 2013 22

Bảng 3.2: Diện tích – dân số - mật độ dân số 2011- 2013 23

Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo xã, thị trấn năm 2013 23

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền năm 2012-2013 25

Bảng 3.5: Giá trị và cơ cấu công nghiệp sản xuất huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ 25

Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng năng xuất lúa ở huyện Phong Điền 2011 – 2013 26

Bảng 3.7: Diện tích sản xuất các loại cây màu huyện Phong Điền 2011-201326 Bảng 3.8: Diện tích và sản lượng cây lâu năm ở huyện Phong Điền 2012-2013 27

Bảng 3.9: Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011-2013 27

Bảng 3.10: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phong Điền 2011-2013 28

Bảng 3.11: Diện tích sản xuất sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2008-2013 29

Bảng 3.12: Diện tích trồng cây ngắn ngày trong huyện Phong Điền 2008 - 2013 29

Bảng 3.13: Diện tích sản xuất của một loại cây lâu năm ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013 30

Bảng 3.14: Diện tích trồng cam, chanh, quít và các loại cây lâu năm khác ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004 - 2013 31

Bảng 4.1: Thông tin chung của người sản xuất chính 33

Bảng 4.2: Tuổi của người sản xuất chính 33

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ 34

Bảng 4.4: Nguồn nhân lực của nông hộ 35

Bảng 4.5: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 36

Bảng 4.6: Tình hình tập huấn của các nhóm nông hộ 36

Bảng 4.7: Diện tích đất canh tác của các nhóm nông hộ 37

Bảng 4.8: Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái 38 Bảng 4.9: Các loại nông sản canh tác của nhóm nông hộ không chuyển đổi 41

Trang 11

Bảng 4.10: Sự chuyển đổi giữa các loại cây trong nhóm nông hộ chuyển đổi

cơ cấu sản phẩm 44 Bảng 4.11: Diện tích các loại cây ngắn ngày trước và sau chuyển đổi của nông

hộ giai đoạn 2004-2013 44 Bảng 4.12: Diện tích trồng cây lâu năm trước và sau chuyển đổi của nông hộ giai đoạn 2004-2013 46 Bảng 4.13: Các tiêu chí chuyển đổi phương thức mà nông hộ áp dụng 49 Bảng 4.14: Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hướng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ 50 Bảng 4.15: Tỷ lệ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ 53 Bảng 4.16: Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ 54 Bảng 4.17: Hiệu quả tài chính của các nhóm nông hộ 55

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu

cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ 18

Hình 3.1 Sự thay đổi diện tích sản xuất của một loại cây lâu năm ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013 30

Hình 3.2 Sự thay đổi diện tích của cam, chanh, quít và các loại cây lâu năm khác ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013 31

Hình 4.1 Trình độ học vấn của các nhóm nông hộ 34

Hình 4.2 Tỷ lệ tập huấn của các nhóm nông hộ 37

Hình 4.3 Nhận thức của các nhóm nông hộ về “NNST” 39

Hình 4.4 Kênh thông tin biết đến nông nghiệp sinh thái của nông hộ 39

Hình 4.5 Cơ cấu nguồn thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ 40

Hình 4.6 Cơ cấu nguồn thu nhập phi nông nghiệp và nông nghiệp của nông hộ 40

Hình 4.7 Các nhóm nông hộ nghiên cứu 41

Hình 4.8 Các loại nông sản canh tác của nhóm nông hộ không chuyển đổi 42

Hình 4.9 Kế hoạch sản xuất của nhóm nông hộ không chuyển đổi 43

Hình 4.10 Sự chuyển đổi các mô hình canh tác của nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng 43

Hình 4.11 Diện tích các loại cây ngắn ngày trước và sau khi chuyển dịch cơ cấu 45

Hình 4.12 Diện tích trước và sau chuyển đổi của các loại cây có múi 46

Hình 4.13 Diện tích trước và sau khi chuyển dịch của nhóm cây ăn trái lâu năm 47

Hình 4.14 Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ 54

Hình 4.15 Hiệu quả xã hội của nhóm nông hộ không chuyển đổi 57

Hình 4.16 Hiệu quả xã hội của nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm 58

Hình 4.17 Hiệu quả xã hội của nhóm nông hộ chuyển đổi phương thức sản xuất 59

Hình 4.18 Biểu đồ so sánh hiệu quả xã hội của các nhóm nông hộ 60

Trang 13

DOANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BVTV: Bảo vệ thực vật

NNST: Nông nghiệp sinh thái

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và

là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội, phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh, là chỗ dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt được những thành tựu to lớn Không những cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện Thặng dư xuất khẩu nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong cân bằng cán cân thương mại quốc gia Bởi thương mại Việt Nam thường xuyên nhập siêu thì nông nghiệp là ngành duy nhất luôn xuất siêu Năm 2012

là năm đầu tiên sau 20 năm Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại (284 triệu USD) chủ yếu nhờ xuất khẩu nông sản và xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài Xuất khẩu nông sản đạt mức kỷ lục 27,5 tỷ USD và đạt thặng dư xuất khẩu ròng 10,6 tỷ USD trong năm 2012 Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, không ngành nào có thể thay thế được Vì vậy, chuyển dịch

cơ cấu ngành trồng trọt là một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay Thật vậy, Sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh

tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% Sáu tháng đầu năm 2014, cơ cấu nền vẫn theo hướng tích cực Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61%1 Quá trình

1

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail

Trang 15

chuyển dịch cơ cấu ngành trông trọt theo hướng có hiệu quả đang được Đảng

và nhà nước quan tâm và không ngừng đưa ra những giải pháp thích hợp Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung ương là trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long vì vậy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

là một phần trong đổi mới cơ cấu ngành kinh tế cũng như cơ cấu thu nhập của người dân trong tỉnh Hiện nay, Phong Điền là huyện đang nổ lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều kết quả tích cực “Sau 3 năm triển khai xây dựng NTM, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của huyện ngày càng được nâng chất, bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, đặc biệt là đến năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 4,75%”2 Song song với chương trình xây dựng NTM thì tình hình chuyển dịch cây trồng trong huyện đang là vấn đề qua tâm và cũng là một bước quan trọng trong quá trình thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như nâng cao thu nhập của người dân sinh sống tại đây Theo Sở NN & PTNT, Tp Cần Thơ đang triển khai kế hoạch đầu

tư gần 2.100 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phong Điền với 82%

số vốn được huy động ngoài ngân sách Phong Điền được biết đến như một vựa trái cây của thành phố với những đặc sản làm nên tên tuổi như cam mật, dâu Hạ Châu…nơi đây đã và đang có những thay đổi lớn về bộ mặt nông thôn cũng như ý thức của người dân về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sinh thái, đây là mô hình sản xuất mà hầu như quốc gia nào cũng đang

hướng tới và cố gắng theo đuổi Vì vậy, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền,

TP Cần Thơ” được thực hiện nhằm phân tích thực trạng và xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền từ đó đưa ra một số giải pháp giúp việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng bền vững

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nông hộ

ở huyện Phong Điền chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài tập trung phân tích các mục tiêu cụ thể như sau:

Trang 16

- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông

hộ ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004 – 2013

- Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi

cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền

- Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Phong Điền giai đoạn

2004 – 2013 diễn ra như thế nào? Nhóm cây trồng nào được chuyển đổi tích cực?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền?

- Xu hướng chuyển dịch của cây trồng ở huyện Phong Điền trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng nào? Có theo hướng nông nghiệp sạch hay không?

- Những giải pháp nào giúp việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Phong Điền được hiệu quả và bền vững?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi không gian

Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ Cụ thể số liệu được thu thập tại 4 xã đại diện là Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa

1.4.2 Phạm vi thời gian

Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 Số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài từ năm 2004 điến 2013 do phòng NN & PTNN huyện Phong Điền cung cấp Số liệu sơ cấp thu được do phỏng vấn trực tiếp 140 nông hộ trong huyện, thời gian phỏng vấn từ tháng 10/2014 đến tháng 11/2014

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng

và những nông hộ không thay đổi cơ cấu cây trồng từ năm 2004 đến năm 2013

ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ Vì đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực trồng trọt nên những nông hộ kết hợp các

mô hình sản xuất khác (vườn–chuồng, vườn-ao, vườn-ao-chuồng ) hay những

Trang 17

nông hộ canh tác quá nhiều loại nông sản (vườn tạp) trên một diện tích đất sản xuất không phải là đối tượng nghiên cứu của đề tài

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ

Maria S Bowman và David Zilberman (2013), Phạm Thanh Vũ (2013), Đào Xuân Kiên (2012), Rehima M, Belay K và công sự, (2013) đã xác định có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông hộ

và có thể được chia thành 4 nhóm lớn đó là nguồn nhân lực của nông hộ, đặc điểm của người ra quyết định sản xuất , các yếu tố kinh tế-xã hội và điều kiện

hộ thường chuyển dịch từ cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng có giá trị cao hơn, hay chuyển sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia ngành nghề phi nông nghiệp Nông hộ có thể tránh phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ

sự độc canh cây lúa hoặc cây ăn trái, thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa thu nhập có thể được xem là một chiến lược của nông hộ để hạn chế được những rủi ro và bảo đảm được thu nhập, ổn định cuộc sống khi có biến cố xảy ra Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các rủi ro do điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, sâu bệnh và các yếu tố khách quan, trong khi đó hệ thống bảo hiểm đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, nên nông hộ có

xu hướng đa dạng hóa thu nhập nhằm giảm bớt các rủi ro nêu trên (Rehima M, Belay K và công sự, 2013)

Benin và cộng sự, 2004; Ashfaq và cộng sự, 2008; Fetien và cộng sự,

2009 Lao động là nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp hay còn được coi là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và cũng được coi là một yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển đổi cây trồng của nông hộ Theo Fisher (1951) cho rằng những nông hộ có lực lượng lao động đông sẽ có xu hướng chuyển sang

Trang 18

nông sản hoặc mở rộng vi mô canh tác Fisher (1951) cũng nhận định thừa lao không phù hợp cho việc phát triển một loại cây trồng với một diện tích thu hoạch rất hẹp

Trong một nghiên cứu của Võ Thị Mỹ Trang, 2009 tác giả cho rằng những hộ có thu nhập thấp thì khả năng tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp càng cao Nguyên nhân là do có sự hạn chế nguồn lực đầu vào trong sản xuất nhưng lại dư thừa lao động nên tận dụng thời gian lúc nông nhàn để làm thuê là lựa chọn mang tính chiến lược của nông hộ Tuy nhiên với những

hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao để tăng thu nhập thì nông hộ buộc phải tham gia thị trường lao động hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Theo Rehima M, Belay K và công sự, 2013, diện tích đất canh tác có ảnh hưởng tích cực đến mức độ đa dạng hóa cây trồng của nông dân, nghiên cứu chỉ ra rằng diện tích đất càng tăng thì nông dân có xác suất đa dạng hóa cây trồng càng tăng, tuy nhiên trong một nghiên cứu khác của Pope and Prescott (1980) lại chỉ ra rằng những nông hộ có diện tích đất canh tác lớn sẽ tập trung chuyên canh hơn là da dang hóa cây trồng vì họ cho rằng, đất nông nghiệp khá lớn đòi hỏi quản lý hơn về kỹ năng, yếu tố đầu vào…các hộ gia đình có thể không có khả năng để sản xuất nhiều loại cây trồng

1.5.1.2 Các yếu tố về đặc điểm của người ra quyết định sản xuất (người sản xuất chính trong nông hộ) có ảnh hưởng điến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ

Đặc điềm của người sản xuất chính bao gồm: tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, giới tính và khả năng chấp nhận rủi ro trong nông nghiệp Thái độ của nông dân, giáo dục và kiến thức cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới người nông dân khi họ quyết định áp dụng hoặc không áp dụng khoa học kỷ thuật vào trong nông nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất, hay có

ý thức hoặc không có ý thức đối với việc bảo môi trường tự nhiên (McCann, 1997; Rehima và cộng sự, 2013 )

Theo Nguyễn Văn Hăng (2009) tuổi của người sản xuất chính có vai trò rất quan trong trong việc sản xuất nông nghiệp Tuổi phản ánh kinh nghiệm của người nông dân là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây trồng, những người nông dân có tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và họ muốn tránh rủi ro nhiều hơn những nông dân trẻ, ngoài ra những nông dân trẻ tuổi chỉ muốn tập trung trồng những cây có lợi nhuận cao và họ chỉ muốn chuyên canh

Trang 19

Trong một bài nghiên cứu của Rehima và cộng sự (2013) cho thấy về sự khác biệt giữa nam và nữ trong sự đa dạng hóa cây trồng ở Ethiopia, kết quả là những chủ hộ là nữ thì thường quan tâm đến an ninh lương thực và đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn nam, cho nên khả năng đa dạng hóa cây trồng nếu chủ hộ là nữ thì sẽ cao hơn Nhưng trong một nghiên cứu ở Zambia thì cho kết quả ngược lại (Kimhi and Chiwele, 2000), những hộ có chủ hộ là nữ thì khả năng đa dạng hóa sẽ thấp hơn chủ hộ là nam

Jodha (1981) thấy rằng rủi ro của nông nghiệp có ảnh hưởng tới đầu tư trong nông nghiệp dẫn đến việc phân bổ tối ưu các nguồn lực Nông dân thường sợ rủi ro trong sản xuất vì vậy việc mạo hiểm mở rông quy mô hay chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế nhưng có rủi ro cao không phải là lựa chọn của họ

1.5.1.3 Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng điến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ

Các nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm: thị trường, lợi nhuận từ mô hình, chính sách, công tác khuyến nông, và xu hướng chung của công đồng

Chính sách địa phương cũng là một trong những yếu tố quyết định đến

sự chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ (Eicher và Staatz, 1998;

de Lauwere, 2004; Truong Thi Ngoc Chi và cộng sự, 2003; Bowman và Zilberman, 2013) chính sách địa phương tốt sẽ góp phần khuyến khích người dân sản xuất theo định hướng của chính quyền Theo Rehima và cộng sự (2013) những người nông dân tham gia vào công tác khuyến nông thì thường

có khả năng đa dạng hóa cây trồng hơn những hộ không tham gia

Bên cạnh đó, theo de Lauwere (2004), Bosma và cộng sự (2012), Canavari và cộng sự (2005), Phạm Thanh Vũ và cộng sự (2013) quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp của hộ còn bị ảnh hưởng bởi xu hướng chuyển đổi của cộng đồng địa phương Một nghiên cứu về việc nuôi cá không theo quy hoạch của Huỳnh Trường Huy và cộng sự (2007) cho thấy rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến sản xuất tự phát là do người dân luôn làm theo phong trào Bên canh đó giá đầu vào biến động và quy mô kinh

tế liên quan đến đầu vào hoặc công nghệ có cũng có thể ảnh hưởng làm cho nông dân trồng đa dạng hóa các loại cây trồng khác nhau hoặc trồng thêm đất trong một vụ hơn một (Zilberman và cộng sự, 2012)

Phạm Thanh Vũ và cộng sự (2013) cũng cho thấy rằng việc chuyển đổi

mô hình canh tác còn phụ thuộc vào lợi nuận của mô hình mang lại, nông dân

sẽ chuyễn qua mô hình canh tác có hiệu quả hơn nếu như mô hình hiện tại

Trang 20

1.5.1.4 Các yếu tố điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí có ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ

Theo Eicher và Staatz (1998), Bosma và cộng sự (2005), Rehima và cộng

sự (2013) cho rằng điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch các mô hình sản xuất nông nghiệp Rehima và cộng sự (2013) trong một bài nghiên cứu đã tìm ra rằng, đất đai càng màu mỡ thì người dân có xu hướng chỉ trồng những loại cây mang lại lợi nhuận cao, khai thác triệt để dinh dưỡng của đất, ít có xu hướng đa dạng hóa Điều đó cũng đúng với sự phát triển cây lúa ở Việt Nam, khi giá lúa giảm thấp và dinh dưỡng đất ngày càng cạn kiệt do người dân trồng lúa quanh năm thì Chính phủ, cũng như người dân, có xu hướng luân canh hoặc xen canh các loại cây trồng để làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, nhằm tăng năng suất

Lý thuyết về sự chọn lựa mô hình sản xuất nông nghiệp của Eicher và Staatz (1998) cho thấy, dịch bệnh là một trong những yếu tố mà nông dân xem xét đến khi lựa chọn sản xuất một loại nông sản nào đó Dịch bệnh trong nông nghiệp là một trong những yếu tố tác động đến sự lựa chọn sản xuất một loại sản phẩm nông nghiệp nào đó của nông hộ, tình trạng dịch bệnh càng phức tạp, công tác quản lí dịch kém thì người dân càng có xu hướng chuyển sang sản xuất loại sản phẩm nông nghiệp khác Nguồn nước, tình trạng dịch bệnh, côn trùng cũng ảnh hưởng đến sự chuyển dịch mô hình sản xuất Một nghiên cứu của Truong Thi Ngoc Chi và cộng sự (2003) cho thấy một số hộ đã quyết định ngưng sản xuất loại nông sản mà trước đó – năm 2000 – họ đã trồng hoặc nuôi là do khó khăn trong việc quản lí nguồn nước và cây trồng bị côn trùng tấn công, làm giảm năng suất Eicher và Staatz (1998), Bosma và cộng sự (2012) cũng cho rằng yếu tố về nguồn nước, tình trạng dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp

Lauwere (2004), Lê Thanh Phong và cộng sự (2004) khoảng cách từ nhà đến chợ của huyện, xã, thị trấn đã làm thay đổi số hoạt động nông nghiệp của

hộ Rehima và cộng sự (2013) khoảng cách từ nhà của hộ đến chợ hoặc thị trấn, xã tác động cùng chiều với sự đa dạng hóa, những hộ càng ở xa chợ họ thường có xu hướng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm để bù đắp cho khoản chi phí giao dịch Bosma và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về mô hình lúa – cá cũng cho rằng khoảng cách từ nhà đến thị trấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng mô hình lúa – cá, khoảng cách càng xa, khả năng áp dụng mô hình càng cao

Trang 21

1.5.2 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ

Nhóm tác giả Mai Văn Thành, Trần Nam Anh và cộng sự (2004) với bài

nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” Nghiên cứu đã sử dụng trọng số trung bình (WAI) phương pháp

phân tích nhân tố và hàm hồi qui logit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp của người dân Kết quả cho thấy khi phân tích nhân tố ảnh hưởng dựa trên nhận thức về mức độ quan trọng thì nhóm nhân tố kinh tế (tăng thu nhập, vốn, sản phẩm đa dạng ) có ảnh hưởng mạnh nhất sau đó là nhóm nhân tố xã hội (thị trường, dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ đầu vào,an toàn lương thực, nông hộ thành công, quyền

sở hữu đất ) và cuối cùng là nhóm nhân tố lý sinh (chất lượng đất, nguồn nước, sâu bệnh ) Khi phân tích nhân tố ảnh hưởng dựa trên nhận thức về mức

độ ảnh hưởng thì giống mới, tăng thu nhập, thị trường, an toàn lương thực và nông hộ thành công là các nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định áp dụng mô hình nông lâm kết hợp của nông hộ Tuy nhiên các nhân tố chính trong 19 nhân tố thuộc 3 nhóm nhân tố lớn có ảnh hưởng đến quết định của nông hộ là an toàn lương thực, dịch vụ khuyến nông, hỗ trợ đầu vào, tổ chức địa phương và quyền sở hữu đất

Trong nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa cây trồng

ở SNNPR, Ethiopia” của Rehima M, Belay K và công sự (2013) Nghiên cứu

đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và kinh tế lượng để phân tích là mô hình Heckman 2 bước (probit và OLS) Đầu tiên mô hình probit dùng để xác định xác suất của sự đa dạng hóa bao gồm 24 biến: giới tính của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu tong gia đình, số người

có độ tuổi từ 15 điến 65 tuổi, kinh nghiệm của chủ hộ, thu nhập nông nghiệp, vay tín dụng, thành viện của hợp tác xã, diện tích đất sản xuất, khoảng cách của nông trại đến trung tâm, độ màu mỡ của đất…Sau khi xác định không có

sự sai lệch trong sự lựa chọn tác giả sử dụng hồi quy OLS Kết quả của mô hình cho thấy rằng nếu phụ nữ là chủ hộ thì xác suất đa dạng hóa là 16,35%, trong khi đó kinh nghiệm là giảm xác xuất đa dạng hóa của nông hộ với 30,17%, những nông dân là thành viên của hợp tác xã sẽ có xác suất đa dạng hóa thấp hơn 13,7%, cùng với kỳ vọng của tác giả diện tích đất canh tác tăng lên 1 hecta thì xác suất đa dạng hóa tăng 29,93%, ngoài ra kết quả còn cho thấy rằng khoảng cách từ nơi cư trú tới chợ gần nhất có ảnh hưởng tích cự đến

Trang 22

chiều đến sự đa dạng hóa, khi tỉ lệ đất màu mỡ tăng dấn đến tỉ lệ đa dạng hóa giảm…Tóm lại, mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra yếu tố quyết định khả năng và mức độ đa dạng hóa cay trồng ở SNNPR của Ethiopia Mô hình Heckman hai giai đoạn được sử dụng để ước tính sự đa dạng quyết định và mức độ đa dạng hóa một cách riêng biệt của vùng này

Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Phương Dung (2010) đã có nghiên cứu

“Các giải pháp phát triển ngành hàng bưởi Năm roi phú hữu Hậu Giang” dựa

trên số liệu được thu thập từ 318 nông hộ sản xuất và các tác nhân tham gia tiêu thụ bưởi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Nghiên cứu này nhằm phân tích hiệu quả sản xuất của nông hộ ở Hậu Giang và phân tích kênh tiêu thụ bưởi năm roi, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả sản xuất và tiêu thụ bưởi Năm roi ở Hậu Giang Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô trồng bưởi của nông hộ Theo đó, kinh nghiệm, lao động, diện tích, giá bán bưởi, sâu bệnh, tập huấn, tuổi và năng suất là những yếu tố được cho rằng ảnh hưởng đến quyết định mở rộng hay không mở rộng quy mô sản xuất của nông hộ Kết quả chạy mô hình Probit cho thấy chỉ có hai yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của

họ là tuổi của chủ hộ và năng suất Trong đó, đa số các hộ tiếp tục mở rộng sản xuất bưởi (71,7%) Tuy nhiên, có 28,3% hộ sẽ chuyển sang trồng cây khác bởi đất đã không còn cho cây bưởi phát triển và giá phân bón cao nhưng giá bưởi thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của họ

Đa phần các nghiên cứu trên sử dụng mô hình hồi quy với biến phụ thuôc

là biến nhị phân 0,1 để phân tích, nên tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ, bởi mô hình logit dễ dàng đạt đến giá trị hội tụ (0 và 1) Theo Long, J Scott (1997) thì các ước lượng của mô hình logit xấp xỉ /3 lần so với các hệ số tương ứng trong mô hình probit Tuy nhiên, những kết quả ước lượng này gần như không có sự khác biệt về phương sai của các hệ số biến giải thích Ngoài ra tác giả còn phân tích thống kê mô tả một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ nhằm giải thích nhiều hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của nông hộ trong đại bàn nghiên cứu

Trang 23

Bảng 1.1: Tổng hợp phương pháp nghiên cứu từ các nguyên cứu liên quan

Năm Tên tác giả Tên đề tài nghiên cứu Phương pháp

-Trọng số trung bình (WAI)

-Phân tích nhân tố (EFA)

-Hàm hồi qui logit

-Thống kê mô tả -Mô hình Heckman

2 bước (probit và OLS)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trang 24

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Nông hộ và đặc điểm của nông hộ

- Nông hộ là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp, là các thành viên

có tài sản chung, cùng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định và là chủ thể trong các quan hệ sản xuất, kinh doanh (Phạm Văn Dương, 2010)

- Nguồn lực của nông hộ rất đa dạng, bao gồm: đất đai, lao động, kỹ thuật, vốn, … Các nguồn lực này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của hộ Nếu nông hộ tận dụng tốt sự hỗ trợ này sẽ giúp hộ giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất

- Nông hộ chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình và lao động trong gia đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo nên thu nhập của hộ Lao động trong gia đình nông hộ gồm lao động trong độ tuổi và cả lao động ngoài tuổi lao động Trẻ em và người lớn tuổi đều có thể phụ giúp một số công việc của

hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tiết kiệm chi phí thuê mướn lao động khi vào thời vụ

- Ngoài ra, nông hộ còn có những đặc điểm sau:

+ Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng

+ Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của

hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa nông hộ và thị trường + Các nông hộ ngoài tham gia hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau nên khó giới hạn thế nào

là một nông hộ

2.1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về mặt lượng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền kinh

tế nông nghiệp theo xu hướng nhất định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác

Trang 25

- Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu sẵn cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con người nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế theo xu hướng có lợi và hiệu quả hơn

- Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch không theo một xu hướng mục tiêu định trước mà là sự chuyển dịch phụ thuộc vào tác động của các qui luật và điều kiện kinh tế khách quan

Trong nghiên cứu của Trương Toại Nguyện (2014) về ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập tác giả cũng định nghĩa đa dạng hóa thu nhập có thể được xem là quá trình chuyển đồi từ sản xuất cây trồng có giá trị thấp sang cây trồng, vật nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp có giá trị cao hơn Định nghĩa này tập trung vào việc đa dạng hóa như là một nguồn để nâng cao thu nhập hay đó là một chiến lược nhằm giảm rủi ro Vì vậy những nông hộ thường sẵn sàng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của mình nếu như việc chuyển chuyển đổi đó mang lợi lợi nhuận ổn định cho họ

2.1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Theo Đào Xuân Kiên (2012) Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và

loại cây được bố trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng Cơ cấu cây trồng là một bộ phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó

còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chuyển từ trạng thái cây trồng cũ sang trạng thái cây trồng mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, phát triển những cây trồng có triển vọng trên thị trường, có giá trị gia tăng cao Việc chuyển đổi cơ cấu cầy trồng bao gồm đa dạng hóa, mở rộng quy mô hoặc là chuyển đổi phương thức canh tác Trong đó chuyển đổi phương thức canh theo hướng nông nghiệp bền vững đang được quan tâm hơn cả Theo Nguyễn Xuân Thành (2013) Mục đích của phát triển nông nghiệp bền vững là kiến tạo nên một hệ thống canh tác bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh

tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường

2.1.1.4 Phát triển nông nghiệp bền vững

Trong những năm đầu thập niên 80, Douglas GK đã phân loại 3 nhóm khác nhau về định nghĩa nông nghiệp bền vững

Trang 26

- Nhóm thứ nhất: nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh kinh tế - kỹ thuật Năng suất lao động tăng vả duy trì trong dài hạn

là bằng chứng cho sự tăng trưởng nông nghiệp theo con đường bền vững

- Nhóm thứ hai: nông nghiệp bền vững là nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh sinh thái Một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô nhiễm và cân bằng sinh thái thì hệ thống đó không thể nào là bền vững được

- Nhóm thứ ba: Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh môi trường con người Một hệ thống nông nghiệp không cải thiện được trình độ về giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng của người dân nông thôn thì hệ thống đó không được xem là bền vững

Theo tổ chức SARE (Sustainnable Aricultire Research & Education) ba nền móng quan trong của phát triển bền vững là

- Lợi nhuận trong dài hạn

- Quản lý được đất đai, không khí và nguồn nước

- Đảm bảo được chất lượng cuộc sống của nông dân, chủ trang trại và cộng đồng

Những khái niệm trên đều cho thấy rằng việc nông nghiệp bền vững chú trong vào, kinh tế, môi trường và con người, đây điều là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, đặc biệt là các nước nông nghiệp

2.1.1.5 Nông nghiệp sinh thái

Theo ArecA sản xuất nông nghiệp sinh thái là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi hướng đến quy luật tự nhiên, không lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

và biến đổi khí hậu, tăng hiệu quả sản xuất và bảo đảm sức khỏe con người

2.1.2 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp

Theo mô hình ba giai đoạn phát triển nông nghiệp của Todaro (1990), quá trình phát triển nông nghiệp trải qua ba giai đoạn từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với vai trò ảnh hưởng của các nhân tố, cụ thể:

Giai đoạn 1: Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp – Đất đai và lao động là những yếu tố chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, đầu tư vốn không cao

Trang 27

Giai đoạn 2: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản xuất, thể hiện ở chỗ: cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp, trên từng hộ được phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng, để thay thế cho chế độ độc canh trong sản xuất trước kia

Cải tiến kỷ thuật canh tác, sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hóa học và tưới tiêu nước chủ động làm tăng năng suất, sản lượng nhưng đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và góp phần tăng thu nhập nông hộ

Giai đoạn 3: Phát triển sản xuất ở quy mô trang trại lớn theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng tối đa công nghệ mới vào sản xuất một số loại sản phẩm riêng biệt có lợi thế cạnh tranh cao Do đó yếu tố vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định với tăng sản lượng nông nghiệp

Tóm lại, Todaro đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố vốn và công nghệ đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp qua các giai đoạn từ độc canh sang chuyên canh và chuyên môn hóa ở mức cao

Song song đó, mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhằm để tăng năng suất lao động cho người dân, đồng thời qua đó nâng cao thu nhập của họ Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, giá cả nông sản không ổn định và thấp là một trong những yếu tố thúc đẩy nông dân chuyển đổi loại hình sản xuất hoặc cơ cấu kinh tế nông hộ để đối phó với rủi

ro của thị trường Họ phải chấp nhận sự lựa chọn giữa nâng cao thu nhập và rủi ro cao, hoặc thu nhập vừa với rủi ro thấp, từ đó đa dạng hóa sản xuất là biện pháp hữu hiệu để giảm rủi ro một khi họ chấp nhận tham gia vào thị trường (Todaro, 1990)

2.1.3 Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế

Theo Nguyễn Văn Hậu (2010) để phát triển bền vững giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích có thể tăng vụ, thay đổi cây trồng, giống cây trồng hoặc tăng đầu tư Tác giả cũng nêu rõ một hệ thống cây trồng mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cần thõa một số điều kiện như: Đảm bảo yêu cầu chuyên canh và

tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao, đảm bảo thu hút lao động và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế, đảm bảo chất lượng và giá trị hàng hóa cao hơn cơ cấu cây trồng cũ

Đánh giá hiệu quả kinh tế có thể dựa vào một số chỉ tiêu như sau: năng suất, tổng sản lượng, giá thành, thu nhập và mức lãi của các sản phẩm hàng hóa (Nguyễn Văn Hậu, 2010)

Trang 28

Nguyễn Đức Vũ và cộng sự, 2013 đã xậy dựng một số tiêu chí đánh giá hiệu hiệu quả kinh tế trong mô hình nông lâm kết hợp theo hướng bền vững như sau:

- Chi phí: tổng chi phí, chi phí công, chi phí vật tư (bình quân / ha /năm)

- Thu nhập: tổng thu nhập trong cả chu kì, thu nhập ròng bình quân/năm

- Lãi suất đầu ra

Kế thừa những nghiên cứu trên, một số tiêu chí được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu này tác giải sử dụng các tiêu chí sau:

- Doanh thu là số tiền có được từ việc bán các sản phẩm nông sản Trong nghiên cứu này, giá bán thực tế của nông sản tại thời điểm điều tra làm cơ sở tính toán

Doanh thu = sản lượng * giá bán

- Tổng chi phí là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất, bao gồm chi phí công lao động gia đình

TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phi khác

Chi phí lao động gia đình là số ngày mà nông hộ trực tiệp sản xuất bỏ ra

để chăm sóc Chi phí này được tính theo ngày công lao động thuê mướn

- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữ doanh thu và tổng chi phí

Lợi nhuận = Doanh thu – tổng chi phí

- Doanh thu/tổng chi phí (DT/TCP): tỉ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Nếu chỉ số DT/TCP nhỏ hơn 1 thì chủ thể bị lỗ, nếu DT/TCP bằng 1 thì hòa vốn, DT/TCP lớn hơn 1 người chủ thể đầu tư mới có lời

DT/TCP = Doanh thu/ tổng chi phí

- Lợi nhuận trên chi phí (LN/TCP): tỷ số này nói lên 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây chính là tỳ suất lợi nhuận Tỷ số này lớn hơn 1 càng nhiều thì việc đầu tư càng hiệu quả

LN/TCP = Lợi nhuận/ tổng chi phí

- Lợi nhuận/doanh thu (LN/DT): cho biết 1 đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận hay phản ánh mức lợi nhuận so với thu nhập

LN/DT = Lợi nhuận/ doanh thu

Trang 29

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích xã hội

Theo Nguyễn Đức Vũ và cộng sự (2013) đưa ra một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả xã hội mô hình nông lâm kết hợp nhóm tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí:

- Mức độ hài lòng của nông dân đóng góp trong thu nhập kinh tế hộ

- Số hộ áp dụng mô hình này trong thôn

- Số thôn áp dụng mô hình này trong xã

- Khả năng lan rộng về quy mô, lí do

- Điều kiện để lan rộng (kinh tế, kĩ thuật, tổ chức, chính sách, thị trường )

Ngoài ra nhóm tác giả Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc Hải và cộng sự, (2006) còn dùng thêm các chỉ tiêu như : hiệu quả giải quyết việc làm, mức tiêu thụ của sản phẩm, môi trường và sức khỏe của người sản xuất để đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình

Trong bài này dựa vào phương pháp cho điểm (Nguyễn Duy Cần, Lê Văn Dũng và cộng sự, 2013) để đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình mà nông hộ đang canh tác gồm có các tiêu chí sau:

- Giải quyết được thực trạng thừa lao động nông nghiệp

- Sản phẩm dễ tiêu thụ

- Sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình

- Được nâng cao kiến thức và kỹ thuật

- Sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng được bảo đảm

- Cải tạo chất lượng đất

- Dịch bệnh ít xảy ra

- Bảo vệ nguồn nước vì sử dụng ít thuốc BVTV

Các tiêu chí được cho điểm với thang điểm từ 1 (thấp) tới 5 (cao)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp từ năm 2004 tới năm 2013 được lấy từ niên giám thống

Trang 30

thông tin từ các bào báo cáo, tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố trên báo, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước

2.1.1.2 Số liệu sơ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện được tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 140 nông hộ ở 4 xã bao gồm: Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa của huyện Phong Điền,Tp Cần Thơ Sau đây là số quan sát của từng xã:

Bảng 2.1: Số quan sát của từng xã ở huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10/2014

Trong đó nhóm nông hộ không chuyển đổi là 37 quan sát, nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng 96 quan sát và nhóm nông hộ chuyển đổi phương thức sản xuất là 7 quan sát

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê để mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông

hộ ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004 điến 2013

Đối với mục tiêu 2: Đầu tiên, mô hình hồi quy logit được sử dụng nhằm xác định xác suất lựa chọn chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền từ năm 2004 đến năm 2013 Trong mô hình này biến phụ thuộc Y

là biến nhị phân 0, 1 Với 0 là không chuyển đổi và 1 là chuyển đổi cơ cấu sản phẩm

Tiếp theo, phân tích thống kê mô tả một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền từ năm

2004 đến năm 2013 Mô hình gồm 3 nhóm với 14 tiêu chí định tính được đo bằng thang đo liker từ 1 đến 5

Đối với mục tiêu 3: Từ kết quả của 2 mục tiêu trên kết hợp với đánh giá các yếu tố vĩ mô từ đó đề ra một số giải pháp để giúp nông hộ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững

Trang 31

2.2.3.1 Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

ấu cây trồng của nông hộ

ịnh sác xuất chuyển đổi cơ câu cây trồng của nông hộ m

ợc xây dựng với 9 biến phụ thuộc bao gồm: khoảng cách (X

), tuổi (X4), tập huấn (X5), doanh thu phi nông nghi

ện tích đất sản xuất (X7), số người phụ thuộc (X8) và s

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển ồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, Tp Cần Th

QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI

CƠ CẤU CÂY TRỒNG

TUỔI CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT HỌC VẤN CỦA

NGƯỜI SẢN

XUẤT CHÍNH

GIỚI TÍNH CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT

DIỆN TÍCH ĐẤT

SỐ NGƯỜI PHỤ

THUỘC TRONG

SỐ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG GIA ĐÌNH

ởng đến quyết định

ồng của nông hộ mô hình ảng cách (X1), giới tính ), doanh thu phi nông nghiệp (X6),

GIỚI TÍNH CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT

KHOẢNG CÁCH

TỪ NHÀ ĐẾN CHỢ GẦN NHẤT

SỐ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG GIA ĐÌNH

Trang 32

Bảng 2.2: Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mô hình

Được nhận giá trị 1 nếu giới

tính của đáp viên là nam, bằng

0 nếu là nữ

Rehima và cộng sự, 2013

Kimhi and Chiwele, 2000 +/-

X3

Số năm đến trường của người

ra quyết định sản xuất tính tới

thời điểm phỏng vấn.(năm)

McCam,1997 Hanson và

X4

Được đo bằng số năm tuổi của

nông hộ tính tới thời điểm hiện

tại (năm)

Nguyễn Văn Hăng, 2009

-

X5

Được nhận giá trị 1 nếu được

tập huấn, bằng 0 nếu không

được tập huấn

McCann năm 1997, Hanson và cộng sự, 2004;

Rehima và cộng sự, 2013

+

X6

Những khoản thu nhập ngoài

nông nghiệp mà nông hộ có

Số lao động tham gia sản xuất

nông nghiệp của nông hộ

(người)

Fisher, 1951; Binswanger

và Rosenzweig, 1986 +

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Mô hình logit được xây dựng với 9 biến độc lập, trong đó biến phụ thuộc

y là biến giả 0, 1 Số liệu của mô hình này gồm 133 quan sát được tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 133 nông hộ thuộc nhóm không chuyển đổi và nhóm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 4 xã của huyện Phong Điền Trong đó

Trang 33

số nông hộ không chuyển đổi là 37 hộ và nhóm đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng là 96 hộ

2.2.3.2 Một số tiêu chí đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ

Các tiêu chí định tính được đo bằng thang đo liker từ 1 đến 5 với 1 (rất không ảnh hưởng), 2 (không ảnh hưởng), 3 (không ý kiến), 4 (ảnh hưởng) và 5 (rất ảnh hưởng)

Bảng 2.3: Đo lường và diễn giải các biến trong mô hình phân tích nhân tố

và Bradshaw (2007)

KTXH1 Tác động từ sự chuyển đổi mô hình

của cộng đồng địa phương Liker 1-5

Lê Đình Thắng,

2000, Phạm Thanh Vũ và cộng tác viện

2013, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh,

2007

KTXH2 Sức hút từ lợi nhuận của mô hình

chuyển đổi mang lại Liker 1-5 KTXH3

Nhận được sự hỗ trợ (giống, phân thuốc, đầu ra, kỹ thuật, tài chính,…) của chính quyền địa phương

Liker 1-5

Jodha (1981), Eicher và Staatz(1998), Rehima và công

sự (2013), Staatz (1998), Lauwere (2004),

Liker 1-5

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Trang 34

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN

3.1.1 Vị trí địa lí

Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ - CP ngày 2 tháng 1, 2004 của Chính phủ Về không gian địa lý, Phong Điền phía Bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang

- Đơn vị hành chính: 1 thị trấn, 6 xã (Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa)

-Thị trấn Phong Điền tách ra từ xã Nhơn Ái theo nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 1, 2007 của Chính phủ với diện tích khoảng 753,82 ha và 11.852 người (2007)

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Huyện Phong Điền có địa hình tương đối bằng phẳng với tổng diện tích

tự nhiên là 12.526 ha Đặc biệt huyện được biết điến nhờ có chợ nổi Phong Điền và khu du lịch Mỹ Khánh thu hút được rất nhiều khách du lịch gần xa Đặc sản nổi tiếng của Phong Điền là cam mật Cam mật ở Phong Điền được lập từ những năm 1950 - 1960, và trở thành sản vật đặc trưng làm nền văn minh miệt vườn Phong Điền, sánh vai cùng các xứ vườn nổi tiếng khác như Cái Mơn ( Bến Tre), Cái Bè ( Tiềng Giang)…Những năm đầu thập niên 1990

là thời kì hoàng kim của cam mật Phong Điền Một thời, những trái cam chín mọng bóng da lươn, vị thanh ngọt, nhiều nước, mỏng vỏ đã đi khắp Việt Nam

và nhiều nước trên thế giới Chính cam mật đã làm nên một miệt vườn Phong Điền trù phú hàng thế kỷ qua

3.1.2.2 Khí hậu và sông ngòi

- Khí hậu: Phong Điền có điều kiện thời tiết khí hậu đặc trưng của ĐBSCL với khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ

27 - 280C, nhiệt độ cao nhất các tháng trong năm từ 35- 370C và thấp nhất là

20 - 220C, chệch lệch nhiệt độ ngày đêm tương đối nhỏ Số giờ nắng trong

Trang 35

năm khá cao từ 2.249 - 2.682 giời/năm Lượng mưa trung bình từ 1.227 –

1500 mm/năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau Huyện Phong Điền có nhiều ưu ái về khí hậu điều này thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan môi trường theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái

- Sông ngòi: Nhờ hệ thống sông Cần Thơ – Phong Điền và lượng mưa dồi dào hằng năm tạo nên hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp vào mùa khô

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Diện tích

Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 10.563 84,33 10.560 84,31 10.547 84,20 Đất phi nông nghiệp 1.963 15,67 1.966 15,69 1.979 15,80

Tổng 12.526 100,00 12.526 100,00 12.526 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Qua bảng 3.1 ta thấy được người dân trong huyện Phong Điền sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2013 là chủ yếu với diện tích 10.547 ha trong tổng

số diện tích 12.526 ha chiếm khoảng 84,20%, đất phi nông nghiệp có diện tích 1.979 ha chiếm khoảng 15,80% Ngoài ra, cơ cấu chuyển dịch sử dụng đất năm 2013 theo chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp tăng diện tích đất phi nông nghiệp Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 10.547 ha giảm 13 ha so với năm 2012, giảm 16 ha so với năm 2011 và đất phi nông nghiệp từ 1.963 ha (năm 2011) tăng lên 1.979 ha (năm 2013) Đất chưa sử dụng đã được khai hoang với diện tích 7,7 ha và đã đưa vào sử dụng năm 2010

Trang 36

như trên là nguồn bổ sung dồi dào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện

Bảng 3.2: Diện tích – dân số - mật độ dân số 2011- 2013

Năm Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ dân số

(người/km 2 )

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Qua bảng 3.2 ta thấy dấn số huyện Phong Điền đều tăng qua các năm và bình quân mỗi năm dân số của huyện tăng hơn 400 người, điều này làm cho mật độ dân số trung bình của huyện cũng tăng qua các năm Tuy nhiên có sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã trong huyện, trong đó thị trấn Phong Điền và xã Mỹ Khánh có mật độ dân số khá cao lần lượt là 1.351 người/km2 và 1.002 người/km2 Do thị trấn Phong Điền là trung tâm của huyện với cơ sở hạ tầng khang trang, tập trung nhiều nơi trao đổi hàng hóa nên

có mật độ dân số cao hơn những xã khác Xã Mỹ Khánh nổi tiếng với khu du lịch Mỹ Khách, tại đây cung cấp nhiều dịch vụ du lịch, giải trí và tạo việc làm cho nhiều người dân trong huyện vì vậy dân cư ở xã này cũng cao hơn các xã khác Sau đây là mật độ dân số của các xã trong huyện Phong Điền

Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo xã, thị trấn năm 2013

Địa bàn Diện tích (km 2 ) Dân số (người) Mật độ dân số

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Theo số liệu từ niên giám thống kê 2013 thì dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 62.255 người chiếm 61,57% dân số của huyện Tỷ lệ tham gia lao động là 58.082 người, tương đương với 93,30% Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 62,88%, trong công nghiệp là 26,47% và trong dịch vụ là 10,65% Nhìn chung cơ cấu lao động trong huyện đang có xu

Trang 37

hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Với ưu thế cơ cấu dân số trẻ Phong Điền có một nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế

xã hội của huyện

b) Giáo dục

Đến năm 2013 toàn huyện có 21 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ

sở và 2 trường trung học phổ thông Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học của học sinh trong huyện Tính đến hết năm 2013 toàn huyện có 874 giáo viên gồm 435 giáo viên dạy tiểu học, 303 giáo viên giảng dạy trung học cơ sở và 136 giáo viện giảng dạy cơ các trường trung học phổ thông

c) Y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng được chính quyền trong huyện hết sức quan tâm Đến hết năm 2013 toàn huyện có 8 cơ sở y tế gồm 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 5 trạm y tế xã, thị trấn vơi 113 cán bộ y tế

d) Văn hóa - xã hội

Phong trào thể thao quần chúng cũng từng bước phát triển mạnh để nâng cao sức khỏe cho người dân, năm 2013 toàn huyện có 33 cơ sở thể dục thể thao chủ yếu là sân bóng đá, bóng chuyền và bóng rổ Ngoài ra huyện còn có 8 thư viện và 7 trạm phát thanh cung cấp những thông tin và kiến thức cho người dân trong huyện Hiện nay toàn huyện đang đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh nơi công cộng, đến hết năm 2013 toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn về xã văn hóa

3.1.3.2 Tình hình kinh tế

a) Về Nông nghiệp

Huyện Phong Điền đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vậy nuôi

và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao nâng suất chất lượng nông sản Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 922.974 triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt đạt 634.698 triệu đồng, chiếm 68,49% Thủy sản là 207.995 triệu chiếm 22,54% Chăn nuôi đạt 80.281 triệu đồng, chiếm 8,70 %) Trong thời gian tới cùng với chương trình xây dựng NTM của Chính phủ huyện Phong Điền sẽ có nhiều thay đổi về cơ cấu cây trồngnông nghiệp hơn góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện cũng như Thành phố Cần Thơ

Trang 38

Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền năm 2012-2013

Ngành

Năm 2012 Năm 2013 2013/2012 Giá trị

(triệu đồng) %

Giá trị (triệu đồng) % Tuyệt đối

Tương đối (%)

Trồng Trọt 632.022 68,49 634.698 68,77 2.676 0,42 Chăn Nuôi 80.981 8,78 80.281 8,70 (700) (0,86) Thủy Sản 209.729 22,73 207.995 22,54 (1.734) (0,83) Tổng 922.732 100,00 922.974 100,00 242 0,03

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng nhưng không cao và chỉ tăng 0,03% so với năm 2012, nguyên nhân là do sự giảm về giá trị của ngành chăn nuôi (giảm 0,86%) và ngành thủy sản (giảm 0,83%)

b) Về công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 836.386 triệu đồng, tăng 36.025 triệu đồng so với năm 2012 Nhìn chung sản xuất công nghiệp của huyện có tăng trưởng hơn so với cùng kỳ

Bảng 3.5: Giá trị và cơ cấu công nghiệp sản xuất huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng mức hàng hóa bán ra và danh thu dịch vụ trên địa bàn huyện năm

2013 đạt 2.497.960 triệu đồng, tăng 17,81% so với năm 2012 Trong đó thương mại đạt 2.291.230 triệu đồng, tăng 19,10% so với năm 2012, ngành nhà hàng khách sạn tăng 11, 17% so với năm 2012, chỉ có ngành dịch vụ từ 51.232 triệu đồng giảm còn 45.360 triệu đồng năm 2013 giảm 11,46 %

Trang 39

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.2.1 Về trồng trọt

3.2.1.1 Lúa

Lúa được xem là cây lương thực nổi tiếng và chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của nước ta Nhưng trong những năm gần đây diện tích trồng lúa của huyện Phong Điền giảm dần do người dân chuyển sang trồng vườn hoặc sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác

Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng, năng xuất lúa ở huyện Phong Điền 2011 –

2013

Khoản mục Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sản lượng tấn (thóc) 53.535 56.652 55.312

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Từ bảng 3.6 ta thấy diên tích trồng lúa năm 2013 so với năm 2011 tăng

256 ha tương đương tăng 1.777 tấn về sản lượng, tuy nhiên diện tích trồng lúa năm 2013 so với năm 2012 lại giảm từ 11.145 ha năm 2012 giảm còn 10.910

ha năm 2013, tương ứng với 235 ha ứng với mức sản lượng 1.340 tấn Qua đó cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đang chịu sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, từ độc canh lúa chuyển sang trồng kết hợp với các mô hình khác góp phần tăng thu nhập cho nông dân

3.2.1.2 Cây màu

Những năm gần đây do sự chuyển biến phức tạp của các loại dịch bệnh mới trên cây lúa cùng với sự bạc màu, thoái hóa đất do độc canh cây lúa nhiều năm nên chuyển sang trồng cây màu đặc biệt cây họ đậu và các loại rau được nhiều nông hộ trong huyện lựa chọn

Bảng 3.7: Diện tích sản xuất các loại cây màu huyện Phong Điền 2011-2013

Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Qua bảng 3.7 ta thấy được diện tích trồng cây màu tăng liên tục từ năm

2011 đến năm 2013 với tổng diện tích tăng là 408 ha Trong đó, diện tích

Trang 40

Theo niên giám thống kê năm 2013 tổng sản lượng cây màu trên địa bàn huyện là 19.149 tấn tăng 3.895 tấn so với năm 2012, trong đó rau các loại có sản lượng nhiều nhất khoảng 68,45%

3.2.1.3 Cây lâu năm

Huyện Phong Điền được biết đến bởi các loại cây ăn trái đặc biệt là cam mật tuy nhiên do không kiểm soát được dịch bệnh nên nhiều nhà vườn đã chọn canh tác những loại cây ăn trái khác như dâu, chôm chôm, siều riêng, vú sữa…để canh tác vì vậy diện tích trồng cam ngày càng giảm Hiên nay, huyện Phong Điền đang tập trung quy hoạch phát triển 5 loại cây ăn trái chủ lực là dâu Hạ Châu, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, nhãn, theo hình thức sản xuất chuyên canh và phân bố đều trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tăng cường việc hỗ trợ cây giống và chuyển giao các biện pháp khoa học kỹ thuật cho các bà con nhà vườn, để hướng đến sản xuất cây ăn trái tập trung và bền vững

Bảng 3.8: Diện tích và sản lượng cây lâu năm ở huyện Phong Điền 2012-2013

Cây ăn quả (tấn) 4.018 28.708 4.567 23.995

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

3.2.2 Chăn nuôi

Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền, hiên nay ngành chăn nuôi trong huyện đang phát triển với nhiều trang trại chăn nuôi tập trung như gà, heo, trăn… là nguồn cung cấp gia cầm cho Tp Cần Thơ cũng như nhiều tỉnh khác trong ĐBSCL

Bảng 3.9: Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011-2013

Ngày đăng: 26/10/2015, 10:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Hậu, 2010. Đánh giá ảnh hưởng của sự chuyển đổi hệ thống cây trồng đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng của sự chuyển đổi hệ thống cây trồng đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội
2.Võ Thị Mỹ Trang, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và quyết định đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và quyết định đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
3. Nguyễn Văn Hăng, 2009. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
4. Đào Xuân Kiên, 2012. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Cao Bằng. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Cao Bằng
5. Trương Toại Nguyện, 2014. Ảnh hưởng của việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập đến thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập đến thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long
6. Nguyễn Duy Cần, Lê Văn Dũng và cộng sự, 2013. Đánh giá hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội của mô hình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn GLOBALGAP tại chợ mới, An Giang.Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 25, trang 37-44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
7. Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Phương Dung, 2010. Các giải pháp phát triển ngành hàng bưởi Năm roi phú hữu Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, trang 22-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
9. Mai Văn Thành, Trần Nam Anh và cộng sự, 2004. Các nhân tố ảnh hưởng đến người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Trung tâm Sinh thai – Nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Sinh thai – Nông nghiệp
11. Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Hoàng Sơn, 2013. Đánh gia tổng hợp hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp theo hướng phát triển bền vững dọc hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua A lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tạp chi khoa học Đại học Sưu Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chi khoa học Đại học Sưu Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
1. Bowman, M. S., and D. Zilberman, 2013. Economic factors affecting diversified farming systems. Ecology and Society 18(1): 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecology and Society
3. Ashan, Syed, M., A.A.G.Ali, and N.J.Kurian (1982). Towards a theory of agricultural crop insurance. American Journal of Agricultural Economics.64(3):520-529 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Towards a theory of agricultural crop insurance. American Journal of Agricultural Economics
Tác giả: Ashan, Syed, M., A.A.G.Ali, and N.J.Kurian
Năm: 1982
4. McCann, E., S. Sullivan, D. Erickson, and R. de Young. 1997. Environmental awareness, economic orientation, and farming practices: a comparison of organic and conventional farmers. Environmental Management 21:747-758 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environmental awareness, economic orientation, and farming practices: a comparison of organic and conventional farmers. Environmental Management
5. Fisher, L. H. 1951. The harvest labor market in California. The Quarterly Journal of Economics 65: 463-491 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The harvest labor market in California. The Quarterly Journal of Economics
6. Rehima M., Belay, K., Dawit, A., and Rashid S, 2013. Factors affecting farmers’ crops diversification: Evidence from SNNPR, Ethiopia.International Journal of Agricultural Sciences ISSN: 2167-0447, 3(6): 558- 565 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting farmers’ crops diversification: Evidence from SNNPR, Ethiopia
7. Long, J. Scott (1997). Regression Models for Categorical and Limited Dependent Variables. Thousand Oaks, CA: Sage Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regression Models for Categorical and Limited Dependent Variables
Tác giả: Long, J. Scott
Năm: 1997
8.De Lauwere, C.C., Buck, A.J., Drost, H.,Smit, A.B.,Balk-Theuws, L.W., Buurma, J.S. and Prins, H., 2004. To change or not to change? Farmers’motives to convert to integrated or organic farming (or not). XV International Symposium on Horticultural Economics and Management.[online] Available at: <http://www.ergolabresearch.eu/pdf/ArtChange_delauwere.pdf> [Access 05 Sep 2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: XV International Symposium on Horticultural Economics and Management
9. Le Thanh Phong, Udo, Henk M.J., Mensvoort, M.E.F., Bosma, R.H., Le Quang Tri, Dang Kieu Nhan and Zijpp, 2005. Integrated Agriculture- Aquaculture Systems in the Mekong Delta, Vietnam: An Analysis of Recent Trends. Asian Journal of Agriculture and Development, Vol. 4, No. 2:51-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian Journal of Agriculture and Development
10. Kimhi, A., Chiwele, D., 2000. Barrier for development in Zambian small-and medium sizefarms: Evidence frommicro data. Paper presented at the 2000 Annual Meeting of the American Agricultural Economics Association. pp.1 -27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Paper presented at the 2000 Annual Meeting of the American Agricultural Economics Association
13. Benin S, Smaleb M, Pender J, Berhanu GM, Ehui S (2004). The economic determinants of cereal crop diversity on farms in the Ethiopian Highlands. Agri. Econ. 31(2004):pp 197-208 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agri. Econ
Tác giả: Benin S, Smaleb M, Pender J, Berhanu GM, Ehui S (2004). The economic determinants of cereal crop diversity on farms in the Ethiopian Highlands. Agri. Econ. 31
Năm: 2004
11. SARE, 2003. What is Sustainable Agriculture? http://www.sare.org/publications/exploring.htm Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w