Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc và lâu đời. Trong bối cảnh đó, việc không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Đó là việc làm cấp thiết đồng thời là động lực trực tiếp của sự phát triển nền nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn mà ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học
5
63
Nông nghiệp Việt Nam cho biết đó là hầu như mọi chủ trương, chính sách đầu tư đều hướng vào sản xuất càng nhiều lương thực càng tốt. Vậy nên các chính sách đầu tư thủy lợi cũng hướng chủ yếu cho mở rộng diện tích đất trồng lúa, tập trung nghiên cứu tạo giống lúa mà ít nghiên cứu về kỹ thuật. Trong giống lại phần lớn là lúa năng suất, chưa chú trọng đúng mức yêu cầu về chất lượng, nhất là chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính. Khi hướng vào năng suất, lượng phân bón sử dụng tăng nhanh (năm 2012, tổng lượng phân bón tiêu thụ lên tới hơn 12 triệu tấn các loại, tức là gần 1 tấn cho 1ha cây trồng), nhưng trong 10 năm qua, không có đề tài cấp bộ nào nghiên cứu về phân bón vô cơ, trong khi có tới 85 đề tài chọn, tạo giống và 21 đề tài nghiên cứu về bảo vệ thực vật. Tuy vậy, Chính phủ cũng đã ban hành “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” đây là cơ hội để nền nông nghiệp nước ta phát triển bền vững.