Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 26 - 27)

khía cạnh kinh tế - kỹ thuật. Năng suất lao động tăng vả duy trì trong dài hạn là bằng chứng cho sự tăng trưởng nông nghiệp theo con đường bền vững.

- Nhóm thứ hai: nông nghiệp bền vững là nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh sinh thái. Một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô nhiễm và cân bằng sinh thái thì hệ thống đó không thể nào là bền vững được.

- Nhóm thứ ba: Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu vào khía cạnh môi trường con người. Một hệ thống nông nghiệp không cải thiện được trình độ về giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng của người dân nông thôn thì hệ thống đó không được xem là bền vững.

Theo tổ chức SARE (Sustainnable Aricultire Research & Education) ba nền móng quan trong của phát triển bền vững là

- Lợi nhuận trong dài hạn

- Quản lý được đất đai, không khí và nguồn nước

- Đảm bảo được chất lượng cuộc sống của nông dân, chủ trang trại và cộng đồng.

Những khái niệm trên đều cho thấy rằng việc nông nghiệp bền vững chú trong vào, kinh tế, môi trường và con người, đây điều là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều quan tâm, đặc biệt là các nước nông nghiệp.

2.1.1.5 Nông nghiệp sinh thái

Theo ArecA sản xuất nông nghiệp sinh thái là hoạt động trồng trọt và chăn nuôi hướng đến quy luật tự nhiên, không lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng, từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, tăng hiệu quả sản xuất và bảo đảm sức khỏe con người.

2.1.2 Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp nghiệp

Theo mô hình ba giai đoạn phát triển nông nghiệp của Todaro (1990), quá trình phát triển nông nghiệp trải qua ba giai đoạn từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với vai trò ảnh hưởng của các nhân tố, cụ thể:

Giai đoạn 1: Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp – Đất đai và lao động là những yếu tố chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, đầu tư vốn không cao.

14

Giai đoạn 2: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản xuất, thể hiện ở chỗ: cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp, trên từng hộ được phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng, để thay thế cho chế độ độc canh trong sản xuất trước kia.

Cải tiến kỷ thuật canh tác, sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hóa học và tưới tiêu nước chủ động làm tăng năng suất, sản lượng nhưng đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và góp phần tăng thu nhập nông hộ.

Giai đoạn 3: Phát triển sản xuất ở quy mô trang trại lớn theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng tối đa công nghệ mới vào sản xuất một số loại sản phẩm riêng biệt có lợi thế cạnh tranh cao. Do đó yếu tố vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định với tăng sản lượng nông nghiệp.

Tóm lại, Todaro đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố vốn và công nghệ đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp qua các giai đoạn từ độc canh sang chuyên canh và chuyên môn hóa ở mức cao.

Song song đó, mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhằm để tăng năng suất lao động cho người dân, đồng thời qua đó nâng cao thu nhập của họ. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, giá cả nông sản không ổn định và thấp là một trong những yếu tố thúc đẩy nông dân chuyển đổi loại hình sản xuất hoặc cơ cấu kinh tế nông hộ để đối phó với rủi ro của thị trường. Họ phải chấp nhận sự lựa chọn giữa nâng cao thu nhập và rủi ro cao, hoặc thu nhập vừa với rủi ro thấp, từ đó đa dạng hóa sản xuất là biện pháp hữu hiệu để giảm rủi ro một khi họ chấp nhận tham gia vào thị trường (Todaro, 1990).

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)