3.1.1 Vị trí địa lí
Phong Điền là huyện ven thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ - CP ngày 2 tháng 1, 2004 của Chính phủ. Về không gian địa lý, Phong Điền phía Bắc giáp quận Ô Môn và quận Bình Thuỷ, phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
- Đơn vị hành chính: 1 thị trấn, 6 xã (Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long, Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa)
-Thị trấn Phong Điền tách ra từ xã Nhơn Ái theo nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 1, 2007 của Chính phủ với diện tích khoảng 753,82 ha và 11.852 người (2007)
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Huyện Phong Điền có địa hình tương đối bằng phẳng với tổng diện tích tự nhiên là 12.526 ha. Đặc biệt huyện được biết điến nhờ có chợ nổi Phong Điền và khu du lịch Mỹ Khánh thu hút được rất nhiều khách du lịch gần xa. Đặc sản nổi tiếng của Phong Điền là cam mật. Cam mật ở Phong Điền được lập từ những năm 1950 - 1960, và trở thành sản vật đặc trưng làm nền văn minh miệt vườn Phong Điền, sánh vai cùng các xứ vườn nổi tiếng khác như Cái Mơn ( Bến Tre), Cái Bè ( Tiềng Giang)…Những năm đầu thập niên 1990 là thời kì hoàng kim của cam mật Phong Điền. Một thời, những trái cam chín mọng bóng da lươn, vị thanh ngọt, nhiều nước, mỏng vỏ đã đi khắp Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Chính cam mật đã làm nên một miệt vườn Phong Điền trù phú hàng thế kỷ qua.
3.1.2.2 Khí hậu và sông ngòi
- Khí hậu: Phong Điền có điều kiện thời tiết khí hậu đặc trưng của ĐBSCL với khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 27 - 280C, nhiệt độ cao nhất các tháng trong năm từ 35- 370C và thấp nhất là 20 - 220C, chệch lệch nhiệt độ ngày đêm tương đối nhỏ. Số giờ nắng trong
22
năm khá cao từ 2.249 - 2.682 giời/năm. Lượng mưa trung bình từ 1.227 – 1500 mm/năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Huyện Phong Điền có nhiều ưu ái về khí hậu điều này thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan môi trường theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái.
- Sông ngòi: Nhờ hệ thống sông Cần Thơ – Phong Điền và lượng mưa dồi dào hằng năm tạo nên hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp vào mùa khô.
3.1.2.3 Đất đai
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Phong Điền năm 2012 – 2013
Đvt: ha
Khoản mục
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 10.563 84,33 10.560 84,31 10.547 84,20 Đất phi nông nghiệp 1.963 15,67 1.966 15,69 1.979 15,80
Đất chưa sử dụng - - - -
Tổng 12.526 100,00 12.526 100,00 12.526 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
Qua bảng 3.1 ta thấy được người dân trong huyện Phong Điền sử dụng đất nông nghiệp trong năm 2013 là chủ yếu với diện tích 10.547 ha trong tổng số diện tích 12.526 ha chiếm khoảng 84,20%, đất phi nông nghiệp có diện tích 1.979 ha chiếm khoảng 15,80%. Ngoài ra, cơ cấu chuyển dịch sử dụng đất năm 2013 theo chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp tăng diện tích đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất nông nghiệp có diện tích 10.547 ha giảm 13 ha so với năm 2012, giảm 16 ha so với năm 2011 và đất phi nông nghiệp từ 1.963 ha (năm 2011) tăng lên 1.979 ha (năm 2013). Đất chưa sử dụng đã được khai hoang với diện tích 7,7 ha và đã đưa vào sử dụng năm 2010.
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Tình hình xã hội a) Dân số và lao động
Theo số liệu Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013 dân số của huyện là 101.120 người, mật độ dân số là 807 người/km2 trong đó có 10.992 người là dân cư thành thị và 90.128 là cư dân nông thôn. Với lượng dân số
23
như trên là nguồn bổ sung dồi dào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện.
Bảng 3.2: Diện tích – dân số - mật độ dân số 2011- 2013
Năm Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)
2011 12.526 100.226 800
2012 12.526 100.641 803
2013 12.526 101.120 807
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
Qua bảng 3.2 ta thấy dấn số huyện Phong Điền đều tăng qua các năm và bình quân mỗi năm dân số của huyện tăng hơn 400 người, điều này làm cho mật độ dân số trung bình của huyện cũng tăng qua các năm. Tuy nhiên có sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các xã trong huyện, trong đó thị trấn Phong Điền và xã Mỹ Khánh có mật độ dân số khá cao lần lượt là 1.351 người/km2 và 1.002 người/km2. Do thị trấn Phong Điền là trung tâm của huyện với cơ sở hạ tầng khang trang, tập trung nhiều nơi trao đổi hàng hóa nên có mật độ dân số cao hơn những xã khác. Xã Mỹ Khánh nổi tiếng với khu du lịch Mỹ Khách, tại đây cung cấp nhiều dịch vụ du lịch, giải trí và tạo việc làm cho nhiều người dân trong huyện vì vậy dân cư ở xã này cũng cao hơn các xã khác. Sau đây là mật độ dân số của các xã trong huyện Phong Điền.
Bảng 3.3: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo xã, thị trấn năm 2013
Địa bàn Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Thị trấn Phong Điền 814 10.992 1.351 Xã Nhơn Á 1.632 14.208 870 Xã Giai Xuân 1.969 15.502 787 Xã Tân Thới 1.773 13.765 777 Xã Trường Long 3.100 18.565 599 Xã Mỹ Khánh 1.059 10.607 1.002 Xã Nhơn Nghĩa 2.179 17.481 802
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
Theo số liệu từ niên giám thống kê 2013 thì dân số trong độ tuổi lao động năm 2013 là 62.255 người chiếm 61,57% dân số của huyện. Tỷ lệ tham gia lao động là 58.082 người, tương đương với 93,30%. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 62,88%, trong công nghiệp là 26,47% và trong dịch vụ là 10,65%. Nhìn chung cơ cấu lao động trong huyện đang có xu
24
hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với ưu thế cơ cấu dân số trẻ Phong Điền có một nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế xã hội của huyện.
b) Giáo dục
Đến năm 2013 toàn huyện có 21 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học của học sinh trong huyện. Tính đến hết năm 2013 toàn huyện có 874 giáo viên gồm 435 giáo viên dạy tiểu học, 303 giáo viên giảng dạy trung học cơ sở và 136 giáo viện giảng dạy cơ các trường trung học phổ thông.
c) Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng được chính quyền trong huyện hết sức quan tâm. Đến hết năm 2013 toàn huyện có 8 cơ sở y tế gồm 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 5 trạm y tế xã, thị trấn vơi 113 cán bộ y tế.
d) Văn hóa - xã hội
Phong trào thể thao quần chúng cũng từng bước phát triển mạnh để nâng cao sức khỏe cho người dân, năm 2013 toàn huyện có 33 cơ sở thể dục thể thao chủ yếu là sân bóng đá, bóng chuyền và bóng rổ. Ngoài ra huyện còn có 8 thư viện và 7 trạm phát thanh cung cấp những thông tin và kiến thức cho người dân trong huyện. Hiện nay toàn huyện đang đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh nơi công cộng, đến hết năm 2013 toàn huyện có 7 xã đạt chuẩn về xã văn hóa.
3.1.3.2 Tình hình kinh tế a) Về Nông nghiệp
Huyện Phong Điền đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vậy nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao nâng suất chất lượng nông sản. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 922.974 triệu đồng (trong đó giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt đạt 634.698 triệu đồng, chiếm 68,49%. Thủy sản là 207.995 triệu chiếm 22,54%. Chăn nuôi đạt 80.281 triệu đồng, chiếm 8,70 %). Trong thời gian tới cùng với chương trình xây dựng NTM của Chính phủ huyện Phong Điền sẽ có nhiều thay đổi về cơ cấu cây trồngnông nghiệp hơn góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện cũng như Thành phố Cần Thơ.
25
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền năm 2012-2013
Ngành
Năm 2012 Năm 2013 2013/2012 Giá trị
(triệu đồng) %
Giá trị
(triệu đồng) % Tuyệt đối
Tương đối (%) Trồng Trọt 632.022 68,49 634.698 68,77 2.676 0,42 Chăn Nuôi 80.981 8,78 80.281 8,70 (700) (0,86) Thủy Sản 209.729 22,73 207.995 22,54 (1.734) (0,83) Tổng 922.732 100,00 922.974 100,00 242 0,03
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng nhưng không cao và chỉ tăng 0,03% so với năm 2012, nguyên nhân là do sự giảm về giá trị của ngành chăn nuôi (giảm 0,86%) và ngành thủy sản (giảm 0,83%).
b) Về công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 836.386 triệu đồng, tăng 36.025 triệu đồng so với năm 2012. Nhìn chung sản xuất công nghiệp của huyện có tăng trưởng hơn so với cùng kỳ.
Bảng 3.5: Giá trị và cơ cấu công nghiệp sản xuất huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tập thể Giá trị (triệu đồng) 7.665 9.165 9.376
Cơ cấu (%) 1,23 1,15 1,12
Tư nhân Giá trị (triệu đồng) 74.444 110.493 112.895
Cơ cấu (%) 11,91 13,80 13,50
Cá thể Giá trị (triệu đồng) 542.755 680.703 714.115
Cơ cấu (%) 86,86 85,05 85,38
Tổng Giá trị (triệu đồng) 624.864 800.361 836.386
Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền , 2013
c) Về thương mại và dịch vụ
Tổng mức hàng hóa bán ra và danh thu dịch vụ trên địa bàn huyện năm 2013 đạt 2.497.960 triệu đồng, tăng 17,81% so với năm 2012. Trong đó thương mại đạt 2.291.230 triệu đồng, tăng 19,10% so với năm 2012, ngành nhà hàng khách sạn tăng 11, 17% so với năm 2012, chỉ có ngành dịch vụ từ 51.232 triệu đồng giảm còn 45.360 triệu đồng năm 2013 giảm 11,46 %.
26
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.2.1 Về trồng trọt 3.2.1 Về trồng trọt
3.2.1.1 Lúa
Lúa được xem là cây lương thực nổi tiếng và chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Nhưng trong những năm gần đây diện tích trồng lúa của huyện Phong Điền giảm dần do người dân chuyển sang trồng vườn hoặc sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác.
Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng, năng xuất lúa ở huyện Phong Điền 2011 – 2013
Khoản mục Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Diện tích Ha 10.654 11.145 10.910
Sản lượng tấn (thóc) 53.535 56.652 55.312
Năng suất tấn/ha 5,02 5,08 5,07
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
Từ bảng 3.6 ta thấy diên tích trồng lúa năm 2013 so với năm 2011 tăng 256 ha tương đương tăng 1.777 tấn về sản lượng, tuy nhiên diện tích trồng lúa năm 2013 so với năm 2012 lại giảm từ 11.145 ha năm 2012 giảm còn 10.910 ha năm 2013, tương ứng với 235 ha ứng với mức sản lượng 1.340 tấn. Qua đó cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đang chịu sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, từ độc canh lúa chuyển sang trồng kết hợp với các mô hình khác góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
3.2.1.2 Cây màu
Những năm gần đây do sự chuyển biến phức tạp của các loại dịch bệnh mới trên cây lúa cùng với sự bạc màu, thoái hóa đất do độc canh cây lúa nhiều năm nên chuyển sang trồng cây màu đặc biệt cây họ đậu và các loại rau được nhiều nông hộ trong huyện lựa chọn.
Bảng 3.7: Diện tích sản xuất các loại cây màu huyện Phong Điền 2011-2013
Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Đậu các loại ha 131 109 119
Rau các loại ha 1.014 1.153 1.434
Tổng ha 1.145 1.262 1.553
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
Qua bảng 3.7 ta thấy được diện tích trồng cây màu tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 với tổng diện tích tăng là 408 ha. Trong đó, diện tích trồng các loại rau tăng trong khi đó diện tích trồng đậu giảm.
27
Theo niên giám thống kê năm 2013 tổng sản lượng cây màu trên địa bàn huyện là 19.149 tấn tăng 3.895 tấn so với năm 2012, trong đó rau các loại có sản lượng nhiều nhất khoảng 68,45%.
3.2.1.3 Cây lâu năm
Huyện Phong Điền được biết đến bởi các loại cây ăn trái đặc biệt là cam mật tuy nhiên do không kiểm soát được dịch bệnh nên nhiều nhà vườn đã chọn canh tác những loại cây ăn trái khác như dâu, chôm chôm, siều riêng, vú sữa…để canh tác vì vậy diện tích trồng cam ngày càng giảm. Hiên nay, huyện Phong Điền đang tập trung quy hoạch phát triển 5 loại cây ăn trái chủ lực là dâu Hạ Châu, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, nhãn, theo hình thức sản xuất chuyên canh và phân bố đều trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tăng cường việc hỗ trợ cây giống và chuyển giao các biện pháp khoa học kỹ thuật cho các bà con nhà vườn, để hướng đến sản xuất cây ăn trái tập trung và bền vững.
Bảng 3.8: Diện tích và sản lượng cây lâu năm ở huyện Phong Điền 2012-2013
Loại cây Năm 2012 Năm 2013
Diện tích (ha) Sản lượng
Diện tích (ha) Sản lượng
Dừa (1.000 quả) 513 2.178 486 2.025
Cây ăn quả (tấn) 4.018 28.708 4.567 23.995
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
3.2.2 Chăn nuôi
Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền, hiên nay ngành chăn nuôi trong huyện đang phát triển với nhiều trang trại chăn nuôi tập trung như gà, heo, trăn… là nguồn cung cấp gia cầm cho Tp. Cần Thơ cũng như nhiều tỉnh khác trong ĐBSCL.
Bảng 3.9: Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011-2013
Đvt: Triệu đồng
Loài 2011 2012 2013
Gia súc 42.757 50.578 48.967
Gia cầm 24.307 22.466 23.310
Chăn nuôi khác 307 98 73
Sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt 3.899 7.214 7.464
Sản phậm phụ chăn nuôi 456 625 467
Tổng 71.726 80.981 80.281
28
Qua bảng 3.9 ta thấy giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2011- 2013 tăng và tăng 8.555 triệu đồng, năm 2012 là năm có giá trị sản xuất cao nhất trong ba năm, cao hơn 7.255 triệu đồng so với năm 2011 và cao hơn năm 2013 là 700 triệu đồng. Hiện nay mạng lưới thú y trên địa bàn huyện hoạt động có chất lượng, theo Trạm thú y huyện Phong Điền, đến hết tháng 2/2014 nay huyện đã có 5 trường hợp đàn gia cầm nhiễm dương tính cúm AH5N1 từ trước và sau tết nguyên đán, với tổng đàn bị nhiễm và tiêu hủy trên 4.000 con. Công tác thú y đang được kiểm soát chặc chẽ nhầm bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và người tiêu dùng trong huyện.
3.2.3 Thủy sản
Với mạng lưới sông ngòi chằn chịt Phong Điền là nơi thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt, đặc biệt nông dân trong huyện đã biết cách kết hợp nuôi thủy sản với các mô hình trồng trọt như mô hình lúa - cá, lúa - tôm để tăng thêm thu nhập.
Bảng 3.10: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phong Điền 2011-2013 Đvt: Tấn
Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Cá 7.891 7.435 7.212
Tôm 5 1 1
Thuỷ sản khác 3 3 3 Tổng sản lượng nuôi trồng 7.899 7.439 7.216
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013
Tính đến hết năm 2013 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện là 403 ha trong đó xã Giai Xuân có diện tích nuôi lớn nhất với 133 ha chiếm 33% trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện. Qua bảng số liệu trên cho thấy sản lượng thủy sản giảm liên tục, nguyên nhân phần lớn là do nông