1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh vĩnh long

67 698 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 837,3 KB

Nội dung

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING --------------- NGUYỄN TRỌNG HƯNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING --------------- NGUYỄN TRỌNG HƯNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ THỦY TIÊN TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện luận văn “Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long” tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, chuyên gia, bạn bè.... Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tp.hcm, ngày 11 tháng 8 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Trọng Hưng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình Cao học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn đến: Quý thầy cô Trường Đại học Tài chính Marketing Tp.hcm đã hết lòng tận tuỵ, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua, đặc biệt là PGS. TS Hồ Thuỷ Tiên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại tỉnh Vĩnh Long”. Tôi xin chân thành cám ơn các hộ gia đình đã tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích đề tài nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã tại các huyện trong tỉnh Vĩnh Long đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Cũng xin cảm ơn đến các bạn sinh viên của Trường Cao đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cho đề tài nghiên cứu. Xin cảm ơn sự động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific): Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc. UNFPA (United Nations for Population Fund): Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund): Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc NQ: Nghị quyết CP: Chính phủ TD: Tín dụng BLĐTBXH: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội TCTD: Tổ chức tín dụng NĐ: Nghị định ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội NH CSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội NH TMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM: Ngân hàng thương mại QTDND: Qũy tín dụng nhân dân TCXH: Tổ chức xã hội UBND: Uỷ ban nhân dân CT: Chính thức BCT: Bán chính thức PCT: Phi chính thức SXKD: Sản xuất kinh doanh DANH MỤC HÌNH HÌNH 3.1: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................... 18  HÌNH 4.1 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO KHÔNG ĐI VAY THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC................................................................................. 37  HÌNH 4.2 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO KHÔNG ĐI VAY THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG BCT................................................................................................... 38  HÌNH 4.3 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO KHÔNG ĐI VAY THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG PCT ................................................................................................... 38  HÌNH 4.4 NGUYÊN NHÂN HỘ NGHÈO MUỐN VAY VỐN NHƯNG KHÔNG VAY ĐƯỢC Ở THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ........... 39  DANH MỤC BẢNG BẢNG 3.2 TỔNG HỢP CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH .............. 26  BẢNG 4.1 CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG NĂM 2014 ............................... 29  BẢNG 4.2 SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2009-2014 THEO ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................... 31  BẢNG 4.3 THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ CHỦ HỘ...................................... 33  BẢNG 4.4 TÌNH HÌNH TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NGHÈO THEO ĐỊA BÀN NĂM 2014 .................................................................................................... 39  BẢNG 4.5 SỐ HỘ NGHÈO ĐI VAY PHÂN LOẠI THEO SỐ NGUỒN ĐI VAY ............................................................................................................................... 41  BẢNG 4.6 TỔNG HỢP ƯU ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI TÍN DỤNG .................. 42  BẢNG 4.7 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH PROBIT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO ................................................................................................. 43  MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1  1.1TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ..................................................................... 1  1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. ........................................................... 1  1.2.1. Mục tiêu chung: ................................................................................................ 1  1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................ 2  1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ...................................................................................... 2  1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ....................................................... 2  1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2  1.4.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu:........................................................................ 2  1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu: ......................................................................... 3  1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................................................................... 3  1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. .................................... 3  1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:......................................................................................... 4  CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ LUẬN ................................................................. 5  2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: .......................... 5  2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 5  2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG ............................................................. 8  2.2.1 Khái niệm về tiếp cận tín dụng:......................................................................... 8  2.2.2 Phương pháp tiếp cận. ....................................................................................... 9  2.2.3 Ý nghĩa việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng .......................................... 12  2.2.4 Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng: ...................................... 13  2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ:............................................ 13  2.3.1 Nước ngoài: ..................................................................................................... 14  2.3.2 Trong nước: ..................................................................................................... 15  CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 18  3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: gồm các bước sau: .............................................. 18  3.2. MÔ TẢ DỮ LIỆU: .................................................................................................. 18  3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................................................. 21  3.3.1 Cỡ mẫu ............................................................................................................ 21  Bảng 3.1 Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long .......... 21  3.3.2 Phương pháp lấy mẫu ...................................................................................... 21  3.4 DIỄN ĐẠT VÀ MÃ HÓA THANG ĐO: ............................................................... 21  CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 28  4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2014.28  4.2 THỰC TRẠNG VIẾT TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO HIỆN NAY ............................................... 32  4.2.1. Đặc điểm của chủ hộ và hộ gia đình .............................................................. 32  4.2.1.1. Đặc điểm của chủ hộ ................................................................................... 32  4.2.2 Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo........................... 36  4.3 KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG. ................................................................................................ 42  CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 47  5.1. KẾT LUẬN: ............................................................................................................ 47  5.2. KIẾN NGHỊ: ........................................................................................................... 48  5.2.1 Đối với hộ nghèo: ............................................................................................ 48  5.2.2 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có liên quan..................................... 48  5.2.3 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long ................................... 49  5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: ..................................... 50  TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 52  PHỤ LỤC ............................................................................................................... 54  CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Nền kinh tế nước ta đang hoạt động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phần lớn dân cư tận dụng được nhiều cơ hội thuận lợi, phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên khá giả. Một bộ phận dân cư khác do gặp những rủi ro bất khả kháng rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Quy luật phân hóa giàu nghèo dưới tác động của cơ chế thị trường nếu không có sự điều phối của Nhà nước sẽ diễn ra ngày càng sâu sắc. Đến cuối năm 2013, cả nước nói chung còn hơn 1,5 triệu hộ nghèo, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao, riêng tỉnh Vĩnh Long còn 12.623 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,57% tổng số hộ trên địa bàn. Tỉnh cũng đã triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp tục được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập để vươn lên khá, giàu. Về lâu dài, chính sách này góp phần cải thiện dần các vấn đề về an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong thực tế, hộ nghèo không được thụ hưởng chương trình tín dụng chính sách và rất khó khăn để tiếp cận với nguồn vốn từ Ngân hàng thương mại. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ấy, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính Sách Xã hội tỉnh Vĩnh Long, nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với tỉnh Vĩnh Long. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 1.2.1. Mục tiêu chung: Đề tài này được nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo, từ đó tìm ra một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi chính thức cho hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long. 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng vay vốn ưu đãi của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2014. Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014. Mục tiêu 3: Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Thực trạng các hộ nghèo tại Vĩnh Long tiếp cận tín dụng ưu đãi chính thức tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long như thế nào? - Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nghèo tại Vĩnh Long? - Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo trong tỉnh Vĩnh Long. 1.4.2. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tiếp cận tín dụng vốn vay ưu đãi và các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014. Vùng nghiên cứu được chọn dựa theo số liệu thống kê các hộ nghèo được tập trung tiêu biểu và do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo và theo số lượng người tham gia chương trình cho vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội của tỉnh Vĩnh Long. Mỗi xã, thị trấn được chọn và phỏng vấn trực tiếp tại nhà một cách ngẫu nhiên theo thông tin thu thập từ ngân hàng trên tại huyện và chính quyền địa phương. 2 1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu: - Số liệu lấy từ các số liệu thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2009 – 2014. - Số liệu tiến hành điều tra khảo sát trong năm 2014. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp: - Định tính: + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân tích tổng hợp + Phương pháp thống kê mô tả - Định lượng: điều tra khảo sát nhằm xác định mức độ ảnh hưởng các yếu tố thông qua số liệu điều tra và chạy mô hình + Mô hình Probit có dạng như sau: Prob (Y = 1│x) = F(x’β + u) Trong đó: Biến phụ thuộc (hanchetindung) là khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng ưu đãi, đây là một biến giả. Y=1: hộ bị hạn chế tín dụng; Y=0: hộ không bị hạn chế tín dụng. xi là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ nghèo có vay được vốn hay không như: quan hệ xã hội của chủ hộ, tuổi tác, thu nhập và thời gian cư trú của hộ nghèo,… 1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI. - Ý nghĩa khoa học: Có cái nhìn tổng thể về thực trạng cho vay vốn tín dụng ưu đãi tại địa bàn nghiên cứu. Xác định được những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận và sử dụng vốn vay đến thu nhập của đối tượng vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng của hoạt động cho vay ưu đãi cho hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long. 3 - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất những giải pháp hợp lý để góp phần giúp hộ nghèo có thể nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả, nhằm cải thiện đời sống và vươn lên thoát nghèo. 1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về lý luận. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và Kiến nghị 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 2.1.1. Khái niệm - Tín dụng: là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật, tiền tệ từ người cho vay sang người đi vay, trong đó người đi vay phải hoàn trả cho người chủ sở hữu cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh - có nghĩa là lòng tin, sự tin cậy, sự tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn. Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng, các hình thức tín dụng chủ yếu bao gồm: tín dụng nhà nước, tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Trong đó tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng là các hình thức tín dụng chính thức, tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phi chính thức (Phạm Hoài Bắc, 2003). - Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng trong đó người bán, nhà cung cấp đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hoá đã mua trong một khoảng thời gian nhất định (Trần Ái Kết, 2009). - Tổ chức tín dụng: Là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (Điều 4 - Luật các TCTD số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010). - Khả năng bị giới hạn tín dụng: Là khả năng mà người đi vay có thể nhận được các khoản vay với số lượng vốn vay ít hơn nhu cầu xin vay (Martin Petrick, 2004). 2.1.2. Phân loại tín dụng: Có nhiều cách phân loại, xét về phương diện pháp lý có thể phân chia thị trường tín dụng thành thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng phi chính thức: - Tín dụng chính thức: Là hình thức huy động vốn và cho vay thông qua các tổ chức trung gian tài chính có đăng ký hoạt động và hoạt động công khai theo Luật, hoặc chịu sự quản lý và giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp. Hoạt động theo hình thức 5 này có hệ thống ngân hàng, kho bạc Nhà nước, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức kinh tế có hoạt động ngân hàng, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các chương trình và dự án của các ngành được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của Chính phủ và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp Liên hiệp quốc (IFDA). - Tín dụng phi chính thức: Khái niệm tín dụng phi chính thức được dùng ở đây với nghĩa tương đối, phản ảnh một thực trạng tài chính rất phức tạp ở nông thôn nước ta hiện nay. Thuật ngữ phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất). Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn so với lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè...) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác. Vì vậy, để cho bao quát nên hiểu tín dụng phi chính thức bao gồm những giao dịch tín dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ của Luật Tổ chức tín dụng. - Tín dụng bán chính thức: Bên cạnh tín dụng chính thức và không chính thức, tín dụng bán chính thức gần đây cũng được hình thành và phát triển thông qua các chương trình tín dụng vi mô, Kỷ yếu Khoa học 2012: 144-165 Trường Đại học Cần Thơ 148 được cấp vốn bởi các chương trình hỗ trợ từ các quỹ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ (NGO). Loại hình tín dụng này cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô cho những hộ bị loại khỏi khu vực tín dụng chính thức. Tuy nhiên, khu vực tín dụng bán chính thức có một vai trò nhỏ trong việc cung cấp tín dụng vi mô tại Việt Nam vì hệ thống tài chính thiếu một khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tài chính này (trước Luật Các Tổ Chức Tín Dụng sửa đổi, được ban hành tháng 6 năm 2012). 6 Lĩnh vực tín dụng bán chính thức đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp các khoản vay nhỏ cho nhóm người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ sống ở nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Khu vực này dựa trên các chương trình tài chính vi mô, được thực hiện bởi các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân. Các tổ chức này có vốn riêng, quản lý tiền tiết kiệm của các thành viên và quỹ từ các nguồn tài trợ khác. Họ đã cho các đối tượng hưởng lợi vay vốn trực tiếp. “Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay được gọi là "5 Cs" bao gồm: Vốn, tài sản đảm bảo, điều kiện, đặc điểm, khả năng trả nợ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào đặc điểm của người vay (Jovita M.Corpuz và Ferdinand Paguia, 2008). Vì vậy, hầu hết các hoạt động tài chính vi mô phát triển theo dự án thực hiện ở cấp tỉnh địa phương. Do thông tin không đầy đủ và số liệu thu thập bị hạn chế, tín dụng bán chính thức không được đề cập trong nghiên cứu này. 2.1.3 Hộ nghèo, tín dụng hộ nghèo và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo: - Hộ nghèo: Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo. Theo Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. - Tín dụng đối với hộ nghèo: là những khoản tín dụng ưu đãi chỉ dành riêng cho những hộ nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi. Để vay được vốn ưu đãi, hộ nghèo không phải thế chấp tài sản, tuy nhiên phải thỏa mãn 3 điều kiện đó là: có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; có tên trong danh sách hộ nghèo và là thành viên của các tổ Tiết kiệm và vay vốn 7 - Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo: + Là động lực giúp hộ nghèo vượt qua nghèo đói: Khi được vay vốn hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được khoa học kỹ thuật, công nghệ mới như các giống cây, con mới, kỹ thuật canh tác mới đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. + Tín dụng ngân hàng làm giảm tệ nạn cho vay nặng lãi ở các vùng nông thôn. Giúp người nghèo có việc làm, nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, đẩy mạnh hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường. + Cung ứng vốn cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới: Từ nguồn vốn vay, các hộ nghèo có điều kiện thay đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có điều kiện phát triển, trật tự an ninh, an toàn xã hội được giữ vững tạo bộ mặt nông thôn mới ở các vùng quê. - Rủi ro đối với tín dụng hộ nghèo: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo là hoạt đông có tính rủi ro cao. Ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi....thường xẩy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn còn là những nguyên nhân khác từ bản thân hộ nghèo như: Thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. 2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG 2.2.1 Khái niệm về tiếp cận tín dụng: Là việc người dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh hiểu biết và có thể vay vốn được tại các tổ chức tín dụng. Hay còn gọi là vay vốn ngân hàng là hình thức phát sinh giao dịch bằng tài sản giữa một bên là các ngân hàng gọi là bên cho vay và một bên là các cá thể, doanh nghiệp gọi là bên vay. Bên cho vay sẽ chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên đi vay sẽ có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay cả vốn lẫn lãi khi đến hạn phải thanh toán đã thỏa thuận. 8 2.2.2 Phương pháp tiếp cận. 2.2.2.1 Phương pháp tiếp cận cổ điển: Tại các nước đang phát triển, thị trường không hoàn hảo hạn chế vai trò của các trung gian tài chính trong thị trường tín dụng. Phương pháp tiếp cận cổ điển cho rằng, ở các nước đang phát triển, thu nhập thấp giới hạn tiềm năng tiết kiệm. Vì thế, vai trò của Chính phủ trong việc tăng tiết kiệm, tạo tín dụng và cấp vốn cho những nơi cần thiết là vô cùng quan trọng. Về mặt nhu cầu tín dụng, tín dụng được xem là đầu vào quan trọng trong sản xuất và việc không sẵn có của vốn là nguyên nhân của sự trì trệ, chậm tăng trưởng và làm giới hạn cơ hội đầu tư của người dân cũng như doanh nghiệp. Do đó, nền nông nghiệp ở những nước đang phát triển cũng sẽ tăng trưởng chậm lại vì thiếu nguồn cung tín dụng. Mặt khác, lãi suất trên thị trường tín dụng quá cao so với những hộ vay nhỏ. Điều này buộc họ phải tìm nguồn vốn thiết yếu khác cho đầu tư tăng năng suất. Từ đó, nó tạo ra khe hở cho những người cho vay độc quyền kiếm lời. Vì vậy, phương pháp tiết kiệm cổ điển chú trọng việc khuyến khích giá đầu vào. Tức là việc giảm lãi suất sẽ làm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất và tạo nên sự khuyến khích cần thiết cho việc hình thành vốn sản xuất. Trong trường hợp này, trường phái cổ điển ủng hộ cho các chính sách tín dụng lãi suất thấp như lãi suất trần, luật chống cho vay nặng lãi và lãi suất trợ cấp, … Theo trường phái này, vai trò của các chương trình tín dụng của Chính phủ trở nên rất quan trọng trong việc can thiệp vào việc lập ngân quỹ cho từng vùng cụ thể, đặc biệt là nông nghiệp, từng nhà sản xuất cụ thể, đặc biệt là các công ty nhỏ và nông dân vì đây là những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhất của thị trường chưa hoàn hảo. 2.2.2.2 Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính: Cũng giống như trường phái cổ điển, trường phái kìm hãm tài chính cũng cho rằng, thị trường tín dụng bị phân khúc và kém hoàn hảo. Tuy nhiên, trường phái kìm hãm tài chính cũng phản bác lại những lập luận của trường phái cổ điển, trường phái kìm hãm tài chính cho rằng, các chính sách tài chính của chính phủ đã kìm hãm thị trường tài chính phát triển theo đúng hướng của nó. Họ cho rằng, Chính phủ đã can thiệp quá sâu vào giá cả trên thị trường tự do. 9 Việc ấn định lãi suất thấp trong cho vay chính thức đã phá hỏng cân bằng về cung cầu trong hệ thống tài chính và bóp méo nhu cầu về các khoản vay. Do đó, tín dụng rơi vào những khách hàng vay lớn, vào những người có quyền lực chính trị và vào những người có sự bảo trợ. Cho nên, lý thuyết kìm hãm tài chính tập trung vào cả hai mặt: lượng tiền tiết kiệm và lượng tiền cho vay trong thị trường tài chính. Về nguồn cung tín dụng, lý thuyết này căn cứ vào lập luận là các cá nhân sẽ chú trọng đến lợi nhuận khi họ gửi tiền trong điều kiện có rủi ro. Trong đó, lợi nhuận là lãi suất của các khoản tiết kiệm và rủi ro gửi tiền là tỷ lệ lạm phát. Do đó, theo phương pháp tiếp cận “sự co giãn lãi suất” cho rằng, lãi suất thực cao và sự cố định giá cả là điều kiện cho việc thu hút các nguồn tiền tiết kiệm. Ngược lại, lãi suất tín dụng thấp sẽ kìm hãm sự phát triển của các tổ chức tài chính chính thức. Vì có trần lãi suất, các ngân hàng không thể tăng nguồn huy động tiết kiệm, họ phụ thuộc phần lớn vào khung cấp tín dụng của ngân hàng trung ương. Từ đó, họ không thể huy động được những nguồn tiết kiệm khác, đặc biệt là khu vực nông thôn. Ngoài ra, trong bất kỳ trường hợp nào, mức lãi suất thấp và không cân bằng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong chỉ định các nguồn cung ứng tín dụng. Theo một số kết quả nghiên cứu cho rằng, chính sách lãi suất thấp sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về các khoản vay, tạo nên áp lực về đầu cơ và buộc phải đưa ra các cơ chế không định giá. Điều này làm cho các ngân hàng cung cấp “tín dụng lãi suất thấp”, nhưng thực tế lại khác, mặc dù lãi suất danh nghĩa có thể thấp, nhưng chi phí tiền mặt và chi phí cơ hội của người vay trong suốt thời gian thực hiện thủ tục vay vốn là rất cao. Bên cạnh đó, với mức lãi suất bắt buộc, các tổ chức tài chính tái phân phối lại danh mục tín dụng cho những hộ lớn quen biết hơn là lập quan hệ với những hộ vay nhỏ và các khách hàng có rủi ro cao hơn. Hơn nữa, tín dụng lãi suất thấp cũng là cơ hội cho những kẻ tìm kiếm khe hở độc quyền. Điều này không chỉ dẫn đến thị trường tín dụng hoạt động kém hiệu quả và bị xuyên tạc mà còn cản trở việc vay vốn của người nghèo và làm tăng cơ hội cho tham nhũng và quan liêu. 10 Mặt khác, theo trường phái kìm hãm tài chính cho rằng, với một lượng nhỏ quỹ, người nông dân chỉ có thể đầu tư kỹ thuật lạc hậu và họ sẽ nhận phần lợi nhuận thấp. Ngược lại, nếu anh ta có đủ vốn, anh ta sẽ tiếp cận với kỹ thuật hiện đại. Từ đó, lợi nhuận sẽ cao và sẽ làm cho mức tiết kiệm tích lũy của anh ta vượt xa ngưỡng thấp nhất ban đầu. Cho nên, lãi suất cao sẽ khuyến khích người gửi tiền mà không kiềm hãm đầu tư. Vì vậy, các cách giải quyết chính sách theo lý thuyết kiềm hãm tài chính là giải phóng tự do cho tài chính và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào mọi mặt trên thị trường tài chính. Điều này cũng bao gồm việc hạn chế mọi hình thức quản lý giá như lãi suất trần, hạn ngạch tín dụng, ngân quỹ cho vay và bù lỗ, … 2.2.2.3 Phương pháp tiếp cận hiện đại: Trường phái này cho rằng nguồn vốn cho vay trong thị trường tài chính nông thôn phải được hình thành chủ yếu từ nguồn tiết kiệm. Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo nguồn cho vay là rất quan trọng. Hơn nữa, chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ người nghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp. Vốn tiết kiệm sẽ giúp người nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói (thu nhập thấp, không dư thừa cho tiết kiệm, không đầu tư, năng suất thấp, thu nhập thấp). Ngoài ra, huy động vốn tốt có nghĩa là nguồn vốn trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn và đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổ chức tài chính vì nó giảm sự phụ thuộc của ngân hàng đối với các nguồn vốn bên ngoài và đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng, đánh giá tốt hơn về khả năng tín dụng của khách hàng, đồng thời cũng giảm chi phí và khả năng đổ vỡ tín dụng thấp hơn. Ngoài ra, trường phái này chỉ ra rằng thị trường tài chính nông thôn thường bị phân đoạn và hoạt động không hoàn hảo. Sự cố gắng của Chính phủ trong việc mở rộng mạng lưới các tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tín dụng đa dạng của người dân. Bên cạnh đó, việc hạn chế tín dụng tồn tại ngay cả trong thị trường cạnh tranh tự do vì cơ chế lãi suất đã không đủ khả năng cân bằng giữa cung và cầu của tín dụng. Mặt khác, do thiếu các định chế tài chính chính thức ở thị trường tài chính nông thôn nên những người có nhu cầu vay nhỏ, đặc biệt là những người nghèo, thường không gia nhập được thị trường tài chính chính thức. 11 Vì vậy, hai hướng giải quyết của trường phái tiếp cận hiện đại là tổ chức lại các định chế tài chính truyền thống, xây dựng các định chế tài chính mới để các định chế này hoạt động năng động hơn, gần khách hàng hơn nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hoạt động. Hướng giải quyết thứ hai là thực hiện mối liên kết giữa thị trường tài chính chính thức và phi chính thức. Các tổ chức tín dụng chính thức sẽ sử dụng các tổ chức tín dụng phi chính thức như là kênh dẫn vốn của mình. Ở nhiều nước đang phát triển như Đài Loan, Indonesia…. Việc vận dụng các lý thuyết mới đã giúp hệ thống tài chính nông thôn phát triển vững mạnh và hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt là cung ứng tốt các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng cho các hộ nông dân và các hộ nghèo. 2.2.3 Ý nghĩa việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng 2.2.3.1 Đối với đối tượng đi vay: Các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn, điều này đồng nghĩa với người dân có được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh. Giúp cho người nghèo thoát nghèo sau quá trình xoá đối giãm nghèo và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập cộng đồng. Giúp cho người vay hiểu được trách nhiệm của mình trong quan hệ vai mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh để tạo thu nhập trả nợ ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát. 2.2.3.2 Đối với cơ quan tín dụng: Khẳng định được vai trò của mình đối với các hộ dân, các nguồn vốn cho vay trong hộ dân được mở rộng, các dự án cho vay được thực hiện tốt, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan tín dụng và người dân, thu được khoản lãi từ việc cho vay. 2.2.3.3 Đối với kinh tế địa phương: Góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế các mặt tiêu cực. Tạo bộ mặt mới trong đời sống ở địa phương. Nền kinh tế địa phương phát triển, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ chế khoán hộ trong nông nghiệp, từng bước nâng cao nâng suất trong sản xuất 12 nông nghiệp. Góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội. 2.2.4 Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng: Các nghiên cứu về tiếp cận tín dụng đa phần được xây dựng trên nền tảng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thông tin bất đối xứng. Các nghiên cứu này thường được thực hiện ở từng thị trường hoặc cả ba thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức để so sánh tác động của từng yếu tố lên thị trường tương ứng. Đối với thị trường tín dụng chính thức và cả phi chính thức, các nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, phần lớn khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay thường bị ảnh hưởng bởi nhóm các yếu tố đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình như: - Tuổi của chủ hộ: tuổi càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng càng hạn chế. - Giới tính: theo Trần Thơ Đạt (1998) chủ hộ là nữ ít tiếp cận với hình thức tính dụng chính thức. Họ thích vay từ các chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ vì thủ tục đơn giản không cần phải thế chấp tài sản. - Học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ càng nhiều hơn. - Dân tộc: Chủ hộ là dân tộc kinh thì họ sẽ dễ tiếp cận với thông tin bằng tiếng việt hơn các dân tộc khác. - Tỷ lệ phụ thuộc: Số người phụ thuộc trong hộ càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng thấp. - Quan hệ xã hội: Có bạn bè, người thân càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao. 2.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ: Hầu hết các nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nghèo ở cả ba thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và phi chính thức mà chủ yếu hai thị trường tín dụng được nghiên cứu nhiều nhất là nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Việc nghiên cứu các đối tượng tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng 13 vốn tín dụng được nhiều tác giả quan tâm và sử dụng nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau mà cụ thể chia thành các nhóm sau đây: 2.3.1 Nước ngoài: Mô hình Probit và Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của các đối tượng nghiên cứu. 2.3.1.1 Nghiên cứu của Okurut, (năm 2004) Thực hiện việc nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn về nhu cầu tín dụng hộ nghèo tại Uganda. Mô hình hồi qui OLS được tác giả sử dụng để thực hiện đo lường các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nghèo mà không sử dụng các mô hình Probit và Tobit như những đề tài trên. Tiếp nối chủ đề này, Okurut (2006) lại tiếp tục thực hiện nghiên cứu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của người nghèo và người Da màu trong khu vực tài chính phân đoạn ở Nam Phi. Mô hình logit đa thức được dùng để ước tính yếu tố ảnh hưởng tiếp cận vào hình thức tín dụng chung, mô hình Heckman được dùng để ước t ính các yếu tố ảnh hưởng tiếp cận vào tín dụng cho người nghèo, mô hình probit dùng cho phương pháp ước tính của yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng cho người da màu. Đây là sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng với nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chi phí và điều kiện cho vay có thể bị han chế đối với một số người đi vay có rủi ro cao. 2.3.1.2 Nghiên cứu của Kedir (năm 2007) Nghiên cứu này đã sử dụng số liệu điều tra hộ gia đình năm 2000 ở vùng thành thị của Ethiopia cho các hộ riêng biệt để xác định các yếu tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của các hộ này trong vùng nghiên cứu. Tác giả tìm thấy một tỷ lệ cao (26,6%) của hạn chế tín dụng của hộ gia đình, phần lớn trong số đó là những mẫu khó tiếp cận được nguồn tín dụng . Đối với các yếu tố tác động đến hạn chế tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay, nghiên cứu của Kedir (2007) cho thấy các biến vị trí địa lý của các hộ gia đình, nguồn lực hộ gia đình hiện tại, học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản, tài sản thế chấp, số người phụ thuộc, tình trạng hôn nhân và dư nợ là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng. 14 Các đặc tính của khách hàng vay, tức là mặc dù có tất cả các thông tin về cá nhân và hộ gia đình nhưng cũng không thể giúp dự đoán những người sẽ nhận được tín dụng hay không, điều này còn tùy thuộc vào quy chế xét nhận tín dụng 2.3.1.3 Nhóm nghiên cứu phát triển (DERG) của Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen (UoC), (năm 2010) Cũng nghiên cứu ước lượng các mô hình xác suất tuyến tính và các tác động không đổi của xác suất của việc có một khoản vay, xác suất của việc có khoản vay theo nguồn, và xác suất của việc có khoản vay theo mục đích sử dụng để đánh giá các yếu tố quyết định đến tiếp cận tín dụng thông qua việc sử dụng mô hình lựa chọn mẫu Heckman. Đề tài cũng sử dụng phân tích số liệu chéo qua các năm để đánh giá tính hiệu quả của tín dụng đối với các đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng sử dụng cách tiếp cận các biến công cụ để khắc phục vấn đề mang tính nội sinh trong quá trình nghiên cứu. 2.3.2 Trong nước: 2.3.2.1 Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hà (năm 2001) Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay, lại sử dụng mô hình Probit kết hợp phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất nghiên cứu về việc quyết định tiếp cận tín dụng của nông dân ở vùng Đồng bằng Sông Hồng của Việt Nam. Tác giả chỉ ra rằng giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cũng sử dụng mô hình Probit để tính xác suất nông hộ tiếp cận tín dụng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của nông hộ. 2.3.2.2 Nghiên cứu của Vương quốc Duy & Lê Long Hậu (năm 2008) Tác giả thực hiện việc nghiên cứu vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó, tác giả không sử dụng tiếp mô hình Tobit hay ước lượng bình phương nhỏ nhất để đánh giá khả năng tiếp cận lượng vốn vay của các nhân tố mà tác giả lại nghiên cứu sự khác biệt của nông hộ vay vốn và không vay vốn dựa trên các tiêu chí thông qua phương pháp so sánh từng cặp. 15 2.3.2.3 Đối với nghiên cứu của Trần Bình Minh (năm 2010) Tác giả cho thấy các yếu tố quyết định làm hạn chế tín dụng ở đây là do ba biến: nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng trong quá trình vay vốn, lịch sử thanh toán các khoản nợ và sự tiếp xúc với bất kỳ ai làm việc trong các khu vực tín dụng đó. Ngoài ra, tuổi của chủ hộ cũng có ảnh hưởng, nam thì có cơ hội vay được cao hơn vì họ có được trình độ cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ thuộc và tổng giá trị tài sản thì bị ảnh hưởng rất nhỏ. Điểm khác trong nội dung nghiên cứu này là tác giả nghiên cứu hạn chế tín dụng ở cả 3 thị trường so với các nghiên cứu khác cùng nội dung. Một điểm đáng lưu ý nữa đối với vấn đề bị hạn chế tín dụng là thông tin tín dụng ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, hộ nghèo nhận được thông tin vay vốn tín dụng phần lớn từ chính quyền địa phương. Riêng đối với Trần Bình Minh (2010) Nghiên cứu yếu tố quyết định hạn chế tín dụng ở thị trường tín dụng nông thôn cho thấy các hộ gia đình nông thôn Việt Nam có thể tiếp cận vốn vay ở 3 khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức thông qua bộ số liệu được thu thập từ bốn tỉnh thành từ điều tra mức sống của hộ gia đình Việt Nam năm 2002. Kết quả là các hộ gia đình đều bị hạn chế tín dụng trong cả ba khu vực cung cấp vốn vay. Điểm khác trong nội dung nghiên cứu này là tác giả nghiên cứu hạn chế tín dụng ở cả 3 thị trường so với các nghiên cứu khác cùng nội dung. 2.3.2.4 Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thơ (2010): Tác giả nghiên cứu phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà ôn – Tỉnh Vĩnh Long, bằng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính. Tác giả đã sử dụng hồi quy tuyến tính, tác giả đã chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa, phát huy yếu tố ảnh hưởng tốt, khắc phục yếu tố có ảnh hưởng xấu. Cụ thể mô hình probit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tính dụng và mô hình Tobit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Độ tin cậy của mô hình là10%. Kết quả mô hình probit cho thấy có 6 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10% là số lao động, khoảng cách từ nhà đến huyện, điện thoại, mức độ quen biết trong xã hội, thu nhập và giới tính. Trong đó hai biến có dấu đúng như kỳ vọng là số lao động và biến điện thoại, các biến còn lại thì dấu kỳ vọng ngượi lại. Giá trị kiểm định mô hình 16 (P=0.0013) và phần trăm dự báo đúng của mô hình là khá cao (81.67%), mức phù hợp của mô hình là tương đối chấp nhận được. Kết quả xử lý mô hình Tobit cho thấy giá trị P kiểm định của mô hình rất có ý nghĩa (0,000). Có 4 hệ số ước lượng có ý nghĩa ở mức 5% hầu hết đúng như dấu kỳ vọng trong mô hình, chỉ có biến giới tính là ngược dấu với kỳ vọng. Điều này có nghĩa là khối lượng tiền vay chính thức mà hộ vay nhận được phụ thuộc vào giới tính, trình độ, mục đích vay và diện tích đất. (Đây là mô hình nghiên cứu) 2.3.2.5 Lê Văn Trinh (2010) và Nguyễn Thị Thanh Lâm (2011) Tác giả cũng thực hiện việc nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và lượng vốn vay của hộ nghèo trong thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả cho thấy không có sự khác biệt về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay ở cả hai thị trường. Kết luận chương 2 Chương 2 đã trình bày đước các cơ sở lý thuyết về việc tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của các Hộ nghèo và mô hình nghiên cứu trước đó gồm các vấn đề chính sau: - Lý luận tín dụng, phân loại tín dụng. - Lý thuyết về tiếp cận tín dụng và phương pháp tiếp cận tín dụng. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo. Tóm lại các lý luận đã nêu ở chương 2 cho thấy rằng việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo là một vấn đề hết sức quan trong trong giai đoạn hiện nay. Những mô hình đã nghiên cứu trước đó cũng là cơ sở để các chương ta tiếp tục phân tích và đáng giá thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi trên địa bàn tỉnh vĩnh long. 17 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: gồm các bước sau: Nghiên cứu này sẽ được thực hiện theo các bước được trình bày như sau: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bảng câu hỏi chính thức Mô hình nghiên cứu đề xuất Điều chỉnh mô hình và các thang đo Phỏng vấn sâu và phát bảng câu hỏi thử nghiệm Các Phân tích Đánh giá thang đo Độ tin cậy Kiểm định mô hình lý thuyết Hồi quy đa biến Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Bước 1: Thiết lập bảng câu hỏi phù hợp với nội dung cần nghiên cứu. Bước 2: Tiến hành lấy số liệu sơ cấp và thứ cấp. Bước 3: Đánh giá sơ bộ số liệu thu thập được. Bước 4: Nhập liệu và chạy SPSS, từ kết quả đó ta tiến hành đánh giá. Bước 5: Kết luận và Kiến nghị đến các đơn vị có liên quan. 3.2. MÔ TẢ DỮ LIỆU: Nghiên cứu này dựa theo mô hình nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thơ đã nghiên cứu vào năm 2010. Do trước đó tác giả nghiên cứu phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà ôn – Tỉnh Vĩnh Long, bằng 18 phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin Dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn như các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí, internet. Ngoài ra số liệu còn được thu thập thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá của Ngân hàng Chính sách xã hội, phòng nông nghiệp, phòng thống kê các huyện trong tỉnh Vĩnh Long. Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các đối tượng là hộ nghèo với bảng câu hỏi được soạn sẵn. Hình thức thu thập số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, theo đó dựa vào số liệu cung cấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long thống kê năm 2014 và từ địa bàn nghiên cứu tại huyện trong tỉnh để nghiên cứu. Những hộ dân trong vùng nghiên cứu được chọn và phỏng vấn một cách ngẫu nhiên, được tiến hành trực tiếp tại nhà của các hộ dân trong khu vực nghiên cứu, sau đó sẽ lọc ra những hộ được xếp là hộ nghèo trên địa bàn năm 2014, sau đó lọc ra xem những hộ có tham gia vay vốn theo từng năm 2009 hoặc 2010 hoặc 2104 nhưng không tham gia vay vốn ở các năm còn lại và những hộ không tham gia cả ba giai đoạn trên để bắt đầu phân ra nhóm nghiên cứu. Ngoài các đối tượng phỏng vấn trực tiếp là các hộ dân trên địa bàn, còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long hiện có trên địa bàn nghiên cứu. Để đảm bảo các số liệu điều tra có ý nghĩa về mặt thống kê, một cỡ mẫu được chọn phải đủ lớn để đảm bảo độ chính xác của số liệu điều tra so với tổng thể. Với cỡ mẫu là 300 hộ là cở mẫu cần điều tra. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch dữ liệu, các bước sau sẽ được tiến hành: 19  Lập bảng thống kê mô tả mẫu thu thập được theo các biến phân loại như giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ, thu nhập.... để phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo.  Phương pháp phân tích  Đối với mục tiêu (1): Phân tích thực trạng vay vốn của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 – 2014 được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm mô tả và trình bày khái quát về thị trường tín dụng nông thôn ở huyện trong tỉnh Vĩnh Long cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu.  Đối với mục tiêu (2): Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội ở các huyện tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014. Đối với mục tiêu này bài viết sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit. Tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi hộ nghèo ở các huyện tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014, bài viết sử dụng mô hình Probit. Mô hình Probit có dạng như sau: Prob (Y = 1│x) = F(x’β + u) (3.1) Trong đó: + Biến phụ thuộc (hanchetindung) là khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng , đây là một biến giả. Y=1: hộ bị hạn chế tín dụng; Y=0: hộ không bị hạn chế tiếp cận tín dụng. xi là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ nghèo có vay được vốn hay không như: quan hệ xã hội của chủ hộ, tuổi tác, thu nhập và thời gian cư trú của hộ nghèo,… 20 3.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3.3.1 Cỡ mẫu Bảng 3.1 Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long Địa bàn nghiên cứu Số hộ nghèo Số hộ Tỷ trọng (%) Huyện Xã Mỹ An 104 23 10,5 Mang Thít Xã An Phước 101 22 7,5 Huyện Xã Hiếu Nghĩa 117 26 8,5 Vũng Liêm Xã Trung Thành 144 32 10,5 Huyện Xã Loan Mỹ 419 93 31,0 Tam Bình Xã Ngãi Tứ 168 38 12,5 Huyện Xã Đông Thành 215 48 16,0 Trà Ôn Xã Tân Mỹ 79 18 6,0 1347 300 100,0 Tổng cộng 3.3.2 Phương pháp lấy mẫu Đầu tiên tác giả tiến hành chọn vùng nghiên cứu dựa vào đặc trưng kinh tế các huyện, trung tâm thành phố đại diện trong tỉnh Vĩnh Long. Sau khi chọn được các huyện, tác giả tiến hành chọn 2 xã trong mỗi huyện để tiến hành xin danh sách và số liệu liên quan đến hộ nghèo tại Uỷ ban Nhân dân xã. Sau khi có danh sách hộ nghèo, tác giả liên hệ trực tiếp với từng trưởng ấp để thực hiện phỏng vấn theo tỷ lệ đã tính toán được dựa trên số liệu thứ cấp đã được thu thập trước đó. 3.4 DIỄN ĐẠT VÀ MÃ HÓA THANG ĐO:  Như ta đã trình bài ở trên mô hình nghiên cứu gồm có các yếu tố tác động khả 21 năng tiếp cận tín dụng ưu đãi là các biến được sử dụng trong mô hình Probit để đo lường khả năng tiếp cận tín dụng được trình bày như sau: Tuổi của chủ hộ (tuoi): theo nghiên cứu thì tuổi của chủ hộ được tính từ năm sinh ra cho đến thời điểm nghiên cứu. Những người lớn tuổi thường tích lũy nhiều hơn nên nhu cầu vay vốn ít hơn. Bản chất của người lớn tuổi là rất thận trọng (không thích rủi ro) trong quan hệ vay mượn, do đó ít bị giới hạn tín dụng hơn những người nhỏ tuổi (Trần Bình Minh, 2010). Tuy nhiên, vì đối tượng là hộ nghèo, đa số không có đất sản xuất, chủ yếu là phải làm thuê để sống, nên người cho vay sẽ quan tâm nhiều đến sức trẻ và khả năng lao động của họ. Một quan điểm khác cho rằng người lớn tuổi ở nông thôn thường ít am hiểu về các thủ tục ngân hàng nên khả năng bị giới hạn tín dụng cao (Okurut, 2006). Như vậy, yếu tố tuổi có tham số hồi quy có thể mang dấu dương hoặc âm. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng biến X1 có tham số hồi qui () sẽ mang giá trị dương. Giới tính (gioitinh): là một biến giả, có giá trị là 0 nếu chủ hộ là nam, có giá trị là 1 nếu chủ hộ là nữ. Sự khác biệt về giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ. Theo Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011), kết quả phân tích cho thấy, các chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với tín dụng chính thức tốt hơn các chủ hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn . Ngoài ra, theo tổ chức Nông lương Thế giới, các ngân hàng và TCTD chính thức, vì nhiều lý do khác nhau mà các tổ chức tín dụng e ngại cho phụ nữ vay tiền. Phụ nữ thường vay với khoản vay ít, không có kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xin vay. Do đó, họ dễ bị hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng (Trần Bình Minh, 2010). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm. Dân tộc (dantoc): là một biến giả, có giá trị là 0 khi chủ hộ dân tộc Kinh và có giá trị là 1 nếu chủ hộ thuộc các dân tộc khác. Lập luận cho rằng do các hộ gia đình dân tộc Kinh có điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn, dẫn đến thu nhập cũng cao hơn so với các hộ gia đình người dân tộc nên khả năng trả nợ sẽ cao hơn, do đó họ dễ tiếp cận tín dụng hơn. Người dân tộc thường bị đánh giá thấp năng lực và không được đề bạt ở các vị trí cao trong 22 công việc, dẫn đến thu nhập thấp (do thông tin bất đối xứng, dẫn đến lựa chọn sai lầm) , do đó, hộ gia đình là người dân tộc dễ bị hạn chế tín dụng hơn so với hộ gia đình là dân tộc kinh (Okurut, 2006). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm. Trình độ học vấn của chủ hộ (nhomhocvan): là một biến giả, có giá trị là 1 khi chủ hộ có học vấn từ cấp 2 trở lên và có giá trị là 0 khi chủ hộ có trình độ học vấn là cấp 1 trở xuống. Đối với những người có trình độ học vấn cao, sự am hiểu về thị trường nói chung và thị trường tín dụng nói riêng sẽ cao hơn, khả năng khai thác các cơ hội đầu tư tốt hơn, sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay của các tổ chức tín dụng chính thức, nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ càng thuận lợi khi vay vốn và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ cao hơn; ngược lại, những hộ có trình độ học vấn thấp thường khó có khả năng tiếp cận được với tín dụng (Okurut, 2004). Vì vậy, yếu tố này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương. Tỷ lệ phụ thuộc (tylephuthuoc): là số người phụ thuộc trong hộ gia đình. Người phụ thuộc bao gồm người già, trẻ nhỏ, những người không nằm trong độ tuổi lao động hoặc những đối tượng nằm trong độ tuổi lao động nhưng mất sức lao động hoặc không có khả năng lao động. Hộ có số người phụ thuộc càng nhiều sẽ làm cho chi tiêu của hộ gia đình tăng lên, làm giảm thu nhập cho hộ gia đình và không thể bù đắp được chi tiêu của hộ. Việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đối với những hộ gia đình có số lượng người phụ thuộc lớn sẽ làm cho hộ có động cơ lệch lạc trong việc sử dụng nguồn vốn vay được. Điều này làm cho rủi ro thu hồi vốn của ngân hàng tăng cao, dẫn đến việc hạn chế tín dụng của ngân hàng đối với những hộ nghèo (Kedir, 2007). Vì vậy, yếu tố này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang giá trị âm. Quan hệ xã hội (qhxh): Quan hệ xã hội là biến giả, có giá trị là 1 nếu gia đình có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức tín dụng hay ở cơ quan Nhà nước (ấp, xã, huyện, tỉnh hay trung ương) và có giá trị là 0 nếu ngược lại. Nếu hộ nghèo có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức tín dụng hay ở cơ quan Nhà nước thì sẽ dễ được bảo lãnh vay hay được xem là có uy tín (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010) nên có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức nhiều hơn hộ không có mối quan hệ xã hội; ngược lại, khả 23 năng bị giới hạn tín dụng của các hộ nghèo này sẽ rất cao. Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương. Thời gian cư trú (tgcutru): Thời gian cư trú là thời gian mà hộ nghèo sinh sống tại địa phương tính đến thời điểm khảo sát. Giả định hộ nghèo có thời gian cư trú lâu năm tại địa phương sẽ có uy tín trong xã hội và các tổ chức tín dụng chính thức cũng hiểu rõ hơn về hộ nghèo hay hạn chế được thông tín bất đối xứng giữa tổ chức cho vay với hộ nghèo. Trái lại, những hộ nghèo có thời gian gian cư trú ngắn, mới chuyển đến địa phương thì khi họ có nhu cầu vốn để sản xuất thì không được hỗ trợ kịp thời, đây là một điều bất lợi làm cho khả năng tiếp cận tín dụng của họ bị giới hạn (Phạm Văn Dương, 2010). Do đó, biến này được kỳ vọng có t ham số hồi qui () mang dấu âm. Khoảng cách (khoangcach): đo lường khoảng cách từ nơi cư trú đến trung tâm huyện (được đo bằng km). Khoảng cách này càng xa chứng tỏ giao thông khó khăn, người dân tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại, do đó, khả năng tiếp cận tín dụng giảm (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có t ham số hồi qui () mang dấu dương. Giá trị tài sản (gtts): là tổng tài sản của hộ nghèo. Mặc dù đây không phải là chỉ tiêu chính để xét cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội, tuy nhiên, những hộ có tài sản càng lớn thì khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ càng cao vì sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho ngân hàng (Lê Văn Trinh, 2010). Do đó, những hộ có giá trị tài sản thấp sẽ là một yếu tố bất lợi cho việc tiếp cận tín dụng chính thức. Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương. Thu nhập của chủ hộ (thunhap): là khoản thu nhập bình quân của hộ nghèo bao gồm từ chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê, mua bán, .... Những hộ có thu nhập càng cao cho thấy hộ làm ăn có hiệu quả và có khả năng hoàn trả các khoản vay đúng hạn, tạo niềm tin tốt cho ngân hàng nên họ dễ dàng tiếp cận tín dụng. Ngược lại, những hộ nghèo thu nhập ít, khả năng đảm bảo trả nợ vay thấp thường bị hạn chế tín dụng (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010). Vì vậy, hệ số của biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương. 24 Số lần sai hẹn (slsaihen): Đo lường khả năng trả nợ của khách hàng có đúng với thỏa thuận ban đầu hay không. Người vay sai hẹn nhiều lần thì uy tín của họ càng giảm, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của họ. Điều này cho thấy các TCTD chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa theo yếu tố lịch sử vay vốn và hoàn trả nợ gốc và lãi của người vay (Phạm và Lensink, 2007). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm. Nguồn vay bán chính thức (stvaydcbct): Được đo lường bằng số tiền vay từ các tổ chức xã hội, đoàn thể.... của hộ nghèo. Giả định rằng nếu hộ có vay vốn từ nguồn tín dụng bán chính thức thì nhu cầu về tín dụng chính thức sẽ giảm (Trần Bình Minh, 2010). Đối với nguồn vay chính thức, biến này kì vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm. Nguồn vay phi chính thức (stvaydcpct): được đo lường bằng số tiền vay được từ người thân, bạn bè, người cho vay chuyên nghiệp, thương lái..., nó đại diện cho việc hộ có vay hay không có vay từ nguồn phi chính thức khi họ liên hệ vay từ nguồn chính thức. Nếu hộ có vay phi chính thức thì nhu cầu về tín dụng chính thức sẽ giảm (Phan Đình Khôi, 2012). Đối với nguồn vay chính thức, biến này được kì vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm. 25 Bảng 3.2 Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình Tên biến Tuổi Giới tính Dân tộc Trình độ học vấn Tỷ lệ phụ thuộc Diễn giải Giá trị độ tuổi của chủ hộ Dấu kỳ vọng Probit + = 1: chủ hộ là nữ = 0: chủ hộ là nam - = 0: chủ hộ là dân tộc kinh = 1: chủ hộ là dân tộc khác - = 1: chủ hộ có học vấn cấp 2 trở lên = 0: chủ hộ có học vấn cấp 1 trở xuống Số người phụ thuộc trong hộ gia đình S - - = 1: hộ có bạn bè, người thân làm việc ở TCTD, Quan hệ xã hội chính quyền địa phương. = 0: trong trường hợp ngược lại Thời gian cư trú Số năm hộ đã sinh sống tại địa phương Khoảng cách Số km tính từ nơi cư trú đến trung tâm xã Giá trị tài sản Giá trị nhà ở và tài sản khác mà hộ có được (triệu đồng) Thu nhập Số lần sai hẹn - - + - Đo lường bằng giá trị thu nhập của hộ gia đình trong năm (triệu đồng) - Hộ có sai hẹn trả nợ và lãi lần nào hay không Đo lường bằng số lần sai hẹn + Nguồn vay bán chính Đo lường bằng số tiền vay được từ nguồn thức BCT (triệu đồng) Nguồn vay Đo lường bằng số tiền vay được từ nguồn phi chính thức PCT (triệu đồng) + + 26 Kết luận chương 3: Chương đã đưa ra được quy trình nghiên cứu nhằm thực hiện các bước cụ thể trong quá trình nghiên cứu, nêu lên phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, diễn đạt và mã hóa các thang đo tất cả nội dung thực hiện trong phần này nhằm tạo nền tảng để chương 4 chạy mô hình nghiên cứu. 27 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2014. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ nên đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất nhằm giúp các hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, minh chứng cho điều này là hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với lãi suất và thời hạn ưu đãi. Cụ thể như sau: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nghiên cứu hiện nay, có các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách đang được áp dụng thực tế bao gồm: Hộ nghèo; Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn ; Người lao động tại huyện nghèo đi xuất khẩu lao động; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Hộ nghèo về nhà ở. Những chương trình tín dụng ưu đãi này thật sự đã mang lại hiệu quả, dần dần cải thiện được phần nào đời sống của các hộ nghèo. Về lãi suất, thời hạn cho vay, mức cho vay khá ưu đãi. Thủ tục cho vay cũng đơn giản, không rườm rà. Đặc biệt là lãi suất thấp, phù hợp với khả năng trả nợ của hộ nghèo, về hình thức trả nợ cũng linh hoạt hơn, không gò bó, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo trả nợ và có cơ hội được vay tiếp và số tiền tăng dần qua các lần vay sau. Thêm một điều đặc biệt hơn ở đây là các chương trình tín dụng ưu đãi này, ngoài việc hỗ trợ lãi suất, các tổ chức tín dụng còn giúp các hộ nghèo có thể tích lũy được một số vốn trong quá trình vay vốn thông qua hình thức gửi tiết kiệm mỗi tháng nhằm giảm bớt áp lực trả nợ của hộ nghèo khi đến hạn thanh toán đồng thời hạn chế rủi ro thu hồi nợ cho ngân hàng. 28 Bảng 4.1 Các chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong năm 2014 Chương trình cho vay 1. Hộ nghèo 2. Hộ nghèo tại huyện theo NQ 30a Thời hạn cho Lãi suất cho Mức cho vay tối đa vay tối đa vay(%/tháng) (đồng) Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 5 năm 0.65 30 triệu / hộ Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 2 năm 0 5 triệu / hộ Đối tượng khách hàng thụ hưởng 3. Học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên mồ côi; hộ nghèo, hộ có thu nhập bình quân có hoàn cảnh khó tối đa bằng 150% thu nhập bình quân/ người của hộ nghèo; hộ khăn gặp khó khăn về tài chính; lao động nông thôn học nghềvà bộ đội xuất ngũ học nghề 4. Hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn Gồm thời hạn phát tiền vay + 12 tháng và thời gian trả nợ 5 năm Hộ SXKD tại vùng khó khăn - Người tàn tật; - Hộ gia đình; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác 5. Giải quyết việc làm xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại, trung tâm giáo dục lao động xã hội; 0.65 100 triệu / hộ 0.5 20 triệu / hộ 0.65 20 triệu / hộ 0.325 6. Người lao động tại huyện không nghèo đi Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và gia đình có công xuất khẩu lao động Bằng thời gian lao động ở nước ngoài 0.65 7. Người lao động tại huyện nghèo đi xuất - Hộ không thuộc hộ nghèo và không thuộc dân tộc thiểu số; 0.65 khẩu lao động - Hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số 0.325 29 tháng/HSSV 0.9 5 năm - Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật 1 triệu đồng/ 500 triệu / dự án và 20 triệu/ lao động thu hút mới 30 triệu / lao động Tổng chi phí theo hợp đồng tuyển dụng Chương trình cho Đối tượng khách hàng thụ hưởng Thời hạn cho vay Lãi suất cho Mức cho vay tối đa tối đa vay(%/tháng) 5 năm 0.9 5 năm 0 5 triệu / hộ 10. Hộ nghèo về nhà ở Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 10 năm 0.25 8 triệu / hộ Hộ dân 5 năm 0 3 năm 0 vay 8. Nước sạch và vệ Hộ gia đình cư trú tại nông thôn chưa có công trình nước sạch và (đồng) 4 triêu / công trình sinh môi trường nông vệ sinh môi trường hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc thôn 9. Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 11. Hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn gia về nước sạch và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường Hộ dân tộc thiểu số có mức thu nhập dưới 50% của hộ nghèo lũ đồng bằng sông Cửu Long Trong nước số nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia 12. Nhà ở vùng ngập + Để có đất sản xuất tộc thiểu + Chuyển đổi nghề Bằng thời gian lao  Đi xuất khẩu lao động - Hộ dân tại những khu vực không đảm bảo an toàn khi có lũ, phải di dời vào ở trong cụm, tuyến dân cư động ở nước ngoài 10 năm Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Vĩnh Long 30 0 0.25 10 triệu / hộ 30 triệu / lao động 20 triệu / hộ Bảng 4.2 Số liệu hoạt động tín dụng hộ nghèo giai đoạn 2009-2014 theo địa bàn nghiên cứu ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Tổng dư nợ cuối kỳ Nợ xấu Năm 2009 49.008 2010 2011 2012 2013 2014 48.266 46.674 46.071 31.611 30.491 107.264 112.193 130.277 94.444 90.861 89.520 94.287 130.291 84.716 185.247 186.215 278.819 307.284 325.190 334.904 240.518 143.823 78.799 8.317 7.858 8.598 8.369 8.293 8.067 4.462 4.986 7.496 7.869 7.676 7.325 3.855 2.872 1.102 500 617 742 Nhóm nợ + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 + Nhóm 4 + Nhóm 5 Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Vĩnh Long Thành tựu của ngân hàng chính sách xã hội qua các năm: Nhìn chung tổng số hộ nghèo còn dư nợ toàn tỉnh có chiều hướng giảm qua các năm và đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2014 từ 31.611 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 30.491tỷ đồng trong năm 2014, đây là một trong những nỗ lực khá lớn của các cơ quan chính quyền địa phương trong tỉnh. Về doanh số cho vay trong toàn tỉnh có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2011 -2014 so với giai đoạn 2009 – 2010, cụ thể năm 2010 thấp hơn năm 2009, năm 2010 có sự biến động nhẹ, doanh số cho vay cao hơn năm 2009 là 3.929 tỷ đồng tăng 3,66%. Về doanh số thu nợ tăng trên địa bàn nghiên cứu năm 2014. Cụ thể, năm 2014 doanh số thu nợ đạt 186.215 tỷ đồng, cao hơn năm 2013 là 185.247 tỷ đồng, tăng 31 0.5% và có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với các năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu. Về tổng dư nợ cuối kỳ toàn tỉnh năm 2014 đạt 143.823 tỷ đồng, giảm 59,8% so với năm 2013. Năm 2014 dư nợ cho vay hộ nghèo giảm mạnh là do Ngân hàng thu hồi nợ của các hộ thoát nghèo để chuyển sang cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên còn những hạn chế: Giai đoạn tăng mạnh nhất là năm 2011, doanh số cho vay đạt 130.277 tỷ đồng, cao hơn 2010 10.084 tỷ đồng, tăng 16,12%. Doanh số cho vay lại giảm mạnh, cụ thể năm 2012 giảm 27,51% so với năm 2011, và năm 2013 giảm 3,79% so với năm 2012, năm 2014 giảm 1,5% so với năm 2013. Trong năm 2014, doanh số cho vay thấp do khả năng thu hồi nợ thấp, do đó chính quyền địa phương đã thu hẹp nguồn vốn cho vay lại nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời khó khăn trên. Doanh số thu nợ của những năm trước thấp là do trong địa bàn nghiên cứu có nhiều xã đặc biệt khó khăn, đa số là người dân tộc, thu nhập thấp, bấp bênh nên khó thu hồi nợ, đồng thời chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu cũng chưa có biện pháp để cải thiện. Tuy nhiên, bước sang năm 2014, do khắc phục được những khó khăn trước đây, đồng thời có sự kết hợp khá hiệu quả giữa TCTD và chính quyền địa phương nên có những giải pháp tích cực góp phần cải thiện doanh số thu nợ. Về nợ xấu cũng có tỷ lệ giảm dần qua các năm, nợ chỉ tập trung chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 5. Năm 2014, nợ xấu nhóm 3 là 7.325 tỷ đồng, cao nhất trong giai đoạn 2011-2014. Năm 2014, nợ xấu nhóm 5 cũng giảm mạnh, chỉ còn 742 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2009 -2010. 4.2 THỰC TRẠNG VIẾT TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO HIỆN NAY 4.2.1. Đặc điểm của chủ hộ và hộ gia đình 4.2.1.1. Đặc điểm của chủ hộ 32 Bảng 4.3 Thông tin tổng quan về chủ hộ CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG TỶ LỆ% Giới tính chủ hộ Nam 181 60,3 Nữ 119 39,7 210 70 90 30 62 20.7 160 53,3 Trung học cơ sở 60 20 Trung học phổ thông trở lên 18 6 81 27 9 3 Trồng hoa màu ngắn ngày 12 4 Chăn nuôi gia súc, gia cầm 14 4.6 155 51,7 Buôn bán, làm dịch vụ 18 6 Khác 11 3,7 181 60,3 26 8,6 3 1 Làm ở các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương 38 12,7 Là hội viên của các tổ chức đoàn thể 52 17,3 Dân tộc Kinh Khơmer Học vấn chủ hộ Không biết chữ Tiểu học Nghề nghiệp chủ hộ Trồng lúa Trồng cây ăn trái Làm mướn Quan hệ xã hội (Người thân, bạn bè) Không làm ở tổ chức nào Làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện Làm ở các tổ chức tín dụng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo 33 Chủ hộ là trụ cột của gia đình, là người giữ vai trò quyết định của hộ. Sự khác biệt về giới tính có thể ảnh hưởng đến các quyết định của chủ hộ, đặc biệt là quy mô hoạt động sản xuất và việc tiếp cận tín dụng chính thức. Theo điều tra cho thấy trong 300 hộ khảo sát có 181 chủ hộ là nam giới, chiếm 60,3% và 119 chủ hộ là nữ giới chiếm 39,7%. Kết quả này có thể giải thích bằng giả thuyết nam giới thường có tính cách hướng ngoại, có sức lao động tốt hơn nữ giới và có thu nhập cao hơn so với nữ giới, do đó họ sẽ có nhu cầu sử dụng tín dụng cao hơn và có cơ hội tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nữ giới thường có xu hướng vay mượn bạn bè, người thân, chơi hụi và tìm nguồn vốn đầu tư từ nguồn tín dụng bán chính thức như hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên hơn là nguồn tín dụng chính thức. Dân tộc cũng có tác động đến việc các hộ gia đình về khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức hay không. Thông thường người dân tộc thường bị đánh giá thấp về năng lực. Lập luận cho rằng do các hộ gia đình dân tộc Kinh có điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn, dẫn đến thu nhập cũng cao hơn so với các hộ gia đình người dân tộc nên khả năng trả nợ sẽ cao hơn, do đó họ có khả năng tiếp cận tín dụng dễ hơn. Theo kết quả thống kê được có 210 chủ hộ là dân tộc kinh, chiếm 70% và 90 chủ hộ là người Khơmer chiếm 30% trong tổng số hộ điều tra. Điều này cho thấy chủ hộ là dân tộc Kinh có nhu cầu tiếp cận tín dụng nhiều hơn so với người dân tộc. Trình độ học vấn là nhân tố liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức trình độ khoa học, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh và việc tiếp cận tín dụng chính thức. Đối với những người có trình độ học vấn cao, sự am hiểu về thị trường nói chung và thị trường tín dụng nói riêng sẽ cao hơn, khả năng khai thác các cơ hội đầu tư tốt hơn, sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay của các tổ chức tín dụng chính thức, nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ càng thuận lợi khi vay vốn và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ cao hơn; ngược lại, những hộ có trình độ học vấn thấp thường khó có khả năng tiếp cận được với tín dụng. Trong bài nghiên cứu này, khảo sát được có 160 chủ hộ có trình độ học vấn là tiểu học, chiếm 53,3%, chủ hộ có trình độ học vấn trung học cơ sở là 60 hộ, chiếm 20%, có 18 hộ có chủ hộ có trình độ học vấn trung học phổ thông trở lên, chiếm 6% và còn lại 62 chủ hộ mù chữ, chiếm 20,7%. 34 Nghề nghiệp có tác động đến thu nhập của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Những hộ có nghề nghiệp ổn định, có đất sản xuất sẽ có thu nhập cao và có nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng thêm thu nhập, ngược lại những hộ có công việc tạm bợ, làm thuê thì không có nhu cầu nhiều về tín dụng để sản xuất, mà họ chủ yếu sử dụng vốn vay được để chi cho tiêu dùng. Theo kết quả khảo sát, nghề nghiệp chủ hộ chiếm tỷ trọng cao nhất là làm mướn với 155 hộ, chiếm 51,7%; tiếp đến là nghề trồng lúa với 81 hộ, chiếm 27%; buôn bán, làm dịch vụ 18 hộ, chiếm 6%; nghề nghiệp khác bao gồm: thất nghiệp, được trợ cấp, đan lát thảm...11 hộ, chiếm 3,7%; trồng hoa màu ngắn ngày 12 hộ, chiếm 4%; trồng cây ăn trái 9 hộ, chiếm 3% và chăn nuôi gia súc, gia cầm 14 hộ, chiếm 4,6%. Về quan hệ xã hội cho thấy nếu hộ nghèo có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức tín dụng hay ở cơ quan Nhà nước thì sẽ dễ được bảo lãnh vay hay được xem là có uy tín nên có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức nhiều hơn hộ không có mối quan hệ xã hội; ngược lại, khả năng bị giới hạn tín dụng của các hộ nghèo này sẽ rất cao. Kết quả khảo sát cho thấy đa số các chủ hộ không có quan hệ xã hội, tức là không là thành viên của bất kỳ tổ chức nào, không có bạn bè, người thân làm ở tổ chức nào là 181 hộ, chiếm 60,3%; chủ hộ có bạn bè, người thân hoặc là hội viên của các tổ chức đoàn thể 52 hộ, chiếm 17,3%; chủ hộ có bạn bè người thân hoặc là làm ở các tổ chức xã hội, đoàn thể địa phương 38 hộ, chiếm 12,7%; chủ hộ có bạn bè, người thân hoặc là làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện 26 hộ, chiếm 8,6%; chủ hộ có bạn bè, người thân hoặc là làm ở các tổ chức tín dụng chỉ có 3 hộ, chiếm 1%. 4.2.1.2. Đặc điểm của hộ gia đình Theo kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hộ gia đình khảo sát là loại gia đình đa thế hệ, do đó, bình quân mỗi hộ gia đình có 4 – 6 người, hộ có số nhân khẩu nhiều nhất là 14 người và ít nhất là 1 người. Bình quân một hộ gia đình có số lao động chính là 2-4 người, hộ có số lao động chính cao nhất là 8 người và thấp nhấp là 0, do thất nghiệp hoặc tuổi cao, được trợ cấp xã hội. Do hộ gia đình đa thế hệ nên tỷ lệ người phụ thuộc khá lớn, bình quân có 2-4 người phụ thuộc trong 1 hộ gia đình, số người phụ thuộc nhiều nhất trong một hộ gia đình là 12 người, và thấp nhấp là 0 có người nào phụ thuộc trong hộ gia đình. Tùy vào mỗi gia đình mà có số người sống 35 phụ thuộc khác nhau. Tỷ lệ phụ thuộc càng lớn, chứng tỏ thu nhập của hộ sẽ giảm đi, điều này dẫn đến gánh nặng về kinh tế của hộ gia đình. Việc này cũng có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay được của hộ gia đình. Một chỉ tiêu khác cũng tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay là tổng giá trị tài sản. Bình quân một hộ có giá trị tài sản năm 2014 là 64,76 triệu đồng, hộ có giá trị tài sản cao nhất là 152 triệu đồng và thấp nhất là 11 triệu đồng. Đa phần những giá trị tài sản này được ông bà, cha mẹ để lại và có giá trị tăng dần theo thời gian, bản thân các hộ gia đình do có thu nhập thấp và bấp bênh, tỷ lệ người phụ thuộc khá nhiều trong khi lao động chính lại ít, chi tiêu hàng tháng khá lớn nên rất khó tích lũy. Thu nhập bình quân của một hộ gia đình phụ thuộc vào số lao động chính trong mỗi hộ gia đình. Do đó, những hộ có số lao động chính càng nhiều thì thu nhập càng cao. Thêm một yếu tố nữa cũng tác động đến thu nhập bình quân của hộ là nghề nghiệp. Theo kết quả khảo sát nghề nghiệp làm mướn là chiếm đa số. 4.2.2 Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo Số liệu thống kê cho thấy, trong tổng số 300 hộ được phỏng vấn, có 272 hộ có nhu cầu đi vay tín dụng trong năm 2014, chiếm tỷ lệ 90,67% và 28 hộ không có nhu cầu vay vốn, chiếm tỷ lệ 9,33%. Trong 272 hộ có nhu cầu vay vốn, có 210 hộ có khả năng tiếp cận được tín dụng, chiếm tỷ lệ 70%, còn lại 62 hộ có tham gia vào thị trường tín dụng nhưng bị hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng, chiếm tỷ lệ 20.67%. Riêng đối với những hộ không có nhu cầu vay vốn thì việc họ không tham gia vào thị trường tín dụng bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để kích thích được số lượng các hộ nghèo khác trong địa bàn nghiên cứu nói chung và hộ nghèo trong mẫu nghiên cứu nói riêng tham gia vào thị trường tín dụng là một điều vô cùng cần thiết. 4.2.2.1 Đối với những hộ không đi vay Tìm hiểu 28 hộ còn lại trong mẫu quan sát 300 về nhu cầu vay vốn, thống kê cho thấy những hộ này không tham gia vào thị trường tín dụng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến quyết định của hộ. Họ không vay vốn trong cả ba thị trường tín dụng chính thức, bán chính thức và cả phi chính thức. Đối với mỗi thị trường tín dụng, họ không tham gia vì những lý do riêng biệt được thể hiện qua một số nhóm nguyên nhân chủ yếu sau: 36 Đối với thị trường tín dụng chính thức, những hộ nghèo không tham gia thị trường tín dụng hoặc không thể tiếp cận tín dụng là do không có khả năng trả nợ, chiếm tỷ lệ cao nhất 52,17%, tiếp đến là không có nhu cầu vay vốn, không muốn vay vốn với tỷ lệ 10,87%, và nguyên nhân khiến những hộ nghèo không tham gia hoặc không thể tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chiếm tỷ lệ thấp nhất là chưa từng vay vốn và đợi lâu không kịp thời vụ với 4,35%. 10,87% 52,17% 8,70% 13,04% 6,52% 4,35% 4,35% Không có nhu cầu chưa từng vay vốn Số tiền vay được quá ít so với nhu cầu không thích thiếu nợ thủ tục vay quá rườm rà đợi lâu không kịp thời vụ không có khả năng trả nợ Hình 4.1 Nguyên nhân hộ nghèo không đi vay thị trường tín dụng chính thức Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 Đối với thị trường tín dụng bán chính thức thì các nguyên nhân khiến những hộ nghèo không tham gia hoặc không thể tiếp cận tín dụng bán chính thức đa dạng hơn. Nhóm lý do không biết vay ở đâu, chiếm 28,25%, lý do khác chiếm 18,83%, mà cụ thể ở đây là do ở tại địa phương, vùng nghiên cứu, các hộ nghèo này không hề biết được chương trình cho vay do không được địa phương phổ biến, và thông thường họ sẽ trả lời là không có chương trình khi được hỏi đến tại sao không vay ở các tổ chức bán chính thức này. Không có nhu cầu vay vốn ở các tổ chức này với tỷ lệ 11,66% và không quen cán bộ cho vay cũng là một rào cản khiến họ không muốn vay hoặc không thể vay được vốn, chiếm 17,94%. Ngoài những lý do trên, còn lý do khác chiếm tỷ lệ thấp và rải rác trong những hộ nghiên cứu như: số tiền vay được quá ít so với nhu cầu, chiếm 7,62%; thủ tục rườm rà, chiếm 4,04%; vẫn còn nợ cũ chưa trả hết, chiếm 6,28%; không thích thiếu nợ, chiếm 3,14%; chưa từng vay vốn, chiếm 1,79% và thời hạn vay ngắn, chiếm 0,45%. 37 1,79% 18,83% 11,66% 7,62% 6,28% 0,45% 7,62% 17,94% 28,25% 4,04% 3,14% không có nhu cầu số tiền vay được quá ít so với nhu cầu thủ tục rườm rà không biết vay ở đâu vẫn còn nợ cũ chưa trả hết chưa từng vay vốn thời hạn vay ngắn không thích thiếu nợ không quen cán bộ cho vay khác Hình 4.2 Nguyên nhân hộ nghèo không đi vay thị trường tín dụng BCT Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 Theo khảo sát thực tế, các hộ nghèo cũng không tham gia vào thị trường “chợ đen” này được tập trung với nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà trong đó lãi suất cao là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất 38,78%. Một số hộ không có nhu cầu vay vốn ở thị trường này, chiếm 18,95%. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như: không có tài sản thế chấp, chiếm 12,54%; khác, cụ thể là chủ nợ không cho vay, chiếm 9,62%; không biết vay ở đâu, chiếm 7,29%; phụ thuộc quá nhiều vào người cho vay chiếm 2,62%; chưa từng vay vốn chiếm 4,37%; không được bảo lãnh, chiếm 4,08%; không thích thiếu nợ và vẫn còn nợ cũ chưa trả hết đồng tỷ lệ, chiếm 0,87%. 2,62% 0,87% 4,08% 7,29% 9,62% 12,54% 18,95% 4,37% 38,78% 0,87% không có nhu cầu vay vốn lãi suất cao không có tài sản thế chấp không biết vay ở đâu phụ thuộc quá nhiều vào người cho vay chưa từng vay vốn không thích thiếu nợ không được bảo lãnh vẫn còn nợ cũ chưa trả hết khác Hình 4.3 Nguyên nhân hộ nghèo không đi vay thị trường tín dụng PCT Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 4.3.2.2. Đối với những hộ đi vay Tổng số quan sát trong 300 mẫu quan sát hộ đi vay, có 272 hộ có nhu cầu vay 38 vốn, trong đó có 214 hộ có nhu cầu vay và vay được, chiếm 74,34%, còn lại 46 hộ bị hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng, chiếm 15,33%. Bảng 4.4 Tình hình tiếp cận tín dụng của hộ nghèo theo địa bàn năm 2014 Thực trạng tiếp cận tín dụng Số hộ Hộ có nhu cầu vay vốn Tỷ trọng(%) % tính theo quan sát 272 100,00 90,67 62 22,79 20,67 + Có nhu cầu và vay được 210 77,21 70,00 Hộ không có nhu cầu vay 28 100,00 9,33 300 - 100,00 + Có nhu cầu nhưng không vay được Tổng cộng Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 Với 46 hộ bị hạn chế tiếp cận tín dụng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân không được vay mà không biết lý do chiếm tỷ lệ cao nhất 30,83%, tiếp đến là không có tài sản thế chấp, chiếm 26,67%, lý do không được bảo lãnh chiếm tỷ trọng thấp nhất với 1,67%. Ngoài ra còn các hộ này bị hạn chế tín dụng còn bị chi phối bởi các yếu tố khác với tỷ trọng tương đương nhau. 0,83% 11,67% 4,17% 26,67% 2,50% 30,83% 9,17% 9,17% 3,33% 1,67% không có TS thế chấp không được bảo lãnh không biết vay ở đâu không quen cán bộ tín dụng không lập được kế hoạch xin vay không biết thủ tục vay không được vay mà không biết lý do có khoản vay quá hạn vẫn còn nợ cũ chưa trả hết khác Hình 4.4 Nguyên nhân hộ nghèo muốn vay vốn nhưng không vay được ở thị trường tín dụng chính thức Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2013 Trong số 269 hộ đi vay, có 134 hộ chỉ vay duy nhất một nguồn tín dụng, chiếm 49,81%, 109 hộ vay 2 nguồn tín dụng, chiếm 40,52% và 26 hộ vay cả ba nguồn tín 39 dụng, chiếm 9,67%. Trong số các hộ nghèo chỉ vay một nguồn tín dụng thì số hộ tiếp cận được với tín dụng chính thức chiếm tỷ lệ cao nhất 42,75%, với 115 hộ, tiếp đến là số hộ vay vốn ở thị trường bán chính thức với 11 hộ, chiếm 4,09%, số hộ vay vốn ở thị trường phi chính thức chiếm tỷ lệ thấp nhấp 2,97% với 8 hộ đi vay vốn. Kết quả này cho thấy rằng, thị trường tín dụng chính thức đã bắt đầu gắn bó và gần gũi với những hộ nghèo, giúp những hộ này khắc phục được những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập và đời sống. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy rằng, thị trường tín dụng bán chính thức chưa thực sự phát huy được hiệu quả, chưa thể xâm nhập vào đời sống những hộ nghèo khó khăn này. Và một điều đáng lưu ý nữa là khi đã là hộ nghèo thì khả năng tiếp cận với tín dụng phi chính thức là vô cùng khó khăn do người cho vay đánh giá thấp khả năng trả nợ của hộ nghèo và họ thấy là rủi ro khi cho những hộ nghèo vay vì không có bất kỳ giá trị nào để có thể làm tài sản thế chấp. Mặc dù số hộ đi vay thị trường tín dụng chính thức khá lớn nhưng số hộ vay được ở thị trường này chỉ có 89 hộ, chiếm 37,4%, trong khi số hộ vay được ở thị trường bán chính thức lên đến 33 hộ, chiếm 13,86%. Tỷ lệ hộ vay được ở thị trường “chợ đen” với 17 hộ, chiếm 7,14%. Tiếp đến, đối với những hộ đi vay hai nguồn tín dụng thì những hộ này cũng chủ yếu tập trung đi vay nhiều ở thị trường tín dụng chính thức và bán chính thức với 80 hộ, chiếm 29,74%. Họ tập trung đi vay ở hai thị trường này vì họ được khá nhiều điều kiện ưu đãi, cụ thể là lãi suất thấp, không cần tài sản thế chấp, trả nợ linh hoạt... Trong số 80 hộ đi vay thì có 54 hộ vay ở thị trường chính thức và bán chính thức, chiếm 22,7%. Vay được ở thị trường chính thức và phi chính thức là 19 hộ, chiếm 7,98% và vay được ở thị trường bán chính thức và phi chính thức là 6 hộ, chiếm 7,6%. Với tỷ lệ vay được vốn ở hai thị trường chính thức và bán chính thức chiếm tỷ lệ cao trong các cặp thị trường nghiên cứu đã chứng minh được nguồn vốn ở hai thị trường này dần dần khắc phục được những khó khăn trước đây và từng bước phát huy hiệu quả, cải thiện được thu nhập và đời sống hộ nghèo thông qua việc giúp vốn sản xuất và tiêu dùng. Riêng đối với những hộ đi vay ở cả ba nguồn tín dụng chiếm 9,67% với 26 hộ thì có 20 hộ vay được vốn chiếm 8,4%. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, nếu như các hộ nghèo đã đi vay vốn được ở nguồn tín dụng ưu đãi này thì có thể trở ngại là khó tiếp cận được với nguồn 40 vốn khác. Trong đó, tỷ lệ các hộ nghèo bị hạn chế vay ở thị trường tín dụng phi chính thức là cao nhất so với thị trường tín dụng chính thức lẫn bán chính thức, chiếm đến 115,38%. Bảng 4.5 Số hộ nghèo đi vay phân loại theo số nguồn đi vay Hộ không vay Hộ đi vay Hộ vay được được Hộ nghèo Số hộ % % theo từng tổng phần Số hộ Vay 1 nguồn 134 49,81 100,00 + CT 115 42,75 + BCT 11 + PCT 08 % % theo từng tổng phần Số hộ Tỷ lệ so với hộ đi vay(%) 139 58,40 100 31 23,13 85,82 89 37,4 64,03 29 25,22 4,09 8,21 33 13,86 23,74 02 18,18 2,97 5,97 17 7,14 12,23 00 0,00 40,52 100,00 79 33,20 100 01 0,92 Vay 2 nguồn 109 + CT & BCT 80 29,74 73,39 54 22,7 68,35 01 1,25 + CT & PCT 24 8,92 22,02 19 7,98 24,05 00 0,00 + BCT & PCT 05 1,86 4,59 06 2,52 7,6 00 0,00 Vay 3 nguồn 26 9,67 100,00 20 8,40 100 30 115,38 238 100,00 - 62 23,05 Tổng 269 100,00 - Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 Chú thích: CT: Chính thức BCT: Bán chính thức PCT: Phi chính thức Dựa vào kết quả khảo sát được, ta thấy đa số các hộ nghèo tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng chính thức. Về ưu điểm của thị trường tín dụng chính thức và bán chính thức, tiêu thức lãi suất thấp chiếm tỷ lệ cao ở cả hai thị trường. Tất cả các hộ đều thấy thủ tục vay vốn khá đơn giản, chi phí vay thấp, chủ yếu là vay tín chấp, thời gian chờ đợi khoản vay ít, tự do sử dụng tiền, gần nhà, trả nợ linh loạt đều là những điều kiện thuận lợi trong quá trình vay vốn chính thức và bán chính thức, mà trong đó, các chỉ tiêu này lại có tỷ lệ khá đồng đều ở thị trường tín dụng bán 41 chính thức, điều này cho thấy thị trường tín dụng bán chính thức dần mở rộng được địa bàn và xâm nhập được vào sự lựa chọn tiếp cận thị trường tín dụng của hộ nghèo. Trong ba thị trường tín dụng, nhóm phân khúc thị trường phi chính thức có tỷ lệ các tiêu thức đều chiếm tỷ lệ thấp hơn so với hai thị trường còn lại mà trong đó tiêu thức lãi suất thấp trong thị trường này không được đánh giá cao vì thực tế lãi suất vay rất cao. Bảng 4.6 Tổng hợp ưu điểm của các loại tín dụng Tín dụng Tín dụng chính thức Số Tiêu chí hộ Tín dụng bán chính thức %/tổng Số số quan hộ sát phi chính thức %/ tổng số Số %/ tổng quan sát hộ số quan sát Thủ tục đơn giản 218 72,67 123 41,00 61 20,33 Thời gian chờ đợi ít 137 45,67 103 34,33 62 20,67 Chi phí vay thấp 162 54,00 118 39,33 55 18,33 Tự do sử dụng tiền 112 37,33 99 33,00 60 20,00 Không cần thế chấp 124 41,33 124 41,33 50 16,67 Gần nhà 102 34,00 107 35,67 61 20,33 Trả nợ linh hoạt 115 38,33 111 37,00 53 17,67 78 26,00 57 19,00 50 16,67 231 77,00 123 41,00 Không giới hạn số tiền được vay Lãi suất thấp 18 6,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 4.3 KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG. Khả năng tiếp cận là biến định tính với giá trị bằng 1, nghĩa là hộ bị giới hạn khả năng tiếp cận tín dụng và bằng 0 trong trường hợp ngược lại. Mô hình Probit được sử dụng cụ thể như sau: 42 Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình Probit các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo Biến Hệ số Giá trị z dy/dx Hằng số -1,3408** -2,07 Tuổi 0,0168* 1,77 0,0027 Giới tính -0,0169 -0,08 -00027 Dân tộc -0,4521* -1,75 -0,0668 0,0644 0,24 0,0105 Tỷ lệ phụ thuộc -0,1407* -1,68 -0,0226 Quan hệ xã hội 0,0928 0,36 0,0151 Thời gian cư trú -0,0049 -0,68 -0,0008 Khoảng cách 0,0332* 1,75 0,0053 Giá trị tài sản 0,0004 0,09 0,00006 Thu nhập 0,0186 0,92 0,0029 Số lần sai hẹn -0,2434 -1,60 -0,0390 Nguồn vay BCT -0,1882*** -4,52 -0,0302 Nguồn vay PCT 0,0401** 2,09 0,0064 Trình độ học vấn Số quan sát 269 Prob > chi2 0,0000 LR chi2(13) 59,74 Log likelihood -420,18834 Ghi chú: ***: mức ý nghĩa 1%; **: mức ý nghĩa 5%; *: mức ý nghĩa 10% Căn cứ vào kết quả ước lượng được trình bày ở bảng 4.11, ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến khả năng bị giới hạn tín dụng của các hộ nghèo ở của tỉnh Vĩnh Long được trình bày như sau: Hệ số biến tuổi của chủ hộ có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Biến này có tương quan thuận với hạn chế tín dụng chính thức của hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi chủ hộ càng cao thì họ càng dễ bị hạn chế tiếp cận tín dụng chính thức. Mặc khác, do các TCTD khi cho vay chủ yếu sẽ xem xét đến sức trẻ và sự áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên khả năng tiếp cận tín dụng của 43 những hộ trẻ tuổi sẽ cao hơn so với chủ hộ lớn tuổi. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định ban đầu, chủ hộ càng lớn tuổi ở nông thôn thường ít am hiểu các thủ tục vay vốn ngân hàng nên khả năng tiếp cận hạn tín dụng thấp (Okurut, 2006). Cụ thể, nếu tuổi của chủ hộ càng lớn thì xác suất bị hạn chế tín dụng cao hơn 0,27% so với những chủ hộ có độ tuổi nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là những hộ có tuổi càng nhỏ, càng được đánh giá cao hơn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có tác động tích cực đến khả năng trả nợ. Do đó họ có nhu cầu vay vốn và có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi nhiều hơn Biến dân tộc có hệ số có mức ý nghĩa dưới 10%. Biến có mối tương quan nghịch với hạn chế tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Lập luận cho thấy, người dân tộc thường bị đánh giá thấp năng lực và không được xem trọng trong các quan hệ giao dịch tín dụng, do đó, họ ít có cơ hội tiếp cận với tín dụng chính thức. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trái với nhận định ban đầu, do đây là loại tín dụng ưu đãi nên hộ nghèo là người dân tộc sẽ được ưu tiên trong việc vay vốn hộ nghèo (Okurut, 2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ nghèo là người dân tộc thường ít bị giới hạn khả năng tiếp cận tín dụng. Cụ thể, những chủ hộ là người dân tộc thì xác suất hạn chế tiếp cận tín dụng sẽ bị giảm 6,68% so với những chủ hộ là người kinh. Hệ số của biến tỷ lệ phụ thuộc có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Biến có tương quan nghịch với khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của hộ nghèo. Những hộ có số lượng người phụ thuộc càng nhiều sẽ chi phối nhiều đến thu nhập, gây khó khăn cho quá trình tích lũy và sản xuất, là một trong những nguyên nhân gây nên nghèo đói. Kết quả nghiên cứu trái với nhận định ban đầu theo nghiên cứu của Kedir (2007). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hộ nghèo có tỷ lệ người phụ thuộc càng cao thì càng dễ tiếp cận với việc vay vốn. Kết quả này là do ảnh hưởng từ mục đích của chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi này là giúp vốn cho người nghèo hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Cụ thể, những hộ có tỷ lệ người phụ thuộc càng nhiều thì xác suất bị hạn chế tín dụng chính thức giảm 2,26% so với những hộ có số người phụ thuộc ít. Hệ số của biến khoảng cách có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Biến có tương quan thuận với hạn chế tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách càng xa sẽ gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin 44 vay vốn và làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2010) và phù hợp với nhận định ban đầu, khoảng cách từ nơi cư trú đến trung tâm xã, huyện càng xa, chứng tỏ giao thông khó khăn, hộ nghèo phải tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại, gây khó khăn cho quá trình tiếp cận tín dụng chính thức vì bị hạn chế thông tin. Cụ thể, nếu khoảng cách từ nơi ở của hộ nghèo đến trung tâm huyện, xã xa hơn 1 km thì xác suất hộ bị hạn chế tín dụng tăng 0,53%. Hệ số của biến nguồn vay bán chính thức có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%.Biến có tương quan âm với khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của hộ nghèo. Kết quả nghiên cứu trái với nghiên cứu của Trần Bình Minh (2010). Hộ nghèo đã được vay ở thị trường bán chính thức, có nghĩa là họ có đủ điều kiện vay vốn, mà nguồn vốn từ thị trường này chính là sự ủy thác vốn của hệ thống các NHTMNN, cụ thể là NHCSXH. Do đó, nếu hộ có đủ điều kiện để vay vốn ở thị trường tín dụng BCT thì hộ cũng sẽ đủ điều kiện và dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức. Điều này làm giảm hạn chế tín dụng chính thức. Cụ thể, nếu hộ có vay vốn ở thị trường tín dụng bán chính thức thì xác suất hộ bị hạn chế tín dụng ở thị trường chính thức giảm 3,02% so với hộ không đi vay ở thị trường tín dụng bán chính thức. Hệ số của biến nguồn vay phi chính thức có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Biến có tương quan dương với khả năng bị giới hạn tín dụng chính thức của hộ nghèo. Nếu hộ nghèo có vay từ nguồn phi chính thức thì nhu cầu về tín dụng chính thức sẽ giảm đi, ngoài ra, nếu họ vay quá nhiều ở nguồn tín dụng phi chính thức thì khả năng đảm bảo trả nợ vay đúng hạn cũng sẽ giảm đi, điều này làm giới hạn khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Kết quả nghiên cứu trái ngược với nhận định ban đầu, nếu hộ nghèo có vay vốn phi chính thức thì nhu cầu tín dụng chính thức sẽ giảm đi vì tín dụng phi chính thức có thể thay thế cho tín dụng chính thức nhưng không hoàn toàn (Phan Đình Khôi, 2012). Cụ thể, nếu hộ nghèo vay vốn ở thị trường tín dụng phi chính thức thì xác suất bị hạn chế tín dụng chính thức sẽ tăng 0,64% so với những hộ không vay vốn ở thị trường “chợ đen”. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy hạn chế tín dụng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi, dân tộc, tỷ lệ phụ thuộc, khoảng cách, nguồn vay bán chính thức và nguồn vay phi chính thức. Do đây là nguồn vốn vay ưu đãi dành cho đối tượng hộ nghèo nhằm 45 cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống nên cho thấy yếu tố dân tộc và tỷ lệ phụ thuộc có tác động mạnh mẽ và tích cực đến xác suất hạn chế tín dụng. Bên cạnh đó, nguồn vay bán chính thức cũng có tác động tương hỗ đối với việc tiếp cận tín dụng chính thức, do đó, yếu tố này cũng làm giảm khả năng bị giới hạn tín dụng. Trên cơ sở xác định được các yếu tố tác động đến hạn chế tín dụng, tìm ra được nguyên nhân, tác giả sẽ đề xuất giải pháp để khắc phục những yếu tố làm hạn chế tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ xác định trong các yếu tố của mô hình nghiên cứu, yếu tố nào sẽ tác động đến lượng vốn vay được ở thị trường tín dụng chính thức đối với hộ nghèo. Kết luận chương 4: Chương này đã thống kê số liệu ngân hàng chính sách xã hội những năm trước và mô tả số liệu nghiên cứu. Từ đó chạy mô hình Probit cho ra kết quả nghiên cứu và đánh giá các kết quả nghiên cứu đó có thể thấy được sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hô nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long 46 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN: Trong thời buối cơ chế thị trường hiện nay để có thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vốn là yếu tố rất quan trọng, nó có thể cải thiện được đời sống của các hô nghèo. Nguồn vốn này tồn tại Bộ số liệu được sử dụng trong đề tài này là kết quả của đợt điều tra về yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số thông tin khác từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Cục Thống kê tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Chính sách Xã hội và một số nguồn thông tin trên báo đài, mạng Internet,.... Phiếu câu hỏi phỏng vấn được thiết kế nhằm mục đích thu thập các thông tin cơ bản và cần thiết như: giới tính chủ hộ, tổng tài sản, tổng thu nhập, số thành viên… đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo. Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi bằng mô hình hồi qui Probit, ta thấy trong mô hình có một số yếu tố tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó là: Tuổi của chủ hộ, thu nhập của chủ hộ..... Đề tài này tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ nguồn chính thức dựa trên tình hình kinh tế xã hội của các huyện trong tỉnh để suy luận cho tình hình chung của toàn tỉnh Vĩnh Long. Tóm lại đề tài đã nêu lên được: - Thực trạng các hộ nghèo tại Vĩnh Long tiếp cận tín dụng ưu đãi chính thức tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long. - Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nghèo tại Vĩnh Long 47 Từ kết quả nghiên cứu được, ta thấy cần đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong thị trường chính thức hiên nay, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo và tăng cường lượng vốn ưu đãi mà các hộ nghèo có thể nhận được. 5.2. KIẾN NGHỊ: 5.2.1 Đối với hộ nghèo: Các hộ phải tự trang bị nâng cao trình độ hiểu biết cho bản thân thông qua các lớp tập huấn, tờ rơi, báo, đài..., phải am hiểu thật kỹ và nhận thức tốt quy trình sản xuất thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức miễn phí nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong quá trình sản xuất để khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong tay thì có thể thực hiện thoát nghèo một cách dễ dàng. Phải tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội, đoàn thể ở địa phương để có thể được hỗ trợ những kiến thức về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sản xuất, biện pháp thoát nghèo, thông tin tín dụng thì sẽ tạo được thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng ưu đãi..... Sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, phải có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhằm sinh ra được lợi nhuận, trả nợ vay và lãi đúng hạn, tạo được uy tín với các tổ chức tín dụng. 5.2.2 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan có liên quan Việc đảm bảo một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định mà đặc biệt là khu vực dễ bị tổn thương nhất ở nông thôn cần được chú trọng mạnh mẽ vì hộ nghèo là một trong những thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu phát triển nông thôn hiện nay. Thực hiện có hiệu quả một trong 03 khâu đột phá chiến lược theo thông điệp Thủ tướng chính phủ là “Trong năm năm tới, phải đầu tư cao hơn cho nông nghiệp nông thôn, triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, coi trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực để phát triển kinh tế. Tập trung hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng rộng mở và hiệu quả, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, bảo đảm mọi người dân 48 đều được thụ hưởng thành quả của tăng trưởng”. Đẩy mạnh công tác khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thúc đẩy từ khâu sản xuất, bảo quản sau thu hoạch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp để đời sống của người dân ở khu vực nông thôn được nâng cao hơn cũng như nông dân được hưởng những sự tiến bộ theo đúng thành quả mà họ đã đóng góp cho xã hội. Hoàn thiện khung pháp lý hiện hành của nền tài chính vi mô ở Việt Nam cũng như tác động thực tiễn của nó đối với nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi từ một quốc gia có thu nhập thấp sang mức thu nhập trung bình của thế giới, từ đó đề ra những giải pháp góp phần ổn định nền tài chính vi mô ở Việt Nam. Xác định chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá lớn, chúng ta cần giải quyết đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, phát triển toàn diện nông nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giám sát quá trình sử dụng vốn vay; củng cố và nâng cao vai trò của của Ban XĐGN và các tổ chức tương hỗ, hình thành các Tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH là Ngân hàng của chính tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao. Tăng cường được công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn thông qua sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức đoàn thể, các chủ dự án thông qua việc cho vay, thu nợ, kiểm tra sử dụng vốn và hướng dẫn cách làm ăn đối với người nghèo, hạn chế rủi ro, thất thoát vốn. 5.2.3 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long Mở rộng mạng lưới với các phòng giao dịch tại xã, tập trung đầu tư vào định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước để tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng vay vốn và giảm bớt chi phí. Để hoạt động của NHCSXH được trôi 49 chảy, an toàn và hiệu quả đó là một khối lượng công việc lớn, phức tạp trong một thời gian nhất định. Trước mắt, NHCSXH phải tập trung bố trí xắp xếp bộ máy tổ chức từ Trung ương đến địa phương. (Tạo thuận lợi khoảng cách giữa hộ nghèo và ngân hàng chính sách xã hội). Thay đổi điều kiện thế chấp trong vay vốn theo hướng đơn giản hơn và tính toán giá trị tài sản thế chấp theo giá trị thực của tài sản để nông hộ có thể vay được lượng vốn ưu đãi nhiều hơn đảm bảo cho định hướng phát triển nền sản xuất lớn, tập trung theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Tạo được sự tập trung nguồn vốn cho những xã, những vùng, những mục tiêu cần ưu tiên. Thông tin chính xác, kịp thời từ một đầu mối là NHCSXH, giúp cho việc chỉ đạo chương trình XĐGN của Chính phủ và các cấp chính quyền đạt hiệu quả. (Mở rộng nguồn vốn vay ở nhiều hình thức). Ngoài ra, phải đào tạo cán bộ tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn có năng lực tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn bà con nông dân cách thức sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả, thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của bà con nông dân, phát hiện các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích và kịp thời điều chỉnh giúp hộ vay thực hiện có hiệu quả nguồn vốn vay. Từ đó góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn cũng như giảm thiểu rủi ro phát sinh của đơn vị cho vay. Ngân hàng phải thường xuyên thông qua các hội phụ nữ, hội nông dân, xã Đoàn kịp thời giải ngân, đáp ứng nhu cầu vốn cho hô nghèo sản xuất. Nội bộ ngân hàng chính sách xã hội phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp trao đổi những thông tin cần thiết kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình cho vay, khắc phục các sai sót. 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO: Do một số lí do, nghiên cứu này cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Nghiên cứu này chỉ mới tập trung nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng ưu đại đối với hộ nghèo trên địa bản tỉnh Vĩnh Long được cung cấp bởi ngân hàng chính sách xã hội tỉnh vĩnh long chứ không bao quát. Vì nếu khảo sát đối tượng là hộ nghèo và địa bàn tỉnh Vĩnh Long tính đại diện và tính khái quát chưa cao. 50 Do đó những nghiên cứu sau nên đưa vào nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo ở đồng bằng sông cửu long. Trong những nghiên cứu sau, quy mô khảo sát nên được mở rộng ra các tỉnh ở đồng bằng sông cửu long hoặc tập trung vào từng đối tượng hỗ nghèo và hộ cận nghèo. Kết luận chương 5: Trong đã kết luận được vấn đề ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi và từ đó cũng dưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay, để trong tương lai trong năm 2015 hầu hết tất cả các hộ nghèo trong tỉnh đều tiếp cận đến nguồn vốn tín dụng ưu đãi này. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu Tiếng Việt 1. Bùi Thị Minh Thơ, 2010. Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long. 2. Cao Thị Trúc Linh, 2013, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hạn chế tín dụng của ngân hàng đối với các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ. 3. Cục Thống kê Vĩnh Long, 2013. Niên giám thống kê 2013. Vĩnh Long. 4. Đinh Phi Hổ, 2008. Giáo trình Kinh Tế Phát triển. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010. Các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang. Tạp chí Ngân hàng 9 (tháng 52011), tr. 42-48. 6. Lê Văn Trinh, 2010, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo trên địa bàn Đồng Tháp. Luận văn Thạc sĩ Đại học Cần Thơ.kinh tế. 7. Phạm Văn Dương, 2010, Phân tích khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở tỉnh An Giang. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ. 8. Phan Đình Khôi, 2012. Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu Khoa học 2012: 144-165. 9. Phan Thị Nữ, 2012. Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3. 10. Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng, 2011. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội: Nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, Huyện Chương Mỹ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 5: 844 – 852. 11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2009. Thông tư quy định chi tiết về chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. 52 12. Nhóm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển (DERG), 2010. Tính sẵn có và hiệu quả của tín dụng ở nông thôn Việt Nam 2006 – 2008 – 2010. Chương trình Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (ARD). 13. Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng, 2011. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội: Nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, Huyện Chương Mỹ. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011: Tập 9, số 5: 844 – 852. 14. Nguyễn Thị Thanh Lâm, 2011, Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang . Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học Cần Thơ. 15. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 -2015. 16. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. 17. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê. 18. Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu, 2012. Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ Đồng bằng Sông Cửu Long. Kỷ yếu khoa học 2012: 175-185.  Danh mục tài liệu Tiếng Anh 19. Stiglitz J and Weiss A, 1981. Credit rationing and markets with imperfect information. American Economic Review, 71(3): 393 -410. 20. Vu Thi Thanh Ha, 2001. Determinants of rural household’ borrowing from the formal financial sector: A study of the rural credit in Red River Delta region. 21. Phạm T.T.T and Lensink R, (2007). Lending policies of informal, formal and semifromal lenders. Economics of Transittion, 15(2), 181-209. 22. Abi Kedir, 2007, Determinants of Access to Credit and Loan Amount: Household-level Evidence from Urban Ethiopia. www.le.ac.uk/economics/ research/ =RePEc/lec/leecon/dp07-3.pdf. 23. Vương Quốc Duy (2007). The impact of credit for the poor on the poverty level of rural households in the Mekong Delta – Viet Nam. 24. Tran Binh Minh, 2010. Determinants of credit rationing in rural credit market – an analysis from the VHLSS02, VietNam – Netherlands Project for Master degree in development economics. 53 PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA HỘ NGHÈO Mã số :………….. Kính thưa Quý Ông/bà! Tôi là Nguyễn Trọng Hưng, là học viên Cao học ngành tài chính ngân hàng trường Đại Học Tài chính Marketing. Hiện nay tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu là “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”. Việc lựa chọn gia đình Ông/bà tham gia vào cuộc khảo sát này là nhằm để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu là hoàn toàn ngẫu nhiên và những thông tin thu thập được hoàn toàn được giữ bí mật. Rất mong ông/bà vui lòng dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi sau đây giúp tôi có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Mọi câu trả lời của ông/bà đều mang lại giá trị rất quan trọng cho nghiên cứu của tôi. Rất mong được sự cộng tác nhiệt tình của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn! Số nhà:___ __Ấp_________Xã__________ Huyện____________Tỉnh Vĩnh Long. Ngày phỏng vấn:_______________________ Phỏng vấn viên:____________________________Ký tên:_____________ ___ PHẦN I : THÔNG TIN CHUNG CỦA HỘ Q1. Thông tin các thành viên gia đình trong năm 2014 : - Họ và tên chủ hộ: . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giới tính: Nam [ ], Nữ [ ] - Tuổi của chủ hộ:. . . .. . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Nghề nghiệp chính của chủ hộ: sản xuất nông nghiệp [ ], khác [ ]. . . . . . . .......... - Số người trong gia đình (theo sổ hộ khẩu): …..; trong đó: Nam: .…; Nữ: …... - Số lao động chính của hộ (tuổi theo sổ hộ khẩu có khả năng lao động): ……. Q2. Trình độ học vấn 1. Không biết chữ [ ] 2. Tiểu học [ ] 3. Phổ thông cơ sở [ ] 4. Phổ thông trung học [ ] 5. Cao đẳng, đại học [ ] 6. Khác (ghi rõ) ________________ Q3. Dân tộc chủ hộ: 1. Kinh 2. Khmer 3. Hoa 4. Chăm 5. Khác (ghi rõ) .......... Q4. Ông (Bà) đã sống ở địa phương bao lâu ? ……… năm. Q5. Khoảng cách từ nơi sống của gia đình đến trung tâm huyện : …………. km. Q6. Gia đình Ông (Bà) có điện thoại cố định / di động không ? 0 – Không ; 1 – Có. Q7. Các thành viên trong gia đình có người thân hay bạn bè thân thiết : TT Tiêu thức Có 1. Làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện 2. Làm ở cơ quan nhà nước cấp tỉnh hay Trung ương 54 Không 3. Làm ở các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng, … 4. Làm ở các tổ chức xã hội hay đoàn thể ở địa phương 5. Khác (Ghi rõ): Q8. Tài sản của hộ: TT Năm 2014 Loại tài sản 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. Q9. Có thế chấp Số lượng Đất thổ cư (m2) Đất nông nghiệp (m2) Đất nuôi trồng thủy sản (m2) Nhà ở kiên cố (cái) Nhà xưởng, kho bãi, … (cái) Tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên Gia súc (con) Gia cầm (con) Tiền gởi ngân hàng hay các tổ chức tín dụng Tiền chơi hụi Tài sản khác Tổng cộng Thu nhập của gia đình/năm 2013 và 2014: (tr. Đồng) Ngành Nghề Năm 2013 1. Trồng lúa 2. Trồng cây ăn trái 3. Trồng hoa màu ngắn ngày 4. Nuôi cá 5. Nuôi tôm 6. Chăn nuôi gia súc 7. Chăn nuôi gia cầm 8. Làm mướn 9. Buôn bán, làm dịch vụ 10. Công nhân, viên chức 11. Khác (Ghi rõ) : Tổng cộng : Q10. Xin Ông (Bà) vui lòng cho biết khó khăn mà gia đình thường gặp nhất? 1. Bị ảnh hưởng bởi thiên tai (lũ lụt, hạn hán, …) 2. Sản xuất thường hay bị mất mùa hoặc vật nuôi bị dịch bệnh 3. Thành viên trong gia đình bị mất việc làm 4. Thành viên trong gia đình ốm đau 5. Giá cả sản phẩm làm ra thấp và không ổn định 6. Khác (Ghi rõ) : ……………………………………………………… 55 Giá trị (tr.đồng) Năm 2014 PHẦN II: THÔNG TIN VỀ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA HỘ Q11. TT 1 2 3 Q12. Trong năm 2014, địa điểm mà Ông (Bà) có vay tiền: Nơi vay tiền Có Không Ghi chú Các ngân hàng và/hay Quỹ tín dụng nhân Nếu không, trả lời Q12 dân Các tổ chức xã hội, đoàn thể Nếu không, trả lời Q13 Hình thức tín dụng phi chính thức Nếu không, trả lời Q14 Nếu không vay ở các ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân thì nguyên nhân là : Q12.1. Không muốn vay do: 1 – Không có nhu cầu 2 – Chưa từng vay vốn ở ngân hàng 3 – Số tiền vay được quá ít so với nhu cầu 4 – Thời hạn vay quá ngắn 5 – Chi phí vay quá cao 6 – Thủ tục vay quá rườm rà 7 – Không thích thiếu nợ 8 – Chờ đợi lâu không kịp thời vụ 9 – Không có khả năng trả nợ 10 – Khác (ghi rõ): ………… Q12.2. Muốn vay, nhưng không vay được do : 1 – Không có tài sản thế chấp 2 – Không được bảo lãnh 3 – Không biết vay ở đâu 4 – Không quen cán bộ tín dụng 5 – Không lập được kế hoạch xin vay 6 – Không biết thủ tục vay 7 – Không được vay mà không rõ lý do 8 – Có khoản vay quá hạn 9 – Khác (ghi rõ):……………………………………………………………… Q13. Nếu không vay ở các tổ chức xã hội, đoàn thể thì nguyên nhân là : ………………………………………………………………………………………… Q14. Nếu không vay ở các hình thức tín dụng phi chính thức thì nguyên nhân là : ……………………………………………………………………….……………… Q15. TT 1 2 3 Thông tin về hoạt động vay vốn trong năm 2014 : Tổ chức/hình thức tín dụng Số tiền xin vay (tr. đ) Số tiền vay được (tr. đ) Lãi suất (%/ năm) Chi phí vay (*) (tr. đ) Mục đích sử dụng 1 – sản xuất 2 – tiêu dùng 3 – khác Nguồn chính thức Các ngân hàng Quỹ tín dụng nhân dân Khác (Ghi rõ) : Nguồn bán chính thức (hội phụ nữ, hội nông dân, tổ trợ vốn, ) 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 Hội Nông dân Hội Phụ nữ Đoàn thanh niên Khác (Ghi rõ) : Phi chính thức 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 Người cho vay chuyên nghiệp Người bán vật tư, các đại lý Thương lái 1 1 1 2 2 2 3 3 3 56 Hụi 1 2 3 Người thân, bạn bè 1 2 3 Khác (Ghi rõ) : 1 2 3 Ghi chú: Chi phí vay bao gồm các khoản chi phí đi lại để nộp đơn vay vốn, số tiền chi cho cán bộ tín dụng (nếu có), chi phí mua hồ sơ, phí lệ phí công chứng, chứng thực… Q16. Theo Ông (Bà), có bao nhiêu ngân hàng, quỹ tín dụng, tổ chức xã hội, đoàn thể cho vay vốn trên địa bàn (huyện) Ông (Bà) sinh sống: 16.1. Số ngân hàng, quỹ tín dụng: …………….. 16.2. Số tổ chức xã hội, đoàn thể: …………….. Q17. Số lần và số tiền mà Ông (Bà) vay tiền cho đến cuối năm 2014: TT Tổ chức tín dụng Số lần 1 Các ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân 2 Các tổ chức xã hội, đoàn thể 3 Hình thức tín dụng phi chính thức Q18. Ông (Bà) vui lòng cho biết các thuận lợi khi vay tiền từ các nguồn sau : STT Tiêu chí Các ngân hàng và Quỹ tín dụng nhân dân Có Không Các tổ chức xã hội, đoàn thể Có Không Thủ tục đơn giản Thời gian chờ đợi ít Chi phí vay thấp Tự do sử dụng tiền Không cần thế chấp Gần nhà Trả nợ linh hoạt Không giới hạn số tiền được vay 9 Lãi suất thấp Q19. Ông /Bà có từng sai hẹn trả nợ các tổ chức tín dụng? 0 – Không;1 – Có. Số tiền Hình thức tín dụng phi chính thức Có Không 1 2 3 4 5 6 7 8 Nếu có thì số lần sai hẹn là: ………. lần. Q20. Nếu có sai hẹn thì nguyên nhân là: 1 – Mất mùa 2 – Sản xuất – kinh doanh bị thua lỗ 3 – Thu nhập không đủ để trả nợ 4 – Có người thân bị bệnh phải điều trị 5 – Bị người khác giật nợ 6 – Khác (Ghi rõ) : ………………………. Q21. Theo Ông/Bà, khó khăn gặp phải trong quá trình vay vốn là do yếu tố nào? 1- Đi lại khó khăn 2- Thủ tục nhiều, rườm rà 3- Mất nhiều ngày chờ đợi 4- Tốn nhiều chi phí 5- Khác Q22. Nếu sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, Ông (Bà) sẽ trả tiền vay bằng cách nào? Cách 1: ………………………………………………………………………… Cách 2: ………………………………………………………………………… Cách 3: ………………………………………………………………………… 57 Q23. Những kiến nghị của ông (bà) để có thể vay vốn thuận lợi hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình? _____________________________________________________________________ ______________________________________________________________________ Cuộc phỏng vấn đã kết thúc, chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà. 58 [...]... xã hội tỉnh Vĩnh Long 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Thực trạng các hộ nghèo tại Vĩnh Long tiếp cận tín dụng ưu đãi chính thức tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long như thế nào? - Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ nghèo tại Vĩnh Long? - Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của các. .. các hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo trong tỉnh Vĩnh Long 1.4.2 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tiếp cận tín dụng vốn vay ưu đãi và các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín. .. tín dụng nông thôn ở huyện trong tỉnh Vĩnh Long cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu  Đối với mục tiêu (2): Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội ở các huyện tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014 Đối với mục tiêu này bài viết sử dụng. .. thị trường Kết luận chương 2 Chương 2 đã trình bày đước các cơ sở lý thuyết về việc tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của các Hộ nghèo và mô hình nghiên cứu trước đó gồm các vấn đề chính sau: - Lý luận tín dụng, phân loại tín dụng - Lý thuyết về tiếp cận tín dụng và phương pháp tiếp cận tín dụng - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo Tóm lại các lý luận đã nêu ở... thực trạng vay vốn ưu đãi của hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 - 2014 Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014 Mục tiêu 3: Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo tại Ngân hàng... tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi hộ nghèo ở các huyện tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009 -2014, bài viết sử dụng mô hình Probit Mô hình Probit có dạng như sau: Prob (Y = 1│x) = F(x’β + u) (3.1) Trong đó: + Biến phụ thuộc (hanchetindung) là khả năng bị hạn chế tiếp cận tín dụng , đây là một biến giả Y=1: hộ bị hạn chế tín dụng; Y=0: hộ không bị hạn chế tiếp cận tín dụng xi là các. .. Ethiopia cho các hộ riêng biệt để xác định các yếu tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của các hộ này trong vùng nghiên cứu Tác giả tìm thấy một tỷ lệ cao (26,6%) của hạn chế tín dụng của hộ gia đình, phần lớn trong số đó là những mẫu khó tiếp cận được nguồn tín dụng Đối với các yếu tố tác động đến hạn chế tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay, nghiên cứu của Kedir (2007) cho thấy các biến... cho các hộ nông dân và các hộ nghèo 2.2.3 Ý nghĩa việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng 2.2.3.1 Đối với đối tượng đi vay: Các hộ dân đều có khả năng vay vốn tại một trong các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn, điều này đồng nghĩa với người dân có được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh Giúp cho người nghèo thoát nghèo sau quá trình xoá đối giãm nghèo và mức thu nhập đã ở trên. .. đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của các đối tượng nghiên cứu 2.3.1.1 Nghiên cứu của Okurut, (năm 2004) Thực hiện việc nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn về nhu cầu tín dụng hộ nghèo tại Uganda Mô hình hồi qui OLS được tác giả sử dụng để thực hiện đo lường các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nghèo mà không sử dụng các mô hình Probit và Tobit như những đề tài trên Tiếp nối... bằng tiếng việt hơn các dân tộc khác - Tỷ lệ phụ thuộc: Số người phụ thuộc trong hộ càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng thấp - Quan hệ xã hội: Có bạn bè, người thân càng nhiều thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao 2.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÓ: Hầu hết các nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nghèo ở cả ba thị trường tín dụng chính thức, bán ... trạng hộ nghèo Vĩnh Long tiếp cận tín dụng ưu đãi thức Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long nào? - Các yếu tố mức độ ảnh hưởng yếu tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận tín dụng thức hộ nghèo Vĩnh Long? ... TRỌNG HƯNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Kinh tế - Tài ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ... Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2014 4.3 KẾT QUẢ XỬ LÝ MÔ HÌNH PROBIT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG Khả tiếp cận

Ngày đăng: 25/10/2015, 08:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN