Phân tích mô hình Logit cho kết quả như sau: (1) Giá trị kiểm định Prob > 2 = 0,0001 << 0,1 cho thấy mô hình nghiên cứu được sử dụng có mức ý nghĩa (1%); (2) Tỷ lệ dự báo chính xác (Correctly classified) của mô hình là 78,95%, điều này cho thấy khả năng dự báo đúng của mô hình là rất cao; (3) giá trị kiểm định Corr đều cho giá trị nhỏ hơn 0,8, do đó có thể bỏ qua tương tác giữa các biến độc lập. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ hệ số trong mô hình trong mô hình, không có hiện tượng đa cộng tuyến. Sau đây là bản kết quả của mô hình với biến phụ thuộc là thay đổi cơ cấu (Y), các biến độc lập lần lược là khoảng cách (X1), giới tính (X2), học vấn (X3), tuổi (X4), tập huấn (X5), doanh thu phi nông nghiệp (X6), diện tích đất sản xuất (X7), số người phụ thuộc (X8) và số lao động nông nghiệp(X9). Các thông tin trong mô hình
50
được thu thập từ người sản xuất chính trong nông hộ (người có khả năng quyết định mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp trong gia đình).
Bảng 4.14: Kết quả mô hình phân tích các yếu tố ảnh hướng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ
Biến Hệ số dy/dx P>z Khoảng cách (X1) -0,01846 -0,00324 0,931 Giới tính (X2) 0,93666 0,13402 0,255 Học vấn (X3)*** 0,17793 0,03126 0,062 Tuổi (X4) -0,02918 -0,00513 0,170 Tập huấn (X5)** 1,61538 0,21821 0,022
Doanh thu phi nông nghiệp (X6) -2E-06 -3,1E-07 0,687 Diện tích đất xản xuất(X7)* -0,00030 -0,00005 0,000 Số người phụ thuộc (X8)** -0,42350 -0,07439 0,035 Số lao động nông nghiệp (X9)** -0,68170 -0,11975 0,029
Log likelihood -61,18277
Prob > 2 0,0001
Correctly classified 78,95%,
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
Ghi chú: (*) biến có ý nghĩa ở mức 1% (**) biến có ý nghĩa ở mức 5% (***) biến có ý nghĩa ở mức 10%
Từ kết quả hồi quy ta có các biến (X3), (X5), (X7), (X8), (X9) là có ý nghĩa thống kê còn các biến (X1), (X2), (X4), (X6) không có ý nghĩa thống kê. Như vậy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông hộ gồm có học vấn (X3), tập huấn (X5), diện tích đất sản xuất (X7), số người phụ thuộc (X8), số lao động nông nghiệp (X9). Chi tiết về sự ảnh hưởng được giải thích cụ thể như sau:
- Hệ số của biến học vấn (X3) có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và dương. Với kết quả này cho thấy khi học vấn của người sản xuất chính tăng lên 1 năm thì xác suất nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng 3,126% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Điều này cùng với kỳ vọng của tác giả bởi những nông hộ có học vấn cao thì khả năng tiếp thu những cái mới cũng như có khả năng thích ứng và hiểu biết nhiều hơn và nhanh hơn. Vì vậy khi quyết định chuyển qua loại cây trồng hay mô hình canh tác khác họ tự tin rằng điều này không gây trở ngại gì cho họ. Kết quả nghiên cứu cũng giống với nghiên cứu về của các tác giả khác (Ashfaq và cộng sự, 2008; Rehima và cộng sự, 2013)
- Hệ số của biến tập huấn (X5) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và dương. Với kết quả này cho thấy khi người sản xuất chính trong nông hộ được tập huấn thì xác suất chuyển đổi cơ cấu cây trông của nông hộ tăng 21,821% (so với
51
những nông hộ không được tập huấn) với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này cùng với kỳ vọng của tác giả bởi những nông hộ được tập huấn thì sẽ có hiểu biết nhiều hơn, cũng như việc kịp thời nắm bắt được những thông tin trên thị trường từ đó họ sẽ chuyển đổi sang loại cây trồng mới phù hợp với nhu cầu của thị trường, điều này cũng có kết quả cùng với các nghiên cứu của Rehima và cộng sự, 2013.
- Hệ số của biến diện tích đất sản xuất (X7) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và âm. Với kết quả này cho thấy khi diện tích đất sản xuất của nông hộ tăng lên 1 m2 thì xác xuất nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ giảm 0,005% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Giống với kết quả nghiên cứu của Pope và Prescott (1980), rằng những nông hộ có diện tích canh tác lớn sẽ có xu hướng chuyên môn hóa nhằm mục kết hợp với các dịch vụ khác. Bên canh đó cũng giảm được nguồn lực vì đa dạng hóa thường phải đòi hỏi thời gian chăm sóc nhiều hơn, tốn nhiều đầu vào cũng như phải có kỹ năng, quản lý nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có kết quả nghiên cứu cho rằng diện tích đất canh tác càng tăng nông hộ sẽ càng đa, bởi họ muốn giảm rủi ro về giá trong sản xuất (Benin và cộng sự, 2004; Ashfaq và cộng sự, 2008; Fetien và cộng sự, 2009). Theo khảo sát của tác giải, đa số nông hộ tại địa bàn nghiên cứu là có độ tuổi khá cao chủ yếu là 50 tuổi trở lên và những người trong gia đình của họ chủ yếu không muốn làm nông, vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ bị giới hạn về nguồn lực.
- Hệ số của biến số người phụ thuộc (X8) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và âm. Với kết quả này cho thấy khi số người phụ thuộc trong nông hộ tăng lên 1 người thì xác suất nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng giảm 7,439% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Điều này cũng có thể giải thích rằng số người phụ thuộc trong gia đình cao thì thời gian chăm sóc cho những người này nhiều và nông hộ không có thời gian để canh tác thêm loại nông sản khác hày việc chuyển đổi sang cây trồng khác, bởi khi chuyển đổi sang loại cây trồng khác phải chờ một khoản thời gian thì nông hô mới có thể thu hoạch và việc chuyển đổi cũng gặp khá nhiều rủi ro, trong khi đó nông hộ cần nguồn tiền để lo cho gia đình. Theo nghiên cứu của Võ Thị Mỹ Trang, 2009 thì những nông hộ có số người phụ thuộc trong gia đình cao thì họ có su hướng tham gia vào thị trường lao động do hạn chế nguồn lực đầu vào như đất đai, vốn..
- Hệ số của biến số lao động nông nghiệp (X9) có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và âm. Kết quả này cho thấy khi số lao động nông nghiệp trong nông hộ tăng lên 1 người thì xác xuất nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng giảm 11,975% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này trái với kỳ vọng của tác giả, theo nhiên cứu của Fisher (1951), Binswanger và Rosenzweig
52
(1986) thì lao động có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay với nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc tập trung nguồn lao động vào nông nghiệp sẽ không còn hiệu quả nữa trong khi nguồn lực có sẵn của nông hộ (đất đai, vốn…) là hạn chế. Vì vậy khi những lao động này sẽ chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập hơn là chỉ dựa vào nông nghiệp.
4.3.2 Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ