1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ở huyện phong điền

111 671 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ HỌC Mã số ngành: 52310101 Tháng 12 – Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN MSSV: 4113969 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: KINH TẾ HỌC Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THỊ BẢO CHÂU NGUYỄN QUỐC NGHI Tháng 12 – Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy Cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh để em có thể thực hiện đề tài này. Cám ơn các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành cũng với những kinh nghiệm thực tiễn quý báu là hành trang để em bước vào đời. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Bảo Châu và Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp em sửa chữa những khuyết điểm trong suốt thời gian em làm luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn các cán bộ ở phòng Nông nghiệp các xã đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ cho em trong quá trình đi thu thập số liệu, giúp em hoàn thành được đề tài. Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức và hạn chế về thời gian nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự bỏ qua và đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, Cô Nguyễn Thị Bảo Châu và Thầy Nguyễn Quốc Nghi được dồi dào sức khỏe, luôn thành đạt trong công việc và cuộc sống. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Người thực hiện NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN ii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ---------o0o-------- Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Bảo Châu  Học vị: Cử nhân  Chuyên ngành: Quản trị Marketing  Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD  Tên sinh viên: Nguyễn Thị Tố Uyên  Mã số sinh viên: 4113969  Chuyên ngành: Kinh tế học  Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo. 2. Về hình thức trình bày: Hình thức trình bày rõ ràng, đúng theo qui định của Khoa. 3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài: Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước đây. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh cả nước đang chung tay thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài: Với cỡ mẫu và các bước tiến hành thu thập số liệu phù hợp, vì thế số liệu sơ cấp của đề tài mang tính hiện đại. 5. Nội dung và kết quả đạt được: Kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra. 6. Kết luận chung: Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học. Cần Thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2014 Người nhận xét Nguyễn Thị Bảo Châu iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4.2 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 3 1.4.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3 1.4.4 Phạm vi nội dung ...................................................................................... 3 1.5 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 4 1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp................................................................................................................. 4 1.5.2 Phương pháp phân tích ........................................................................... 12 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 15 2.1 Phương pháp luận ...................................................................................... 15 2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp ....................... 15 2.1.2 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................... 17 2.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi .......................................................................................................... 18 2.1.4 Hiệu quả kinh tế - xã hội......................................................................... 20 2.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 21 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền ................................................ 21 2.2.2 Đánh giá mức độ đồng ý của nông hộ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi.......................................................... 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25 iv 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 25 2.3.2 Phương pháp phân tích ........................................................................... 27 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................. 30 3.1 Giới thiệu chung về huyện Phong Điền ..................................................... 30 3.1.1 Lịch sử hình thành .................................................................................. 30 3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .............................................................. 31 3.1.3 Dân số và lao động.................................................................................. 33 3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền, TP Cần Thơ...... 35 3.2.1 Lĩnh vực kinh tế ...................................................................................... 36 3.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội ...................................................................... 39 3.3 Hoạt động chăn nuôi huyện Phong Điền ................................................... 40 3.3.1 Gia súc .................................................................................................... 41 3.3.2 Gia cầm ................................................................................................... 42 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI .............................................. 45 4.1 Mô tả mẫu khảo sát .................................................................................... 45 4.1.1 Nguồn lực sản xuất của từng nhóm nông hộ .......................................... 45 4.1.2 Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái (NNST)..................... 52 4.1.3 Tình hình thu nhập của nông hộ ............................................................. 52 4.1.4 Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ ................................................ 54 4.2 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ .............................. 56 4.2.1 Nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi .............................. 56 4.2.2 Nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi.......................................... 57 4.3 Hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ........................................ 59 4.3.1 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 59 4.3.2 Hiệu quả xã hội ....................................................................................... 62 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ............................................................................................................ 64 4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ................................................................................................... 64 v 4.4.2 Đánh giá mức độ đồng ý của nông hộ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi.......................................................... 69 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI HUYỆN PHONG ĐIỀN .................................................................................. 73 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 73 5.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người chăn nuôi............ 74 5.3 Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi ở huyện Phong Điền ...................................................................................................... 77 5.3.1 Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 77 5.3.2 Đối với người sản xuất............................................................................ 78 5.4 Định hướng xu hướng chuyển dịch bền vững ........................................... 79 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 81 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 81 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 81 6.2.1 Đối với nông hộ ...................................................................................... 81 6.2.2 Đối với nhà nước, chính quyền địa phương ........................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 83 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 87 vi DANH SÁCH BẢNG -----Bảng 2.1 Mô tả các biến chi tiết ...................................................................... 23 Bảng 2.2 Diễn giải các biến của mô hình nghiên cứu ..................................... 24 Bảng 3.1 Hiện trạng đất nông nghiệp được sử dụng ở huyện Phong Điền ..... 31 Bảng 3.2 Hiện trạng đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng của huyện ..... 32 Bảng 3.3 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính ........................... 34 Bảng 3.4 Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm phân theo ngành kinh tế năm 2013 ................................................................................................................. 35 Bảng 3.6 Số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh .......................................... 38 Bảng 3.7 Giá trị sản xuất chăn nuôi (Giá hiện hành) ...................................... 40 Bảng 3.8 Số lượng gia súc giai đoạn 2004 - 2013 ........................................... 41 Bảng 4.1 Số nhân khẩu trong gia đình ............................................................. 45 Bảng 4.2 Giới tính của người ra quyết định sản xuất ...................................... 46 Bảng 4.3 Tuổi của người ra quyết định sản xuất ............................................. 47 Bảng 4.4 Kinh nghiệm sản xuất của người ra quyết định sản xuất ................. 48 Bảng 4.5 Trình độ học vấn của người ra quyết định sản xuất ......................... 48 Bảng 4.6 Trình độ kỹ thuật của người ra quyết định sản xuất ......................... 49 Bảng 4.7 Tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình ............................................... 50 Bảng 4.8 Số lao động nông nghiệp .................................................................. 51 Bảng 4.9 Khoảng cách từ nhà đến chợ gần nhất ............................................. 51 Bảng 4.10 Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái .......................... 52 Bảng 4.11Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp................................................ 53 Bảng 4.12 Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp ........................................ 53 Bảng 4.13 Các loại nông sản của nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu ... 56 Bảng 4.15 Các loại nông sản của nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ............ 58 Bảng 4.16 Diện tích/Quy mô nông sản trước và sau chuyển đổi .................... 58 Bảng 4.17 Kết cấu chi phí trung bình của các nhóm hộ .................................. 60 Bảng 4.18 Kết cấu doanh thu, thu nhập ròng và lợi nhuận trung bình ............ 60 vii Bảng 4.19 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi ........................................... 61 Bảng 4.20 Kết quả hồi quy Probit ................................................................... 65 Bảng 4.21 Kết quả giá trị trung bình cho từng tiêu chí ................................... 70 viii DANH SÁCH HÌNH -----Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 22 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ......... 23 Hình 2.3 Các nhóm nông hộ nghiên cứu ......................................................... 26 Hình 3.1 Dân số huyện Phong Điền giai đoạn 2004 - 2013 ............................ 33 Hình 4.1 Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp ........................................... 54 Hình 4.2 Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ .......................................... 55 Hình 4.3 Các nguồn vay vốn của nông hộ ....................................................... 55 Hình 4.4 Hiệu quả xã hội của nhóm hộ không chuyển đổi cơ cấu sản phẩm .. 63 Hình 4.5 Hiệu quả xã hội của nhóm hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm ............. 64 Hình 5.1 Khó khăn trong chăn nuôi................................................................. 74 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT -----CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa TP : Thành phố ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐHCT : Đại học Cần Thơ GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TSLN : Tỷ suất lợi nhuận QĐSX : Quyết định sản xuất SXNN : Sản xuất nông nghiệp NN & PTNN : Nông nghiệp & Phát triển nông thôn NNST : Nông nghiệp sinh thái BVTV : Bảo vệ thực vật CPBĐ : Chi phí ban đầu LĐGĐ : Lao động gia đình LĐNN : Lao động nông nghiệp SX : Sản xuất TD : Tiêu dùng x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU -----1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH – HĐH), tăng giá trị sản xuất của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của mỗi địa phương, vùng, miền. Do chính nhiệm vụ và yêu cầu của quá trình CNH – HĐH đất nước đặt ra, nông nghiệp và nông thôn với tư cách là bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinh tế, cần phải chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế để đạt mục tiêu chung là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 (Phan Công Nghĩa, 2007). Sự chuyển dịch này góp phần cải thiện bộ mặt đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập, mức sống, kèm theo đó là tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, thông tin, văn hóa… cho người dân. Do vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ xóa dần khoảng cách thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sau gần 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những kết quả nổi bật. Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2013, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,40%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,30% và khu vực dịch vụ chiếm 43,30% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,70%; 38,60% và 41,70%). Bước sang năm 2014, cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2013 là: 18,18%; 38,70%; 43,12%). Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi đóng vai trò không hề nhỏ. Năm 2013, chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp được đánh giá là tăng mạnh. Trong điều kiện kinh tế đang phát triển, chăn nuôi đã thực sự là một ngành sinh lợi, góp phần tạo ra sự cân bằng trong cơ cấu kinh tế, tránh việc người nông dân chỉ độc canh cây lúa hoặc vài loại cây trồng khác. Phong Điền là một huyện thuộc Thành phố Cần Thơ - được biết đến như là vùng du lịch sinh thái miệt vườn sông nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ 1 cấu rõ nét, ngành chăn nuôi phát triển ngày càng mạnh. Theo thống kê của Thành đoàn thành phố Cần Thơ (2013), toàn huyện Phong Điền hiện có 1.496 hộ chăn nuôi gia cầm với tổng đàn là 79.313 con. Việc kết hợp trồng cây lúa nước, cây ăn trái với chăn nuôi giúp kinh tế của các hộ dân tăng lên đáng kể, chất lượng cuộc sống được nâng cao và có phần dư giả. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ và tự phát quá nhiều cùng với việc không thực hiện tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện. Cụ thể, từ ngày 27 - 12 - 2013 đến cuối tháng 2 2014, ở Phong Điền xảy ra 5 ổ dịch cúm gia cầm tại 3 xã Trường Long, Tân Thới và Nhơn Nghĩa. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình nuôi heo với số lượng lớn sau nhiều đợt liên tục bị lỗ do giá heo hơi giảm, dịch bệnh… giờ chỉ nuôi vài con để duy trì. Nhiều hộ dân dần chuyển sang nuôi các loại gia cầm, gia súc khác nhưng cũng có nhiều hộ dân chọn phương án đổi mới phương pháp chăn nuôi theo hướng sinh thái để bảo vệ môi trường và sức khỏe gia đình như nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… thay vì nuôi theo cách truyền thống. Xác định được các yếu tố tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu trong lĩnh vực chăn nuôi và đánh giá việc chuyển đổi này có thực sự đem lại hiệu quả sẽ giúp các hộ dân có những quyết định đúng đắn và giảm thiểu chi phí đầu tư. Xuất phát từ những thực tiễn trên mà đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phong Điền” là cấp thiết và có ý nghĩa. Những giải pháp được đề xuất sẽ giúp nông hộ hạn chế được những rủi ro và nâng cao năng suất đồng thời sẽ là cơ sở để chính quyền đề ra những chính sách, định hướng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, thành phố. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2004 – 2014 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi để từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trong giai đoạn 10 năm (2004 – 2014). - Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phong Điền. 2 - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi huyện Phong Điền trong giai đoạn tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ trong giai đoạn 2004 – 2014 như thế nào? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ và việc chuyển đổi này có mang lại hiệu quả cho nông hộ không? - Những chính sách nào hỗ trợ cho việc chuyển dịch bền vững ngành chăn nuôi huyện Phong Điền trong giai đoạn tới? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Các hộ dân đã và đang có hoạt động chuyển đổi cơ cấu trong chăn nuôi tại huyện Phong Điền. 1.4.2 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phong Điền, TP Cần Thơ cụ thể là các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân và Mỹ Khánh. Với việc chọn không gian để nghiên cứu như trên, tác giả kỳ vọng rằng các mẫu quan sát có được độ chính xác và tính đại diện cao cho tổng thể. 1.4.3 Thời gian nghiên cứu Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ thuộc không gian nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn 2004 – 2014. Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám Thống kê huyện Phong Điền trong giai đoạn 2004 – 2013. 1.4.4 Phạm vi nội dung Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ở huyện Phong Điền và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ. Đề tài chỉ nghiên cứu những hộ đang có hoạt động chăn nuôi theo hướng kinh doanh và những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đã có thu hoạch để dễ dàng trong việc tính toán hiệu quả kinh tế - xã hội cho từng mô hình. 3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thông qua lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Theo Phan Công Nghĩa (2007), yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn nói riêng rất phức tạp. Những yếu tố có thể là lợi thế so sánh, thị trường, các tiến bộ khoa học kĩ thuật, mức tăng nhu cầu tiêu dùng, khả năng tích lũy vốn đầu tư, thể chế hay vai trò của nhà nước, các yếu tố kinh tế - xã hội khác như vấn đề phân phối thu nhập, các giá trị truyền thống, những tác động bất thường từ bên ngoài hay bên trong của nền kinh tế. Trong bài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bình Dương, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008) cho rằng có hai nhóm nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Nhóm nhân tố thứ nhất là nhân tố kinh tế, bao gồm vốn sản xuất, lao động (số lượng và chất lượng), tài nguyên thiên nhiên và khoa học – công nghệ. Nhóm nhân tố thứ hai là nhân tố phi kinh tế, bao gồm thể chế kinh tế chính trị và đặc điểm văn hóa – xã hội. Tham khảo từ các nội dung trên, tác giả chia các yếu tố tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hay chăn nuôi thành 2 nhóm: Yếu tố khách quan: bao gồm yếu tố kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí. - Kinh tế - xã hội: Có nhiều yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như quyết định chịu tác động từ sự chuyển đổi mô hình của cộng đồng địa phương; yêu cầu thị trường về chất lượng, chủng loại, giá cả của nông sản; lợi nhuận; chính sách hỗ trợ của địa phương, điều kiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp. + Tác động từ sự chuyển đổi mô hình của cộng đồng địa phương hay còn gọi là xu hướng chung của cộng đồng: Theo Phạm Thanh Vũ và ctv (2013) xu hướng chung của cộng đồng được người dân quan tâm nhiều nhất vì khi quyết định mô hình canh tác người dân bị chi phối bởi sự lựa chọn của những hộ lân cận trong cộng đồng đồng thời khi người dân nhận thấy họ có khả năng canh tác mô hình có lợi nhuận cao lúc đó người dân mạnh dạn quyết định canh tác mô hình đó ngay cả khi không có sự qui hoạch của chính quyền địa phương. + Yêu cầu thị trường: Khi nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thì sự phản ứng của thị trường là nhân tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn, phát triển các nông sản có giá trị hàng hóa cao, nhu cầu thị 4 trường lớn và dần loại bỏ các sản phẩm có giá trị thương phẩm thấp. Nhu cầu thị trường giúp chúng ta xác định được số lượng, chủng loại và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Những nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao, qua chế biến, những sản phẩm mà đô thị cần như hoa, rau sạch, cây cảnh, thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa… ngày một nhiều đòi hỏi phải chuyển đổi hướng sản xuất nông nghiệp (SXNN) (Vũ Thị Kim Cúc, 2011). Đối với yếu tố giá cả và kinh tế thị trường, mô hình sản xuất có thể chuyển đổi theo nhu cầu thị trường (Lê Thanh Phong và cộng sự, 2007) và vấn đề giá cả, thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nông sản ra nước ngoài là khâu quyết định quan trọng của nông hộ xem xét có nên thực hiện mô hình sản xuất đó không, vì dù nông hộ thực hiện mô hình sản xuất thích hợp, có năng suất cao nhưng bán không được giá, không xuất khẩu được thì mô hình sản xuất đó xem như không hiệu quả (Nguyễn Quang Viết, 2013). + Lợi nhuận: trong lĩnh vực kinh tế yếu tố lợi nhuận có thứ tự ưu tiên cao nhất và được lựa chọn nhiều nhất qua các mô hình nghiên cứu. Khi lựa chọn mô hình canh tác, người dân chỉ chú trọng đến nguồn tiền lời thu được từ mô hình vì đây là nguồn tiền trang trải chi tiêu cho gia đình và là nguồn vốn đầu tư tiếp cho mùa vụ sau, do đó người dân sẽ chuyển sang mô hình canh tác khác nếu mô hình canh tác không mang lại lợi nhuận cao (Phạm Thanh Vũ và ctv, 2013). Trong bài nghiên cứu “Phân tích thực trạng nuôi cá tra tự phát ở đồng bằng Sông Cửu Long” của các tác giả Huỳnh Trường Huy, Lê Quang Viết và Huỳnh Nhựt Phương (2007) cho thấy thực tế nếu như các hộ nuôi cá mà không thu được lợi nhuận lớn thì không hình thành nên phong trào nuôi cá như hiện nay. Suy cho cùng thì mục đích chính yếu nhất cũng chỉ là lợi nhuận, và việc chạy theo lợi nhuận này cũng phù hợp với qui luật kinh tế thị trường. Vì vậy phong trào nuôi cá chỉ là một hiện tượng phản ánh thực trạng này mà thôi. Và khi được hỏi nguyên nhân tăng diện tích nuôi cá tự phát thì hơn 77% trong số họ cho rằng lợi nhuận là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Nguyễn Quang Tuyến (2013) cho rằng thu nhập từ mô hình sản xuất có tác động quyết định đến việc chọn lựa và chuyển đổi mô hình sản xuất đối với nông hộ. + Chính sách hỗ trợ của địa phương: Hệ thống các chính sách nông nghiệp, nông thôn tác động đến quá trình điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành, các vùng trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế. Chính sách hỗ trợ giá nhằm làm cho người sản xuất bù đắp được chi phí sản xuất, có lãi để đảm bảo tái sản xuất giản đơn và mở rộng (Lê Đình Thắng, 2000). 5 + Điều kiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp: Cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông vận tải tạo điều kiện trao đổi hàng hóa nông nghiệp giữa các địa phương, hình thành cầu nối giữa các tiểu vùng nông nghiệp ven đô thị và với thành phố, với các cơ sở công nghiệp chế biến; hệ thống cung cấp điện tạo điều kiện để sản xuất với qui mô lớn hơn, tạo môi trường tốt, phù hợp với cây trồng, vật nuôi, giúp thu hoạch đúng thời điểm, sản phẩm nông nghiệp có thể sơ chế, chế biến tại chỗ hoặc được bảo quản tăng giá trị của sản phẩm, thúc đẩy sự chuyển dịch hướng sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp; hệ thống thông tin liên lạc giúp người nông dân nắm bắt được những thông tin về thị trường, đường lối chính sách của nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn, chủ động điều chỉnh hướng và quy mô sản xuất cho phù hợp; hệ thống thủy lợi góp phần quan trọng cho việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa sản xuất, mở rộng diện tích canh tác cũng như việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (Vũ Thị Kim Cúc, 2011). - Điều kiện tự nhiên: tác động của rủi ro (thời tiết, dịch bệnh…) trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện đất đai và khí hậu, điều kiện về vị trí sản xuất. + Tác động của rủi ro như thời tiết, dịch bệnh… trong sản xuất nông nghiệp: Sở dĩ nông hộ chuyển đổi mô hình chuyên canh lúa sang mô hình sản xuất lúa luân canh hoa màu hoặc mô hình sản xuất lúa kết hợp cá/tôm để tăng tính đa dạng cây trồng và thủy sản, tăng độ phì nhiêu của đất (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005), nhằm tăng nguồn thu nhập và giảm tính rủi ro trong sản xuất độc canh có thể xảy ra trong điều kiện thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu ở ĐBSCL và giá cả thị trường nông sản không ổn định như hiện nay (Lê Thanh Phong và cộng sự 2007 và Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng ĐHCT, 2013). Dịch bệnh trong nông nghiệp là một trong những yếu tố tác động đến sự lựa chọn sản xuất một loại sản phẩm nông nghiệp nào đó của nông hộ, tình trạng dịch bệnh càng phức tạp, công tác quản lí dịch kém (ví dụ, dịch cúm gia cầm diễn ra vào năm 2004) thì người dân càng có xu hướng chuyển sang sản xuất loại sản phẩm nông nghiệp khác. Lý thuyết về sự chọn lựa mô hình sản xuất nông nghiệp của Eicher và Staatz (1998) cho thấy, dịch bệnh là một trong những yếu tố mà nông dân xem xét đến khi lựa chọn sản xuất một loại nông sản nào đó. Khi người nông dân được hỏi rằng, nguyên nhân nào đã khiến cho hộ quyết định tiếp tục hoặc không tiếp tục trồng loại cây trước đó (hoặc con vật) thì đa số các nông hộ đều cho dịch bệnh là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chuyển đổi sản phẩm nông nghiệp của hộ (Trương Ngọc Chi và cộng sự, 2003). Trên thực tế, khi địa phương nào bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm thì việc chăn nuôi gia cầm sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ ngại sử dụng sản 6 phẩm từ loại vật nuôi này dẫn đến khó tiêu thụ sản phẩm. Do đó, người chăn nuôi cũng ngại đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của họ (Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 2010). Thực tế sản xuất cho thấy trong vùng sinh thái nước ngọt nông hộ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện mô hình sản xuất do bị ảnh hưởng từ các yếu tố ngoại cảnh biến đổi khí hậu tác động, năng suất bị thiệt hại do những thảm họa thiên nhiên như mưa bất thường, lũ lớn, nhiệt độ cao và hạn hán. Người dân đã nhận thức những vấn đề ảnh hưởng quan trọng này đối với việc sản xuất, sức khỏe con người và môi trường (Lê Cảnh Dũng và cộng sự, 2011). + Điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ở những vị trí địa lý khác nhau và vùng khí hậu khác nhau thì việc lựa chọn cơ cấu cũng phải khác nhau. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào miễn phí để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với điều kiện, gắn với chất lượng cao và chi phí thấp. Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tạo tiền đề để hình thành những vùng chuyên canh, những vùng nông nghiệp thương phẩm (chuyên chăn nuôi gia súc, gia cầm). Tuy nhiên, ngày nay với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật càng cao thì điều kiện tự nhiên không còn là yếu tố bất biến (Đỗ Thị Thanh Loan, 2007). Eicher và Staatz (1998); Bosma và cộng sự (2012); Rehima và cộng sự (2013) trong một bài nghiên cứu đã tìm ra rằng, đất đai càng màu mỡ thì người dân có xu hướng chỉ trồng những loại cây mang lại lợi nhuận cao, khai thác triệt để dinh dưỡng của đất, ít có xu hướng đa dạng hóa. Điều đó cũng đúng với sự phát triển cây lúa ở Việt Nam, khi giá lúa giảm thấp và dinh dưỡng đất ngày càng cạn kiệt do người dân trồng lúa quanh năm thì Chính phủ, cũng như người dân, có xu hướng luân canh hoặc xen canh các loại cây trồng để làm tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất, nhằm tăng năng suất. + Điều kiện về vị trí sản xuất: Vị trí sản xuất như gần hay xa các trung tâm, thị trấn, chợ, đường giao thông… có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Lauwere (2004), Lê Thanh Phong và cộng sự (2004) tìm thấy rằng khoảng cách từ nhà đến chợ của huyện, xã, thị trấn đã làm thay đổi số hoạt động nông nghiệp của hộ. Rehima và cộng sự (2013) xác định rằng khoảng cách từ nhà của hộ đến chợ hoặc thị trấn, xã tác động cùng chiều với sự đa dạng hóa, những hộ càng ở xa chợ họ thường có xu hướng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm để bù đắp cho khoản chi phí giao dịch. Bosma và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về mô hình lúa – cá cho rằng khoảng cách từ nhà đến thị trấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn áp dụng mô hình lúa – cá, khoảng cách càng xa, khả năng áp dụng mô hình càng cao. Kết quả nghiên cứu của Abdulai CroleRees (2001) cũng 7 chứng minh được rằng những hộ gia đình ở vùng xa xôi hẻo lánh ít tham gia lĩnh vực phi trồng trọt như là chăn nuôi gia súc và công việc phi nông nghiệp hơn những hộ ở gần trung tâm các địa phương. Yếu tố chủ quan bao gồm: đặc điểm của người ra quyết định sản xuất và nguồn nhân lực – vật lực của nông hộ. Đặc điểm của người ra quyết định sản xuất như tuổi tác, học vấn, kinh nghiệm, giới tính và nhận thức có ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi. + Nhận thức: Nhận thức cũng là một trong những động cơ quan trọng để chuyển đổi canh tác tổng hợp hoặc hữu cơ. Nông dân lo ngại đến việc sử dụng cây trồng hóa các sản phẩm bảo vệ, những sự cố xảy ra như bệnh trẻ em hoặc thú nuôi sau khi tiếp xúc với các sản phẩm bảo vệ thực vật hóa học. Thái độ của người nông dân, nhận thức của họ đối với những nguy cơ và niềm tin của họ đối với mô hình mới là tốt hơn (hoặc không) là một trong những động cơ quan trọng khi xem xét chuyển đổi (hoặc không) sang canh tác tích hợp hoặc hữu cơ mà cao hơn là một chuyển đổi để sản xuất nông nghiệp bền vững (Lauwere và cộng sự, 2004). + Tuổi tác: Tuổi của người ra quyết định sản xuất có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đối với những hộ có độ tuổi còn trẻ thì chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng ham học hỏi, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật hơn nên tham gia những buổi tập huấn của các cán bộ chuyên ngành thường xuyên hơn; ngược lại đối với những hộ có độ tuổi khá cao thì việc áp dụng KHKT và những biện pháp canh tác mới đối với họ là không nhiều (Nguyễn Văn Hăng, 2011). Tuổi của chủ hộ phản ánh kinh nghiệm của người nông dân, những người dân có tuổi thường có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất trồng trọt và họ muốn tránh rủi ro nhiều hơn những nông dân trẻ, ngoài ra nông dân trẻ tuổi có thể muốn tập trung trồng những cây trồng có giá trị cao và họ chỉ muốn chuyên canh. Kết quả nghiên cứu của Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2010) chứng tỏ rằng khi tuổi của chủ hộ càng lớn thì sức khỏe càng kém đi, khi đó nếu mở rộng quy mô thì họ sẽ không kiểm soát nổi đàn gia cầm của mình. Tuy nhiên, ở độ tuổi càng cao thì chủ hộ càng có nhiều kinh nghiệm để quyết định các vấn đề trong gia đình, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến thu nhập của hộ, cũng như việc tham gia hay lựa chọn hoạt động mang lại thu nhập của hộ (Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam, 2011). + Trình độ học vấn: Ở những vùng người lao động có trình độ tay nghề cao, có trình độ canh tác cao hơn thì sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hơn và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho 8 sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại. Kết quả nghiên cứu của Yang (2004) cho thấy nông dân có trình độ học vấn cao sẽ thuận lợi hơn trong việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng phân bón và các đầu vào sản xuất tốt hơn, nắm bắt thông tin tốt hơn, và trình độ học vấn cao cũng tạo điều kiện cho người dân nông thôn có thêm cơ hội để tham gia hoạt động phi nông nghiệp và tìm việc làm ở vùng đô thị. Ngược lại, khi trình độ học vấn của nông dân thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất (Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân, Trần Thị Thu Duyên, 2011). Do trình độ học vấn của chủ hộ khá thấp nên khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học – kỹ thuật, nắm bắt thông tin liên quan đến sản xuất của hộ cũng hạn chế (như các thông tin về giống, kỹ thuật sản xuất, thị trường đầu ra, tín dụng phục vụ sản xuất...). Từ đó, làm giảm xu hướng đa dạng các hoạt động tạo thu nhập hoặc chuyển dịch sản xuất từ cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và kết hợp với ngành nghề phi nông nghiệp của nông hộ (Nguyễn Công Bằng, 2012). Bên cạnh kinh nghiệm chăn nuôi thì trình độ văn hóa có thể liên quan đến khả năng tiếp nhận thông tin và quyết định hành động của mỗi con người (Nguyễn Xuân Bá và ctv, 2008). + Kinh nghiệm sản xuất: Là số năm tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi số năm kinh nghiệm của nông hộ càng thấp sẽ làm giảm khả năng mở rộng mô hình (Lê Nguyễn Trúc Thi, 2009). Nông dân có kinh nghiệm lâu năm có thể đạt hiệu quả sản xuất cao. Tuy nhiên, họ cũng khá bảo thủ nên việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tương đối khó (Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân, Trần Thị Thu Duyên, 2011). Kinh nghiệm của chủ hộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của hộ, thông thường, hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ phòng tránh được những rủi ro do thời tiết, khí hậu, phòng trừ sâu bệnh, lựa chọn thời điểm sản xuất và thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường… do đó góp phần tăng thu nhập cho nông hộ (Nguyễn Công Bằng, 2012). + Giới tính: Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về sự khác biệt giữa nam và nữ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế - xã hội. Một trong những đề tài phổ biến đó là sự khác nhau trong thu nhập của nam và nữ, các nghiên cứu cho rằng tỉ lệ hộ nghèo thì thường có chủ hộ là nữ, trong khi những hộ khá giả thì chủ hộ thường là nam, nhưng điều đó vẫn chưa thuyết phục khi một nghiên cứu ở Yên Bái và Huế đã cho thấy, sự giàu nghèo của hộ không phụ thuộc vào giới tính của chủ hộ mà nó tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế, xã hội nhân khẩu và văn hóa ở vùng miền đó. Trong một bài nghiên cứu của Rehima và cộng sự (2013) cho thấy về sự khác biệt giữa nam và nữ trong 9 sự đa dạng hóa cây trồng ở Ethiopia, kết quả là những chủ hộ là nữ thì thường quan tâm đến an ninh lương thực và đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn nam, cho nên khả năng đa dạng hóa cây trồng nếu chủ hộ là nữ thì sẽ cao hơn. Nhưng trong một nghiên cứu ở Zambia thì cho kết quả ngược lại (Kimhi and Chiwele, 2000), những hộ có chủ hộ là nữ thì khả năng đa dạng hóa sẽ thấp hơn chủ hộ là nam. Cho nên kì vọng của biến này có thể là mang giá trị âm hoặc dương. + Trình độ kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật là biến phức tạp khi đo lường, trong bài nghiên cứu này, để đơn giản, tác giả đo lường trình độ kỹ thuật bằng các buổi tập huấn. Khi hộ được tập huấn kỹ thuật thì họ có đủ tự tin để mở rộng quy mô, khi được trang bị kĩ thuật đầy đủ thì họ có thể yên tâm chăm sóc đàn vật nuôi của mình (Mai Văn Nam và Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 2010). Nguồn nhân lực – vật lực của nông hộ: + Số lao động nông nghiệp: Trong điều kiện sản xuất ít cơ giới hóa, số lượng lao động là yếu tố quan trọng giúp hộ tăng thu nhập. Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động chưa phản ánh hết số lao động thực sự trong hộ. Nếu số người trong độ tuổi lao động của hộ là cao nhưng trong số này có quá nhiều lao động phụ thuộc, chưa tham gia lao động thì cũng không tạo nên được thu nhập cho hộ như thành viên của hộ là học sinh, sinh viên (Nguyễn Công Bằng, 2012). Ở hoạt động chăn nuôi mang tính chất gia đình như hiện nay thì nguồn lực lao động gia đình sẽ được tận dụng và đóng góp vào thu nhập thuần của hoạt động chăn nuôi. Điều này đặc biệt quan trọng để góp phần gia tăng thu nhập nông hộ nếu trong nông thôn không có một hoạt động kinh tế nào được xem là cơ hội cho lao động gia đình nhàn rỗi tham gia hoạt động (Lê Cảnh Dũng và ctv, 2011). + Điều kiện tài chính (vốn đầu tư): Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư được dùng để thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, hiện đại hóa công cụ lao động, hệ thống thủy lợi, áp dụng các quy trình kĩ thuật sản xuất mới, mở rộng quy mô diện tích cũng như trình độ sản xuất (Vũ Thị Kim Cúc, 2011). Nguồn vốn chủ yếu của nông dân là vốn tự có và vốn vay mượn. Việc được vay mượn dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hộ đa dạng hóa, dễ dàng hơn trong tiếp cận thị trường (Abdulai và CroleRees, 2001). Nghiên cứu thực tế về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở ĐBSCL” của Xuân và Nam (2011) cho thấy rằng, đa phần hộ chăn nuôi đều thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất và khi thiếu vốn họ có thể vay vốn từ các nguồn khác nhau: nguồn phi chính thức như bạn bè, người thân, hàng xóm hay nguồn chính thức như ngân 10 hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng công thương và quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn một số nông dân vẫn có quan niệm chỉ sử dụng vốn tự có mặc dầu là hạn hẹp nhưng vẫn e dè khi vay vốn, vì không muốn phải “mắc nợ”, do đó việc đầu tư không hiệu quả. Những hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư thì sẽ hiệu quả hơn. Bất kỳ hoạt động nào để tạo thu nhập cũng cần có nguồn vốn đủ lớn để làm cho hoạt động được thông suốt có như vậy việc đầu tư mới có hiệu quả (Nguyễn Công Bằng, 2012). Theo Phạm Thị Mai và Đỗ Tường Lâm (2011), đối với nguồn lực vốn, nếu các hộ nông dân không mở rộng quy mô sản xuất thì nhu cầu vay vốn không lớn, nhưng nếu các hộ nông dân muốn mở rộng quy mô sản xuất thì thường bị thiếu vốn và phải đi vay vốn. + Điều kiện đất đai, phương tiện sản xuất: Việc đẩy mạnh tốc độ ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ làm tăng năng suất lao động nông thôn, cho phép chuyển đổi nhanh cơ cấu ngành nông nghiệp. Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất, khi hộ chăn nuôi có diện tích đất càng nhiều thì càng thuận lợi và chủ động trong việc lựa chọn hay tham gia hoạt động tạo thu nhập mà họ cho là phù hợp với điều kiện gia đình (Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam, 2011). Tuy nhiên, do đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, nông hộ có thể nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác để tăng mức sản lượng. Do đó, đối với những hộ có ít đất sản xuất nhưng nếu họ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích, thì sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho hộ. Trên thực tế, những hộ có ít đất sản xuất mà có nhiều lao động thì họ có xu hướng mở rộng “đa cây, đa con” trên một diện tích đất nhất định hoặc các thành viên trong hộ có xu hướng tham gia các hoạt động lao động sản xuất bên ngoài để có thêm thu nhập. Ngược lại, nông hộ có diện tích đất sản xuất lớn thường có xu hướng độc canh một loại cây trồng, vật nuôi hoặc cho thuê một phần hay toàn bộ diện tích đất của mình. Vì vậy, mức độ đa dạng các nguồn thu nhập của hộ này thấp nhưng mức thu nhập thì tương đối cao do sản lượng hàng hóa nông sản sản xuất lớn (Nguyễn Công Bằng, 2012). + Điều kiện kiến thức và kỹ thuật sản xuất: Khi trình độ học vấn được nâng cao thì đồng nghĩa chủ hộ sẽ có nhiều kiến thức hơn, với kiến thức này, người chủ hộ có thể tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại ngày nay (Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam, 2011). + Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp: Hoạt động - việc làm phi nông nghiệp (non-farm activities) là khá rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động sản 11 xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình, không liên quan trực tiếp đến sản xuất cây trồng và vật nuôi, bao gồm cả các hoạt động chế biến nông sản tại nhà cũng như hoạt động làm thuê tại các nhà máy lớn, không bao gồm các hoạt động làm thuê trong nông nghiệp (Lê Xuân Bá, 2001). Đa dạng hóa từ các hoạt động phi nông nghiệp ở từng hộ gia đình, từng khu vực, từng quốc gia sẽ làm giúp tăng thu nhập. Ở cấp quốc gia, điều này là tương đương với việc chuyển đổi cơ cấu, sẽ có sự suy giảm dài hạn trong tỷ trọng ngành nông nghiệp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và vấn đề việc làm trong nền kinh tế đang phát triển. Hay nói cách khác những nông hộ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cao có xu hướng ít tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Sanzidur Rahman (2008) cho rằng tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp phản ánh tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp của nông hộ. Những nông hộ có thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp cao sẽ có hiệu quả kỹ thuật thấp trong sản xuất nông nghiệp (e.g., Ali and Flinn, 1989; Wang et al., 1996). Ở nông thôn, người ta thường lựa chọn hoạt động tạo thu nhập là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, có nhiều hộ chăn nuôi có ít đất sản xuất lại là động lực làm cho hộ phải tìm cách đa dạng nguồn tạo thu nhập mà không sử dụng đến đất nông nghiệp như những hoạt động phi nông nghiệp là buôn bán, hoặc đi làm thêm chẳng hạn và có thể từ những hoạt động này mà thu nhập của họ lại được cải thiện (Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam, 2011). + Tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình: Những hộ có thu nhập thấp thì khả năng tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp càng cao, phần lớn thu nhập của họ có được là từ các hoạt động làm thuê, làm công nhận lương (phụ hồ, phục vụ tại các hàng quán ăn uống giải khát, phụ giúp thu hoạch nông sản, làm cỏ,…). Nguyên nhân là do có sự hạn chế nguồn lực đầu vào trong sản xuất nhưng lại dư thừa lao động nên tận dụng thời gian lúc nông nhàn để làm thuê là lựa chọn mang tính chiến lược của nông hộ. Tuy nhiên với những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao, để tăng thu nhập thì nông hộ buộc phải tham gia thị trường lao động hoặc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi (Võ Thị Mỹ Trang, 2009). 1.5.2 Phương pháp phân tích Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi bằng cách lấy số liệu sơ cấp ở Việt Nam hầu như còn rất ít. Nghiên cứu khoa học của Nguyễn Thị Ngọc Hoa và Mai Văn Nam (2010) về “Hiệu quả chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long” cho thấy hoạt động chăn nuôi gia cầm mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi về mặt tài chính. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng 12 quy mô chăn nuôi của nông hộ, các tác giả trên đã sử dụng mô hình hồi quy Probit với biến nhị phân Y nhận hai giá trị là 0 và 1 (Y = 0: hộ không mở rộng quy mô nuôi gia cầm, Y =1: hộ mở rộng quy mô nuôi gia cầm). Các biến được sử dụng là số lao động hiện có của chủ hộ, tập huấn, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, dịch bệnh, diện tích đất nông nghiệp của hộ và vốn. Kết quả hồi quy mô hình Probit cho thấy phần trăm dự báo đúng của mô hình khá cao (73,41%) và các biến tập huấn, tuổi của chủ hộ, dịch bệnh và vốn là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi của hộ. Mai Văn Nam (2004), với nghiên cứu “Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở Cần Thơ – đồng bằng sông Cửu Long”, phương pháp phân tích SCP (mô hình cấu trúc thị trường), hàm sản xuất CobbDouglass và hàm Probit được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ (hộ gia đình) có hiệu quả thấp hơn quy mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đào Xuân Kiên (2012) đã có nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng”. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu lý luận về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa ở tỉnh Cao Bằng và đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh thời gian tới. Đề tài sử dụng các phương pháp của khoa học kinh tế chính trị Mác – Lênin kết hợp với các phương pháp phân tích như tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh, điều tra. Phan Anh Thư (2009), Đại học Cần Thơ, trong bài: “Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An”. Các phương pháp được sử dụng trong đề tài như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố, hàm thu nhập, chỉ số Simpson và phương pháp hồi quy logitic. Hồi qui logistic được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển đa dạng ngành nghề của nông hộ với biến Y là tỷ số xác suất xảy ra đa dạng hóa ngành nghề và không thực hiện đa dạng của hộ. Các biến giải thích (Xi) trong mô hình ước lượng bao gồm: giới tính của chủ hộ, độ tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số năm kinh nghiệm chăn nuôi của chủ hộ, số thành viên trong hộ, diện tích đất canh tác, tỷ lệ lao động, khả năng tiếp cận vốn, tập huấn, ảnh hưởng bởi dịch cúm và hướng đa dạng. Kết quả hồi quy logistic cho thấy tỷ lệ dự đoán đúng của mô hình rất cao (91,40%) và các biến ảnh hưởng bởi dịch 13 cúm, khả năng tiếp cận vốn, tỷ lệ lao động và diện tích đất canh tác là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đa dạng hóa ngành nghề. Qua lược khảo các tài liệu liên quan cho thấy, tuy nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau nhưng cũng có một số nhân tố chung ảnh hưởng đến quyết định mở rộng quy mô hay đa dạng hóa ngành nghề như: giới tính chủ hộ, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, tuổi của chủ hộ, tập huấn, dịch bệnh, diện tích đất sản xuất và vốn. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, hồi quy Probit và hồi quy Logistic… Đây là cơ sở lý luận khoa học giúp tác giả lập mô hình nghiên cứu, ước lượng các biến số cho mô hình, cách sử dụng các công cụ kiểm định thang đo và phương pháp phân tích số liệu phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phong Điền”. Nội dung đề tài là nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ở huyện Phong Điền và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi bằng phương pháp hồi quy Probit và phương pháp tính điểm trung bình đề từ đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững ngành. Đề tài là cơ sở giúp chính quyền địa phương và các hộ chăn nuôi tìm ra các phương hướng để phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện. 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -----2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.1.1.1 Cơ cấu kinh tế Trong cuốn Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức” của tác giả Lê Quốc Sử (2001) có trích dẫn khái niệm về cơ cấu của nhà khoa học Simon Kuznets như sau: Cơ cấu theo Simon Kuznets là “một khung có mạch lạc của các bộ phận có quan hệ với nhau, mà mỗi một phần có một vai trò riêng biệt nhưng lại cùng có một số mục tiêu chung”. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận của nền kinh tế, có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ với nhau về mặt chất (Phan Công Nghĩa, 2007). Các bộ phận kinh tế gắn bó và tương tác chặt chẽ với nhau biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nào đó, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao (Lê Đình Thắng, 1998). Lê Quốc Sử (2001) cũng cho rằng: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội”. Như vậy cơ cấu kinh tế là tổng thể các quan hệ kinh tế hợp thành nền kinh tế, gắn với vị trí, trình độ công nghệ, qui mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận mối quan hệ tương tác giữa tất cả các bộ phận, gắn với điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được xác định. Trong kinh tế học1, cơ cấu kinh tế được hiểu là tập hợp mối quan hệ của các bộ phận cấu thành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế là kết quả của quá trình phát triển kinh tế, được định dạng tại một thời điểm nhất định thông qua mối tương quan giữa các bộ phận kinh tế cấu thành và quan hệ của từng cấu thành với đại lượng tổng. Vì vậy để mô tả cơ cấu kinh tế, các tỷ lệ (số tương đối) được sử dụng thay cho các định mức (số tuyệt đối) và có thể sử 1 Khái niệm trích từ Từ điển kinh tế (Erwin Dichtl và Otmar Ising, 1994). 15 dụng các đơn vị đo lường khác nhau để tính các tỷ trọng này như giá cả, số lượng (hoặc khối lượng) và giá trị (bằng tiền). Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân (Đỗ Hoài Nam, 1996). Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế được hiểu theo cả hai phương diện chất và lượng. Về chất, đó là các quan hệ gắn bó giữa các yếu tố kinh tế trong một chỉnh thể thống nhất, các yếu tố này vừa làm điều kiện cho nhau, vừa tác động thúc đẩy nhau đảm bảo cho nền kinh tế vận động cân đối, nhịp nhàng, đem lại hiệu quả cao. Về lượng, đó là quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế, quan hệ này được xác định trong một thời điểm nhất định theo chỉ số kỹ thuật hoặc chỉ số giá trị nên nó luôn vận động, biến đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại (Lê Xuân Bá, 2006). 2.1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cho đến nay đã có nhiều đề tài viết về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phần lớn các tác giả trước đây đưa ra những khái niệm chung như cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định (Trần Anh Hùng, 2013). Định nghĩa trên được hiểu cụ thể hơn là cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp, bao gồm những bộ phận hợp thành ngành kinh tế nông nghiệp và những mối quan hệ tỷ lệ, hữu cơ về mặt lượng và chất giữa các bộ phận đó trong thời gian và không gian nhất định, bao gồm các ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), thủy sản và lâm nghiệp. Chăn nuôi bao gồm gia súc và gia cầm (Lê Thị Dinh, 2012). Theo Phan Công Nghĩa (2007), đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là không cố định mà luôn vận động biến đổi. Sự tồn tại của nó mang tính khách quan, phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Người ta phân biệt 3 loại cơ cấu kinh tế nông nghiệp: - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành kinh tế. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất. 16 Một số ít tác giả cụ thể hóa vấn đề trong chăn nuôi như cơ cấu vật nuôi là thành phần các giống và loại con được bố trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu vật nuôi là một phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp (Đào Xuân Kiên, 2012). 2.1.2 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các ngành hợp thành nền kinh tế. Cùng với quá trình hoạt động kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra thường xuyên, liên tục. Đó là kết quả của sự di chuyển hay phân bổ nguồn lực như vốn, lao động, công nghệ… giữa các ngành. Khi nguồn lực di chuyển đến một ngành sẽ có tác động đến đầu ra của ngành (như sản lượng, năng suất lao động) dẫn đến thay đổi tỷ trọng của ngành so với trước, đồng thời tác động tới tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế. Một kết quả nữa của quá trình di chuyển nguồn lực đó là làm thay đổi cơ cấu của chính bản thân nó (vốn, lao động) giữa các ngành. Nói cách khác, sự di chuyển một yếu tố sản xuất có thể vừa làm thay đổi cơ cấu ngành, vừa làm thay đổi cơ cấu chính nguồn lực đó (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2007). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo Lê Quốc Sử (2001) là: “Thay đổi cơ cấu bao gồm sự tích lũy vốn vật chất và con người và sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, buôn bán, việc làm. Ngoài ra còn có sự thay đổi về các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hóa, thay đổi dân số, thay đổi về phân phối thu nhập”. Theo Phạm Thị Khanh (2010) thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi tỷ trọng, vị trí các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận kinh tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển. Trong tác phẩm “Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, Phan Công Nghĩa (2007) cho rằng cần hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau: - Chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi cơ cấu qua thời gian theo cả chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối (đặc biệt là chỉ tiêu tương đối). - Phân tích ảnh hưởng kết cấu là phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu đến các chỉ tiêu khác (ví dụ: các chỉ tiêu bình quân và các chỉ tiêu tổng mức có liên quan). - Cần phân tích chuyển dịch kết cấu và ảnh hưởng kết cấu theo các chỉ tiêu khác nhau (sản lượng, giá trị sản xuất, lao động…). 17 2.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Bởi vì chăn nuôi là một bộ phận trong kinh tế nông nghiệp nên việc xem xét lý thuyết chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là có cơ sở và hợp lý. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, tăng năng suất lao động tạo tiền đề vật chất cho chuyển dịch nông nghiệp thuần nông tự cung tự cấp, năng suất lao động thấp sang nền nông nghiệp năng suất cao (Phí Ngọc Tiếp, 2011). Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế. Ở Việt Nam, khái niệm về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn là “Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn thể hiện ở việc đa dạng hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân” (Đào Thế Tuấn, Đào Thế Anh, 2005). Về cơ bản, các tác giả đều phát triển từ khái niệm trên và khái quát hóa chúng theo hiểu biết của mình. Theo Trần Anh Hùng (2013) thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình phát triển các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa chúng so với một thời điểm trước đó mà thường là so với năm trước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn là quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó từ một trạng thái nhất định tới trạng thái phát triển tối ưu để đạt được hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm: tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm, lao động nông nghiệp được rút bớt để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính (Đào Xuân Kiên, 2012); tỷ trọng giá trị sản lượng lương thực giảm (nhưng sản lượng tuyệt đối tăng lên do năng suất lao động và năng suất cây trồng tăng cao), tỷ trọng các loại cây công nghiệp và rau quả tăng lên. Trong nông nghiệp, bố trí lại các ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tạo ra thế cân đối mới nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ, chuyển dần các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất thấp sang những loại cây trồng, vật nuôi có năng suất 18 cao, sản lượng lớn, tỷ trọng hàng hóa cao (Lê Đình Thắng, 2000). Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các thể chế ở mỗi nơi và mỗi giai đoạn cụ thể (Phan Công Nghĩa, 2007). Đa số các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hay chỉ dừng lại ở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiện có rất ít các tác giả nghiên cứu cụ thể các ngành trong nông nghiệp như chăn nuôi. Theo Phí Ngọc Tiếp (2011) chuyển đổi cơ cấu vật nuôi là chuyển từ trạng thái vật nuôi cũ sang trạng thái vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, phát triển những vật nuôi có triển vọng về thị trường, có giá trị gia tăng cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cơ cấu vật nuôi cũng được hiểu là sự thay đổi mối quan hệ số lượng vật nuôi, thay đổi về diện tích, phần trăm tỷ trọng trong cơ cấu, sự thay đổi về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của toàn ngành (Phí Ngọc Tiếp, 2011). Trong những năm qua, mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi, trồng trọt luôn chiếm ưu thế, được ưu tiên nhiều hơn chăn nuôi. Nhưng từ năm 2001 đến năm 2010 trở đi, xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi nói chung là tỷ trọng chăn nuôi phải lớn gấp 3 lần trồng trọt, chăn nuôi phải trở thành ngành mũi nhọn của nông nghiệp thành phố (Lê Quốc Sử, 2001). Lê Viết Ly (2010) nghiên cứu đặc điểm chung của chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trên thế giới và tại Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu: - Tăng cường đầu tư sâu (thức ăn tinh từ thị trường thế giới, nuôi dưỡng chính xác, giống tốt, sạch mầm bệnh). - Mở rộng quy mô (số nhà chăn nuôi giảm, mở rộng quy mô sau thu hoạch, nhà giết mổ, nhà máy sữa). - Sự tập trung địa lý cao (hạ tầng cơ sở). - Kết hợp dọc, chuỗi thực phẩm dài ra (các Công ty liên kết, chăn nuôi hợp đồng, siêu thị). - Công nghệ cao được áp dụng, hiệu quả cao. - Thức ăn tinh có ảnh hưởng to lớn đến môi trường (gián tiếp đối với việc sử dụng đất). - Thực phẩm sạch, nhưng cùng với đầu tư sâu là vấn đề mới xuất hiện: những bệnh mới. - Trang trại lớn, giảm nhu cầu lao động - mất thu nhập, mất việc làm. 19 - Tập trung cao dẫn đến ô nhiễm đất và nước - mối lo của sức khoẻ cộng đồng. - Sự kết hợp dọc (chuỗi ngành hàng dài ra) làm giảm chi phí nhưng mang lại nguy cơ: người chăn nuôi nhỏ bị đẩy ra ngoài. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là phải xác định rõ phương hướng chuyển dịch cơ cấu, không nên dập khuôn may móc, hoặc nóng vội muốn thay đổi cơ cấu kinh tế khi những điều kiện và những yếu tố cần thiết để thực hiện nó không đảm bảo. CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhưng việc thực hiện lại tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm của từng vùng, từng địa phương cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ nhất định (Lê Đình Thắng, 2000). 2.1.4 Hiệu quả kinh tế - xã hội  Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Quyền Đình Hà (2005) trong tác phẩm “Kinh tế sử dụng đất” đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như sau: Tổng thu = Sản lượng sản phẩm × Giá bản sản phẩm. Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi phí đã sử dụng. Hiệu quả sử dụng chi phí = Lợi nhuận/Tổng chi phí đã sử dụng. Theo đó chi phí sản xuất bao gồm: tiền công lao động tính bằng giá công việc theo mùa tại địa phương, tiền mua vật tư hóa chất, phân bón, tiền vận chuyển, chi phí chế biến (nếu có) và chi phí tiêu thụ tính theo giá thực tế nông dân phải trả… Giá trị sản lượng tính theo thời giá bình quân trong năm của mỗi loại. Doanh thu/Chi phí: Cho biết 1 đồng chi phí nông hộ đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số này lớn hơn 1 càng nhiều càng tốt (đầu tư có hiệu quả), nhỏ hơn hoặc bằng 1 đầu tư kém hiệu quả hoặc hòa vốn. 20 Lợi nhuận/Chi phí (TSLN): Nói lên 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận. Tỷ số này lớn hơn 1 càng nhiều thì việc đầu tư càng hiệu quả. Lợi nhuận/Doanh thu: Cho biết 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận hay phản ánh mức lợi nhuận so với doanh thu.  Hiệu quả xã hội Theo Nguyễn Duy Tính (1995) hiệu quả về mặt xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định thông qua khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Theo hội Khoa học đất Việt Nam (2000), hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:  Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.  Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng.  Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.  Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật…  Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu. 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền nhằm xác định nguyên nhân cơ bản nào khiến nông hộ không chuyển đổi hay chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trong giai đoạn 2004 – 2014. Mô hình hồi qui Probit được xây dựng để nghiên cứu xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi với các biến độc lập như giới tính của người ra quyết QĐSX, tuổi của người ra QĐSX, trình độ học vấn của người ra QĐSX, trình độ kỹ thuật, tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình, số lao động nông nghiệp, doanh thu phi nông nghiệp, khoảng cách từ nhà đến chợ và vốn đầu tư. 21 GIỚI TÍNH CỦA NGƯỜI RA QĐSX TUỔI CỦA NGƯỜI RA QĐSX TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA NGƯỜI RA QĐSX TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TỶ LỆ NGƯỜI PHỤ THUỘC SỐ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP DOANH THU PHI NÔNG NGHIỆP KHOẢNG CÁCH TỪ NHÀ ĐẾN CHỢ VỐN ĐẦU TƯ Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Biến phụ thuộc Y là biến giả nhận giá trị 0 nếu nông hộ lựa chọn không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi và nhận giá trị 1 nếu nông hộ lựa chọn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Các biến giải thích được diễn giải chi tiết trong bảng sau (bảng 2.1) 22 Bảng 2.1 Mô tả các biến chi tiết Tên biến Diễn giải Kì vọng TRINHDOHOCVAN (lớp) Số năm đến trường của người ra QĐSX tính tới thời điểm phỏng vấn. + TUOITAC Tuổi của người ra QĐSX tính tới thời điểm phỏng vấn. +/- GIOITINH Nhận giá trị 1 nếu giới tính đáp viên là nam và 0 nếu là nữ. +/- TYLENGUOIPHUTHUOC Tỷ số giữa tổng số người phụ thuộc trên tổng số nhân khẩu của hộ. + - DOANHTHUPHINONGNGHIEP (Triệu đồng) Tổng nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp: mua bán nhỏ, làm công ăn lương, buôn bán vật tư nông nghiệp, thú y, cho thuê máy móc… KHOANGCACH (km) Khoảng cách từ nơi ở của hộ đến chợ của xã, huyện. +/- TRINHĐOKYTHUAT (lần/năm) Số lần tham gia tập huấn của người ra QĐSX. + SOLAODONGNONGNGHIEP Số lao động tham gia vào hoạt động nông nghiệp của hộ. + Tổng số nguồn vốn bao gồm sẵn có và số tiền có thể vay từ các nguồn khác nhau + (năm) (người) VONDAUTU (Triệu đồng) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2014 2.2.2 Đánh giá mức độ đồng ý của nông hộ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Dựa vào cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tác giả xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền như hình 2.2. Mô hình nghiên cứu này khác với mô hình trên là chỉ nghiên cứu trên những đối tượng đã chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi để xác định những nguyên nhân nào khiến họ phải chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trong giai đoạn 2004 – 2014. Các tiêu chí trong mô hình sẽ được nông hộ đánh giá bằng thang đo liker 5 mức độ. 23 Yếu tố khách quan Yếu tố chủ quan YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI (5 tiêu chí) ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT (5 tiêu chí) ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ (3 tiêu chí) QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VẬT LỰC CỦA NÔNG HỘ (4 tiêu chí) Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Bảng 2.2 Diễn giải các biến của mô hình nghiên cứu Mã hóa ĐĐCN1 Đặc điểm người ra quyết định sản xuất ĐĐCN2 ĐĐCN3 ĐĐCN4 ĐĐCN5 NL1 Nguồn lực của NL2 nông hộ NL3 Nội dung Loại biến Tác giả Có nhận thức, suy nghĩ tích cực Liker 1-5 Lauwere và về mô hình sản xuất mới. cộng sự Có kinh nghiệm tổ chức (2004), Lê SXNN. Liker 1-5 Nguyễn Trúc Thi (2009), Nhận thức được vấn đề bảo vệ Phạm Lê sức khỏe cho cá nhân và cộng Liker 1-5 Thông, Huỳnh đồng. Thị Đan Xuân, Nhận thức được vấn đề bảo vệ Trần Thị Thu môi trường và điều kiện sinh Liker 1-5 Duyên (2011), thái cho phát triển NNBV. Nguyễn Công Bằng (2012) Nhận thấy mô hình mới phù hợp với xu hướng, điều kiện Liker 1-5 kinh tế thị trường mới. Đảm bảo nguồn nhân lực (lao Nguyễn Công động nông nghiệp) cho việc Liker 1-5 Bằng (2012), chuyển đổi mô hình. Phạm Thị Mai và Đỗ Tường Đảm bảo điều kiện tài chính Liker 1-5 Lâm (2011), cho việc chuyển đổi mô hình. Abdulai và Đảm bảo nguồn vật lực (đất CroleRees đai, phương tiện sản xuất) cho Liker 1-5 (2001), Huỳnh chuyển đổi mô hình. 24 Mã hóa NL4 KTXH1 KTXH2 Yếu tố kinh tế KTXH3 - xã hội KTXH4 KTXH5 TN1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý TN2 TN3 Nội dung Loại biến Tác giả Thị Đan Xuân Đảm bảo kiến thức và kĩ thuật sản xuất cho việc chuyển đổi Liker 1-5 và Mai Văn Nam (2011) mô hình. Tác động từ sự chuyển đổi mô Phạm Thanh hình của cộng đồng địa Liker 1-5 Vũ và ctv phương. (2013), Vũ Thị Kim Cúc Yêu cầu thị trường (chất lượng, (2011), Lê chủng loại, giá cả) đối với loại Liker 1-5 Thanh Phong nông sản của mô hình mới. và cộng sự Sức hút từ lợi nhuận của mô (2007), Liker 1-5 hình chuyển đổi mang lại. Nguyễn Quang Viết (2013), Nhận được sự hỗ trợ (giống, Huỳnh Trường phân thuốc, đầu ra, kĩ thuật…) Liker 1-5 Huy và cộng của chính quyền địa phương. sự (2007), Nguyễn Quang Điều kiện cơ sở hạ tầng nông Tuyến (2013), nghiệp (đường xá, cầu cống, Liker 1-5 Lê Đình điện nước…). Thắng, (2000) Tác động của rủi ro (thời tiết, Eicher và Liker 1-5 dịch bệnh…) trong SXNN. Staatz (1998), Trương Ngọc Điều kiện đất đai và khí hậu Chi và cộng sự phù hợp với mô hình chuyển Liker 1-5 (2003), Bosma đổi. và cộng sự (2012), Điều kiện về vị trí sản xuất Rehima et al (đường nước, giao thông, Liker 1-5 (2013), Phạm chợ…) thuận lợi cho việc Thanh Vũ và chuyển đổi mô hình. ctv (2013). Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2014 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1 Đối với số liệu thứ cấp Số liệu của đề tài được thu thập, xử lý và tổng hợp từ kết quả tổng kết của Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013. Tác giả còn tham khảo các sách báo, tạp chí khoa học và công trình nghiên cứu có liên quan. 25 2.3.1.2 Đối với số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nông dân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân và Mỹ Khánh. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện vì mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, do đó tác giả chỉ lựa chọn những nông hộ có hoạt động chăn nuôi theo hướng kinh doanh mà đặc biệt là những hộ có sự chuyển đổi cơ cấu trong giai đoạn 2004 – 2014. Việc có chủ định trước khi chọn mẫu giúp tác giả thuận lợi cho việc lựa chọn đáp viên, tiết kiệm được thời gian, tiến hành thu dữ liệu nhanh chóng và do vậy sẽ tiết kiệm được chi phí điều tra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế là mẫu có tính đại diện không cao. Chi tiết về cỡ mẫu được khảo sát thể hiện dưới hình 2.3 như sau: Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi 21,11% Không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi 78,89% Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Hình 2.3 Các nhóm nông hộ nghiên cứu Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi và không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Trong cơ cấu các nhóm nông hộ cần nghiên cứu thì nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi chiếm đa số với 71 hộ (78,89%), nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ với 19 hộ (21,11%). Cỡ mẫu được khảo sát có sự phân bố không đồng đều là do hoạt động chăn nuôi hiện nay của các gia đình chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún nên không phù hợp với đối tượng nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, chăn nuôi là ngành nghề truyền thống ở nông thôn nên họ thường gắn bó lâu dài với từng vật nuôi cụ thể và ít có sự thay đổi trong cơ cấu. Mặt khác, nhiều trại chăn nuôi có quy 26 mô chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các dịch bệnh nên bỏ chuồng, do đó làm giới hạn số lượng đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, qua quá trình phỏng vấn trực tiếp các nông hộ, tác giả nhận thấy rằng mỗi xã đều có những đặc trưng, thuận lợi và khó khăn riêng nên tác giả kì vọng rằng số quan sát thu được có thể đảm bảo tính đại diện cho tổng thể và kết quả nghiên cứu có thể suy rộng ra tổng thể. 2.3.2 Phương pháp phân tích Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS và STATA để hỗ trợ trong việc phân tích số liệu. Phương pháp phân tích được xác định theo từng mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả và so sánh với các chỉ tiêu như tần số, số trung bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn… được sử dụng để phân tích và đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi tại huyện Phong Điền. Mục tiêu 2: Để xác định các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn chuyển đổi hay không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, tác giả sử dụng mô hình hồi qui Probit, sau đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính trị trung bình để xử lý số liệu và xác định mức độ đồng ý dựa vào giá trị khoảng cách để xác định các yếu tố chủ yếu mà nông hộ đồng ý rằng ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của họ. Hồi quy Probit Hồi quy Probit, đôi khi còn được gọi là mô hình Probit, được sử dụng để ước lượng mô hình có biến phụ thuộc dạng nhị phân. Trong hồi quy Probit, nghịch đảo của hàm phân phối xác suất chuẩn hóa là sự kết hợp tuyến tính của các biến giải thích. Mô hình Probit được giới thiệu lần đầu tiên bởi Chester Bliss vào năm 1935. Giả sử theo phân tích đơn vị xác suất là có một phương trình phản ứng có dạng: Y*t = a + βXt + ut với Xt là biến có thể quan sát được nhưng Y*t là biến không thể quan sát được. ut/σ có phân phối chuẩn chuẩn hóa. Những gì chúng ta quan sát được trong thực tế là Yt, nó mang giá trị 1 nếu Y*t > 0 và bằng 0 nếu các giá trị khác. Do đó, chúng ta có Yt = 1 nếu a + βXt + ut > 0, Yt = 0 nếu a + βXt + ut < 0. Nếu chúng ta ký hiệu F(z) là hàm xác suất tích lũy của phân phổi chuẩn chuẩn hóa, tức là, F(z) = P(Z ≤ z), thì 27 − α−βXt P (Yt = 1) = P (ut > a + βXt + ut) = 1 – F( P (Yt = 0) = P (ut ≤ - 𝛼 - βXt) = F( − α−βXt σ σ ) ) Chúng ta có thể ước lượng mô hình này bằng phương pháp thích hợp cực đại ML. Tác động cận biên của X: 𝜕𝐸(𝑌 | 𝑋) = ∅(𝛽𝑋 )𝛽 𝜕𝑋 Trong đó ∅(𝑡) là hàm phân phối chuẩn. Trong nghiên cứu này, mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ có chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi hay không. Ta có mô hình Probit tổng quát sau: Y= 𝛼1 + 𝛽 1X1 + 𝛽 2X2 +… + 𝛽 10X10 + 𝜀 Trong đó: Y (biến phụ thuộc): Quyết định chuyển đổi hay không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ, được đo lường bởi 2 giá trị như sau: Y={ 1: Có chuyển đổi 0: Không chuyển đổi X1, X2,… X10 là các biến độc lập (biến giải thích) được diễn giải chi tiết trong Bảng 2.1. Mục tiêu 3: Kết hợp kết quả phân tích từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 ma trận SWOT để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững cho nông hộ, giúp hộ có thêm điều kiện để gia tăng sản xuất và phát triển kinh tế. Nội dung trong phân tích ma trận SWOT: - Các điểm mạnh (S): Những ưu điểm từ trong ngành đang được sử dụng và có tác động tích cực đến hiệu quả chăn nuôi. - Các điểm yếu (W): Các nhược điểm từ trong ngành và có ảnh hưởng không tốt đến chăn nuôi. Do đó chúng ta cần phải tìm cách khắc phục và cải thiện. - Các cơ hội (O): Những cơ hội có được từ môi trường vĩ mô nhằm tạo điều kiện phát huy tốt hiệu quả chăn nuôi. 28 - Các đe dọa (T): Những yếu tố từ môi trường bên ngoài có ảnh hưởng, hạn chế hiệu quả chăn nuôi. - Phối hợp S – O: Sử dụng điểm mạnh để tận dụng tốt cơ hội. - Phối hợp S – T: Sử dụng những điểm mạnh để khắc phục, hạn chế những đe dọa. - Phối hợp W – O: Khắc phục những yếu kém và tận dụng cơ hội đang có bên ngoài hay sử dụng những cơ hội để khắc phục những yếu kém. - Phối hợp W – T: Khắc phục những yếu kém và giảm những nguy cơ, đe dọa. 29 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU -----3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN 3.1.1 Lịch sử hình thành Phong Điền là một huyện thuộc Thành phố Cần Thơ, Việt Nam, được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Nội dung Nghị định về việc thành lập huyện Phong Điền như sau: - Thành lập huyện Phong Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. - Huyện Phong Điền có 12.525,58 ha diện tích tự nhiên và 101.120 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long. Huyện lỵ đặt tại xã Nhơn Ái. Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2207/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái. Sau khi điều chỉnh, huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 102.699 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền là trung tâm của huyện. Phong Điền có nghĩa là vùng đất trù phú, địa danh này còn là nguyên quán của hai dòng họ Lê và Trần đến đây khai khẩn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hai dòng họ này đã đến đây lập nghiệp vào thời nhà Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. 30 3.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3.1.2.1 Đơn vị hành chính và vị trí địa lý - Đơn vị hành chính: huyện Phong Điền hiện có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, xã Giai Xuân, xã Tân Thới, xã Trường Long, xã Mỹ Khánh và xã Nhơn Nghĩa. - Vị trí địa lý: + Phía Đông: giáp với quận Ninh Kiều và một phần quận Bình Thủy. + Phía Tây: giáp với huyện Cờ Đỏ. + Phía Nam: giáp với quận Cái Răng và tỉnh Hậu Giang. + Phía Bắc: giáp với quận Ô Môn và Bình Thủy. Huyện Phong Điền được xem là “lá phổi xanh” của Thành phố Cần Thơ, nằm cách trung tâm Thành phố Cần Thơ 17km, miền đất nơi đây có khí hậu ôn hòa, cây trái xanh tươi, rất thích hợp cho việc phát triển du lịch vườn trái cây sinh thái. 3.1.2.2 Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện tính đến năm 2013 là 12.525,58 ha. Đại bộ phận đất đai được sử dụng cho việc phát triển nông nghiệp như trồng cây hằng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Bảng 3.1 Hiện trạng đất nông nghiệp được sử dụng ở huyện Phong Điền Năm 2004 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Diện tích đất tự nhiên (ha) 12.359,60 12.525,58 12.525,58 12.525,58 12.525,58 Đất nông nghiệp (ha) 10.678,60 10.586,27 10.563,26 10.559,88 10.546,82 86,40 84,52 84,33 84,31 84,20 Tỷ trọng (%) Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 Dựa vào bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất được sử dụng cho hoạt động nông nghiệp qua các năm chiếm trên 80% đất tự nhiên và có xu hướng giảm nhẹ, từ 86,40% năm 2004 xuống còn 84,20% năm 2013. Tỷ lệ này có thể kết luận rằng nông nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện. Phần lớn đất nông 31 nghiệp được sử dụng để trồng lúa, các loại cây lâu năm và số ít dùng để nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004 - 2013, cụ thể năm 2013 có diện tích 1.978,76 ha (chiếm 15,80% tổng diện tích đất tự nhiên) và tăng 305,46 ha so với năm 2004, gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tín ngưỡng - tôn giáo, đất nghĩa trang – nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng và đất phi nông nghiệp khác. Đặc biệt, đất chưa sử dụng trong những năm gần đây dường như không còn và khó xác định, chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ năm 2004 chiếm 0,06% với tổng diện tích 7,70 ha. Điều này cho thấy huyện đã tận dụng tốt tài nguyên đất phục vụ cho các hoạt động sản xuất của địa phương. Bảng 3.2 Hiện trạng đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng của huyện Năm 2004 Đất phi nông nghiệp (ha) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.673,30 1.939,31 1.962,32 1.96570 1.978,76 1. Đất ở 353,81 583,06 582,36 583,34 582,93 2. Đất chuyên dùng 769,69 511,67 534,49 536,84 546,51 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,40 1,83 1,83 1,88 5,68 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 41,82 44,77 45,66 45,66 45,66 499,86 797,98 797,98 797,98 797,98 7,72 - - - - 7,70 - - - - 5. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6. Đất phi nông nghiệp khác Đất chưa sử dụng (ha) Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 3.1.2.3 Khí hậu Huyện Phong Điền có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Có 2 mùa rõ rệt: mùa khô (bắt đầu từ khoảng tháng 2 đến khoảng tháng 4 của năm sau) và mùa mưa (bắt đầu từ khoảng tháng 5 và chấm dứt vào khoảng cuối tháng 11). Theo Thống kê huyện Phong Điền 2013: + Nhiệt độ không khí dao động từ 25,60C đến 29,10C. Nhiệt độ trung bình trong năm là 27,50C. + Tổng số giờ nắng trong năm là 2.452,3 giờ, tháng ít nắng nhất là tháng 9 có 155,9 giờ nắng, tháng nắng nhiều nhất là tháng 3 có 293,7 giờ nắng. Số 32 giờ chiếu nắng cao sẽ tạo điều kiện cho việc thu hoạch lúa dễ dàng, cây trồng và vật nuôi sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh dịch hại. + Lượng mưa trung bình trong năm là 121,79 mm, vào tháng 9 có lượng mưa nhiều nhất là 336,7 mm. Lượng mưa lớn sẽ cung cấp đầy đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt phát triển một nền nông nghiệp lúa nước. + Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm là 81,43%, tháng 2 là tháng có độ ẩm thấp nhất 73,25%, độ ẩm cao nhất vào tháng 9 là 86,27%. Độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho nấm mốc sâu bệnh phát triển mạnh. Với điều kiện khí hậu như trên, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có được nhiều thuận lợi để các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là tiền đề cho việc nghiên cứu các hoạt động thâm canh, tăng vụ và sự phát triển nông nghiệp bền vững của huyện. 3.1.3 Dân số và lao động - Dân số: dân số năm 2013 của huyện là 101.120 người, mật độ dân số 863 người/km2. Dân số tập trung nhiều nhất ở hai xã Trường Long và Nhơn Nghĩa nhưng mật độ dân số cao nhất ở thị trấn Phong Điền với 1.351 người/km2, cao hơn mật độ dân số chung của toàn huyện. 101.120 101.120 100.226 99.966 99.667 99.448 99.557 99.339 99.121 99.230 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 Hình 3.1 Dân số (người) huyện Phong Điền giai đoạn 2004 – 2013 Hình 3.1 cho thấy, dân số của toàn huyện có xu hướng tăng qua các năm. - Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động được chia thành 2 nhóm: giới tính và ngành nghề. + Giới tính Theo báo cáo trong niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013 cho thấy, tỷ lệ dân số phân theo giới tính giữa nam và nữ có sự chênh lệch không 33 đáng kể. Giai đoạn 2004 – 2006, tỷ lệ lao động nam ít hơn lao động nữ (bình quân 49,02% nam : 50,98% nữ) nhưng từ giai đoạn 2007 – 2013, tỷ lệ lao động nữ có phần giảm và ít hơn lao động nam (tỷ trọng bình quân 52,74% nam : 47,26% nữ) dự báo xu hướng tỷ lệ sinh nam cao hơn nữ và nam tham gia vào hoạt động sản xuất nhiều hơn nữ. Nguyên nhân có thể do quan niệm trọng nam vẫn còn tồn tại làm cho bất cân đối trong giới tính, thêm vào đó phụ nữ thường ở nhà chăm sóc gia đình và làm công việc nội trợ nên ít tham gia vào lao động sản xuất hơn. Bảng 3.3 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính Năm Tổng số (người) Nam (người) Tỷ trọng (%) Nữ (người) Tỷ trọng (%) 2004 66.782 32.723 49,00 34.059 51,00 2005 67.119 32.888 49,00 34.231 51,00 2006 68.219 33.427 49,07 34.792 50,93 2007 68.961 35.050 50,83 33.911 49,17 2008 69.583 36.120 59.91 33.463 48,09 2009 65.375 34.060 52,10 31.315 47,90 2010 65.568 34.264 52,26 31.304 47,74 2011 63.975 31.788 49,69 32.187 50,31 2012 62.073 32.402 52,20 29.671 47,80 2013 62.255 32.502 52,21 29.753 47,79 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 + Ngành nghề: Người lao động ở huyện tham gia vào nhiều hoạt động sản xuất khác nhau nhưng nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn là ngành thu hút nhiều lực lượng lao động nhất. Qua bảng 3.4 có thể thấy rằng, tổng số lao động (từ 15 tuổi trở lên) làm việc trong các ngành kinh tế của huyện là 58.082 người, chiếm 57,44% tổng dân số toàn tỉnh và lao động tham gia vào nhiều ngành nghề khác nhau. Số người tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp là 35.463 người, chiếm 61,06% tổng số lao động có việc làm. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. 34 Bảng 3.4 Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm phân theo ngành kinh tế năm 2013 Tổng số (người) Tỷ trọng (%) 58.082 100,00 35.463 61,06 1.061 1,83 3. Công nghiệp khai thác 23 0,04 4. Công nghiệp chế biến 3.222 5,55 0 0 6. Xây dựng 3.760 6,47 7. Thương nghiệp, sữa chữa đồ dùng 8.368 14,41 8. Khách sạn, nhà hàng 2.650 4,56 9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 1.238 2,13 86 0,15 0 0 52 0,09 529 0,91 1.059 1,82 136 0,23 52 0,09 17. Đảng, đoàn thể, hiệp hội 199 0,34 18. Phục vụ cá nhân, cộng đồng 120 0,21 19. Làm thuê công việc gia đình 64 0,11 0 0 Ngành nghề 1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 2. Thủy sản 5. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước 10. Tài chính tín dụng 11. Hoạt động khoa học, công nghệ 12. Các hoạt động liên quan KDTS, DVTV 13. QLNN, ANQP, Bảo đảm XHBB 14. Giáo dục, đào tạo 15. Y tế và hoạt động cứu trợ XH 16. Hoạt động văn hóa, thể thao 20. Các tổ chức, đoàn thể Quốc tế Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2013 3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP CẦN THƠ Sau 10 năm thành lập, huyện Phong Điền đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tháng 8 năm 2014 thì tình hình kinh tế - xã hội 35 của huyện vẫn được duy trì và phát triển ổn định, sản xuất nông nghiệp tập trung đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô được tập trung thực hiện tốt; công tác xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực; công tác thu ngân sách, thu hồi nợ đọng được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, công tác khám và điều trị bệnh phục vụ nhân dân kịp thời, đặc biệt là công tác đền ơn đáp nghĩa cho người có công với cách mạng, các gia đình liệt sĩ,... nhiều phong trào văn hóa - thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, đạt được nhiều thành tích cao. Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định. 3.2.1 Lĩnh vực kinh tế Ngành nông nghiệp: ngành nông nghiệp huyện Phong Điền phát triển mạnh hơn cả với giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 là 768.650 triệu đồng (giá so sánh năm 2010), trong đó trồng trọt là ngành chiếm tỷ lệ cao nhất với 511.695 triệu đồng (66,57%), kế đến là thủy sản với 163.646 triệu đồng (21,29%), chăn nuôi với 67.331 triệu đồng (8,76%) và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp với 25.978 triệu đồng (3,38%). Điều đó cho thấy rằng, trồng trọt là hoạt động sinh kế chủ yếu của huyện chứ không phải chăn nuôi. Tuy nhiên giá trị kinh tế của hoạt động trồng trọt đang có xu hướng giảm vì tình hình “trồng” rồi lại “chặt” đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn huyện. Hoạt động chăn nuôi đóng góp tỷ lệ nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Hoạt động thủy sản cũng được đánh giá khá cao và có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2004 – 2013. Bảng 3.5 Giá trị sản xuất nông nghiệp ĐVT: Triệu đồng (giá so sánh 2010) Năm 2004 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 855.171 642.477 787.749 796.663 768.650 - Trồng trọt 733.779 443.198 535.534 528.743 511.695 - Thủy sản 30.734 126.585 187.127 176.683 163.646 - Chăn nuôi 54.518 52.572 46.014 68.257 67.331 - Dịch vụ nông nghiệp 36.140 20.122 19.074 22.980 25.978 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 36 Tuy trồng trọt là ngành sản xuất chính của huyện nhưng những năm gần đây, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt lại có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn 2004 – 2010, nếu như năm 2004 là 733.779 triệu đồng thì năm 2010 chỉ còn 443.198 triệu đồng (giảm 39,60%), và tiếp tục giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2013. Ngược lại ta có thể thấy rằng, thủy sản đang ngày càng được chú trọng phát triển và mở rộng trong giai đoai 2004 -2013. Tuy có nhiều biến động song nhìn chung, giá trị sản xuất ngành thủy sản có xu hướng tăng nhanh. Giai đoạn 2004 – 2010, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng từ 30.734 triệu đồng năm 2004 lên tới 126.585 triệu đồng năm 2010 (tăng 411,87%). Kết quả tăng trưởng mạnh mẽ này là do trong giai đoạn này ngành thủy sản TP Cần Thơ phát triển theo hướng sản xuất tập trung, được quy hoạch và đầu tư phát triển gắn với công nghiệp chế biến, mô hình nuôi công nghiệp và nuôi luân canh trong ruộng lúa được phổ biến làm xuất hiện phong trào nuôi thủy sản ở nhiều nơi. Do đó, giá trị thủy sản có bước tăng trưởng vượt bậc. Năm 2011, giá trị sản xuất thủy sản tiếp tục tăng 60.542 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 47,83%) nhưng từ năm 2012, dưới tác động bất lợi của tình trạng biến đổi khí hậu, chất lượng nguồn nước ngày càng ô nhiễm và dịch bệnh gia tăng đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng vật nuôi, cụ thể năm 2012, giá trị sản xuất giảm 5,58% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 7,38% so với năm 2012. Ngành chăn nuôi tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị sản xuất chăn nuôi cũng có xu hướng ngày càng tăng, tuy nhiên so với ngành thủy sản, ngành chăn nuôi chỉ tăng với số lượng nhỏ. Trong giai đoạn 2004 – 2011, giá trị sản xuất chăn nuôi có xu hướng giảm dần, giảm từ 54.518 triệu đồng năm 2004 xuống còn 52.572 triệu đồng năm 2010 (giảm 3,57%) và tiếp tục giảm mạnh xuống còn 46.014 triệu đồng năm 2011 (giảm 12,47% so với năm 2010). Năm 2012, giá trị sản xuất chăn nuôi nhanh chóng tăng trở lại với 68.257 triệu đồng. Năm 2013, do giá cả có nhiều biến động, ngành chăn nuôi trong thế bấp bênh nên nhiều người chăn nuôi bắt đầu giảm quy mô sản lượng làm cho giá trị sản xuất chăn nuôi giảm 1,36% so với năm 2012. Đi cùng với xu hướng giảm giá trị sản xuất ngành trồng trọt là ngành dịch vụ nông nghiệp. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp đạt 25.978 triệu đồng, giảm 10.162 triệu đồng so với năm 2004. Điều này là dễ hiểu khi trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong nông nghiệp nhưng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây nên dịch vụ nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo. 37 Công nghiệp: Công nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị sản xuất công nghiệp mang lại khá cao. Trong giai đoạn 2004 – 2013, giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng nhanh, cụ thể năm 2004 con số này chỉ đạt 98.722 triệu đồng (giá so sánh 2010) nhưng đến cuối năm 2013 đã đạt tới 640.770 triệu đồng, tức là đã tăng 542.049 triệu đồng (tăng 6,5 lần), cao hơn tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Việc đẩy nhanh giá trị sản xuất các ngành công nghiệp là một trong những yêu cầu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Hiện tại, số cơ sở công nghiệp của huyện đều do các cá thể, tư nhân, tập thể hay hỗn hợp các thành phần trên tạo thành và chưa có cơ sở nào của trung ương hay địa phương được thành lập. Bảng 3.6 Số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh ĐVT: Cơ sở Năm 2004 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 182 716 863 887 890 - Tập thể 3 3 3 3 3 - Tư nhân 12 20 19 20 20 166 693 841 864 867 1 - - - - Ngoài quốc doanh - Cá thể - Hỗn hợp Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 Đa số các cơ sở công nghiệp là do các cá thể tạo thành và có xu hướng ngày càng tăng. Tính đến năm 2013, toàn huyện có 867 cơ sở cá thể và so với năm 2004 là 166 cơ sở, tăng 701 cơ sở. Một số ít còn lại là do tập thể, tư nhân hay hỗn hợp tạo thành. Trong số những cơ sở công nghiệp nói trên thì cơ sở sản xuất lương thực thực phẩm, chế biến gỗ (trừ tủ, bàn, ghế) và sản xuất trang phục chiếm nhiều nhất. Theo thống kê năm 2013 của huyện Phong Điền thì có tới 357 cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều này là phù hợp bởi nông nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện, bên cạnh đó việc hình thành nhiều cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm cũng là điều kiện để đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như đảm bảo đầu ra cho người dân. Một số cơ sở khác cũng ngày càng phát triển đó là sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giường tủ bàn ghế và sản xuất phân phối điện, nước. 38 Thương mại: Năm 2013, huyện có 2.815 cơ sở kinh doanh thương mại, 1.189 cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng và 591 cơ sở kinh doanh dịch vụ, thu hút được 11.018 người lao động tham gia. Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ trên địa bàn là do khu vực kinh tế tư nhân kinh tế cá thể mang lại trong năm 2013 là 2.497.960 triệu đồng. Giao thông vận tải: giao thông huyện bao gồm đường sông và đường bộ. Với hệ thống đường giao thông thuận tiện, phục vụ cho 4.413 ngàn hành khách vận chuyển trên địa bàn năm 2013, trong đó chủ yếu là vận tải đường bộ với 4.142 ngàn hành khách, còn lại là vận tải đường sông với 271 ngàn hành khách, đã đem lại cho ngành vận tải doanh thu 115.830 triệu đồng năm 2013. Giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trên địa bàn. Cụ thể, niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2013 cho thấy có 238 ngàn tấn và 23.450 ngàn tấn.km hàng hóa được vận chuyển và luân chuyển trên địa bàn huyện. Giao thông là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, là điều kiện cơ sở để hình thành và kéo theo nhiều hoạt động sản xuất khác cùng phát triển. Tài chính – Ngân hàng: Hoạt động tín dụng năm 2013 của huyện tại ngân hàng NN & PTNT huyện Phong Điền được đánh giá là tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2013, tổng doanh số cho vay là 460.943 triệu đồng, trong đó vay ngắn hạn chiếm đa số với 356.059 triệu đồng, vay dài hạn (trung hạn) chiếm 104,884 triệu đồng. Cùng với đó là doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng cao, cụ thể doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 328.329 triệu đồng và dài hạn (trung hạn) đạt 93.629 triệu đồng. Lượng tiền cho vay ngày càng tăng sẽ giúp nông hộ có thêm nhiều điều kiện để gia tăng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, mức tín dụng chính thức cho lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn thấp so với các ngành kinh tế khác (doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 114.024 triệu đồng trong khi lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 254.859 triệu đồng), do đó vẫn còn một lượng lớn người dân chưa có cơ hội và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức nên thường nhờ đến các hoạt động tín dụng phi chính thức như hụi, hội, CLB… 3.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội Bên cạnh việc phát triển kinh tế, huyện Phong Điền cũng đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực văn hóa – xã hội. Giáo dục và Đào tạo: Theo kết quả điều tra năm 2013, huyện có 13 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông với tổng số học sinh tương ứng là 3.512 cháu vào mẫu 39 giáo, 7.349 học sinh tiểu học, 4.497 học sinh trung học cơ sở và 1.948 học sinh trung học phổ thông. Y tế: Hiện nay huyện có 8 cơ sở y tế bao gồm 1 bệnh viện và 7 trạm y tế xã, thị trấn với 60 giường bệnh, 41 y – bác sĩ và 113 cán bộ y tế. Văn hóa và Thông tin: hiện tại, toàn huyện chỉ có 1 trung tâm văn hóa được đặt tại xã Mỹ Khánh và có 8 thư viện, phòng đọc sách với hơn 20.400 bản năm 2013, phục vụ cho hơn 129.000 lượt người mượn đọc (gấp 13 lần so với năm 2004). Điều đó cho thấy nhu cầu học hỏi và tìm kiếm thông tin của người dân ngày càng cao, góp phần nâng cao trình độ dân trí nơi đây. Đài truyền thanh huyện: số xã, thị trấn được phủ sóng phát thanh truyền hình và có trạm truyền thanh năm 2004 là 6 xã, từ năm 2010 đến nay toàn huyện đã được phủ sóng phát thanh truyền hình và đã có trạm truyền thanh. Năm 2004, toàn huyện chưa được phủ sóng truyền thanh nhưng đến năm 2010, 7 xã và thị trấn ở huyện đều đã được phủ sóng truyền thanh. 3.3 HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI HUYỆN PHONG ĐIỀN Hoạt động chăn nuôi huyện được đánh giá là ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu trong nước. Do bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân như bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm… nên tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2013, nhưng nhờ triển khai các biện pháp phòng chống có hiệu quả nên việc phát triển ngành vẫn được xem là khá ổn định. Bằng chứng là giá trị sản xuất chăn nuôi vẫn ở ngưỡng cao trong năm 2013. Chăn nuôi gia súc là thế mạnh của huyện khi đóng góp hơn 60% tổng giá trị sản xuất chăn nuôi. Bảng 3.7 Giá trị sản xuất chăn nuôi (Giá hiện hành) ĐVT: Triệu đồng Năm 2004 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 28.401 52.572 71.726 80.981 80.281 1. Gia súc 20.202 33.604 42.757 50.578 48.967 2. Gia cầm 3.348 14.672 24.307 22.466 23.310 213 307 307 98 73 4.561 3.696 3.899 7.214 7.464 77 293 456 625 467 Tổng giá trị sản xuất 3. Chăn nuôi khác 4. Sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt 5. Sản phẩm phụ chăn nuôi Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 40 Nhìn chung, đóng góp của ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 2004 – 2014. Trong năm đầu tiên khi huyện được thành lập, giá trị sản xuất chăn nuôi chỉ đạt 28.401 triệu đồng nhưng với kế hoạch phát triển cũng như các chính sách chỉ đạo của địa phương, cuối năm 2010, giá trị sản xuất ngành tăng gần như gấp đôi với 52.572 triệu đồng (tăng 85,11%). Kết quả này cho thấy những nỗ lực của địa phương khi vượt qua nhiều khó khăn trong giai đoạn mới thành lập và đạt được nhiều kết quả cao. Những năm tiếp theo, giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng đáng kể, năm 2011 đạt 71.726 triệu đồng (tăng 36,43% so với năm 2010) và năm 2012 đạt 80.981 triệu đồng (tăng 12,90% so với năm 2011). Giá trị sản xuất năm 2013 giảm nhưng không đáng kể với 80.281 triệu đồng (giảm 0,86% so với năm 2012). Gia súc và gia cầm đóng góp phần lớn vào giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, các sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt và sản phẩm phụ chăn nuôi cũng có xu hướng tăng. 3.3.1 Gia súc Đàn gia súc ở huyện Phong Điền trong giai đoạn 2004 – 2013 có tốc độ tăng khá cao nhưng không ổn định và thiếu vững chắc. Bảng 3.8 Số lượng gia súc giai đoạn 2004 - 2013 Năm Tổng số Gia súc Trâu Bò Heo Dê Số lượng (con) 2004 14.724 2 250 13.749 723 2010 9.557 9 324 8.842 382 2011 8.041 11 244 7.529 257 2012 10.753 4 214 10.304 231 2013 9.675 28 204 9.111 332 Cơ cấu (%) 2004 100,00 0,01 1,70 93,38 4,91 2010 100,00 0,09 3,39 92,52 4,00 2011 100,00 0,14 3,03 93,63 3,20 2012 100,00 0,04 1,99 95,82 2,15 2013 100,00 0,29 2,11 94,17 3,43 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 Trâu: Trâu là loại gia súc được chăn nuôi ít nhất ở huyện Phong Điền và tập trung chủ yếu tại xã Trường Long, bởi trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức 41 kéo, rất ít người nuôi bán thịt mà hiện nay khoa học kĩ thuật tiên tiến đang dần thay thế hoàn toàn các phương tiện sản xuất thô sơ. Do đó trâu không phải là loại gia súc được chú trọng tại đây. Bò: Chăn nuôi bò cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng đàn gia súc của huyện, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của đàn biến động không đồng đều. Năm 2004, đàn bò 250 con, chỉ chiếm 1,70% cơ cấu đàn gia súc nhưng đến năm 2010, đàn bò tăng lên 324 con và chiếm 3,39% cơ cấu đàn gia súc. Trong giai đoạn 2011 – 2013, đàn bò có xu hướng giảm về số con và cơ cấu, nhưng mức độ giảm về cơ cấu thấp hơn, cụ thể năm 2011 cơ cấu đàn bò đạt 3,03%, giảm nhẹ còn 1,99% năm 2012 và năm 2013 giảm 0,92% so với năm 2011. Theo các chủ hộ chăn nuôi, chăn nuôi bò giảm là do giá bò giống hiện nay khá cao và lượng cỏ cho bò ăn ngày càng khan hiếm. Heo: Heo là loại vật nuôi được nuôi nhiều nhất ở đây, bởi heo dễ nuôi và nhu cầu tiêu thụ thịt heo trong nội địa khá cao. Tuy nhiên, khó khăn trong chăn nuôi heo hiện nay là chi phí đầu vào như thức ăn, giống tăng cao và dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mở rộng quy mô phát triển đàn heo hiện có. Điều đó làm cho số lượng heo biến động không đồng đều, nếu so sánh với năm 2004 thì cơ cấu đàn heo năm 2013 tăng 0,79%, tuy nhiên giá trị tuyệt đối cùng kỳ giảm 33,73%. Chăn nuôi heo ở huyện Phong Điền bao gồm nuôi heo đực giống, heo nái và heo thịt. Trong đó, nuôi heo thịt chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của cả nước bởi lợi ích mang lại cao hơn. Dê: Cơ cấu đàn dê có xu hướng giảm nhiều về số lượng. Mặc dù dê là loài dễ nuôi, ít bệnh, vốn đầu tư ít nhưng sau thời gian rớt giá thảm hại, người nuôi dê ở nhiều nơi không chỉ ở Phong Điền gần như bỏ chuồng trại, không còn tha thiết với nghề. Đó là lí do mà số lượng đàn dê liên tục giảm trong giai đoạn 2004 – 2012. Nếu năm 2004, cơ cấu đàn dê chiếm 4,91% thì đến năm 2012, cơ cấu này đã giảm 2,76%, tương ứng giá trị tuyệt đối giảm 492 con. Tuy nhiên, năm 2013, giá dê thương phẩm khởi sắc và dê giống có phần ổn định, người dân bắt đầu nuôi dê trở lại. Minh chứng là số lượng dê năm 2013 tăng 101 con so với năm 2012 và cơ cấu tương ứng cũng tăng 1,28%. Theo nhiều bà con có kinh nghiệm, nếu giá cả ổn định thì nuôi dê mang lại lợi nhuận cao hơn so với nuôi bò, heo. 3.3.2 Gia cầm Cơ cấu đàn gia cầm thay đổi qua mỗi năm và gà, vịt là hai loài chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đàn gia cầm. 42 Tổng số lượng gia cầm có sự tăng, giảm qua từng năm. Nhìn chung, đàn gia cầm 2004 – 2013 có xu hướng tăng về số lượng, cụ thể năm 2013 tăng 54.060 con so với năm 2004, trong đó, năm 2012 được xem là đỉnh điểm với 211.060 con. Bảng 3.9 Số lượng gia cầm giai đoạn 2004 - 2013 Năm Gia cầm Tổng số Gà Vịt Ngan, ngỗng Trứng (quả) Số lượng (con) 2004 130.142 50.630 70.724 3.436 5.352 2010 176.951 87.330 84.140 2.430 3.051 2011 211.060 113.399 93.225 1.228 3.208 2012 181.133 89.674 87.510 629 3.320 2013 184.202 91.308 88.063 1.524 3.307 Cơ cấu (%) 2004 100,00 38,90 54,35 2,64 4,11 2010 100,00 49,35 47,55 1,37 1,73 2011 100,00 53,73 44,17 0,58 1,52 2012 100,00 49,51 48,31 0,35 1,83 2013 100,00 49,57 47,81 0,83 1,79 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2013 Gà: Tuy chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh về số lượng nhưng ngành chăn nuôi gà được xem là có khá nhiều biến động bởi ảnh hưởng của các dịch bệnh mà đặc biệt là dịch cúm H5N1. Năm 2004, cơ cấu đàn gà đứng thứ 2 (sau vịt) với 38,90%, nhưng từ năm 2010 trở đi, số lượng gà tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đàn gia cầm. Năm 2010, số lượng gà đạt 87.330 con, tăng 36.700 con so với năm 2004 và đóng góp 49,35% vào cơ cấu đàn gia súc. Năm 2011, số lượng gà đạt cao nhất với 113.399 con, tăng 26.069 con so với năm 2010 và tăng 4,38% trong cơ cấu so với cùng kỳ. Năm 2012, do ảnh hưởng nặng nề của các dịch bệnh nên đàn gà giảm 23.725 con so với năm 2011 và tiếp tục giảm 1.634 con trong năm 2013. Vịt: Trong cơ cấu đàn gia cầm thì đàn vịt chiếm tỷ lệ thứ 2 và có xu hướng tăng dần trong tỷ trọng, nhờ phát triển hình thức chăn nuôi bán công nghiệp theo hướng chuyên trứng hoặc chuyên thịt nên số lượng vịt luôn giữ 43 mức ổn định. Đàn vịt năm 2004 là 70.724 con, đến năm 2010 tăng lên 84.140 con, tăng gần 19%. Năm 2012, đàn vịt tiếp tục tăng lên 93.225 con. Tuy nhiên do tổng số lượng gia cầm trong năm giảm nên cơ cấu đàn vịt giảm chỉ còn 44,17% (giảm 10,18% so với năm 2004 và giảm 3,38% so với năm 2010). Năm 2012, đàn vịt giảm 5.715 con so với năm 2010 và năm 2013, đàn vịt tăng trở lại với 88.063 con, tăng 553 con so với năm 2012. Nếu so sánh với năm 2004 thì nhìn chung, đàn vịt có xu hướng tăng về số lượng, cụ thể đến năm 2013 đã tăng 17.339 con, tuy nhiên giá trị tuyệt đối trong cơ cấu cùng kỳ giảm 6,54%. Ngan, ngỗng và trứng gia cầm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tuy nhiên lại có chung xu hướng là giảm cả về số lượng và cơ cấu trong giai đoạn 2004 – 2013. Cơ cấu đàn ngan, ngỗng năm 2013 giảm chỉ còn 0,83%, giảm 1,81% so với năm 2004. Nguyên nhân là do ngan, ngỗng được nuôi chủ yếu để phục vụ nhu cầu thực phẩm trong gia đình. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường với sản phẩm thịt ngan, ngỗng rất thấp nên ngan, ngỗng không được chú trọng để chăn nuôi. Trứng gia cầm tuy được tiêu thụ rộng rãi và nhu cầu thị trường cao nhưng người dân lại ngán ngẩm với các dịch cúm gia cầm nên cũng e dè trong việc tiêu dùng thực phẩm trứng. Chính nguyên nhân này đã làm cho người chăn nuôi có xu hướng chăn nuôi theo hướng chuyên thịt nhiều hơn chuyên trứng nên số lượng trứng giảm đáng kể. Thống kê huyện Phong Điền cho thấy, năm 2013 số lượng trứng gia cầm đạt 3.307 quả, giảm 2.045 quả so với năm 2004 và giảm 2,32% trong cơ cấu so với cùng kỳ. Nhìn chung, cơ cấu trong nội ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nhóm gia súc, tăng dần tỷ trọng nhóm gia cầm nhất là số lượng đàn gà, vịt. Đây là sự chuyển dịch phù hợp với tình hình chăn nuôi trong huyện ở giai đoạn hiện tại. 44 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI -----4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 4.1.1 Nguồn lực sản xuất của từng nhóm nông hộ Qua điều tra trực tiếp 90 nông hộ trên địa bàn khảo sát, tác giả tổng hợp một số thông tin tổng quát về nguồn lực sản xuất của nông hộ như sau: số nhân khẩu, giới tính của người ra QĐSX, tuổi của người ra QĐSX, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn của người ra QĐSX, trình độ kỹ thuật của người ra QĐSX, tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình, số lao động chính trong sản xuất nông nghiệp và khoảng cách từ nhà đến chợ.  Nhân khẩu Số nhân khẩu ở mức hợp lí sẽ giúp nông hộ có nhiều điều kiện để chăm sóc cho các thành viên trong gia đình và tích lũy vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.1 Số nhân khẩu trong gia đình Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi Số nhân khẩu Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Từ 1 – 2 người 6 8,45 0 0,00 Từ 3 – 4 người 39 54,93 12 63,16 Từ 5 – 6 người 20 28,17 6 31,58 Từ 7 – 8 người 4 5,63 1 5,26 Từ 9 – 10 người 2 2,82 0 0,00 71 100,00 19 100,00 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Có thể thấy rằng, số nhân khẩu của cả 2 nhóm nông hộ đều tập trung ở mức từ 3 – 4 người. Cụ thể, nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có số người từ 3 – 4 người chiếm 54,93% và nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi chiếm 63,16%. Những hộ này thường bao gồm cha mẹ và 1 – 2 người con và đây cũng là mức nhân khẩu hợp lý mà chính sách kế hoạch hóa và gia đình đưa ra. Số hộ có từ 5 – 6 người cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 2 45 nhóm nông hộ. Những hộ đông nhân khẩu (7 người trở lên) thường là gia đình đông con và có nhiều thế hệ cùng sinh sống. Do vậy họ thường gặp nhiều khó khăn về vật chất, tinh thần và trong cả việc giáo dục con cái.  Giới tính Thông thường trong gia đình, nam giới là người quyết định tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên ngày nay vai trò của phụ nữ được nâng cao và họ cũng tham gia vào mọi hoạt động để tạo ra thu nhập cho gia đình. Bảng 4.2 Giới tính của người ra quyết định sản xuất Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi Giới tính Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Nam 34 47,89 14 73,68 Nữ 37 52,11 5 26,32 Tổng cộng 71 100,00 19 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Bảng 4.2 cho thấy rằng, có sự khác biệt trong giới tính của người ra QĐSX giữa 2 nhóm hộ không chuyển đổi và chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Đối với nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, tỷ lệ nữ giới chiếm 52,11% trong khi nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm 26,32%. Sự khác biệt trong giới tính của người ra QĐSX này có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ.  Tuổi của người ra QĐSX Ở nông thôn, chủ hộ thường đóng vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp và cũng là người đưa ra quyết định sản xuất, trong trường hợp chủ hộ gặp một số vấn đề như tuổi cao hoặc bệnh tật thì người thân trong gia đình sẽ thay thế. Tuổi chủ hộ càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, buôn bán và trao đổi hàng hóa. Những hộ này còn có đặc điểm là nhiều thành viên, tài sản và tham gia nhiều hoạt động sản xuất để tạo ra thu nhập. Những hộ trẻ tuổi thường mới tham gia vào sản xuất nên còn ít kinh nghiệm và do vậy thường không có nhiều nguồn thu nhập cũng như các hoạt động đa dạng hóa sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy, nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có nhiều hộ trẻ tuổi hơn so với nhóm còn lại. Cụ thể, nhóm nông hộ 46 không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có tới 25,36% người ra QĐSX dưới 39 tuổi (độ tuổi được đánh giá là trẻ), trong khi nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi chỉ có 15,79%. Tuy nhiên nhóm hộ trẻ tuổi thì thường có nhiều cơ hội tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng như tham gia các buổi tập huấn do đó sẽ có triển vọng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Nhóm chủ hộ từ 40 – 49 tuổi chiểm tỷ trọng gần như bằng nhau giữa 2 nhóm nông hộ. Chủ hộ từ 49 tuổi trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất trong các độ tuổi và tỷ lệ độ tuổi này cao hơn ở nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi (52,63%). Đây là nhóm tuổi có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế của gia đình và định hướng nghề nghiệp cho con em cũng như quyết định việc phát triển kinh tế của hộ. Do vậy, tuổi tác cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến nông hộ quyết định có nên chuyển đổi hay không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Bảng 4.3 Tuổi của người ra quyết định sản xuất Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi Tuổi tác Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 2 2,82 2 10,53 Từ 30 – 39 tuổi 16 22,54 1 5,26 Từ 40 – 49 tuổi 23 32,39 6 31,58 >49 tuổi 30 42,25 10 52,63 Tổng cộng 71 100,00 19 100,00 Dưới 30 tuổi Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014  Kinh nghiệm sản xuất Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của hộ, thông thường, hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ phòng tránh được những rủi ro do thời tiết, khí hậu, phòng trừ dịch bệnh, lựa chọn thời điểm sản xuất và thu hoạch phù hợp với nhu cầu thị trường… do đó góp phần tăng thu nhập cho hộ. Những hộ có kinh nghiệm lâu năm có thể đạt hiệu quả sản xuất cao nhưng đồng thời họ cũng khá bảo thủ nên việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật là tương đối khó. Kết quả bảng 4.4 cho thấy kinh nghiệm sản xuất trung bình của nhóm không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là 11,41 năm, cao nhất là 30 năm và thấp nhất là 1 năm. Nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có kinh nghiệm trung bình là 9,11 năm, thấp nhất là 2 năm và cao nhất là 20 năm. Có sự chênh lệch về kinh nghiệm sản xuất giữa 2 nhóm nông hộ là do đối với nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi có từ lâu đời và tiếp tục duy 47 trì cho đến hiện nay. Do vậy mà có những hộ kinh nghiệm sản xuất lên tới 30 năm. Nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi do trong giai đoạn 2004 – 2014 có hoạt động chuyển đổi cơ cấu nên số năm kinh nghiệm cho mô hình hiện tại sẽ thấp hơn. Bảng 4.4 Kinh nghiệm sản xuất của người ra quyết định sản xuất Kinh nghiệm sản xuất (năm) Chỉ tiêu Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi 11,41 9,11 Giá trị nhỏ nhất 1 2 Giá trị lớn nhất 30 20 7,394 5,734 Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014  Trình độ học vấn Trình độ học vấn không chỉ tác động trực tiếp đến khả năng tạo thu nhập cho bản thân nông hộ mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình. Trình độ học vấn thấp sẽ làm giảm khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kĩ thuật cũng như nắm bắt các thông tin thị trường. Do đó sẽ làm giảm xu hướng đa dạng hóa các hoạt động chăn nuôi và các hoạt động khác để nâng cao thu nhập. Bảng 4.5 Trình độ học vấn của người ra quyết định sản xuất Trình độ học vấn Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 4 5,63 0 0,00 Cấp 1 26 36,62 4 21,05 Cấp 2 32 45,07 10 52,63 Cấp 3 5 7,05 5 26,32 Cao đẳng/Đại học 4 5,63 0 0,00 71 100,00 19 100,00 Chưa từng đi học Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Nhìn chung trình độ học vấn của nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi cao hơn nhóm không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Đối với nhóm không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi thì số người có trình độ cấp 1, cấp 2 chiếm đa số với 48 36,62% và 45,07%. Số hộ đạt trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ nhỏ với 7,05%, đặc biệt cũng có 5,63% chủ hộ đạt trình độ cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, vẫn còn 5,63% chủ hộ chưa từng đi học. Nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có trình độ cấp 2 là chủ yếu với 52,63%. Số hộ có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ khá cao với 26,32% và không có ai mù chữ. Trình độ học vấn của người ra QĐSX giữa các nhóm nông hộ không đồng đều là rào cản cho việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói chung và cả nước nói riêng. Khi không có học vấn hay trình độ học vấn thấp thì họ sẽ khó có thể tự tính toán được hiệu quả từ đồng vốn đầu tư, bên cạnh đó họ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật và tiếp cận thông tin thị trường.  Trình độ kỹ thuật được đo lường qua việc tham gia tập huấn Kết quả điều tra cho thấy lao động được khảo sát của cả 2 nhóm hầu như không được tham gia vào các buổi tập huấn chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70,00%). Phần lớn nông hộ chưa có trình độ chuyên môn kĩ thuật bài bản mà chủ yếu là do kinh nghiệm tự tích lũy tạo thành. Điều này cho thấy chương trình phát triển nông thôn của huyện chưa thực sự mạnh và hiệu quả. Bảng 4.6 Trình độ kỹ thuật của người ra quyết định sản xuất Số lần tham gia tập huấn Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 0 lần 51 71,83 15 78,95 1 lần 10 14,08 1 5,26 2 lần 4 5,63 3 15,79 3 lần 5 7,05 0 0,00 4 lần 1 1,41 0 0,00 71 100,00 19 100,00 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Các buổi tập huấn chủ yếu là do các công ty thức ăn, phòng Nông Nghiệp huyện hay Khuyến nông xã… tổ chức với các nội dung như hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi, chọn giống, cách phòng trị bệnh và giới thiệu các loại thức ăn chăn nuôi. Các nông hộ được tập huấn sẽ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc đàn vật nuôi cũng như mạnh dạn quyết định đầu tư vào mô hình sản xuất mới. Khi nông hộ tham gia nhiều buổi tập huấn, kiến thức của họ sẽ nâng cao, đồng thời họ cũng được học hỏi kinh nghiệm từ sự chia sẻ của những hộ khác. Tham gia tập huấn còn là cơ hội để những hộ gia đình giải đáp được những 49 thắc mắc, khó khăn mà nông hộ đang gặp phải trong quá trình chăm sóc đàn vật nuôi. Do vậy, lợi ích mà nông hộ nhận được khi tham gia tập huấn là rất cao.  Tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình Tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình sẽ là rào cản để gia đình đầu tư phát triển cũng như mở rộng sản xuất. Một tỷ lệ phụ thuộc lớn sẽ là gánh nặng cho người lao động bởi họ không thể tạo ra thu nhập để trang trải cho các chi phí mà người lao động phải gánh vác. Khi số người phụ thuộc càng ít thì đời sống vật chất cũng như tinh thần sẽ được đảm bảo tốt hơn. Bảng 4.7 Tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình Tỷ lệ phụ thuộc Chỉ tiêu Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi 0,355 0,305 Giá trị nhỏ nhất 0 0 Giá trị lớn nhất 0,75 0,75 Độ lệch chuẩn 0,206 0,226 Giá trị trung bình Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Tỷ lệ phụ thuộc càng lớn nghĩa là càng tiến gần về 1. Có thể thấy rằng, tỷ lệ phụ thuộc trung bình ở cả 2 nhóm nông hộ ở mức tương đối thấp (dưới 0,50) do vậy họ sẽ dễ dàng phát triển kinh tế hơn. Tuy nhiên, nếu nông hộ có một tỷ lệ phụ thuộc thấp thì khả năng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi cũng thấp.  Số lao động nông nghiệp Số thành viên tham gia vào sản xuất nông nghiệp là khá ít, chủ yếu là 2 người trong tổng sổ thành viên của hộ. Có thể thấy rằng, so với nhiều năm trước đây, số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp ngày càng ít, chủ yếu là những người trong độ tuổi trung niên. Đây cũng là xu hướng chung của thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp trong giai đoạn CNH – HĐH của đất nước. Số lao động nông nghiệp là 2 người ở cả hai nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là 69,01% và 73,68%. Số hộ có 1 người lao động chiếm tỷ lệ cao thứ 2 ở cả 2 nhóm nông hộ. Hạn chế về nguồn lực lao động cũng là một trong những nguyên nhân khiến nông hộ e dè trong quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi bởi theo họ sức khỏe ngày càng giảm mà chi phí thuê mướn nhân 50 công ngày càng cao, do vậy họ thường có xu hướng duy trì mô hình sản xuất hiện tại. Bảng 4.8 Số lao động nông nghiệp Số lao động nông nghiệp Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 1 người 15 21,13 2 10,53 2 người 49 69,01 14 73,68 3 người 4 5,63 2 10,53 4 người 3 4,23 0 0,00 5 người 0 0,00 1 5,26 71 100,00 19 100,00 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014  Khoảng cách từ nhà đến chợ Khoảng cách trung bình từ nhà đến chợ của 90 nông hộ được khảo sát là khá gần. Do vậy họ sẽ dễ dàng hơn trong việc đi lại và trao đổi hàng hóa. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các thương lái cũng như chủ hộ vận chuyển nông sản đi giao thương. Tuy nhiên, không phải khoảng cách gần là tốt trong mọi trường hợp, vì ngày nay ở những vùng cách xa trung tâm hay đô thị, chợ thì dễ dàng hình thành nên những trang trại tập trung và quy mô lớn hơn, do vấn đề về môi trường và lợi ích của cộng đồng xung quanh. Bảng 4.9 Khoảng cách từ nhà đến chợ gần nhất Khoảng cách từ nhà đến chợ (km) Chỉ tiêu Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi 2,117 1,726 Giá trị nhỏ nhất 0,2 0,2 Giá trị lớn nhất 7,0 5,0 1,296 1,235 Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Dựa vào bảng 4.9 cho thấy khoảng cách trung bình từ hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đến chợ là 1,726km, hộ gần nhất chỉ cách chợ 0,2km và xa nhất là 5km. Nhóm không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có khoảng cách 51 trung bình xa hơn tuy nhiên không đáng kể, trung bình 2,117km.Tuy nhiên có những hộ ở vùng sâu vùng xa nên để đi đến chợ, họ phải đi tới 7km. Những hộ này không chỉ gặp khó khăn về giao thông mà còn trong trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đối với những hộ ở xa thì họ dễ dàng chăn nuôi hơn cũng như quy mô thường lớn hơn. 4.1.2 Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái (NNST) Nông nghiệp sinh thái ngày nay được nhắc đến như một chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp. Ở nhiều khu vực đã và đang áp dụng rộng rãi các mô hình chăn nuôi sinh thái như sử dụng hầm biogas, sử dụng đệm lót sinh học, sử dụng thức ăn tự nhiên trong chăn nuôi… Tuy nhiên ở nhiều địa phương, vấn đề NNST vẫn còn mới mẻ, bằng chứng là có 34 trong tổng số 90 nông hộ được khảo sát dường như không biết NNST là gì, đặc biệt là nhóm hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Tuy nhiên cũng có 27 hộ thực sự biết đến NNST và nội dung mà NNST đề cập đến trong từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, cũng có nhiều hộ gia đình dù biết đến một số khuyến cáo như sử dụng thức ăn tự nhiên cho vật nuôi, không sử dụng chất kích thích tăng trọng, chăn nuôi theo hướng sinh học (đệm lót sinh học)… thậm chí là đang áp dụng nhưng họ không nhận thức được đó là NNST. Do đó vấn đề đặt ra là để đẩy mạnh nông nghiệp sinh thái vào trong sản xuất nông nghiệp trong tương lai, huyện cần có hoạt động tuyên truyền rộng rãi để mọi người dân có thể nhận thức được giá trị của NNST mà quan trọng hơn đó là vấn đề sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Bảng 4.10 Nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái Không chuyển đổi Chuyển đổi cơ cấu Khoản mục Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Biết đến “NNST” 18 25,35 9 47,37 Biết đến khái niệm NNST 23 32,40 6 31,58 Không biết cả 2 30 42,25 4 21,05 Tổng cộng 71 100,00 19 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 4.1.3 Tình hình thu nhập của nông hộ Thu nhập của nông hộ được xác định bằng tổng thu nhập mà nông hộ thu được từ các hoạt động nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và hoạt động phi nông nghiệp. 52 - Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp bao gồm 3 nguồn: thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Bảng 4.11Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp ĐVT: Triệu đồng/năm Thu nhập từ hoạt động nông nghiệp Chỉ tiêu Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi 141,521 238,095 Giá trị nhỏ nhất 1.000 25 Giá trị lớn nhất 16 729 172,822 214,844 Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Dựa vào bảng 4.11 cho thấy, thu nhập trung bình từ hoạt động nông nghiệp của nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi cao hơn nhóm không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Cụ thể, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp trung bình trong 1 năm của nhóm chuyển đổi là 238,095 triệu đồng, cao hơn nhóm không chuyển đổi 96,574 triệu đồng (68,24%). Tuy nhiên, do có sự khác biệt về quy mô, sản lượng nên chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm cũng có sự khác biệt. - Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp: Bên cạnh các hoạt động nông nghiệp, thu nhập của nông hộ còn được tạo ra từ các hoạt động phi nông nghiệp như làm thuê, buôn bán nhỏ, cán bộ - công chức – viên chức, công nhân – nhân viên văn phòng và một vài hoạt động khác. Bảng 4.12 Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp ĐVT: Triệu đồng/năm Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp Chỉ tiêu Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi 62,928 65,779 Giá trị nhỏ nhất 0 0 Giá trị lớn nhất 657 216 119,237 63,072 Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Thu nhập trung bình từ hoạt động phi nông nghiệp của 2 nhóm hộ có sự chênh lệch không đáng kể, thu nhập phi nông nghiệp trung bình của nhóm 53 không chuyển đổi là 62,928 triệu đồng và của nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là 65,779 triệu đồng. Có thể thấy, ngoài hoạt động nông nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào tổng nguồn thu của nông hộ, giúp nông hộ trang trải được nhiều chi phí và nâng cao mức sống của mình. Các hoạt động phi nông nghiệp mà nông hộ lựa chọn được thể hiện chi tiết trong hình 4.1. Đa dạng hóa nghề nghiệp cũng là một chiến lược sinh kế giúp nông hộ nâng cao thu nhập, nhất là trong tình hình kinh tế đang phát triển như ngày nay mọi chi phí đều tăng nhanh chóng và nhu cầu tiêu dùng theo đó cũng tăng cao. Có thể thấy, đa số các nông hộ đa dạng hóa thu nhập bằng cách làm thương mại – dịch vụ nhỏ mà chủ yếu là buôn bán nhỏ như tạp hóa, quán ăn, chiếm 34,85%; tiếp đến là công nhân – nhân viên văn phòng với 31,82%. Hoạt động làm thuê, làm mướn ở nông thôn tuy có tính thời vụ và không ổn định nhưng phù hợp và tận dụng được thời gian nhản rỗi của nông hộ nên có 16,67% hộ gia đình lựa chọn nhất là những hộ không có đất sản xuất. Ngoài ra, có 15,15% hộ gia đình là cán bộ - công chức – viên chức nhà nước và các hoạt động khác chiếm 1,51%. Khác 1,51% Làm thuê 16,67% Thương mại dịch vụ nhỏ 34,85% Công nhân, nhân viên văn phòng 31,82% Cán bộ, công chức, viên chức 15,15% Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Hình 4.1 Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp 4.1.4 Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ Vốn là đầu vào không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp, vốn là nguồn lực để nông hộ đầu tư cho sản xuất. Vốn nông hộ bao gồm nguồn vốn tự có và vốn vay mượn từ các nguồn khác nhau. 54 Có vay 12,22% Không vay 87,78% Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Hình 4.2 Tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ Qua khảo sát, có 79 hộ sử dụng nguồn vốn tự có của mình để đầu tư cho mô hình sản xuất hiện tại và hoàn toàn không vay mượn từ bất cứ nguồn nào (chiếm 87,78%). Những hộ còn lại, ngoài vốn tự có, nông hộ còn đi vay thêm từ các nguồn khác nhau (chiếm 12,22%). Các nguồn vay vốn của nông hộ được thể hiện trong hình 4.3 như sau: Ngân hàng NN&PTNT 23,64% Khác 1,82% Mua chịu vật tư nông nghiệp 41,82% Hội, nhóm, CLB 7,27% Mượn bà con, người quen 21,82% Ngân hàng Chính sách 3,63% Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Hình 4.3 Các nguồn vay vốn của nông hộ Khi cần vốn sản xuất nông hộ thường đi vay từ nhiều nguồn khác nhau và hình thức được nhiều nông hộ lựa chọn nhất đó chính là mua chịu vật tư nông nghiệp (41,82%). Nguyên nhân là do hình thức mua chịu ngày nay mang lại nhiều thuận tiện và lợi ích cho nông hộ, nông hộ có thể mua vật tư mà không phải trả bất kì một đồng nào tại thời điểm đó, sau khi kết thúc một mùa vụ hoặc một năm (thường là cuối năm), tức là khi gia đình đã có thu hoạch thì việc thanh toán mới được diễn ra theo những ràng buộc của chủ cửa hàng. Ngoài ra nông hộ còn đi vay từ các nguồn tín dụng mà chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (23,64%). Mượn bà con, người quen 55 cũng là một nguồn vay thuận tiện đối với nhiều nông hộ khi không cần thủ tục và giấy tờ (21,82%). Các nguồn vay khác như hội, nhóm, câu lạc bộ (CLB)… cũng được các nông hộ lựa chọn nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. 4.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ 4.2.1 Nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi  Loại nông sản Đối với nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, họ chăn nuôi rất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng gia súc mà cụ thể là heo và gia cầm mà chủ yếu là vịt là hai đối tượng chăn nuôi chủ yếu. Các hoạt động chăn nuôi kết hợp các loại vật nuôi và các sản phẩm phụ chăn nuôi không đáng kể. Bảng 4.13 Các loại nông sản của nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu Loại nông sản Số hộ Tỷ trọng (%) Gia súc 48 67,60 Gia cầm 14 19,72 Gia súc – Gia cầm 3 4,23 Gia súc – Sản phẩm phụ chăn nuôi 1 1,41 Gia cầm – Sản phẩm phụ chăn nuôi 4 5,63 Sản phẩm phụ chăn nuôi 1 1,41 71 100,00 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Kết quả bảng 4.19 cho thấy, chuyên nuôi gia súc là hoạt động chăn nuôi nhiều nhất đối với nhóm hộ không chuyển đổi, có 48 hộ chuyên nuôi gia súc, chiếm tỷ trọng 67,60%. Nuôi gia cầm chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 19,72%. Các mô hình chăn nuôi kết hợp như gia súc kết hợp với gia cầm hoặc các sản phẩm phụ chăn nuôi… khá nhiều nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu các loại nông sản không chuyển đổi.  Quy mô Heo, gà, vịt là các loại gia súc, gia cầm được chăn nuôi nhiều nhất trong nhóm hộ. Bên cạnh đó, trứng gia cầm cũng đóng góp đáng kể vào quy nô sản lượng nông sản. Tuy nhiên như đã đề cập ở trước, do hạn chế về nguồn lực vốn và sức ép của dịch bệnh, quy mô các loại nông sản của nhóm nông hộ 56 không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi nói riêng và cả huyện nói chung đã giảm đi đáng kể so với nhiều năm trước đây. Bảng 4.14 Quy mô nông sản nhóm nông hộ không chuyển đổi (trong 1 năm) Tổng cộng Loại nông sản Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn Gia súc (con) 2.172 35,61 2 420 61,209 Gia cầm (con) 19.595 783,80 30 4.000 1.031,004 625.500 208.500 48.600 625.500 216.877,70 Sản phẩm phụ chăn nuôi - Trứng gia cầm (quả) - Sữa bò (lít) 2.450 Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Tổng cộng đàn gia súc của 71 hộ điều tra có 2.172 con, trung bình mỗi hộ khoảng 36 con, có hộ nuôi nhiều nhất với 420 con trong 1 năm. Cùng với gia súc thì gia cầm được khá nhiều nông hộ nuôi, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 784 con, thấp nhất là 30 con và cao nhất là 4.000 con trong 1 năm. Đặc biệt, sản phẩm phụ chăn nuôi cũng đóng góp một lượng lớn vào cơ cấu nông sản của nhóm nông hộ không chuyển đổi. Cụ thể, tổng số trứng gia cầm đạt tới 625.500 quả trong một năm, trung bình khoảng 208.500 quả. Có thể thấy, với quy mô sản lượng các loại gia súc, gia cầm và sản phẩm phụ chăn nuôi nuôi này đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều nông hộ trên địa bàn. 4.2.2 Nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi  Loại nông sản Trong nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, ta phân ra các dạng như chăn nuôi chuyển sang chăn nuôi, chăn nuôi chuyển sang chăn nuôi kết hợp trồng trọt, chăn nuôi chuyển sang kết hợp thủy sản và từ trồng trọt kết hợp chăn nuôi chuyển sang chăn nuôi. Trong tổng số 19 nông hộ có hoạt động chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi thì đa số các nông hộ chuyển từ chăn nuôi gia súc sang chăn nuôi gia súc kết hợp với trồng trọt. Cụ thể, có 5 hộ chuyển từ chăn nuôi gia súc mà chủ yếu là heo sang kết hợp với trồng trọt như vú sữa, dâu, xoài (chiếm 26,32%), 2 hộ chuyển từ chăn nuôi gia súc này sang gia súc khác (10,53%), 2 hộ từ chuyên trồng trọt chuyển sang chuyên chăn nuôi gia súc (chiếm 10,53%), 2 hộ từ thủy sản chuyển sang chăn nuôi gia súc (10,53%), 2 hộ từ chăn nuôi gia súc chuyển 57 sang chăn nuôi gia cầm và các sản phẩm phụ chăn nuôi (10,53%). Các hoạt động còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ với 7,14% cho từng hoạt động. Bảng 4.15 Các loại nông sản của nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Loại nông sản trước chuyển đổi Loại nông sản sau chuyển đổi Tần số Tỷ trọng (%) Gia súc Gia cầm 1 5,26 Gia cầm Gia súc 1 5,26 Gia súc Gia cầm – Sản phẩm phụ chăn nuôi 2 10,53 Gia súc Gia súc khác 2 10,53 Gia súc Gia súc – Gia cầm 1 5,26 Gia cầm Gia súc – Gia cầm 1 5,26 Gia súc Gia súc – Trồng trọt 5 26,32 Gia súc Gia súc – Thủy sản 1 5,26 Trồng trọt Gia súc 2 10,53 Trồng trọt – Gia súc Gia súc – Gia cầm 1 5,26 Thủy sản Gia súc 2 10,53 19 100,00 Tổng số Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014  Diện tích/Quy mô nông sản trước và sau chuyển đổi Đối với nhóm nông hộ có hoạt động chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi thì diện tích/quy mô đàn gia súc, gia cầm, đất canh tác và diện tích mặt nước đều có sự thay đổi. Bảng 4.16 Diện tích/Quy mô nông sản trước và sau chuyển đổi Chênh lệch Tỷ lệ (%) Loại nông sản Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi Gia súc (con) 251 349 98 39,04 2.500 2.913 413 16,52 0 148.500 148.500 100,00 Trồng trọt (m2) 21.000 15.900 (5.100) (24,29) Thủy sản (m3) 1.000 4 (996) (99,60) Gia cầm (con) Sản phẩm phụ chăn nuôi (quả) Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 58 Biểu hiện cho xu hướng tăng là các loại gia súc, gia cầm và sản phẩm phụ chăn nuôi. Trong đó, gia súc tăng 98 con (tăng 39,04%), gia cầm tăng 413 con (tăng 16,52%) và đặc biệt là sự tăng lên tuyệt đối (100,00%) của sản phẩm phụ chăn nuôi với 148.500 trứng gia cầm. Cùng với đó là những nông hộ chuyển từ chuyên chăn nuôi sang chăn nuôi kết hợp trồng trọt cũng có sự tăng lên trong diện tích đất canh tác các loại cây ăn quả như vú sữa, dâu, xoài, ổi, nhãn. Tuy nhiên, những hộ từ chăn nuôi kết hợp trồng trọt chuyển qua chăn nuôi thì diện tích đất canh tác giảm xuống (cam, quýt) và giảm nhiều hơn so với diện tích đất canh tác tăng lên làm cho tổng diện tích đất trồng trọt sau chuyển đổi giảm 5.100m2 (giảm 24,29%). Những hộ chăn nuôi thủy sản mà đặc biệt là cá trê ở huyện Phong Điền những năm qua thua lỗ nặng nề nên bỏ ao làm cho diện tích ao nuôi cá giảm mạnh và giảm 996m3 (giảm 99,60%). 4.3 HIỆU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI 4.3.1 Hiệu quả kinh tế  Chi phí: Trong phân tích kết cấu chi phí của nông hộ chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi có các loại chi phí sau: chi phí khấu hao ban đầu (chuồng trại, giống…), chi phí giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, chi phí thuê lao động, chi phí lao động gia đình, chi phí khấu hao máy móc, chi phí nguyên – nhiên liệu (xăng, dầu, điện) và các chi phí phát sinh khác. Ngoài ra, những nông hộ có hoạt động chăn nuôi kết hợp với trồng trọt hay nuôi cá thì chi phí ban đầu còn bao gồm các chi phí như lên liếp, lên sình, chi phí đào ao; chi phí phân bón, thuốc hóa học và các chi phí khác. Qua phân tích ta có thể thấy được chi phí trung bình trong một năm nghiên cứu của nhóm hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi lớn hơn nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Cụ thể, tổng chi phí của nhóm hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là 157.975,66 ngàn đồng, cao hơn nhóm hộ không chuyển đổi 46.377,90 ngàn đồng. Sự chênh lệch trên được lí giải là do sự khác biệt về diện tích/quy mô sản lượng, bên cạnh đó, những hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cần có sự đầu tư ban đầu như chuồng trại, giống nhiều hơn do đó nhóm hộ này thường có chi phí cao hơn. Trong các loại chi phí thì chi phí giống, chi phí thức ăn và chi phí lao động gia đình chiểm tỷ lệ cao nhất. Đặc biệt, chi phí giống đối với nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi chiếm hơn 25,00% trong tổng chi phí của hộ. Lí do của tình trạng trên cũng dễ hiểu vì đối với những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, do có sự thay đổi trong cơ cấu mà cụ thể là kết hợp thêm với các hoạt động trồng trọt hay thủy sản thì cần có sự đầu tư về giống mà đặc biệt là giống tốt, sạch bệnh nên chi phí theo đó cũng tăng cao. 59 Bảng 4.17 Kết cấu chi phí trung bình của các nhóm hộ ĐVT: 1.000 đồng/năm/hộ Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi 3.169,54 5.506,89 - Giống 19.769,40 42.714,70 - Thức ăn, phân bón 57.594,60 73.863,70 - Thuốc 2.486,44 2.937,11 - LĐ thuê 2.112,68 3.789,47 24.958,30 27.235,90 327,82 509,47 1.112,90 1.418,39 66,20 0 111.597,83 157.975,66 86.639,56 130.739,76 Kết cấu chi phí - Khấu hao CPBĐ - LĐ gia đình - Máy móc - Nguyên, nhiên liệu - Khác Tổng chi phí Tổng chi phí chưa tính LĐGĐ Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014  Doanh thu, thu nhập ròng và lợi nhuận Kết cấu doanh thu, thu nhập ròng và lợi nhuận của hai nhóm nông hộ được thể hiện chi tiết trong bảng 4.18. Bảng 4.18 Kết cấu doanh thu, thu nhập ròng và lợi nhuận trung bình ĐVT: 1.000 đồng/năm/hộ Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi cơ cấu 154.986,06 234.672,74 Thu nhập ròng 68.346,50 103.932,97 Lợi nhuận 43.388,20 76.697,10 Chỉ tiêu Doanh thu Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Kết quả bảng 4.18 cho thấy doanh thu giữa 2 nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Doanh thu của nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu đạt 234.672,74 ngàn đồng, cao hơn nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi 79.686,68 ngàn đồng, tức là cao hơn 51,42%. Thu nhập ròng là giá trị chênh lệch giữa doanh thu và chi phí chưa tính công lao động gia đình. Thu nhập ròng ở nhóm 60 nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi cũng cao hơn 52,07% so với nhóm nông hộ không chuyển đổi. Kết quả tính toán lợi nhuận cho thấy, dù với mức chi phí cao nhưng nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu vẫn là nhóm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, lợi nhuận của nhóm là 76.697,10 ngàn đồng, cao hơn gần gấp đôi so với nhóm không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi (cao hơn 33.308,89 ngàn đồng).  Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi: Nếu việc tính toán chỉ dừng lại ở việc tính doanh thu, lợi nhuận thì chưa phản ánh hết được hiệu quả kinh tế mà các nông hộ thực sự đạt được. Do vậy các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi sẽ cho thấy được hiệu quả đầu tư từ đồng vốn mà nông hộ bỏ ra có tốt hay không. Vấn đề tính toán các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời có lẽ còn rất mới đối với người nông dân, do trình độ học vấn hạn chế và đối với hoạt động nông nghiệp, người nông dân dường như đã quen với việc “lấy công làm lời” mà quên đi tính hiệu quả thực sự của nó. Đây có lẽ là một trong những khó khăn lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp từ xưa đến nay, được Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm với những chính sách đầu tư vào giáo dục nhằm tạo ra những thế hệ trẻ tốt hơn trong tương lai. Bảng 4.19 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi Nhóm không chuyển đổi Nhóm chuyển đổi cơ cấu Doanh thu/Chi phí 1,39 1,49 Lợi nhuận/Doanh thu 0,28 0,33 Lợi nhuận/Chi phí 0,39 0,49 Chỉ tiêu Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Doanh thu/Chi phí: Đây là tỷ số thể hiện rằng cứ mỗi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có thể đạt được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số này lớn hơn 1 nghĩa là đầu tư có hiệu quả. Điều này có nghĩa là cả 2 nhóm nông hộ đều có hiệu quả khi tỷ số doanh thu/chi phí lớn hơn 1. Tuy nhiên, nhóm chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có tỷ số này cao hơn và bằng 1,49 nghĩa là, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì nhóm hộ này tạo ra được 1,49 đồng thu nhập. Lợi nhuận/Doanh thu: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là nông hộ kinh doanh có lãi. Theo đó, các nhóm hộ trong phạm vi nghiên cứu đều sản xuất có hiệu quả. Trong đó, nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là nhóm có hiệu quả cao hơn khi 1 đồng doanh thu thu được thì có đến 0,33 đồng lợi nhuận. Nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đạt hiệu quả 61 thấp hơn. Cụ thể, cứ 1 đồng doanh thu thu được thì nhóm chỉ có được 0,28 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận/Chi phí: Tỷ số này còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận, phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiều đồng lợi nhuận. Khi tỷ số này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động chăn nuôi. Thực tế nghiên cứu cũng cho kết quả rằng, với một mức chi phí hợp lí, nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đạt được lợi nhuận cao hơn, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì nhóm tạo ra được 0,49 đồng lợi nhuận tức là gần một nửa chi phí bỏ ra, trong khi nhóm không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi cũng bỏ ra 1 đồng chi phí nhưng chỉ kiếm được 0,39 đồng lợi nhuận. Kết quả phân tích trên cho thấy rằng, nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là nhóm đạt hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế. 4.3.2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là một khái niệm phức tạp và trong mỗi ngành người viết cần phải hiểu sâu sắc vấn đề mình đang đề cập tới để xác định chính xác hiệu quả xã hội của vấn đề đó. Để đơn giản hóa, tác giả chỉ sử dụng 9 tiêu chí để xác định hiệu quả xã hội của các mô hình chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phong Điền. Chăn nuôi có hiệu quả đầu tiên đòi hỏi phải góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, vì với những đồng vốn bỏ ra mà gia đình không mang về được một đồng lợi nhuận thì rõ ràng mô hình đó không hiệu quả. Ngoài việc nâng cao thu nhập cho gia đình, chăn nuôi có hiệu quả còn đòi hỏi phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động tức là giải quyết được thực trạng thừa lao động nông nghiệp (LĐNN) trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, sản phẩm phải an toàn và dễ tiêu thụ, dịch bệnh ít xảy ra và đồng thời đảm bảo cho sức khỏe của người sản xuất (SX) và tiêu dùng (TD). Chăn nuôi kết hợp trồng trọt góp phần cải tạo chất lượng đất và bảo vệ nguồn nước khi sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng được đánh giá là đạt hiệu quả về mặt xã hội. Cuối cùng, hiệu quả về mặt xã hội còn phải nâng cao kiến thức và kĩ thuật cho người chăn nuôi. 4.3.2.1 Nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu sản phẩm Đặc điểm của nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu sản phẩm là sản phẩm bao gồm gia súc, gia cầm và các sản phẩm phụ chăn nuôi nên lợi ích xã hội chỉ bao gồm 7 tiêu chí là nâng cao thu nhập, giải quyết được thực trạng thừa LĐNN, sản phẩm dễ tiêu thụ, sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình mới, được nâng cao kiến thức và kĩ thuật, sức khỏe người SX và TD được đảm bảo và dịch bệnh ít xảy ra. 62 Với 7 tiêu chí trên, tác giả yêu cầu cho điểm từ 1 (thấp) đến 5 (cao) cho từng tiêu chí. Kết quả cho thấy, đa số các nông hộ của nhóm cho rằng lợi ích xã hội của mô hình hiện tại chỉ trên mức trung bình, cụ thể tổng điểm trung bình cho 7 tiêu chí là 3,52 điểm. Có 2 tiêu chí được nông hộ đánh giá cao đó là tiêu chí nâng cao thu nhập và sản phẩm dễ tiêu thụ với số điểm trung bình trên 4 điểm. Tiêu chí giải quyết thực trạng thừa LĐNN được nông hộ trong nhóm đánh giá thấp nhất với số điểm trung bình là 2,99 điểm. Các tiêu chí khác như dịch bệnh ít xảy ra, sức khỏe người SX và TD được đảm bảo, được nâng cao kiến thức và kỹ thuật và sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình mới được đánh giá với số điểm trung bình ngang nhau khoảng 3 điểm. Nâng cao thu nhập 5 4,14 4 Dịch bệnh ít xảy ra 3,24 3 2,99 2 Giải quyết thực trạng thừa LĐNN 1 0 Sức khỏe người SX và TD được bảo đảm 4,35 3,42 Sản phẩm dễ tiêu thụ 3,17 3,35 Được nâng cao kiến thức và kỹ thuật Sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình mới Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Hình 4.4 Hiệu quả xã hội của nhóm hộ không chuyển đổi cơ cấu sản phẩm 4.3.2.2 Nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm Đối với nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, do có các hoạt động chăn nuôi kết hợp với trồng trọt nên lợi ích xã hội sẽ được đánh giá bằng 9 tiêu chí như đã đề cập ở trên. So với nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu sản phẩm thì nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn về mặt xã hội với tổng điểm trung bình cho các tiêu chí là 3,69 điểm. Trong đó, có 3 tiêu trí được nông hộ đánh giá khá cao đó là nâng cao thu nhập, sản phẩm dễ tiêu thụ và bảo vệ nguồn nước vì sử dụng ít thuốc BVTV với số điểm lần lượt là 4,42 điểm, 4,63 điểm và 4,05 điểm. Có thể thấy 3 tiêu chí trên cũng là nguyên nhân khiến cho nông hộ chuyển đổi cơ cấu, đặc biệt là tiêu chí sản phẩm dễ tiêu thụ. Bên cạnh đó tiêu chí dịch bệnh ít xảy ra cũng được nông hộ đánh giá cao hơn. 63 Chăn nuôi là ngành mang rủi ro cao bởi luôn xuất hiện nhiều dịch bệnh, do vậy người dân sẽ có xu hướng chuyển sang nuôi vật nuôi khác để tránh rủi ro. Kết hợp với việc lựa chọn giống tốt, sạch bệnh thì kiến thức chăn nuôi ngày cao đã giúp nông hộ kiểm soát được những mối nguy hại cho đàn vật nuôi của mình. Chính vì vậy mà hiệu quả xã hội đạt được cũng sẽ cao hơn. Nâng cao thu nhập 4,42 5 Cải tạo chất lượng đất 4 2,83 3,16 3 Giải quyết thực trạng thừa LĐNN 2 Bảo vệ nguồn nước vì sử 4,05 dụng ít thuốc BVTV Dịch bệnh ít xảy ra 4,63 Sản phẩm dễ tiêu thụ 1 0 3,50 3,47 3,58 Sức khỏe người SX và TD được bảo đảm Sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình mới 3,53 Được nâng cao kiến thức và kỹ thuật Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Hình 4.5 Hiệu quả xã hội của nhóm hộ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm Kết luận: Qua khảo sát, tác giả ghi nhận được rằng, khi lựa chọn bất kì sản phẩm nào làm chiến lược sinh kế, đa số các nông hộ đều quan tâm đến giá cả đầu ra của nông sản đó có giúp gia đình nâng cao thu nhập hay không và do vậy mà họ thấy rằng đó là lợi ích của mô hình đem lại nên cho điểm cao. Những tiêu chí được đánh giá thấp không chỉ là thực tế của mô hình hiện tại mà còn một phần là do nông hộ thường ít quan tâm đến những vấn đề đó nên thường đánh giá thấp so với những tiêu chí khác. Kết quả cho thấy nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn về mặt xã hội. 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ 4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ, tức là nông hộ sẽ có hai phương án: chuyển đổi và không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Khi đó, hàm phi tuyến tính Probit cho phép ta xác định mức độ tác động của các yếu tố Xi tới xác suất xuất hiện của hiện tượng i khi X đã xảy ra. Trong mô hình này, biến phụ thuộc Y có hai giá trị tương ứng với hai 64 phương án (Y = 0: Không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, Y = 1: Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi) với các biến độc lập X là khoảng cách từ nhà đến chợ, giới tính, học vấn, tuổi tác, số lần tập huấn, tỷ lệ phụ thuộc trong gia đình, số lao động nông nghiệp, doanh thu phi nông nghiệp và vốn đầu tư ban đầu. Không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có nghĩa là hộ sẽ duy trì hoạt động chăn nuôi với những vật nuôi truyền thống và không có ý định chuyển sang nuôi bất kì vật nuôi khác hoặc không có ý định chuyển sang kết hợp với các sản phẩm khác như sản phẩm phụ chăn nuôi, trồng trọt hay thủy sản. Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có nghĩa là hộ chăn nuôi cũng sẽ duy trì hoạt động chăn nuôi nhưng là chuyển qua vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn hoặc kết hợp với trồng trọt, thủy sản… Kết quả hồi quy Probit về quyết định lựa chọn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền được thể hiện trong bảng 4.20 như sau: Bảng 4.20 Kết quả hồi quy Probit Hệ số 𝛽 dY/dX Hệ số P Khoảng cách -0,142 -0,034 0,385 Giới tính -0,708 -0,166 0,064 Tuổi tác -0,006 -0,001 0,727 Học vấn 0,137 0,033 0,018 Số lần tập huấn -0,416 -0,100 0,089 Tỷ lệ phụ thuộc -0,579 -0,139 0,520 Số lao động nông nghiệp 0,306 0,073 0,221 Doanh thu phi nông nghiệp 0,001 0,000 0,464 Vốn đầu tư 0,005 0,001 0,219 Biến 90 Tổng số quan sát -38,693744 Log likelihood 15,59 LR chi2 (10) Prob>Chi2 0,0808 Pseudo R2 0,1659 77,78% Phần trăm dự báo đúng Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2014 65 Kết quả giá trị kiểm định Prob>Chi2 = 0,0808 < 0,1 cho thấy mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Giá trị kiểm định Corr giữa các biến đều < 0,8 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình có ý nghĩa thống kê và phù hợp (Mai Văn Nam, 2008). Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 77,78%. Mô hình hồi quy ước lượng các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền phù hợp ở mức khá cao. Hệ số xác định R2 = 16,59% cho biết mức độ ảnh hưởng của các biến được đưa vào mô hình đối với quyết định chuyển đổi là 16,59%, tỷ lệ 83,41% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mô hình. Cần chú ý là trong mô hình Probit, Pseudo-R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình, các nhà phân tích thường sử dụng tỷ lệ dự đoán đúng (correct predicted ratio) của mô hình thay cho giá trị R2 khi nhận xét về sự phù hợp của các mô hình (Lê Xuân Bá, 2006). Trong kết quả hồi quy của hàm Probit, do là hàm hồi quy của biến giả nên các hệ số trong hàm hồi quy sẽ không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà dùng hệ số dY/dX để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên biến phụ thuộc là quyết định lựa chọn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Kết quả phân tích cho thấy 9 biến đưa vào mô hình thì chỉ có 3 biến có ý nghĩa thống kê, trong đó có 1 biến tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là biến học vấn của người ra QĐSX, 2 biến còn lại tác động ngược chiều với biến phụ thuộc là biến giới tính của người ra QĐSX và số lần tập huấn (trình độ kỹ thuật). Trong 3 biến trên thì biến giới tính của người ra QĐSX có hệ số 𝛽 cao nhất, tiếp đến là biến số lần tập huấn và thấp nhất là biến học vấn của người ra QĐSX. Nghĩa là, giới tính và số lần tập huấn tác động mạnh đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, tác động của biến học vấn là nhỏ và không đáng kể. Giải thích tác động của những biến có ý nghĩa - Giới tính: đây là biến giả (nhận giá trị 0 nếu là nam và 1 nếu là nữ) được sử dụng trong nghiên cứu nhằm để đo lường sự khác biệt trong quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi giữa hai nhóm nam và nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người ra quyết định sản xuất trong gia đình là nam sẽ có xu hướng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi nhiều hơn là nữ vì biến này có tương quan nghịch chiều với quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu giới tính của người ra QĐSX là nữ sẽ làm khả năng lựa chọn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi giảm đi 16,60%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là do nam giới thường là người chủ động quyết định mọi hoạt động trong gia đình và thích tham gia vào nhiều 66 hoạt động sản xuất nông nghiệp khác nhau. Trong các gia đình nông dân, do có nhiều sức khỏe nên nam giới chủ yếu làm các công việc mang tính kỹ thuật và cần sức mạnh cơ bắp còn nữ giới thường đảm nhiệm vai trò nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Do vậy, để quyết định một chiến lược sinh kế họ thường phụ thuộc vào nam giới nhiều hơn mặc dù đối với hoạt động chăn nuôi phụ nữ tham gia nhiều hơn. Mặt khác, do đặc tính của nữ giới là sợ rủi ro và tính toán chi tiết nên ít mạo hiểm hơn nam giới trong việc tham gia chiến lược sinh kế mới. Thống kê ở trên cũng cho thấy rằng, những hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi thì có trên 50% người ra quyết định sản xuất là nữ giới còn những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi thì nam giới chiếm trên 70%. - Học vấn: Đây là biến định lượng, có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Biến này mang hệ số 𝛽 là 0,137 cho thấy quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi và học vấn của người ra QĐSX có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tác động của biến này được giải thích về mặt ý nghĩa như sau: Khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, trình độ học vấn tăng thêm 1 lớp thì khả năng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi tăng 3,3%. Trình độ học vấn càng cao thì việc nhận thức một vấn đề cũng ở mức cao hơn, họ cũng dễ dàng áp dụng những kĩ thuật mới cho những vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao. Những nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi do học vấn thấp là chủ yếu nên họ thường chăn nuôi những vật nuôi truyền thống với kinh nghiệm tích lũy lâu đời. Những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi có học vấn cao hơn nên họ có thể tính toán được hiệu quả từ đồng vốn bỏ ra và do vậy họ sẽ chọn mô hình nào mang lại nhiều lợi ích cho gia đình. - Số lần tập huấn hay trình độ kỹ thuật: Để đo lường ảnh hưởng của trình độ kĩ thuật lên biến phụ thuộc tác giả sử dụng biến số lần tham gia tập huấn. Đây là biến định lượng có hệ số 𝛽 là -0,416 < 0 nghĩa là biến này tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc, có ý nghĩa ở mức 10%. Kết quả phân tích cho thấy, cứ mỗi lần khi nông hộ được tham gia tập huấn thì xác suất để lựa chọn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi giảm 10,0%. Tức là việc được tập huấn nhiều lần chỉ giúp các nông hộ chăm sóc tốt hơn đàn vật nuôi của mình chứ không thúc đẩy họ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Thực tế khảo sát cũng cho thấy, các buổi tập huấn được tổ chức dựa trên tình hình chăn nuôi của địa phương, tức là dựa trên những loại gia súc, gia cầm mà địa phương đang chăn nuôi chủ yếu chứ không giới thiệu những giống vật nuôi mới. Thêm vào đó, chỉ những nông hộ được mời mới được tham gia tập huấn và nội dung chủ yếu của những buổi tập huấn này là hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi hay giới thiệu thức ăn chăn nuôi. Do vậy, trình độ kĩ thuật của nông hộ được nâng cao nhờ những buổi tập huấn 67 chỉ giúp nông hộ chăm sóc tốt hơn đàn vật nuôi của mình và chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh. Giải thích tác động của những biến không có ý nghĩa: - Khoảng cách: Biến này có hệ số P-value bằng 0,385 nên không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân là do ở nông thôn, chăn nuôi là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập đáng kể, do vậy dù khoảng cách có gần hay xa cũng không ảnh hưởng đến việc chăn nuôi của nông hộ. Thêm vào đó, ngày nay hình thành nên khá nhiều đại lý thức ăn và thuốc thú y, nên nông hộ không phải đi xa như trước, ngay cả trong khâu thu hoạch cũng có các thương lái đến tận nơi nên nông hộ không cần phải tốn chi phí vận chuyển. - Tuổi tác: Hệ số ước lượng của biến này mang dấu (-) cho thấy rằng khi tuổi của người ra quyết định sản xuất càng cao thì người ta càng không có ý định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi và chỉ muốn duy trì nuôi những vật nuôi cũ, vì tuổi cao thì sức khỏe sẽ giảm, nếu chuyển qua nuôi vật nuôi khác thì cần có sự đầu tư về kỹ thuật, thời gian và công sức, do đó có thể sẽ không chăm sóc tốt cho đàn vật nuôi của mình, nhưng chưa đủ điều kiện để kết luận về mặt thống kê vì P-value = 0,727 > 0,1. - Tỷ lệ phụ thuộc: Biến này có P-value bằng 0,520 nên không có ý nghĩa trong mô hình. Theo kì vọng ban đầu, tỷ lệ phụ thuộc cao sẽ làm tăng áp lực chi tiêu trong gia đình và do vậy sẽ thúc đẩy hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi để chăn nuôi những vật nuôi có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho gia đình nhưng trong thực tế, mỗi gia đình hiện nay chủ yếu chỉ gồm 3 – 4 người và dù số người phụ thuộc có tăng lên 1 – 2 người thì gia đình vẫn đảm bảo điều kiện tài chính cho việc chi tiêu trong gia đình. Ngoài ra, các khoản chi phí cho những người phụ thuộc ngày nay hầu như được chi trả bởi nguồn thu khác trong gia đình, đó là thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ phụ thuộc cao hay thấp không ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ. - Số lao động nông nghiệp: Dấu của hệ số phù hợp với dấu kì vọng. Tuy nhiên, lại không có ý nghĩa. Điều này có thể lí giải rằng, số lao động nông nghiệp trong hộ là nhiều hay ít không ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, khi thiếu lao động thì hộ có thế thuê thêm lao động bên ngoài. - Doanh thu phi nông nghiệp: Với giá trị P-value = 0,464 thì biến này không có ý nghĩa thống kê đối với quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Nếu như theo kì vọng ban đầu thì biến này sẽ tương quan nghịch với biến phu thuộc, tuy nhiên kết quả thực tế thì biến này lại tương quan thuận và không 68 ảnh hưởng đến biến phụ thuộc vì hoạt động phi nông nghiệp dù mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình nhưng không phải là chiến lược sinh kế chính. Và nguồn thu nhập này nhiều hay ít cũng sẽ đóng góp một phần vào hoạt động chăn nuôi của hộ. - Vốn đầu tư: Biến này không có giá trị thống kê vì giá trị P-value bằng 0,219 nhưng dấu của hệ số đúng như dấu của kì vọng, nghĩa là khi gia đình có điều kiện về mặt tài chính thì hộ sẽ dễ dàng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Nhưng trong thực tế dù gia đình chuyển đổi hay không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi cũng cần một nguồn lực vốn đủ lớn để có được hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất mới được duy trì. 4.4.2 Đánh giá mức độ đồng ý của nông hộ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Đánh giá mức độ đồng ý của nông hộ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi chỉ thực hiện trên các hộ gia đình đã chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi bằng thang đo Liker 5 mức độ (từ rất không đồng ý rất đồng ý). Phương pháp thống kê mô tả tính trị trung bình sẽ giúp chúng ta nhận diện các biến quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. Vì đánh giá chỉ thực hiện trên những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi nên kết quả phân tích được sẽ chỉ rõ hơn những nguyên nhân cơ bản khiến nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, tương ứng với những tiêu chí có số điểm trung bình cao nhất. Đây cũng sẽ là cơ sở để tiến hành đề xuất giải pháp và định hướng cho xu hướng phát triển bền vững trong chăn nuôi. Kết quả bảng 4.21 cho thấy mức độ đồng ý của nông hộ cho 17 tiêu chí ở mức trên trung bình, cụ thể là 3,49, nghĩa là dao động ở khoảng 3 – 4 (Không ý kiến – Đồng ý). Tiêu chí ĐĐCN1 (Có nhận thức, suy nghĩ tích cực về mô hình sản xuất mới) được nông hộ đánh giá cao nhất với mức độ trung bình là 4,26. Nghĩa là, các hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đều đồng ý rằng vì họ nhận thức được mô hình sản xuất mới chắc chắn sẽ tốt hơn mô hình sản xuất cũ nên quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất. Bên cạnh đó, tiêu chí KTXH3 (Sức hút từ lợi nhuận của mô hình chuyển đổi mang lại) cũng được nông hộ đồng ý rằng có ảnh hưởng đến quyết định của họ. Dưới sức hút từ lợi nhuận của mô hình sản xuất mới mà những hộ khác hoặc địa phương khác đã và đang đạt được cũng khiến nông hộ quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi để canh tác mô hình đó. Ngoài ra một số tiêu chí như NL2 (Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc chuyển đổi mô hình), KTXH2 (Yêu cầu thị trường như chất lượng, chủng loại, giá cả… đối với loại nông sản của mô hình mới) và 69 ĐĐCN5 (Nhận thấy mô hình mới phù hợp với xu hướng, điều kiện kinh tế thị trường mới) có mức độ đồng ý trung bình gần bằng 4 nên cũng được xem xét là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ. Thực tế cũng cho thấy rằng, khi một mô hình đảm bảo mang lại hiệu quả cao cho nông hộ nhưng nông hộ lại không đảm bảo được điều kiện tài chính để sản xuất theo mô hình đó thì hộ cũng sẽ xem xét cho quyết định có nên chuyển đổi hay không của mình. Vì một mô hình sản xuất tốt hay những vật nuôi có giá trị kinh tế cao, chất lượng thì chi phí đầu tư ban đầu chắc hẳn cũng sẽ cao hơn. Do đó, nếu nông hộ đủ điều kiện về tài chính sẽ là cơ hội để nông hộ đầu tư vào những mô hình có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho gia đình. Một điều khác dễ thấy trong xu hướng canh tác nông nghiệp hiện nay là xu hướng thị trường, nghĩa là nếu nhu cầu thị trường đối với một loại nông sản nào đó càng cao thì người dân càng có xu hướng tạo ra nhiều nông sản đó để phù hợp với xu hướng và điều kiện kinh tế của thị trường, do đó đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ. Bảng 4.21 Kết quả giá trị trung bình cho từng tiêu chí Tiêu chí Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn ĐĐCN1 4,26 2 5 0,806 ĐĐCN2 3,58 3 5 0,697 ĐĐCN3 3,32 2 5 1,003 ĐĐCN4 3,42 2 5 0,838 ĐĐCN5 3,74 2 5 0,806 NL1 3,32 1 5 0,946 NL2 3,89 2 5 0,737 NL3 3,58 3 5 0,692 NL4 3,53 2 5 0,905 KTXH1 2,95 1 5 1,129 KTXH2 3,79 3 5 0,787 KTXH3 4,21 3 5 0,713 KTXH4 2,47 1 4 0,905 KTXH5 3,37 3 4 0,496 TN1 3,26 1 5 1,368 TN2 3,37 1 5 0,955 TN3 3,32 3 4 0,478 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả, 2014 70 Bên cạnh những tiêu chí được nông hộ đồng ý thì cũng có những tiêu chí nông hộ cho rằng không ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của họ. Cụ thể, tiêu chí KTXH4 (Nhận được sự hỗ trợ như giống, phân thuốc, đầu ra, kỹ thuật, tài chính… của chính quyền địa phương) có giá trị mức độ đồng ý trung bình là 2,47 vì nông hộ không đồng ý rằng tiêu chí này ảnh hưởng đến quyết định của họ. Vì không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương nhưng vẫn có hoạt động chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi thì đồng nghĩa rằng tiêu chí này không ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ. Tuy nhiên, nếu chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi thì hoạt động chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi sẽ diễn ra sôi nổi hơn. Việc không nhận được chính sách hỗ trợ của địa phương có thể là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ở huyện Phong Điền dường như rất ít (chỉ 19 trong tổng số 90 hộ điều tra chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi). Ngoài ra tiêu chí KTXH1 (Tác động từ sự chuyển đổi mô hình của cộng đồng địa phương) cũng được nông hộ đánh giá là ít ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của hộ. Tóm tắt: Trong chương này, tác giả đã trình bày các nội dung (1) phân tích dữ liệu và (2) kết quả nghiên cứu. Cụ thể, trong phân tích dữ liệu đã mô tả các mẫu khảo sát theo hai nhóm nông hộ chuyển đổi và không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi với các đặc điểm như: số nhân khẩu, giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình, số lao động nông nghiệp, khoảng cách từ nhà đến chợ, nhận thức của nông hộ về nông nghiệp sinh thái, tình hình thu nhập của nông hộ và tình hình vay vốn sản xuất của nông hộ. Phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của hai nhóm nông hộ theo từng loại nông sản và quy mô/diện tích, sau đó tính toán hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của từng nhóm nông hộ để xem xét nhóm nông hộ nào sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Trong kết quả nghiên cứu đã tiến hành phân tích hồi quy Probit, xác định được 3 trong 9 biến đưa vào mô hình có ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ là giới tính, học vấn của người ra quyết định sản xuất và trình độ kĩ thuật. Ngoài ra, sau khi phân tích hồi quy Probit tác giả tiến hành tính trị trung bình cho từng tiêu chí để biết được mức độ đồng ý của nông hộ đối với những yếu tố tác động đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của họ là đặc điểm người ra QĐSX bao gồm việc nhận thức, suy nghĩ tích cực về mô hình sản xuất mới và nhận thấy mô hình mới phù hợp với xu hướng, điều kiện kinh tế thị trường; nguồn lực của nông hộ như đảm bảo 71 điều kiện tài chính cho việc chuyển đổi mô hình và yếu tố về kinh tế - xã hội là sức hút từ lợi nhuận của mô hình chuyển đổi mang lại. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ đơn giản là tính toán các giá trị trung bình cho từng yếu tố nên mức độ chính xác cũng như khả năng dự báo của mô hình không cao, chủ yếu là những đánh giá sơ bộ. 72 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN -----5.1 CƠ SƠ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Dựa trên kết quả thu thập số liệu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phong Điền, tác giả ghi nhận một số thông tin sau: - Hoạt động chăn nuôi mang tính truyền thống là chủ yếu và do vậy đa số các hộ đều có kinh nghiệm lâu năm. - Cả hai nhóm nông hộ không chuyển đổi và chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đều đạt hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi đạt hiệu quả cao hơn so với nhóm nông hộ không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. - Kết quả hồi quy Probit chỉ ra rằng, chỉ có 3 yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ là giới tính của người ra quyết định sản xuất, học vấn của người ra quyết định sản xuất và trình độ kĩ thuật. - Đối với nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, có những yếu tố chính ảnh hưởng đến đến quyết định chuyển đổi của họ là do cá nhân người ra quyết định sản xuất có nhận thức, suy nghĩ tích cực về mô hình sản xuất mới và họ cũng nhận thấy mô hình mới phù hợp với xu hướng, điều kiện kinh tế thị trường, nguồn lực tài chính của nông hộ đảm bảo cho việc chuyển đổi mô hình, sức hút từ lợi nhuận của mô hình chuyển đổi mang lại. Tuy nhiên chính sách hỗ trợ của địa phương và tác động từ sự chuyển đổi mô hình của cộng đồng địa phương không ảnh hưởng đến quyết định của hộ chăn nuôi. Bên cạnh những kết quả trên, tác giả còn tổng hợp được một số khó khăn mà các nông hộ đang gặp phải trong chăn nuôi, cụ thể như sau: Dựa vào hình 5.1 ở dưới cho thấy, đa số các nông hộ gặp phải khó khăn trong vấn đề giá cả đầu ra của nông sản biến động và giá vật tư nông nghiệp cao. Cụ thể, có 63,33% nông hộ cho rằng họ gặp phải khó khăn về giá; 53,33% nông hộ gặp khó khăn trong vấn đề giá vật tư nông nghiệp cao. Bên cạnh đó, vốn gia đình hạn hẹp và dịch bệnh xảy ra nhiều cũng là một trong những khó khăn mà 38,89% và 35,56% nông hộ gặp phải. Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn khác mà ngành chăn nuôi gặp phải như biến đổi khí hậu, tiếp 73 cận nguồn vốn vay khó, kỹ thuật sản xuất phức tạp hay giao thông thủy lợi hạn chế… Giá đầu ra biến động 63,33% Giá vật tư nông nghiệp cao 53,33% Vốn gia đình hạn hẹp 38,89% Dịch bệnh xảy ra nhiều 35,56% Tiếp cận nguồn vốn vay khó 12,22% Biến đổi khí hậu 12,22% Giao thông, thủy lợi hạn chế 6,67% Kĩ thuật sản xuất phức tạp 6,67% Thiếu đất sản xuất 3,33% Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp của tác giả, 2014 Hình 5.1 Khó khăn trong chăn nuôi Từ những phân tích trên sẽ là cơ sở để tác giả tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội, thách thức trong ngành chăn nuôi của huyện để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi bền vững. 5.2 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI Qua kết quả điều tra về tình hình hoạt động chăn nuôi ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ và những điểm phân tích trên, ta có thể rút ra một số điểm mạnh và điểm yếu của hộ chăn nuôi, đồng thời tìm ra những cơ hội và thách thức trong ngành. Điểm mạnh: Hầu hết các hộ chăn nuôi đều có kinh nghiệm lâu năm nên họ có nhiều cách để chăn nuôi đạt hiệu quả cao cũng như nắm bắt thông tin về giá cả, thời điểm mở rộng quy mô thích hợp. Thêm vào đó, kinh nghiệm lâu năm cũng sẽ giúp người chăn nuôi chủ động hơn trong công tác phòng bệnh nhằm giảm thiểu những rủi ro. Một điểm mạnh nữa là đa số các gia đình đều có nhiều nguồn lực để phát triển chăn nuôi như đất đai, lao động, kĩ thuật… Điểm yếu: Hoạt động chăn nuôi ở huyện Phong Điền thường diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, manh mún và lệ thuộc lớn vào các nguồn thức ăn được cung cấp từ bên ngoài. Do thói quen dựa vào kinh nghiệm nên nông hộ thường chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh, tự ứng phó với những diễn biến bất 74 thường xảy ra trong quá trình nuôi mà ít hợp tác và không tham khảo ý kiến của các cán bộ thú y. Cơ hội: Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ở địa phương thuận lợi cho các hoạt động chăn nuôi. Đặc biệt, chính quyền địa phương có những chính sách phát triển chăn nuôi cũng như tạo điều kiện để tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật. Ngoài ra, nhu cầu trong và ngoài nước về các sản phẩm chăn nuôi không ngừng tăng đồng thời giá bán các loại nông sản này có xu hướng tăng trở lại trong năm nay. Đe dọa: Một trong những đe dọa lớn nhất đối với người chăn nuôi là giá cả đầu ra của nông sản luôn biến động, đây là nỗi lo của nhiều hộ dân khi không có sự đảm bảo cho nguồn tiền lời thu được. Bên cạnh đó, giá vật tư nông nghiệp (thức ăn) ngày càng cao, điều này làm tăng chi phí đầu tư của nông hộ. Trong khi phần lớn các hộ chăn nuôi đều sử dụng vốn tự có của gia đình nhưng nguồn vốn này hạn hẹp nên quy mô thường nhỏ lẻ, manh mún. Mặt khác, việc tiếp cận vốn vay với nhiều hộ gia đình là khó khăn và nhiều thủ tục. - Dịch bệnh thường xuyên diễn ra gây khó khăn cho người chăn nuôi. Ta có ma trận SWOT như sau: Cơ hội (O) Đe dọa (T) O1 - Điều kiện tự nhiên T1 - Giá đầu ra biến ở địa phương thuận lợi. động. Giá vật tư nông O2 - Chính quyền địa nghiệp (thức ăn) ngày phương có những chính càng cao, làm tăng chi sách phát triển chăn phí đầu tư của nông hộ. nuôi cũng như tạo điều T2 – Đa số các hộ chăn kiện để tổ chức các buổi nuôi sử dụng vốn tự có tập huấn kĩ thuật. của gia đình nhưng O3 - Nhu cầu trong và nguồn vốn này hạn ngoài nước về các sản hẹp. Bên cạnh đó, việc phẩm chăn nuôi không tiếp cận vốn vay với ngừng tăng đồng thời nhiều gia đình là khó giá bán các loại nông khăn và nhiều thủ tục. sản này có xu hương T3 - Dịch bệnh thường tăng trở lại trong năm xuyên diễn ra gây khó nay. khăn cho người chăn nuôi. 75 Điểm mạnh (S) Các chiến lược SO Các chiến lược ST S1 - Hầu hết các hộ chăn nuôi đều có kinh nghiệm lâu năm nên họ có nhiều cách để chăn nuôi đạt hiệu quả cao cũng như nắm bắt thông tin về giá cả, thời điểm mở rộng quy mô thích hợp, chủ động hơn trong công tác phòng bệnh nhằm giảm thiểu những rủi ro. S1 + O1: Kết hợp kinh nghiệm và điều kiện tự nhiên để lựa chọn vật nuôi phù hợp, tăng hiệu quả đầu tư. S1 + S2 + T3: Kết hợp với cán bộ thú y để được tư vấn và cùng phòng chống dịch bệnh. S2 + O2 + O3: Mở rộng quy mô chăn nuôi phù hợp với nguồn lực của nông hộ đồng thời lựa chọn thời điểm thích hợp với nhu cầu và giá S2 - Có nhiều nguồn lực cả thị trường để đầu tư. để phát triển chăn nuôi như đất đai, lao động, kĩ thuật… S2 + T1: Tiêm văcxin đầy đủ, thường xuyên tìm hiểu kĩ thuật chăn nuôi, thông tin thị trường, kết hợp thức ăn tự nhiên để giảm chi phí. Điểm yếu (W) Các chiến lược WO Các chiến lược WT W1 - Quy mô nhỏ lẻ, W1 + O2 + O3: Chủ động manh mún. xin hỗ trợ từ chính W2 - Lệ thuộc lớn vào quyền địa phương để các nguồn thức ăn được mở rộng đầu tư. cung cấp từ bên ngoài. W3 - Do thói quen dựa vào kinh nghiệm nên nông hộ thường chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh, tự ứng phó với những diễn biến bất thường xảy ra trong quá trình nuôi mà ít hợp tác và không tham khảo ý kiến của các cán bộ thú y. W2 + T1: Chủ động tìm kiếm các loại thức ăn có khả năng thay thế thức ăn công nghiệp và W2 + W3 + O1 + O2: tận dụng những phế Tham gia các lớp tập phẩm, phụ phẩm nông huấn để nâng cao hiệu nghiệp. quả chăn nuôi. W1 + T2: Nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa và có những chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, đặc biệt là về vốn. W3 + T3: Theo dõi thông tin thị trường và tình hình dịch bệnh để chủ động phòng chống dịch bệnh. 76 Phối hợp với cán bộ thú y để phòng chống dịch bệnh. 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN Trong sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là chăn nuôi chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, có những yếu tố phụ thuộc vào người sản xuất, có những yếu tố lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, có những yếu tố tác động tích cực, có những yếu tố tác động tiêu cực nhưng tất cả đều có tác động đến hiệu quả chăn nuôi theo hướng có lợi hoặc bất lợi. Từ kết quả phân tích SWOT và kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, để góp phần phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn huyện, ta có thể thực hiện một số giải pháp sau: 5.3.1 Đối với chính quyền địa phương Chính quyền địa phương nên tạo những điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi thông qua những chủ trương, chính sách hợp lý, cụ thể: - Công tác tuyên truyền: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến và quán triệt chủ trương, nội dung chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn, gắn với việc phát triển các vật nuôi chủ lực của địa phương. - Công tác khuyến nông: Tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông có trình độ cao đến các xã, cung cấp các giống cây trồng và vật nuôi có chất lượng cao để đưa vào sản xuất diện rộng. Các chương trình khuyến nông chăn nuôi sẽ giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong ngành. Đây là giải pháp góp phần tăng thu nhập cho nông hộ thông qua việc tăng chất lượng thịt và tăng cơ hội bán được giá cao hơn, đồng thời cũng giúp tăng năng suất chăn nuôi do nông dân được trang bị kiến thức về quản lý và sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi một cách hợp lý. - Chính sách hỗ trợ: Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho các nông hộ để đầu tư mở rộng quy mô và đa dạng hóa sản phẩm. Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cũng cần khuyến khích, hỗ trợ để các doanh nghiệp cung ứng thức ăn chăn nuôi với giá cả hợp lí hơn, gần hơn nữa với điều kiện kinh tế còn khó khăn của đa số hộ dân. Ngoài ra, do chăn nuôi mang nhiều rủi ro nhất là những dịch bệnh như cúm gia cầm H5N1, lở mồm long móng gây 77 tổn thất nặng nề cho người chăn nuôi, do vậy, chính quyền địa phương cũng cần có chính sách đền bù và hỗ trợ để khuyến khích nông hộ tái sản xuất và mở rộng. - Chính sách cho vay: Vấn đề vốn là một vấn đề nan giải, làm sao để các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thể tiếp cận được nguồn vốn để từ đó họ có động lực phát triển và mở rộng chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho gia đình. Hiện nay, đa số các hộ sử dụng vốn tự có của gia đình để đầu tư chăn nuôi, nên quy mô thường nhỏ lẻ, manh mún. Bên cạnh đó, chính sách cho vay trong chăn nuôi còn khá ít và việc đi vay mượn từ các nguồn tín dụng thường không dễ dàng, do vậy họ thường đi vay từ các nguồn của tư nhân với lãi suất cao. Do đó, cần có những chính sách ưu đãi về tín dụng với lãi suất hợp lý cũng như ưu tiên cho những hộ nghèo có mong muốn làm giàu, cải tiến thủ tục cho vay để việc vay mượn được dễ dàng với mọi tầng lớp hộ dân. - Công tác truyền thanh: Dưới sức ép của dịch bệnh, giá cả của các sản phẩm từ chăn nuôi luôn biến động. Mặc dù dịch bệnh không xảy ra tại địa phương nhưng vẫn làm giá cả nông sản bị hạ thấp. Điều này đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến hộ nông dân. Chính vì vậy, cần phải quản lí nghiêm ngặt tình hình tiêu thụ gia súc, gia cầm trong toàn huyện, theo dõi để kịp thời thông tin cho người chăn nuôi về tình hình biến động của giá cả đầu ra nhằm tránh tình trạng bán hố gây thua lỗ nặng nề cho nông hộ. 5.3.2 Đối với người sản xuất - Các hộ nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ thường thiếu hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Họ có thể chưa được trang bị kiến thức để khai thác các giống gia súc, gia cầm cải tiến và nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có giá cạnh tranh hơn vào việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi của mình. Do vậy, nông hộ cần chủ động tìm kiếm thông tin từ thị trường và cộng đồng xung quanh để đầu tư con giống có chất lượng nhằm đạt năng suất cao, tìm kiếm nguồn thức ăn giá rẻ hơn hoặc thay thể để giảm chi phí. Thêm vào đó, việc nắm bắt thông tin thị trường còn giúp nông hộ chủ động hơn trong việc bán nông sản hoặc lựa chọn thời điểm bán thích hợp, tránh tình trạng bị ép giá. - Để tăng thu nhập cho hộ chăn nuôi thì bản thân người chăn nuôi phải tuân theo các quy định về phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trên đàn vật nuôi. Tuân theo quy định về phòng chống dịch bệnh ở địa phương cũng đơn giản, chỉ cần các hộ có ý thức trong việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Khi bắt gia súc, gia cầm về phải báo cho cơ quan thú y, để cơ quan xác định đúng ngày cần tiêm văcxin. 78 - Kết hợp chăn nuôi theo dạng bán chăn thả có kiểm soát chặt chẽ của người chăn nuôi, đặc biệt nhất là đối với những hộ chăn nuôi vịt theo dạng chạy đồng. Việc kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên sẽ giúp nông hộ bớt lệ thuộc vào thức ăn công nghiệp, giảm thiểu chi phí đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng thịt. - Tham gia các lớp tập huấn, học hỏi kĩ thuật mới vì hộ không thể quyết định tham gia hoạt động tạo thu nhập mà chỉ làm theo hàng xóm, do mỗi hộ chăn nuôi sẽ có điều kiện nguồn lực khác nhau. Học hỏi và ứng dụng những kĩ thuật mới sẽ giúp hộ sản xuất có hiệu quả hơn là chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân. - Đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập để hạn chế sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm. - Nếu các hộ chăn nuôi gặp khó khăn về vốn đầu tư thì phải chủ động vay vốn để việc sản xuất không bị gián đoạn và cần sử dụng nguồn vốn vay này một cách hiệu quả, hợp lý. 5.4 ĐỊNH HƯỚNG XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH BỀN VỮNG Mục đích cuối cùng của sản xuất nông nghiệp là tạo ra lương thực – thực phẩm phục vụ sức khỏe con người, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của nhân loại chứ không phải sản xuất ra các nông sản thiếu an toàn nhằm mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất, để rồi làm hại đến đến sức khỏe và môi trường xung quanh. Do vậy, xu hướng phát triển chăn nuôi bền vững hiện nay được rất nhiều quốc gia quan tâm. Để phát triển chăn nuôi bền vững cần phát triển từ chăn nuôi theo hướng chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang trang trại, gia trại, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, tăng giá trị gia tăng. Chăn nuôi ở nông hộ cần tổ chức lại theo hướng chăn nuôi có kiểm soát, áp dụng công nghệ về giống, quy trình phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững; chuyển dần chăn nuôi từ vật nuôi có giá trị thấp sang vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hình thành các vùng chăn nuôi cách xa chợ, khu dân cư. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng các vật nuôi chủ lực: gia súc, gia cầm và chăn nuôi kết hợp với trồng trọt, thủy sản. Một xu hướng chuyển dịch bền vững hiện nay được đánh giá cao đó là chuyển dịch phương thức canh tác từ truyền thống sang sinh thái mà ngày nay hay được nhắc đến với cụm từ “nông nghiệp sinh thái”. Chăn nuôi theo hướng sinh thái không phải là một kỹ thuật canh tác, chăn nuôi hiện đại, yêu cầu 79 phức tạp về công nghệ, kỹ thuật mà đơn giản đó là sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm sản xuất truyền thống và áp dụng kỹ thuật mới phù hợp để đảm bảo an toàn môi trường, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho con người. Hoạt động chăn nuôi sẽ hướng đến quy luật tự nhiên, không sử dụng chất kích thích tăng trọng cho vật nuôi, sử dụng thức ăn tự nhiên cho vật nuôi, vệ sinh chuồng trại và xung quanh khu vực chăn nuôi, thu gom phân thải gia súc, gia cầm và ủ thành phân bón hoai, áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học. Vấn đề nông nghiệp sinh thái tuy được phổ biến từ nhiều năm nay nhưng ở nhiều địa phương vấn đề này còn khá mới mẻ, thống kê ở trên cũng cho thấy rằng trong 90 nông hộ được khảo sát thì có gần một nửa số hộ không biết nông nghiệp sinh thái là gì và có những hộ đang áp dụng nhưng không nhận thức được đó là nông nghiệp sinh thái. Do vậy, yêu cầu đặt ra là để đẩy mạnh nông nghiệp sinh thái vào chăn nuôi cần có hoạt động tuyên truyền rộng rãi và chính sách hỗ trợ để khuyến khích mọi người tham gia. 80 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -----6.1 KẾT LUẬN Nhìn chung tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện đều đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, mang lại thu nhập đáng kể cho nông hộ. Thu nhập của hộ chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi nhưng bên cạnh đó, hộ còn có thêm thu nhập từ các nguồn khác như trồng trọt hay các hoạt động phi nông nghiệp. Đa số các nông hộ chỉ chăn nuôi với những vật nuôi truyền thống và không chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi (78,89%) nhưng những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi lại đạt hiệu quả cao hơn về mặt kinh tế - xã hội so với những hộ không chuyển đổi, và có ba tác nhân ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn phương án chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ là giới tính, học vấn của người ra quyết định sản xuất và trình độ kỹ thuật. Đối với nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, có những yếu tố chính ảnh hưởng đến đến quyết định chuyển đổi của họ là cá nhân người ra quyết định sản xuất có nhận thức, suy nghĩ tích cực về mô hình sản xuất mới và họ cũng nhận thấy mô hình mới phù hợp với xu hướng, điều kiện kinh tế thị trường, nguồn lực tài chính của nông hộ đảm bảo cho việc chuyển đổi mô hình, sức hút từ lợi nhuận của mô hình chuyển đổi mang lại. Ngoài ra nông hộ cũng cho rằng có hai yếu tố dường như không ảnh hưởng khi họ quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là chính sách hỗ trợ của địa phương và tác động chuyển đổi mô hình của cộng đồng địa phương. Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi là hình thức chăn nuôi có mức hiệu quả cao và nhất là hướng tới xu hướng phát triển bền vững như xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được vấn đề thực tế này, do vậy để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững cần có sự hợp tác của cả người dân và chính quyền địa phương. Có như vậy, quá trình phát triển này mới nhanh chóng, thu nhập của người chăn nuôi mới được nâng cao, sức khỏe được bảo vệ và môi trường không bị hủy hoại. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với nông hộ Để tăng tính hiệu quả trong chăn nuôi yêu cầu đầu tiên là phải chọn giống có chất lượng, sinh trưởng nhanh, ít bị dịch bệnh và chi phí cũng ở mức hợp lí. Do đó người nuôi nên chú ý đến việc lựa chọn con giống dù nuôi với bất kì qui mô nào và cũng nên tạo cho mình một thói quen tốt là lập một kế hoạch chăn nuôi đầy đủ như: 81 - Nên nuôi loại gì, nuôi theo hình thức nào. - Thời điểm nào là thích hợp nhất cho vật nuôi đó. - Con giống, thức ăn mua ở đâu, sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở những kênh nào, bán cho ai. - Những hệ thống chăn nuôi có thể kết hợp: VACB, VAC… - Học tập kĩ thuật chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn, hội thảo nông dân, truyền thanh, truyền hình… - Chủ động phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp ứng phó kịp thời. - Tham khảo thông tin từ thị trường, các phương tiện truyền thông để chủ động tìm kiếm kênh tiêu thụ hạn chế tình trạng bị ép giá của thương lái. - Đặc biệt, cần có sổ ghi chép đầu đủ các khoản thu chi để sau khi bán có thể hạch toán kết quả chăn nuôi là lãi hay lỗ, xem xét để tìm ra nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho những lần nuôi sau. - Thực hiện đa dạng hóa ngành nghề để hạn chế rủi ro nếu có điều kiện. 6.2.2 Đối với nhà nước, chính quyền địa phương - Hỗ trợ và giới thiệu cho nông dân những con giống tốt, sạch bệnh, cho năng suất cao. - Mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi để người chăn nuôi dễ hiểu và áp dụng vào thực tiễn. Cung cấp thông tin, các tài liệu, sách báo có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cho các nông hộ. - Xây dựng thêm các lò giết mổ tập trung để tăng tính tiêu thụ. - Nhà nước cần có chính sách cho vay đối với người chăn nuôi để hộ có vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi. Thủ tục cho vay nên đơn giản hóa để việc vay mượn được dễ dàng, đặc biệt cho vay với lãi suất ưu đãi trong thời gian dài để đảm bảo tái sản xuất. Đồng thời cũng cần có những chính sách tác động đến các tổ chức tín dụng để họ quan tâm đến người chăn nuôi. - Nhà nước cũng cần có biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá cả đầu ra của sản phẩm nhằm ổn định đầu ra cho người chăn nuôi để họ yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất. - Tổ chức thú y trên đại bàn cần theo dõi kĩ lưỡng hơn danh sách các hộ chăn nuôi để đảm bảo công tác thú y kịp thời và hiệu quả. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO -----1. Lê Viết Ly, 2010. Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trên thế giới và tại Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hội thảo khoa học:triển vọng phát triển chăn nuôi Việt Nam. Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, ngày 9 tháng 11 năm 2010. 2. Đào Xuân Kiên, 2012. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng. Luận văn Thạc sĩ. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. 3. Ngô Thị Thuận, 2008. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tạp chí khoa học và phát triển, số 1, trang 87 - 95. 4. Trần Anh Hùng, 2013. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng. 5. Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn, 2010. Đa dạng về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo vùng kinh tế ở Việt Nam. Hội thảo khoa học: Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam 6. Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2008. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn tỉnh Bình Dương trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2007. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông . [Ngày truy cập:15 tháng 8 năm 2014]. thôn. 9. T.Trinh, 2014. Tăng cường giám sát, chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm.< http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=146075>. [Ngày truy cập: 15 tháng 8 năm 2014]. 10. Đỗ Thị Thanh Loan, 2007. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Phan Công Nghĩa, 2007. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 12. Vũ Thị Kim Cúc, 2011. Vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hải Phòng. Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 32, trang 36 – 44. 13. Nguyễn Văn Biết, 1998. Cải tiến chất lượng giống heo địa phương để tăng năng suất và tỉ lệ nạc trong thân thịt. Báo cáo khoa học: Chương trình Phát triển Nông nghiệp tỉnh Cần Thơ từ năm 1994 đến năm 2000. Đại học Cần Thơ, năm 1998. 83 14. Trương Thị Mỹ Hoa, 2011.Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Đà Nẵng. 15. Lê Quốc Sử, 2001. Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong “Thời đại kinh tế tri thức. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 16. Lê Đình Thắng, 2000. Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau nghị quyết 10 của bộ chính trị. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 17. Nguyễn Thị Ngọc Hoa và Mai Văn Nam, 2010. Hiệu quả chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, số 14, trang 34 – 43. 18. Phạm Thanh Vũ, Nguyễn Trang Hoàng Như, Vương Tuấn Huy và Lê Quang Trí, 2013. Xác định các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình canh tác ở Bạc Liêu. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, số 27, trang 68 – 75. 19. Jodha, N.S (1981). Role of Credit in Farmers “Adjustment Against Risk in Arid and Semi – Arid Tropical Areas of India. Ecomomic and Political Weekly. XVI (22&23). 20. Nguyễn Văn Hăng, 2009. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ. 21. Evidence from SNNPR, Ethiopia. International Journal of Agricultural Sciences ISSN: 2167-0447, vol.3 (6), pp. 558-565. 22. Ibrahim, H., Rahman, SA., Envulus, EE. and Oyewole, SO., (2009). Income and crop diversification among farming households in a rural area of north central Nigeria. Journal of Tropical Agriculture, Food, Environment and 22 Rehima, M., Belay, K., Dawit, A., and Rashid S, 2013. Factors affecting farmers’ crops diversification: Extension Vol.8 (2), pp. 84-89. 23. Bosma, R.H., Nhan, Udo, H.M.J., Uzay Kaymak, 2012. Factors affecting farmers’ adoption of integrated rice–fish farming systems in the Mekong delta, Vietnam. In: S. a. Tacon, ed. Reviews in Aquaculture. 2012 ed. Wageningen: Wiley Publishing Asia, pp. 178-190. 24. Trần Song Hào, 2011. Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt ở huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng. 25. Nguyễn Đăng Hào, 2012. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của các nông hộ tại vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học Đại học Huế, số 3, trang 93 – 102. 26. Nguyễn Văn Luận, 2010. Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 27. Lauwere, C.C, H. Drost, Buck, A.J, A.B. Smit, L.W. Balk-Theuws, J.S. Buurma, H. Prins, 2004. To change or not to change? Farmers’ motives to 84 convert to integrated or organic farming (or not). Wageningen University and Research Centre Wageningen, The Netherlands. 28. Đỗ Hoài Nam, 1996. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 29. Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân, Trần Thị Thu Duyên, 2011. So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa hè thu và thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 18, trang 267 – 276. 30. Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2007. Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất (lao động) ở Việt Nam. Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ kế hoạch và đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế tư, Hà Nội). 31. Abdulai, A. và CroleRees, A., 2001. “Determinants of income diversification amongst rural households in Southern Mali”, Food Policy 26, tr. 437-452. 32. Võ Thị Mỹ Trang, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và quyết định đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ. 33. Yang, D. T., 2004. “Education and allocative efficiency: household income growth during rural reforms in China”, Journal of Development Economics 74 (2004), tr. 137-162. 34. Le Thanh Phong, Le Quang Tri, Henk M.J.Udo, Dang Kieu Nhan, Martinus E.F. van Menswoort, Akke J. van der Zijpp and Roel H. Bosma, 2007. Integrated Agriculture-Aquaculture Systems in the Mekong Delta, Vietnam: An Analysis of Recent Trends. Asian Journal of Agriculture and Development. Vol. 4, No. 2, Dec. 2007. 35. Le Canh Dung, Vo Van Ha, Vo Van Tuan, Dang Kieu Nhan, Peter R. Brown and John Ward, 2011. Analysis of Farming Systems and Socioeconomic Settings in Rice Farming Households. Report of the component number 4 in Clues project. 36. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005. Giáo trình Hệ Thống Canh Tác. Tủ Sách Đại Học Cần Thơ. 37. Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam, 2011. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 17b, trang 87 – 96. 38. Phạm Thị Khanh, 2010. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 39. Quyền Đình Hà, 2005. Kinh tế sử dụng đất. Bài giảng cao học. Trường Đại học Nông nghiệp – Hà Nội. 85 40. Phạm Thị Mai và Đỗ Trường Lâm, 2011. Tối ưu hóa trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học và Phát triển Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, số 5, trang 834 – 843. 41. Lê Cảnh Dũng và ctv, 2011. Ảnh hưởng của năng lực quản lý đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp cấp nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 18, trang 277 – 286. 42. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức. 43. Hair, Anderson, Tatham, black, 1998. Multivariate Data Analysis. Prentical – Hall International, Inc. 44. Nguyễn Xuân Bá, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đình Phùng, Lê Văn Phước, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Hữu Nguyên và Bùi Quang Tuấn, 2008. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi. Tạp chí khoa học chuyên sâu Nông – Sinh – Y, số 46, trang 188 – 198. 45. Lê Xuân Bá và ctg, 2006. Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu. Hà Nội, 2006. 46. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình kinh tế lượng. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. 47. Mai Văn Nam, 2004. Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở Cần Thơ – đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 1, trang 203 – 213. 48. Phan Anh Thư, 2009. Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm tại Long An. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 49. Lê Nguyễn Trúc Thi, 2009. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ mè của hộ nông dân huyện Bình Tân. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Cần Thơ. 86 PHỤ LỤC -----Thống kê mô tả mẫu - Nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi GIOI TINH Frequency Valid Nam Valid Percent Cumulative Percent 14 73.7 73.7 73.7 5 26.3 26.3 100.0 19 100.0 100.0 Nu Total Percent SO LAN THAM GIA TAP HUAN Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 15 78.9 78.9 78.9 1 1 5.3 5.3 84.2 2 3 15.8 15.8 100.0 19 100.0 100.0 Total SO LAO DONG NONG NGHIEP Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 1 2 10.5 10.5 10.5 2 14 73.7 73.7 84.2 3 2 10.5 10.5 94.7 5 1 5.3 5.3 100.0 19 100.0 100.0 Total HOCVANMAHOALAI Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent Cấp 1 4 21.1 21.1 21.1 Cấp 2 10 52.6 52.6 73.7 Cấp 3 5 26.3 26.3 100.0 Total 19 100.0 100.0 87 TUOITACMAHOALAI Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent Dưới 30 tuổi 2 10.5 10.5 10.5 Từ 30 - 39 tuổi 1 5.3 5.3 15.8 Từ 40 - 49 tuổi 6 31.6 31.6 47.4 >49 tuổi 10 52.6 52.6 100.0 Total 19 100.0 100.0 SONHANKHAUMAHOALAI Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent Từ 3 - 4 người 12 63.2 63.2 63.2 Từ 5 - 6 người 6 31.6 31.6 94.7 Từ 7 - 8 người 1 5.3 5.3 100.0 19 100.0 100.0 Total Descriptive Statistics N TONG DOANH THU TU NN Minimum Maximum Mean Std. Deviation 19 25000 729000 238094.74 214844.061 19 2 20 9.11 5.734 TY LE PHU THUOC 19 .00 .75 .3047 .22577 KHOANG CACH 19 .2 5.0 1.726 1.2351 Valid N (listwise) 19 KINH NGHIEM NGUOI SAN XUAT CHINH - Nhóm nông hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi GIOI TINH Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent Nam 34 47.9 47.9 47.9 Nu 37 52.1 52.1 100.0 Total 71 100.0 100.0 88 SO LAN THAM GIA TAP HUAN Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 0 51 71.8 71.8 71.8 1 10 14.1 14.1 85.9 2 4 5.6 5.6 91.5 3 5 7.0 7.0 98.6 4 1 1.4 1.4 100.0 71 100.0 100.0 Total SO LAO DONG NONG NGHIEP Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent 1 15 21.1 21.1 21.1 2 49 69.0 69.0 90.1 3 4 5.6 5.6 95.8 4 3 4.2 4.2 100.0 71 100.0 100.0 Total SONHANKHAUMOI Frequency Valid Percent Valid Percent Cumulative Percent Từ 1 - 2 người 6 8.5 8.5 8.5 Từ 3 - 4 người 39 54.9 54.9 63.4 Từ 5 - 6 người 20 28.2 28.2 91.5 Từ 7 - 8 người 4 5.6 5.6 97.2 Từ 9 - 10 người 2 2.8 2.8 100.0 71 100.0 100.0 Total TUOITACMOI Frequency Valid Dưới 30 tuổi Percent Valid Percent Cumulative Percent 2 2.8 2.8 2.8 Từ 30 - 39 tuổi 16 22.5 22.5 25.4 Từ 40 - 49 tuổi 23 32.4 32.4 57.7 >49 tuổi 30 42.3 42.3 100.0 Total 71 100.0 100.0 89 HOCVANMOI Frequency Valid Chưa từng đi học Percent Valid Percent Cumulative Percent 4 5.6 5.6 5.6 Cấp 1 26 36.6 36.6 42.3 Cấp 2 32 45.1 45.1 87.3 Cấp 3 5 7.0 7.0 94.4 CĐ/ĐH 4 5.6 5.6 100.0 71 100.0 100.0 Total Descriptive Statistics N KINH NGHIEM NGUOI SAN Minimum Maximum Mean Std. Deviation 71 1 30 11.41 7.394 KHOANG CACH 71 .2 7.0 2.117 1.2960 TY LE PHU THUOC 71 .00 .75 .3555 .20552 TONG DOANH THU TU NN 71 16000 1000000 141521.13 172821.717 Valid N (listwise) 71 XUAT CHINH Kết quả hồi quy Probit . probit qdthaydoi khoangcach gioitinh tuoitac hocvan solantaphuan tylephuthuoc soldnn doanhthupnn von_dt Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = -46.388258 -39.045203 -38.694608 -38.693744 -38.693744 Probit regression Number of obs LR chi2(9) Prob > chi2 Pseudo R2 Log likelihood = -38.693744 qdthaydoi Coef. khoangcach gioitinh tuoitac hocvan solantaphuan tylephuthuoc soldnn doanhthupnn von_dt _cons -.1418769 -.7083228 -.00615 .1369382 -.415661 -.5786104 .3060039 .0011858 .0048028 -1.421254 Std. Err. z .163418 .3825765 .0176014 .0578757 .2442729 .8999365 .2500362 .0016206 .003908 1.385653 -0.87 -1.85 -0.35 2.37 -1.70 -0.64 1.22 0.73 1.23 -1.03 90 P>|z| 0.385 0.064 0.727 0.018 0.089 0.520 0.221 0.464 0.219 0.305 = = = = 90 15.39 0.0808 0.1659 [95% Conf. Interval] -.4621704 -1.458159 -.0406481 .0235039 -.894427 -2.342454 -.184058 -.0019905 -.0028567 -4.137085 .1784165 .0415133 .0283482 .2503724 .0631049 1.185233 .7960658 .0043622 .0124623 1.294576 Xác định giá trị dY/dX . mfx Marginal effects after probit y = Pr(qdthaydoi) (predict) = .15691926 variable khoang~h gioitinh* tuoitac hocvan solant~n tyleph~c soldnn doanh~nn von_dt dy/dx Std. Err. -.0340829 -.1662837 -.0014774 .0328965 -.0998536 -.1389987 .0735108 .0002849 .0011538 .03864 .08503 .00421 .01333 .05613 .2151 .05929 .00038 .00092 z -0.88 -1.96 -0.35 2.47 -1.78 -0.65 1.24 0.74 1.25 P>|z| [ 95% C.I. 0.378 0.051 0.726 0.014 0.075 0.518 0.215 0.458 0.210 -.10981 -.332943 -.009725 .00678 -.209863 -.560595 -.042698 -.000468 -.00065 ] .041644 .000376 .00677 .059013 .010156 .282597 .18972 .001037 .002957 X 2.03444 .466667 48.0778 6.73333 .488889 .344778 1.97778 63.53 26.8661 (*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến . corr qdthaydoi khoangcach gioitinh tuoitac hocvan solantaphuan tylephuthuoc soldnn doanhthupnn von_dt (obs=90) qdthay~i khoang~h gioitinh qdthaydoi khoangcach gioitinh tuoitac hocvan solantaphuan tylephuthuoc soldnn doanhthupnn von_dt 1.0000 -0.1246 -0.2110 0.0038 0.2077 -0.0667 -0.0993 0.1333 0.0107 0.0848 1.0000 0.2168 -0.0744 -0.1202 -0.0532 0.0664 0.1549 -0.1528 0.0390 1.0000 -0.1949 0.0155 -0.0843 0.1196 -0.0659 0.1048 -0.1364 tuoitac 1.0000 -0.1717 0.0327 -0.4195 -0.0500 0.0319 0.0221 hocvan solant~n tyleph~c 1.0000 0.2555 0.0070 -0.0178 0.0470 0.0052 Kết quả dự báo đúng của mô hình . lstat Probit model for qdthaydoi True Classified D ~D Total + - 3 16 4 67 7 83 Total 19 71 90 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as qdthaydoi != 0 Sensitivity Specificity Positive predictive value Negative predictive value Pr( +| D) Pr( -|~D) Pr( D| +) Pr(~D| -) 15.79% 94.37% 42.86% 80.72% False False False False Pr( +|~D) Pr( -| D) Pr(~D| +) Pr( D| -) 5.63% 84.21% 57.14% 19.28% + + - rate rate rate rate for for for for true ~D true D classified + classified - Correctly classified 77.78% . 91 1.0000 -0.0873 -0.0515 0.0840 0.2356 1.0000 -0.2379 0.0497 -0.0905 soldnn doanh~nn 1.0000 -0.1182 -0.0023 1.0000 -0.0493 von_dt 1.0000 PHIẾU ĐIỀU TRA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN, CẦN THƠ THEO HƯỚNG SINH THÁI (Dành cho người sản xuất chính trong nông hộ) Xin chào Ông (bà), tôi tên là ……………………………., là thành viên nhóm nghiên cứu của đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Phong Điền theo hướng nông nghiệp sinh thái”. Hiện tại, tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu khảo sát để thu thập thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái. Rất mong ông/bà vui lòng dành ít thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Tôi đảm bảo thông tin của ông (bà) sẽ được bảo mật, rất mong nhận được sự cộng tác của ông (bà)! I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ Ghi nhận địa chỉ phỏng vấn: Ấp……................xã…………………………….. Khoảng cách của hộ từ nhà đến chợ: …………….. km Q1. Họ và tên người sản xuất chính:………………….................................... Giới tính:  Nam  Nữ Tuổi tác: …… Trình độ: ……./12,  Tr.cấp;  CĐ/ĐH;  Sau ĐH Kinh nghiệm trong sản xuất mô hình hiện tại:……………năm Q2. Ông/bà có được tham gia các lớp tập huấn nào hay không?  Có (………lần/năm)  Không Đơn vị tập huấn: .................................................................................................................... Nội dung: ............................................................................................................................... Trường hợp đáp viên không phải là chủ hộ. Họ và tên chủ hộ: ............................................................................................. Giới tính:  Nam  Nữ Tuổi tác: …… Trình độ: ……./12,  Tr.cấp;  CĐ/ĐH;  Sau ĐH Q3. Số nhân khẩu: …………….. người. Số người phụ thuộc trong gia đình: ………………………... người Số lao động gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp:…….…….. người Trong đó: Nam:…………….. người; Nữ:..…………….. người 92 Q4. Các nguồn thu nhập: TT Hoạt động nông nghiệp Doanh thu Hoạt động Doanh thu (triệu đồng/năm) phi nông nghiệp (triệu đồng/năm) 1 2 3 4 II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH MÔ HÌNH SẢN XUẤT Q5. Trong giai đoạn 10 năm qua (2004 – 2014) ông (bà) có thay đổi phương thức sản xuất hoặc cơ cấu sản phẩm hay không?  Không thay đổi (tiếp câu Q5.1)  Thay đổi cơ cấu sản phẩm (tiếp câu Q5.2)  Thay đổi phương thức sản xuất(tiếp câu Q5.3)  Thay đổi cả cơ cấu sản phẩm và phương thức sản xuất (tiếp câu Q5.2 và Q5.3) Q5.1 Hiện tại, ông (bà) đang sản xuất loại nông sản nào? Số lượng, diện tích? TT Tên nông sản Diện tích/quy mô (1.000m2) Sản lượng (kg,tấn,con/năm) 1 2 3 Q5.2 Vui lòng cho biết cơ cấu sản phẩm của ông (bà) thay đổi như thế nào trong thời gian qua (từ năm 2004 – 2014)? Trước chuyển đổi TT Năm Tên nông sản Diện tích/ Quy mô (m2) Sau chuyển đổi Số LĐ (LĐ Nam và Nữ) Lần 1 Lần 2 93 Tên nông sản Diện tích/ Quy mô (m2) Số LĐ (LĐ Nam và Nữ) Q5.3 Ông (bà) đã thay đổi mô hình sản xuất như thế nào? Trước chuyển đổi TT Năm Mô hình Diện tích/ Quy mô (m2) Sau chuyển đổi Số lao động (LĐ Nam và Nữ) Mô hình Diện tích/ Quy mô (m2) Số lao động (LĐ Nam và Nữ) Lần 1 Lần 2 (1) Truyền thống (2) Tiến bộ kỹ thuật (3) Sinh thái Q6. Ông (bà) có từng nghe nói đến nông nghiệp sinh thái hay không?  Không (hỏi tiếp câu Q7) câu Q8)  Có, Ông (bà) biết từ nguồn nào? (hỏi tiếp …………………………………………………………………………………. Q7. Ông (bà) có từng nghe nói đến giảm phân, thuốc, giảm thuốc kháng sinh, giảm chất kích thích tăng trọng trong sản xuất nông nghiệp hay chưa?  Có  Không Q8. Phương thức canh tác của ông (bà) đã thay đổi như thế nào? (chỉ dành cho những hộ đã thay đổi phương thức canh tác, có thể chọn nhiều đáp án)  Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây trồng.  Tận dụng lại rơm rạ, cành non, phân thải gia súc, gia cầm ủ thành phân bón.  Không lạm dụng phân đạm, thuốc BVTV chất kháng sinh trong nông sản.  Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học.  Không sử dụng chất kích thích trong chăn nuôi, trồng trọt.  Sử dụng thức ăn tự nhiên cho gia súc, gia cầm, thủy sản.  Vệ sinh chuồng trại và khu vực quanh chuồng.  Nuôi thủy sản theo mô hình nuôi ghép cá nước ngọt.  Khác:………………………………………………………………………… 94 Q9. Ông (bà) vui lòng cho biết chính quyền địa phương có khuyến khích và hỗ trợ gia đình tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp sinh thái? Hình thức hỗ trợ? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Q10. Vui lòng cho biết, ông (bà) đầu tư bao nhiêu tiền cho mô hình sản xuất hiện tại ? ......... triệu đồng. Trong đó, vốn tự có là :……triệu đồng hoặc … % Q11. Khi cần vốn sản xuất thì ông (bà) vay ở đâu? (nhiều lựa chọn) 1. NH Nông nghiệp & PTNT 5. Mua chịu vật tư nông nghiệp 2. Hội, nhóm, CLB 6. Vay tư nhân 3. Mượn bà con/người quen 7. Khác: ………………......................... 4. NH Chính sách xã hội III. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH SẢN XUẤT HIỆN NAY Q12. Ông, bà vui lòng cho biết sản lượng và giá của nông sản từ mô hình canh tác hiện tại là bao nhiêu? (trồng trọt thì sản lượng/năm, thủy sản/chăn nuôi thì sản lượng/vụ) STT Tên nông sản Sản lượng (kg, tấn, con/năm) 1 2 3 95 Giá bán trung bình (đơn vị tính) Q13. Ông (bà) vui lòng cho biết kết cấu chi phí trong sản xuất của mô hình hiện tại? (từ tháng 10/2013 – tháng 10/2014) TT Chi phí (1.000đ/tổng dt/năm) Trồng trọt 1 Chi phí đầu tư ban đầu (đối với cây lâu năm) 2 Tổng số tiền mua cây giống cho 1 năm 3 Tổng số tiền mua phân bón cho 1 năm 4 Tổng số tiền mua thuốc hóa học cho 1 năm 5 Số tiền thuê nhân công cho tất cả các khâu trong 1 năm (Tham gia khâu nào? Làm đất, chăm sóc, thu hoạch? Số người tham gia, bao nhiêu ngày?) 6 Lao động gia đình (Tham gia khâu nào? Làm đất, chăm sóc, thu hoạch? Số người tham gia, bao nhiêu ngày?) 7 Máy móc gia đình (trên 1 triệu) 8 Nguyên/nhiên liệu 9 Thuê máy móc 10 Thuê đất (nếu có) 11 Khác (ghi rõ) TT Chí phí chăn nuôi (1.000đ/tổng số con/đợt nuôi) Chăn nuôi/Thủy sản Số đợt xuất chuồng/năm, số con/từng đợt hoặc diện tích thủy sản/đợt) 1 Chi phí đầu tư ban đầu 2 Tổng số tiền mua con giống cho 1 đợt 3 Tổng số tiền mua các loại thức ăn cho 1 đợt 4 Tổng số tiền mua các loại thuốc phòng trị bệnh 5 Số tiền thuê nhân công cho tất cả các khâu cho 1 đợt (Tham gia khâu nào? 96 Chi phí thủy sản (1.000đ/tổng dt mặt nước/vụ nuôi) TT Chí phí chăn nuôi (1.000đ/tổng số con/đợt nuôi) Chăn nuôi/Thủy sản Chi phí thủy sản (1.000đ/tổng dt mặt nước/vụ nuôi) Làm đất, chăm sóc, thu hoạch? Số người tham gia, bao nhiêu ngày?) 6 Lao động gia đình ((Tham gia khâu nào? Làm đất, chăm sóc, thu hoạch? Số người tham gia, bao nhiêu ngày?) 7 Máy móc (Loại máy, giá mua ban đầu, tổng thời gian sử dụng. Chi phí thay thế, sửa chữa) 8 Nguyên/nhiên liệu 9 Khác (ghi rõ) Q14. Tiền lời của mô hình sản xuất trước khi chuyển đổi là bao nhiêu? ..................... triệu/năm (dành cho người đã chuyển đổi) Q15. Theo quan điểm của ông (bà) lợi ích xã hội mô hình hiện tại đem lại là gì? Vui lòng cho điểm từ 1 (thấp) - 5 (cao) cho từng tiêu chí. TT Tiêu chí cho điểm 1 Nâng cao thu nhập 2 Giải quyết thực trạng thừa lao động nông nghiệp 3 Sản phẩm dễ tiêu thụ 4 Sản phẩm an toàn nhờ áp dụng mô hình mới 5 Được nâng cao kiến thức và kỹ thuật 6 Sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng được bảo đảm 7 Cải tạo chất lượng đất 8 Dịch bệnh ít xảy ra 9 Bảo vệ nguồn nước vì sử dụng ít thuốc BVTV Điểm từ 1 đến 5 IV. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH CANH TÁC (chỉ dành cho đối tượng đã chuyển đổi) Q16. Xin ông (bà) cho biết mức độ đồng ý về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp 1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý 97 TT Nội dung MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý Đặc điểm người ra quyết định 1 2 3 4 5 1 Có nhận thức, suy nghĩ tích cực về mô hình sản xuất  mới 2 Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp 3 Nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe cho cá nhân  và cộng đồng  4 Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều  kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp bền vững 5 Nhận thấy mô hình mới phù hợp với xu hướng, điều  kiện kinh tế thị trường mới Nguồn lực của nông hộ      Đảm bảo nguồn nhân lực (lao động nông nghiệp) cho việc chuyển đổi mô hình  7 Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc chuyển đổi mô hình  8 Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai, phương tiện sản xuất,…) cho chuyển đổi mô hình  9 Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất cho việc chuyển đổi mô hình  Yếu tố kinh tế - xã hội      6 10 Tác động từ sự chuyển đổi mô hình của cộng đồng địa  phương 11 Yêu cầu thị trường (chất lượng, chủng loại, giá cả) đối  với loại nông sản của mô hình mới 12 Sức hút từ lợi nhuận của mô hình chuyển đổi mang lại 13 Nhận được sự hỗ trợ (giống, phân thuốc, đầu ra, kỹ  thuật, tài chính,…) của chính quyền địa phương 14 Điều kiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp (đường xá, cầu cống, điện nước,…) Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí        15 Tác động của rủi ro (thời tiết, dịch bệnh,…) trong sản xuất nông nghiệp  16 Điều kiệu đất đai và khí hậu phù hợp với mô hình chuyển đổi  Điều kiện về vị trí sản xuất (đường nước, giao thông, chợ,…) thuận lợi cho việc chuyển đổi mô hình  17 98 V. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT Q17. Ông/bà vui lòng cho biết những khó khăn khi sản xuất theo mô hình hiện tại?  Giá đầu ra biến động  Giá vật tư nông nghiệp cao (giống,…)  Vốn gia đình hạn hẹp  Biến đổi khí hậu  Thiếu đất sản xuất  Tiếp cận nguồn vốn vay khó  Dịch bệnh xảy ra nhiều  Kỹ thuật sản xuất phức tạp  Giao thông, thủy lợi hạn chế  Khác…………………………… Q18. Kế hoạch sản xuất trong thời gian tới? 1. Duy trì mô hình sản xuất 2. Mở rộng mô hình sản xuất 3. Chuyển sang mô hình sản xuất nông nghiệp khác (ghi rõ loại mô hình, lý do) Loại mô hình sẽ chuyển đổi:…………………………………………….. Lý do:…………………………………………………………………… Chân thành cám ơn sự hỗ trợ của ông (bà)! 99 [...]... vấn đề nghiên cứu của đề tài Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phong Điền Nội dung đề tài là nghiên cứu thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ở huyện Phong Điền và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi bằng phương pháp hồi quy Probit... từ các nguồn khác nhau + (năm) (người) VONDAUTU (Triệu đồng) Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2014 2.2.2 Đánh giá mức độ đồng ý của nông hộ đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Dựa vào cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tác giả xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông. .. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ ở huyện Phong Điền 2 - Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi huyện Phong Điền trong giai đoạn tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ trong giai đoạn 2004 – 2014 như thế nào? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chuyển. .. kê huyện Phong Điền trong giai đoạn 2004 – 2013 1.4.4 Phạm vi nội dung Phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ở huyện Phong Điền và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ Đề tài chỉ nghiên cứu những hộ đang có hoạt động chăn nuôi theo hướng kinh doanh và những hộ chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. .. là phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2004 – 2014 và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi để từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn huyện 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi. .. quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền nhằm xác định nguyên nhân cơ bản nào khiến nông hộ không chuyển đổi hay chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trong giai đoạn 2004 – 2014 Mô hình hồi qui Probit được xây dựng để nghiên cứu xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi với các biến độc lập như giới tính của người ra quyết QĐSX, tuổi của người ra QĐSX, trình độ học vấn của. .. liên quan) - Cần phân tích chuyển dịch kết cấu và ảnh hưởng kết cấu theo các chỉ tiêu khác nhau (sản lượng, giá trị sản xuất, lao động…) 17 2.1.3 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi Bởi vì chăn nuôi là một bộ phận trong kinh tế nông nghiệp nên việc xem xét lý thuyết chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là có cơ sở và hợp lý Sự... tế của vùng  Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân  Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật…  Tăng cường sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết định chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của nông hộ huyện Phong Điền Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn quyết. .. tế - xã hội cho từng mô hình 3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thông qua lược khảo các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Theo Phan Công Nghĩa (2007), yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn... phẩm Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, Phan Công Nghĩa (2007) cho rằng cần hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế như sau: - Chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi cơ cấu qua thời gian theo cả chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối (đặc biệt là chỉ tiêu tương đối) - Phân tích ảnh hưởng kết cấu là phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu đến các chỉ tiêu khác (ví dụ: các chỉ tiêu bình quân và các ... 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn định chuyển đổi cấu chăn nuôi nông hộ huyện Phong Điền Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến xác suất lựa chọn định chuyển đổi cấu chăn nuôi nông hộ huyện. .. ý nông hộ yếu tố ảnh hưởng đến định chuyển đổi cấu chăn nuôi Dựa vào sở lý luận yếu tố ảnh hưởng đến định chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp, tác giả xây dựng mô hình yếu tố ảnh hưởng đến định. .. trung vào việc phân tích thực trạng chuyển đổi cấu chăn nuôi huyện Phong Điền xác định yếu tố ảnh hưởng đến định chuyển đổi cấu chăn nuôi nông hộ Đề tài nghiên cứu hộ có hoạt động chăn nuôi theo hướng

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN