THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 41 - 46)

CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOAN 2004-2013

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được ngành Nông nghiệp quan tâm chỉ đạo, xem đây là một trong những giải pháp cơ bản trong việc tái cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt vùng ĐBSCL và Phong Điền nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững. Từ khi thành lập huyện (năm 2004) đến nay huyện Phong Điền đã có những thay đổi về diện tích gieo trồng giữa các

29

loại cây. Nhìn chung diện tích trồng cây hằng năm và diện tích trồng cây lâu năm đều giảm đi.

Các loại nông sản hằng năm bao gồm cây lương thực (chủ yếu là lúa), cây chất bột (khoai) và cây công nghiệp hằng năm (đậu nành, mè lạc) giảm trong đó cây lương thực giảm không đáng kể (398 ha), đối với cây công nghiệp hằng năm hiện nay toàn huyện chỉ còn 4 ha sản xuất giảm 66 ha (tương đương với 94,29%) so với năm 2004. Cây thực phẩm (đâu xanh và rau các loại) có diện tích tăng 484 ha (tương đương với 45,57%) so với năm 2004 . Diện tích trồng cây thực phẩm tăng do năm 2010 huyện đã triển khai trồng mở rộng diện tích trồng dưa hấu.

Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong 10 năm qua diện tích trồng cây công nghiệp (dừa) tương đối ổn định, so với năm 2004 diện tích trồng đã giảm 211 ha, do nông hộ chuyển sang trồng cây hằng năm và các cây lâu năm khác để nâng cao thu nhập. Diện tích trồng cây ăn quả cũng giảm so với năm 2004 tuy nhiên giai đoạn 2012-2013 có xu hướng tăng mạnh trở lại.

Bảng 3.11: Diện tích sản xuất sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2008-2013

Năm Năm 2004 Năm 2008 Năm 2013

CHN (ha) Cây lương thực 11.654 10.716 11.256 Cây chất bột - - 2 Cậy thực phẩm 1.062 461 1.549 Cây CN hằng năm 70 79 4 Tổng 12.786 11.256 12.811 CLN (ha)

Cây công nghiệp 697 577 486

Cây ăn quả 5.372 4.881 4.567

Tổng 6.069 5.458 5.053

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Qua bảng 3.11 ta cũng thấy được cơ cấu cây trồng của huyện Phong Điền trong những năm qua có xu hướng giảm diện tích trồng cây lương thực và cây công nghiệp, tăng diên tích trồng cây thực phẩm (rau, đậu các loại) và cây ăn quả lâu năm.

Bảng 3.12: Diện tích trồng cây ngắn ngày trong huyện Phong Điền 2008 - 2013

Năm Năm 2004 Năm 2008 Năm 2013

Lúa (ha) 11.449 10.338 10.910

Đậu xanh (ha) 122 97 115

Rau các loại (ha) 940 364 1.434

30

Từ kết quả trên ta thấy được gia đoạn 2004 đến 2008 diện tích đất canh tác của ba loại nông sản đều giảm, cụ thể diện tích trồng lúa giảm 1.111 ha,diện tích trồng đậu xanh giảm 25 ha, diện tích trồng rau các loại giảm 576 ha. Tuy nhiên giai đoan 5 năm sau từ 2008 đến 2013 thì cả ba loại điều có diện tích gieo trồng tăng, diện tích trồng tăng 572 ha, diện tích trồng đậu xanh tăng 18 ha và tăng nhiều nhất là diện tích trồng rau các loại với 1.070 ha. Trong những năm gần đây nhu cầu rau xanh đối với người tiêu dùng ngày càng tăng cao giá của cac lại rau cũng liên tục tăng mạnh nên Phong Điền là nơi lý tưởng trở thành nguồn cung cấp rau xanh phục vụ nhu cầu cho người dân trong Tp. Cần Thơ.

Bảng 3.13: Diện tích trồng cây lâu năm ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013 Đvt: ha

Năm Chuối Xoài Nhãn,

chôm chôm Bưởi

cây CN (dừa) 2004 400 370 180 270 697 2005 354 375 196 278 692 2006 360 380 180 280 685 2007 276 318 179 208 577 2008 271 316 175 211 577 2009 262 423 182 178 513 2010 254 372 303 172 513 2011 254 264 310 172 513 2012 254 264 303 129 513 2013 282 294 328 60 486

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Hình 3.1 Sự thay đổi diện tích sản xuất các loại cây lâu năm ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm H a

31

Từ năm 2004 đến 2013 diện tích trồng cây công nghiệp (dừa) và diện tích trồng cây bưởi, chuối có chiều hướng giảm. Cụ thế bưởi đã giảm 210 ha, chuối giảm 118 ha. Diện tích trồng nhãn, chôm chôm có xu hướng tăng và mạnh nhất là năm giai đoạn 2009-2010, trong 10 năm diện tích trồng nhãn, chôm chôm đã tăng 148 ha. Diện tích trồng xoài là không ổn định nhất, tăng nhanh với 107 ha (2008-2009) và giảm mạnh 159 ha (2009-2011) tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng xoài có xu hướng tăng lên trở lại sau giai đoạn giảm diện tích trồng khá nhiều.

Bảng 3.14: Diện tích trồng cam, chanh, quít và các loại cây ăn quả lâu năm khác ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004 - 2013

Năm Cam, chanh, quít Cây ăn quả khác

2004 3.850 302 2005 3.980 255 2006 3.990 250 2007 3.650 270 2008 3.644 264 2009 3.504 514 2010 1.917 1062 2011 1.722 1333 2012 1.557 1511 2013 1.307 2.296

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền,2013

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Hình 3.2 Sự thay đổi diện tích của cam, chanh, quít và các loại cây lâu năm khác ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013

Qua hình ta cũng thấy được diện tích trồng cây cam, chanh, quít ở huyện Phong Điền đang có chiều hướng giảm mạnh trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2009 cho đến nay, bên cạnh đó diện tích trồng các loại cây lâu năm

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm H a

32

khác liên tục tăng, Cụ thể diện tích trồng cây có múi đã giảm 2.543 ha trong 10 năm qua, diện tích trồng các loại cây ăn quả khác tăng 1.994 ha.

Các loại cây có múi, đặc biệt là cam mật, được xem là đặc sản làm nên tên tuổi của huyện khắp các tỉnh thành trên đất nước nhưng 10 năm qua diện tích trồng các loại cây như cam, chanh, quít có chiều hướng giảm nhiều nhất gần ½ so với tổng số diện tích năm 2004, đa số nông hộ nơi đây cho rằng vì không quản lí được dịch bệnh nên họ đã chuyển sang các loại cây trồng khác. Hơn nữa trong những năm gần đây du lịch miệt Vườn ở Phong Điền đang phát triển mạnh, đặt biệt là vào mùa dâu các vườn dâu trong huyện đã thu hút được rất nhiều du khách giúp bà con nông dân có thêm thu nhập nhờ kết hợp các dịch vụ. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy nông hộ mạnh dạng chuyển đổi cây trồng nhằm cải thiện đời sống của mình.

33

CHƯƠNG 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)