SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2014.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ nên đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất nhằm giúp các hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, minh chứng cho điều này là hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với lãi suất và thời hạn ưu đãi. Cụ thể như sau:
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nghiên cứu hiện nay, có các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách đang được áp dụng thực tế bao gồm: Hộ nghèo; Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn ; Người lao động tại huyện nghèo đi xuất khẩu lao động; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Hộ nghèo về nhà ở. Những chương trình tín dụng ưu đãi này thật sự đã mang lại hiệu quả, dần dần cải thiện được phần nào đời sống của các hộ nghèo. Về lãi suất, thời hạn cho vay, mức cho vay khá ưu đãi. Thủ tục cho vay cũng đơn giản, không rườm rà. Đặc biệt là lãi suất thấp, phù hợp với khả năng trả nợ của hộ nghèo, về hình thức trả nợ cũng linh hoạt hơn, không gò bó, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo trả nợ và có cơ hội được vay tiếp và số tiền tăng dần qua các lần vay sau. Thêm một điều đặc biệt hơn ở đây là các chương trình tín dụng ưu đãi này, ngoài việc hỗ trợ lãi suất, các tổ chức tín dụng còn giúp các hộ nghèo có thể tích lũy được một số vốn trong quá trình vay vốn thông qua hình thức gửi tiết kiệm mỗi tháng nhằm giảm bớt áp lực trả nợ của hộ nghèo khi đến hạn thanh toán đồng thời hạn chế rủi ro thu hồi nợ cho ngân hàng.
29
Bảng 4.1 Các chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong năm 2014
Chương trình
cho vay Đối tượng khách hàng thụ hưởng
Thời hạn cho vay tối đa
Lãi suất cho vay(%/tháng)
Mức cho vay tối đa (đồng)
1. Hộ nghèo Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 5 năm 0.65 30 triệu / hộ 2. Hộ nghèo tại huyện
theo NQ 30a Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 2 năm 0 5 triệu / hộ 3. Học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn
Học sinh, sinh viên mồ côi; hộ nghèo, hộ có thu nhập bình quân tối đa bằng 150% thu nhập bình quân/ người của hộ nghèo; hộ gặp khó khăn về tài chính; lao động nông thôn học nghềvà bộ đội xuất ngũ học nghề Gồm thời hạn phát tiền vay + 12 tháng và thời gian trả nợ 0.65 1 triệu đồng/ tháng/HSSV 4. Hộ gia đình SXKD
tại vùng khó khăn Hộ SXKD tại vùng khó khăn 5 năm 0.9 100 triệu / hộ
5. Giải quyết việc làm
- Người tàn tật; 0.5 20 triệu / hộ - Hộ gia đình; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác
xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại, trung tâm giáo dục lao động xã hội;
- Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật
5 năm
0.65 20 triệu / hộ
0.325 500 triệu / dự án và 20 triệu/ lao động thu hút mới 6. Người lao động tại
huyện không nghèo đi xuất khẩu lao động
Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và gia đình có công Bằng thời gian lao
động ở nước ngoài 0.65 30 triệu / lao động 7. Người lao động tại
huyện nghèo đi xuất khẩu lao động
- Hộ không thuộc hộ nghèo và không thuộc dân tộc thiểu số; 0.65 Tổng chi phí theo hợp đồng tuyển dụng
30
Chương trình cho
vay Đối tượng khách hàng thụ hưởng
Thời hạn cho vay tối đa
Lãi suất cho vay(%/tháng)
Mức cho vay tối đa (đồng)
8. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Hộ gia đình cư trú tại nông thôn chưa có công trình nước sạch và vệ sinh môi trường hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường
5 năm 0.9 4 triêu / công trình
9. Hộ dân tộc thiểu số
đặc biệt khó khăn Hộ dân tộc thiểu số có mức thu nhập dưới 50% của hộ nghèo 5 năm 0 5 triệu / hộ 10. Hộ nghèo về nhà ở Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 10 năm 0.25 8 triệu / hộ 11. Hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn Hộ dân tộc thiểu số nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia + Để có đất sản xuất 5 năm 0 10 triệu / hộ + Chuyển đổi nghề
Trong nước 3 năm 0
Đi xuất khẩu lao động
Bằng thời gian lao
động ở nước ngoài 0 30 triệu / lao động 12. Nhà ở vùng ngập
lũ đồng bằng sông Cửu Long
- Hộ dân tại những khu vực không đảm bảo an toàn khi có lũ, phải
di dời vào ở trong cụm, tuyến dân cư 10 năm 0.25 20 triệu / hộ
31
Bảng 4.2 Số liệu hoạt động tín dụng hộ nghèo giai đoạn 2009-2014 theo địa bàn nghiên cứu
ĐVT: Tỷđồng
Chỉ tiêu Năm
2009 2010 2011 2012 2013 2014
Dư nợ cho vay 49.008 48.266 46.674 46.071 31.611 30.491 Doanh số cho vay 107.264 112.193 130.277 94.444 90.861 89.520 Doanh số thu nợ 78.799 94.287 130.291 84.716 185.247 186.215 Tổng dư nợ cuối kỳ 278.819 307.284 325.190 334.904 240.518 143.823 Nợ xấu 8.317 7.858 8.598 8.369 8.293 8.067 Nhóm nợ + Nhóm 1 + Nhóm 2 + Nhóm 3 4.462 4.986 7.496 7.869 7.676 7.325 + Nhóm 4 + Nhóm 5 3.855 2.872 1.102 500 617 742
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Vĩnh Long
Thành tựu của ngân hàng chính sách xã hội qua các năm:
Nhìn chung tổng số hộ nghèo còn dư nợ toàn tỉnh có chiều hướng giảm qua các năm và đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2014 từ 31.611 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 30.491tỷ đồng trong năm 2014, đây là một trong những nỗ lực khá lớn của các cơ quan chính quyền địa phương trong tỉnh.
Về doanh số cho vay trong toàn tỉnh có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2011 -2014 so với giai đoạn 2009 – 2010, cụ thể năm 2010 thấp hơn năm 2009, năm 2010 có sự biến động nhẹ, doanh số cho vay cao hơn năm 2009 là 3.929 tỷ đồng tăng 3,66%.
Về doanh số thu nợ tăng trên địa bàn nghiên cứu năm 2014. Cụ thể, năm 2014 doanh số thu nợ đạt 186.215 tỷ đồng, cao hơn năm 2013 là 185.247 tỷ đồng, tăng
32
0.5% và có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với các năm còn lại trong giai đoạn nghiên cứu.
Về tổng dư nợ cuối kỳ toàn tỉnh năm 2014 đạt 143.823 tỷ đồng, giảm 59,8% so với năm 2013. Năm 2014 dư nợ cho vay hộ nghèo giảm mạnh là do Ngân hàng thu hồi nợ của các hộ thoát nghèo để chuyển sang cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên còn những hạn chế:
Giai đoạn tăng mạnh nhất là năm 2011, doanh số cho vay đạt 130.277 tỷ đồng, cao hơn 2010 10.084 tỷ đồng, tăng 16,12%. Doanh số cho vay lại giảm mạnh, cụ thể năm 2012 giảm 27,51% so với năm 2011, và năm 2013 giảm 3,79% so với năm 2012, năm 2014 giảm 1,5% so với năm 2013. Trong năm 2014, doanh số cho vay thấp do khả năng thu hồi nợ thấp, do đó chính quyền địa phương đã thu hẹp nguồn vốn cho vay lại nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời khó khăn trên.
Doanh số thu nợ của những năm trước thấp là do trong địa bàn nghiên cứu có nhiều xã đặc biệt khó khăn, đa số là người dân tộc, thu nhập thấp, bấp bênh nên khó thu hồi nợ, đồng thời chính quyền địa phương tại địa bàn nghiên cứu cũng chưa có biện pháp để cải thiện. Tuy nhiên, bước sang năm 2014, do khắc phục được những khó khăn trước đây, đồng thời có sự kết hợp khá hiệu quả giữa TCTD và chính quyền địa phương nên có những giải pháp tích cực góp phần cải thiện doanh số thu nợ.
Về nợ xấu cũng có tỷ lệ giảm dần qua các năm, nợ chỉ tập trung chủ yếu ở nhóm 3 và nhóm 5. Năm 2014, nợ xấu nhóm 3 là 7.325 tỷ đồng, cao nhất trong giai đoạn 2011-2014. Năm 2014, nợ xấu nhóm 5 cũng giảm mạnh, chỉ còn 742 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2009 -2010.
4.2 THỰC TRẠNG VIẾT TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO HIỆN NAY