TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 39)

3.2.1 Về trồng trọt

3.2.1.1 Lúa

Lúa được xem là cây lương thực nổi tiếng và chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Nhưng trong những năm gần đây diện tích trồng lúa của huyện Phong Điền giảm dần do người dân chuyển sang trồng vườn hoặc sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác.

Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng, năng xuất lúa ở huyện Phong Điền 2011 – 2013

Khoản mục Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích Ha 10.654 11.145 10.910

Sản lượng tấn (thóc) 53.535 56.652 55.312

Năng suất tấn/ha 5,02 5,08 5,07

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Từ bảng 3.6 ta thấy diên tích trồng lúa năm 2013 so với năm 2011 tăng 256 ha tương đương tăng 1.777 tấn về sản lượng, tuy nhiên diện tích trồng lúa năm 2013 so với năm 2012 lại giảm từ 11.145 ha năm 2012 giảm còn 10.910 ha năm 2013, tương ứng với 235 ha ứng với mức sản lượng 1.340 tấn. Qua đó cho thấy tình hình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đang chịu sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, từ độc canh lúa chuyển sang trồng kết hợp với các mô hình khác góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

3.2.1.2 Cây màu

Những năm gần đây do sự chuyển biến phức tạp của các loại dịch bệnh mới trên cây lúa cùng với sự bạc màu, thoái hóa đất do độc canh cây lúa nhiều năm nên chuyển sang trồng cây màu đặc biệt cây họ đậu và các loại rau được nhiều nông hộ trong huyện lựa chọn.

Bảng 3.7: Diện tích sản xuất các loại cây màu huyện Phong Điền 2011-2013

Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đậu các loại ha 131 109 119

Rau các loại ha 1.014 1.153 1.434

Tổng ha 1.145 1.262 1.553

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Qua bảng 3.7 ta thấy được diện tích trồng cây màu tăng liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 với tổng diện tích tăng là 408 ha. Trong đó, diện tích trồng các loại rau tăng trong khi đó diện tích trồng đậu giảm.

27

Theo niên giám thống kê năm 2013 tổng sản lượng cây màu trên địa bàn huyện là 19.149 tấn tăng 3.895 tấn so với năm 2012, trong đó rau các loại có sản lượng nhiều nhất khoảng 68,45%.

3.2.1.3 Cây lâu năm

Huyện Phong Điền được biết đến bởi các loại cây ăn trái đặc biệt là cam mật tuy nhiên do không kiểm soát được dịch bệnh nên nhiều nhà vườn đã chọn canh tác những loại cây ăn trái khác như dâu, chôm chôm, siều riêng, vú sữa…để canh tác vì vậy diện tích trồng cam ngày càng giảm. Hiên nay, huyện Phong Điền đang tập trung quy hoạch phát triển 5 loại cây ăn trái chủ lực là dâu Hạ Châu, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, nhãn, theo hình thức sản xuất chuyên canh và phân bố đều trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tăng cường việc hỗ trợ cây giống và chuyển giao các biện pháp khoa học kỹ thuật cho các bà con nhà vườn, để hướng đến sản xuất cây ăn trái tập trung và bền vững.

Bảng 3.8: Diện tích và sản lượng cây lâu năm ở huyện Phong Điền 2012-2013

Loại cây Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (ha) Sản lượng

Diện tích (ha) Sản lượng

Dừa (1.000 quả) 513 2.178 486 2.025

Cây ăn quả (tấn) 4.018 28.708 4.567 23.995

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

3.2.2 Chăn nuôi

Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền, hiên nay ngành chăn nuôi trong huyện đang phát triển với nhiều trang trại chăn nuôi tập trung như gà, heo, trăn… là nguồn cung cấp gia cầm cho Tp. Cần Thơ cũng như nhiều tỉnh khác trong ĐBSCL.

Bảng 3.9: Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2011-2013

Đvt: Triệu đồng

Loài 2011 2012 2013

Gia súc 42.757 50.578 48.967

Gia cầm 24.307 22.466 23.310

Chăn nuôi khác 307 98 73

Sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt 3.899 7.214 7.464

Sản phậm phụ chăn nuôi 456 625 467

Tổng 71.726 80.981 80.281

28

Qua bảng 3.9 ta thấy giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2011- 2013 tăng và tăng 8.555 triệu đồng, năm 2012 là năm có giá trị sản xuất cao nhất trong ba năm, cao hơn 7.255 triệu đồng so với năm 2011 và cao hơn năm 2013 là 700 triệu đồng. Hiện nay mạng lưới thú y trên địa bàn huyện hoạt động có chất lượng, theo Trạm thú y huyện Phong Điền, đến hết tháng 2/2014 nay huyện đã có 5 trường hợp đàn gia cầm nhiễm dương tính cúm AH5N1 từ trước và sau tết nguyên đán, với tổng đàn bị nhiễm và tiêu hủy trên 4.000 con. Công tác thú y đang được kiểm soát chặc chẽ nhầm bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và người tiêu dùng trong huyện.

3.2.3 Thủy sản

Với mạng lưới sông ngòi chằn chịt Phong Điền là nơi thích hợp để nuôi trồng các loại thủy sản nước ngọt, đặc biệt nông dân trong huyện đã biết cách kết hợp nuôi thủy sản với các mô hình trồng trọt như mô hình lúa - cá, lúa - tôm để tăng thêm thu nhập.

Bảng 3.10: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở huyện Phong Điền 2011-2013 Đvt: Tấn

Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Cá 7.891 7.435 7.212

Tôm 5 1 1

Thuỷ sản khác 3 3 3 Tổng sản lượng nuôi trồng 7.899 7.439 7.216

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Tính đến hết năm 2013 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện là 403 ha trong đó xã Giai Xuân có diện tích nuôi lớn nhất với 133 ha chiếm 33% trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện. Qua bảng số liệu trên cho thấy sản lượng thủy sản giảm liên tục, nguyên nhân phần lớn là do nông hộ kết hợp với các mồ hình khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao thu nhập. Tuy diện tích nuôi trồng giảm xuống như giá trị sản xuất thủy sản của huyện vẫn tăng cụ thế là 154.222 triệu đồng năm 2011, đạt 183.462 triệu đồng năm 2012 và đạt 176.082 triệu đồng năm 2013.

3.3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOAN 2004-2013 CỦA HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOAN 2004-2013

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng được ngành Nông nghiệp quan tâm chỉ đạo, xem đây là một trong những giải pháp cơ bản trong việc tái cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt vùng ĐBSCL và Phong Điền nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững. Từ khi thành lập huyện (năm 2004) đến nay huyện Phong Điền đã có những thay đổi về diện tích gieo trồng giữa các

29

loại cây. Nhìn chung diện tích trồng cây hằng năm và diện tích trồng cây lâu năm đều giảm đi.

Các loại nông sản hằng năm bao gồm cây lương thực (chủ yếu là lúa), cây chất bột (khoai) và cây công nghiệp hằng năm (đậu nành, mè lạc) giảm trong đó cây lương thực giảm không đáng kể (398 ha), đối với cây công nghiệp hằng năm hiện nay toàn huyện chỉ còn 4 ha sản xuất giảm 66 ha (tương đương với 94,29%) so với năm 2004. Cây thực phẩm (đâu xanh và rau các loại) có diện tích tăng 484 ha (tương đương với 45,57%) so với năm 2004 . Diện tích trồng cây thực phẩm tăng do năm 2010 huyện đã triển khai trồng mở rộng diện tích trồng dưa hấu.

Cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong 10 năm qua diện tích trồng cây công nghiệp (dừa) tương đối ổn định, so với năm 2004 diện tích trồng đã giảm 211 ha, do nông hộ chuyển sang trồng cây hằng năm và các cây lâu năm khác để nâng cao thu nhập. Diện tích trồng cây ăn quả cũng giảm so với năm 2004 tuy nhiên giai đoạn 2012-2013 có xu hướng tăng mạnh trở lại.

Bảng 3.11: Diện tích sản xuất sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2008-2013

Năm Năm 2004 Năm 2008 Năm 2013

CHN (ha) Cây lương thực 11.654 10.716 11.256 Cây chất bột - - 2 Cậy thực phẩm 1.062 461 1.549 Cây CN hằng năm 70 79 4 Tổng 12.786 11.256 12.811 CLN (ha)

Cây công nghiệp 697 577 486

Cây ăn quả 5.372 4.881 4.567

Tổng 6.069 5.458 5.053

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Qua bảng 3.11 ta cũng thấy được cơ cấu cây trồng của huyện Phong Điền trong những năm qua có xu hướng giảm diện tích trồng cây lương thực và cây công nghiệp, tăng diên tích trồng cây thực phẩm (rau, đậu các loại) và cây ăn quả lâu năm.

Bảng 3.12: Diện tích trồng cây ngắn ngày trong huyện Phong Điền 2008 - 2013

Năm Năm 2004 Năm 2008 Năm 2013

Lúa (ha) 11.449 10.338 10.910

Đậu xanh (ha) 122 97 115

Rau các loại (ha) 940 364 1.434

30

Từ kết quả trên ta thấy được gia đoạn 2004 đến 2008 diện tích đất canh tác của ba loại nông sản đều giảm, cụ thể diện tích trồng lúa giảm 1.111 ha,diện tích trồng đậu xanh giảm 25 ha, diện tích trồng rau các loại giảm 576 ha. Tuy nhiên giai đoan 5 năm sau từ 2008 đến 2013 thì cả ba loại điều có diện tích gieo trồng tăng, diện tích trồng tăng 572 ha, diện tích trồng đậu xanh tăng 18 ha và tăng nhiều nhất là diện tích trồng rau các loại với 1.070 ha. Trong những năm gần đây nhu cầu rau xanh đối với người tiêu dùng ngày càng tăng cao giá của cac lại rau cũng liên tục tăng mạnh nên Phong Điền là nơi lý tưởng trở thành nguồn cung cấp rau xanh phục vụ nhu cầu cho người dân trong Tp. Cần Thơ.

Bảng 3.13: Diện tích trồng cây lâu năm ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013 Đvt: ha

Năm Chuối Xoài Nhãn,

chôm chôm Bưởi

cây CN (dừa) 2004 400 370 180 270 697 2005 354 375 196 278 692 2006 360 380 180 280 685 2007 276 318 179 208 577 2008 271 316 175 211 577 2009 262 423 182 178 513 2010 254 372 303 172 513 2011 254 264 310 172 513 2012 254 264 303 129 513 2013 282 294 328 60 486

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Hình 3.1 Sự thay đổi diện tích sản xuất các loại cây lâu năm ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm H a

31

Từ năm 2004 đến 2013 diện tích trồng cây công nghiệp (dừa) và diện tích trồng cây bưởi, chuối có chiều hướng giảm. Cụ thế bưởi đã giảm 210 ha, chuối giảm 118 ha. Diện tích trồng nhãn, chôm chôm có xu hướng tăng và mạnh nhất là năm giai đoạn 2009-2010, trong 10 năm diện tích trồng nhãn, chôm chôm đã tăng 148 ha. Diện tích trồng xoài là không ổn định nhất, tăng nhanh với 107 ha (2008-2009) và giảm mạnh 159 ha (2009-2011) tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng xoài có xu hướng tăng lên trở lại sau giai đoạn giảm diện tích trồng khá nhiều.

Bảng 3.14: Diện tích trồng cam, chanh, quít và các loại cây ăn quả lâu năm khác ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004 - 2013

Năm Cam, chanh, quít Cây ăn quả khác

2004 3.850 302 2005 3.980 255 2006 3.990 250 2007 3.650 270 2008 3.644 264 2009 3.504 514 2010 1.917 1062 2011 1.722 1333 2012 1.557 1511 2013 1.307 2.296

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền,2013

Nguồn niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013

Hình 3.2 Sự thay đổi diện tích của cam, chanh, quít và các loại cây lâu năm khác ở huyện Phong Điền giai đoạn 2004-2013

Qua hình ta cũng thấy được diện tích trồng cây cam, chanh, quít ở huyện Phong Điền đang có chiều hướng giảm mạnh trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2009 cho đến nay, bên cạnh đó diện tích trồng các loại cây lâu năm

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm H a

32

khác liên tục tăng, Cụ thể diện tích trồng cây có múi đã giảm 2.543 ha trong 10 năm qua, diện tích trồng các loại cây ăn quả khác tăng 1.994 ha.

Các loại cây có múi, đặc biệt là cam mật, được xem là đặc sản làm nên tên tuổi của huyện khắp các tỉnh thành trên đất nước nhưng 10 năm qua diện tích trồng các loại cây như cam, chanh, quít có chiều hướng giảm nhiều nhất gần ½ so với tổng số diện tích năm 2004, đa số nông hộ nơi đây cho rằng vì không quản lí được dịch bệnh nên họ đã chuyển sang các loại cây trồng khác. Hơn nữa trong những năm gần đây du lịch miệt Vườn ở Phong Điền đang phát triển mạnh, đặt biệt là vào mùa dâu các vườn dâu trong huyện đã thu hút được rất nhiều du khách giúp bà con nông dân có thêm thu nhập nhờ kết hợp các dịch vụ. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy nông hộ mạnh dạng chuyển đổi cây trồng nhằm cải thiện đời sống của mình.

33

CHƯƠNG 4

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA NÔNG HỘ

4.1 THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG HỘ

Một số thông tin cơ bản của người sản xuất chính ở huyện Phong Điền được thể hiện qua trình đội học vấn, tuổi, kinh nghiệm, diện tích đất nông nghiệp và nguồn lực lao động được thể hiện như sau:

Bảng 4.1: Thông tin chung của người sản xuất chính

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi 28 87 52,86 11,881 Học vấn 0 13 6,34 2,858 Kinh nghiệm 1 50 8,62 6,873 Diện tích đất sản xuất 1.000 22.000 5.667,14 3.862,166

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Qua bảng số liệu ta thấy tuổi của người sản xuất chính trong nông hộ giao động từ 28 tới 87 tuổi, trung bình là 52,86 tuổi cho thấy đa số nằm trong độ tuổi lao động. Trình độ học vấn của người sản xuất chính trong nông hộ cao nhất là trung cấp và thấp nhất là chưa từng học, trung bình là 6,71 năm. Số năm kinh nghiệm thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 50 năm, trung bình là 8,62 năm. Diên tích đất sản xuất của nông hộ thấp nhất là 1.000 m2 lớn nhất là 22.000 m2, trung bình là 5.662,14 m2.

4.1.1 Tuổi của người sản xuất chính

Tuổi của người sản xuất chính trong nông hộ phần nào phản ánh kinh nghiệm canh tác của họ, bởi nhiều nghiên cứu trước cho rằng tuổi càng cao thì nông hộ càng bảo thủ với công nghệ và thay đổi. Sau đây là các độ tuổi của người sản xuất chính:

Bảng 4.2: Tuổi của người sản xuất chính

Tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 30 2 1,4 Từ 30 đến 39 tuổi 22 15,8 Từ 40 đến 49 tuổi 24 17,1 Trên 49 tuổi 92 65,7 Tổng 140 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Số người có tuổi từ 50 tuổi trở lên trong các nhóm nông hộ chiếm tỷ lệ khá cao với 65,7%. Đa phần tuổi của người sản xuất chính thuộc các nhóm

nông hộ chủ yếu từ 50 tuổi trở l là 73%, nhóm chuy

đổi sang sản xuất sinh thái

4.1.2 Trình độ

Việc tìm hiểu về tr hộ là rất cần thiết b

khoa học - kỹ thuật trong sản chuyển đổi cơ cấu cây

kỹ thuật phải đưa lên hàng đ

Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ Cấp học Chưa từng đi học Tiểu học THCS THPT Trung cấp Tổng Nhìn chung ng học vấn tập chung chủ yếu ở cấp độ từ THPT trở lên chi

nhóm nông hộ như sau:

Hình 4.1 Trình Trình độ học vấn của ng chuyển đổi phân bố từ

chiếm đa số với 62,2

0%

Chưa từng đi học

Không chuyển đổi

Chuyển đổi cơ cấu

Chuyển đổi phương thức

34

ộ chủ yếu từ 50 tuổi trở lên. Trong đó nhóm không chuy

%, nhóm chuyển đổi cơ cấu cây trồngcó tỷ lệ là 62,5% và nhóm chuy sinh thái có tỷ lệ là 71,4%.

ộ học vấn của người sản xuất chính

ểu về trình độ học vấn của người sản xuất chính trong nông bởi trình độ học vấn còn thể hiện được kh

ật trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Do ch ấu cây trồng vật, nuôi theo hướng bền vững với môi tr ưa lên hàng đầu.

ộ học vấn của nông hộ Tần số 4 57 60 18 1 140

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014

Nhìn chung người sản xuất chính thuộc các nhóm nông hộ có tr ọc vấn tập chung chủ yếu ở cấp 2 chiếm 42,9%, người sản xuất chính có tr

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)