Trong bốn nhân tố thuộc về nguồn lực sản xuất của nông hộ thì có ba nhân tố được nông hộ cho rằng có ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của họ đó là : đảm bảo nguồn nhân lực (có 58,3% nông hộ đồng ý), đảm bảo điều kiện tài chính (có 54,2% nông hộ đồng ý), đảm bảo nguồn vật lực (có 54,2% nông hộ đồng ý), và có 49% nông hộ không có ý kiến về việc đảm bảo kiến thức kỹ thuật cho việc chuyển đổi mô hình, cho thấy nông hộ ít quan tâm đến kỹ thuật canh tác, cũng như hiểu biết về loại cây trồng mà nông hộ chuyển đổi, theo thông tin thu được trong quá trình khảo sát, khi được hỏi về vấn đề này đa phần nông hộ cho rằng kinh nghiệm và kiến thức sẽ được tích lỹ từ từ trong quá trình canh tác, nên việc đảm bảo kiến thức, kỹ thuật không quan trọng lắm với họ.
Trong nhóm ba nhân tố kinh tế - xã hội có hai nhân tố được nông hộ đồng ý là có ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của họ đó là tác động bởi sự chuyển đồi mô hình của cộng đồng địa phương (có 42,7% nông hộ đồng ý) và sức hút từ lợi nhuận của mô hình mang lại (có 53,1% nông hộ đồng ý). Nhân tố nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương có tới 36,5% nông hộ không có ý kiến, bến canh đó số nông hộ cho rằng điều này không ảnh hưởng và rất không ảnh hưởng cũng khá cao 45,8%.
Trong ba nhân tố về điều kiện tự nhiên thì có hai nhân tố được nông hộ cho rằng có ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của họ đó là tác động của rủi ro trong sản xuất nông nghiệp (dịch bệnh, thời tiết..) nhân tố này có 54,2% nông hộ đồng ý, và 70,8 % nông hộ cũng cho rằng điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với mô hình chuyển đổi có ảnh hưỡng tới quyết định chuyển đổi của họ mà ít quan tâm đến điều kiện về vị trí sản xuất. Điều này cho thấy đa số nông hộ tại địa bàn nghiên cứu chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp. Số liệu này cũng trùng với thông tin mà tác giả điều tra về sự chuyển đổi từ các loại cây có múi sang các loại cây ăn trái khác, bởi có một thời gian đa số diện tích trồng cam trong đại bàn nghiên cứu bị bệnh vàng lá gân xanh và không cách nào trị được đã làm
53
cho nông hộ tổn thất khá nhiều và phải chặt hết vườn cam của mình, từ đó nông hộ e sợ việc trồng lại cây cam nên đã chọn các cây ăn trái khác.
Bảng 4.15: Tỷ lệ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ
ĐVT:%
Nhân tố Mức ảnh hưởng
1 2 3 4 5
Đảm bảo nguồn nhân lực - 4,2 27,1 58,3 10,4
Đảm bảo điều kiện tài chính - 4,2 26,0 54,2 15,6
Đảm bảo nguồn vật lực - 6,3 31,3 54,2 8,3
Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất - 7,3 49,0 38,5 5,2 Tác động từ sự chuyển đổi mô hình của
công đồng đại phương 4,2 13,5 22,9 42,7 16,7
Sức hút từ lợi nhuận của mô hình mang
lại, 1,0 - 12,5 53,1 33,3
Nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương 17,7 28,1 36,5 10,4 7,3
Tác động của rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp 1,0 10,4 21,9 54,2 12,5
Điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với
mô hình chuyển đổi 0,0 4,2 12,5 70,8 12,5
Điều kiện về vị trí sản xuất phù hợp cho
chuyển đổi 1,0 4,2 59,4 29,2 6,3
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố qua bảng số liệu trên ta cũng thấy được có hai nhân tố được sự đồng ý của nhiều nông hộ tại địa bàn nghiên cứu nhất đó là việc đảm bảo nguồn nhận lực và điều kiện đất đai phù hợp với mô hình chuyển đổi. Bên canh đó tác động từ sự chuyển đổi mô hình của công đồng đại phương có số người đồng ý rằng nó ảnh hưởng đến quyết định của mình là thấp nhất. Điều này cũng cho thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ là theo phong trào là chưa hoàn toàn chính xác.
Để phản ánh rõ hơn mức độ ảnh hưởng của các nhân tố làm ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ tác giả đã tính đểm trung bình của các nhân tố, nhằm so sánh mức ảnh hưởng của các nhân tố với nhau, điều này khác với bảng tỷ lệ ảnh hưởng ở chỗ tỷ số chỉ phản ánh % các mức ảnh hưởng với nhau. Chủ yếu dựa vào tần số mà nông hộ lựa chọn. Điểm trung bình phản ảnh số điểm mà nhân tố đó có được dựa trên sự lựa chọn các mức ảnh ảnh hưởng của nông hộ. Vì vậy hai cách tính mang ý nghĩa khác nhau.
54
Bảng 4.16: Điểm trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ
Nhân tố Trung
bình
Độ lệch chuẩn
NL1 Đảm bảo nguồn nhân lực 3,75 0,696
NL2 Đảm bảo điều kiện tài chính 3,81 0,744
NL3 Đảm bảo nguồn vật lực 3,65 0,725
NL4 Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất 3,42 0,706 KTXH1 Tác động từ sự chuyển đổi mô hình của công
đồng đại phương
3,54 1,055 KTXH2 Sức hút từ lợi nhuận của mô hình mang lại 4,18 0,725 KTXH3 Nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương
2,61 1,118 TN1 Tác động của rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp
3,67 0,867 TN2
Điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với mô hình chuyển đổi
3,92 0,643 TN3 Điều kiện về vị trí sản xuất phù hợp cho
chuyển đổi
3,35 0,711
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014
Hình 4.14 Điểm trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ
Qua số liệu trên ta thấy được sức hút từ lợi nhuận của mô hình (KTXH2) là nhân tố có điểm trung bình cao nhất 4,18 điểm, kế đến là nhân tố điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với mô hình chuyển đổi (TN2 ) 3,92 điểm, yếu tố thứ ba đó là đảm bảo điều kiện tài chính (NL2) với 3,81 điểm, yếu tố thứ tư là đảm bảo nguồn nhân lực với 3,75 điểm. Nhân tố có điểm trung bình thấp nhất là nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với 2,61 điểm. Điều này
3,35 3,92 3,67 2,61 4,18 3,54 3,42 3,65 3,81 3,75 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00TN3 TN2 TN1 KTXH3 KTXH2 KTXH1 NL4 NL3 NL2 NL1
55
cho thấy nông hộ chuyển đổi cơ cấy cây trồng chủ yếu dựa vào lợi nhuận và nguồn lực mà mình có. Điều này cũng phù hợp với nhu cầu và quy luật tự nhiên và nền kinh tế thị trường hiện nay, bởi đa phần ta thường đầu tư vào một việc gì đó mà nó có sinh lợi cho mình.