GIẢI PHÁP GIÚP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 77 - 79)

TRỒNG HUYỆN PHONG ĐIỀN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Từ kết quả nghiên cứu và phân tích của đề tài tác giả đề ra một số giải pháp giúp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Phong Điền theo hướng bền vững như sau:

- Huyện Phong Điền cần tích cực mở rộng xây dựng NTM, thực tế cho thấy việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một nền tảng vững chắc để phát triển nông nghiệp bền vững.

- Các cơ quan khuyến nông của huyện cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các hộ sản xuất nông nghiệp về chủ trương nông nghiệp mạnh và bền vững. Theo số liệu tác giải thu thập được thì số nông hộ có nhận thức về nông ngiệp sinh thái là chưa cao chỉ chiếm 36,09%. Bên cạnh đó việc cung cấp các thông tin, nhu cầu của thị trường về các mặt hàng nông sản, mẫu mã, chất lượng, chủng loại…nhằm giúp tư duy, nhận thức trong nông hộ, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch của Chính phủ. Theo số liệu điều tra của tác giả có tới 59,37% nông hộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho rằng tác động từ công đồng địa phương có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến sự lựa chọn cây trồng của họ, 86,46% nông hộ cho rằng sức hút từ lợi nhuận của mô hình có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của họ. Điều này cho thấy công tác quy hoạch của huyện thực hiện chưa đạt hiệu quả. Bởi thông qua công tác quy hoạch chúng ta mới có thể năm bắt được chính xác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Từ đó kế hoạch cụ thể phát triển loại nông sản, về số lượng, chất lượng..sẽ dễ dàng vừa thu được lợi nhuận vừa bảo vệ được tài nguyên môi trường.

- Cần thực hiện đạt hiệu quả Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT về việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020 của Bộ NN & PTNT, vì đây là chủ trương cũng lả mục tiêu chung của cả nước nhằm duy trì quỹ đất lúa bên canh đó còn đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, tránh tình trạng chuyển đổi không theo quy hoạch làm cho cung vượt cầu gây tổn thất về kinh tế.

- Huyện Phong Điền cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào trong sản xuất, chú trọng các giống cây có chất lượng hơn là năng suất, bên cạnh đó việc đầu tư nghiên cứu các giống cây mới hạn chế được dịch bệnh gắn với sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón sinh học cần được quan tâm.

65

- Tiếp tục vận động và hỗ trợ vốn giúp nông hộ cải tạo vườn tạp thành vườn chuyện canh, vì trong quá trình điều tra tác giả nhận thấy có rất nhiều vườn tạp trên đại bàn nghiên cứu. Ngoài ra huyện cần xây dựng các trung tâm giống đạt chất lượng vì những giống cây trôi nổi ngoài thị trường có chất lượng không đảm bảo, gây tổn thất nhiều cho nông hộ.

- Tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch sinh thái tại các vườn cây đặc sản chuyên canh. Bởi đây là được coi là “ngành công nghiệp không khói” và cũng là mục tiêu quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững của huyện, ngoài ra du lịch sinh thái cũng phần nào tác động vào ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tự nhiên, cũng như thay đổi phương thức canh tác mới và bền vững với môi trường.

66

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ huyện phong điền, tp cần thơ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)