0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 21

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG (Trang 30 -30 )

3.3.1 Cỡ mẫu

Bảng 3.1 Cỡ mẫu điều tra phân theo địa bàn nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long

Địa bàn nghiên cứu Số hộ nghèo Số hộ Tỷ trọng (%)

Huyện Mang Thít Xã Mỹ An 104 23 10,5 Xã An Phước 101 22 7,5 Huyện Vũng Liêm Xã Hiếu Nghĩa 117 26 8,5 Xã Trung Thành 144 32 10,5 Huyện Tam Bình Xã Loan Mỹ 419 93 31,0 Xã Ngãi Tứ 168 38 12,5 Huyện Trà Ôn Xã Đông Thành 215 48 16,0 Xã Tân Mỹ 79 18 6,0 Tổng cộng 1347 300 100,0

3.3.2 Phương pháp lấy mẫu

Đầu tiên tác giả tiến hành chọn vùng nghiên cứu dựa vào đặc trưng kinh tế các huyện, trung tâm thành phố đại diện trong tỉnh Vĩnh Long. Sau khi chọn được các huyện, tác giả tiến hành chọn 2 xã trong mỗi huyện để tiến hành xin danh sách và số liệu liên quan đến hộ nghèo tại Uỷ ban Nhân dân xã. Sau khi có danh sách hộ nghèo, tác giả liên hệ trực tiếp với từng trưởng ấp để thực hiện phỏng vấn theo tỷ lệ đã tính toán được dựa trên số liệu thứ cấp đã được thu thập trước đó.

3.4 DIỄN ĐẠT VÀ MÃ HÓA THANG ĐO:

22

năng tiếp cận tín dụng ưu đãi là các biến được sử dụng trong mô hình Probit để đo lường khả năng tiếp cận tín dụng được trình bày như sau:

Tuổi của chủ hộ (tuoi): theo nghiên cứu thì tuổi của chủ hộ được tính từ năm sinh ra cho đến thời điểm nghiên cứu. Những người lớn tuổi thường tích lũy nhiều hơn nên nhu cầu vay vốn ít hơn. Bản chất của người lớn tuổi là rất thận trọng (không thích rủi ro) trong quan hệ vay mượn, do đó ít bị giới hạn tín dụng hơn những người nhỏ tuổi (Trần Bình Minh, 2010). Tuy nhiên, vì đối tượng là hộ nghèo, đa số không có đất sản xuất, chủ yếu là phải làm thuê để sống, nên người cho vay sẽ quan tâm nhiều đến sức trẻ và khả năng lao động của họ. Một quan điểm khác cho rằng người lớn tuổi ở nông thôn thường ít am hiểu về các thủ tục ngân hàng nên khả năng bị giới hạn tín dụng cao (Okurut, 2006). Như vậy, yếu tố tuổi có tham số hồi quy có thể mang dấu dương hoặc âm. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng biến X1 có tham số hồi qui () sẽ mang giá trị dương.

Giới tính (gioitinh): là một biến giả, có giá trị là 0 nếu chủ hộ là nam, có giá trị là 1 nếu chủ hộ là nữ. Sự khác biệt về giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ. Theo Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011), kết quả phân tích cho thấy, các chủ hộ là nam giới có thể tiếp cận với tín dụng chính thức tốt hơn các chủ hộ là nữ giới, nguyên nhân là do các chủ hộ nam thường mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh nên họ quyết đoán hơn trong việc vay vốn . Ngoài ra, theo tổ chức Nông lương Thế giới, các ngân hàng và TCTD chính thức, vì nhiều lý do khác nhau mà các tổ chức tín dụng e ngại cho phụ nữ vay tiền. Phụ nữ thường vay với khoản vay ít, không có kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xin vay. Do đó, họ dễ bị hạn chế về khả năng tiếp cận tín dụng (Trần Bình Minh, 2010). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm.

Dân tộc (dantoc): là một biến giả, có giá trị là 0 khi chủ hộ dân tộc Kinhvà có giá trị là 1 nếu chủ hộ thuộc các dân tộc khác. Lập luận cho rằng do các hộ gia đình dân tộc Kinh có điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn, dẫn đến thu nhập cũng cao hơn so với các hộ gia đình người dân tộc nên khả năng trả nợ sẽ cao hơn, do đó họ dễ tiếp cận tín dụng hơn. Người dân tộc thường bị đánh giá thấp năng lực và không được đề bạt ở các vị trí cao trong

23

công việc, dẫn đến thu nhập thấp (do thông tin bất đối xứng, dẫn đến lựa chọn sai lầm) , do đó, hộ gia đình là người dân tộc dễ bị hạn chế tín dụng hơn so với hộ gia đình là dân tộc kinh (Okurut, 2006). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm.

Trình độ học vấn của chủ hộ (nhomhocvan): là một biến giả, có giá trịlà 1 khi chủ hộ có học vấn từ cấp 2 trở lên và có giá trị là 0 khi chủ hộ có trình độ học vấn là cấp 1 trở xuống. Đối với những người có trình độ học vấn cao, sự am hiểu về thị trường nói chung và thị trường tín dụng nói riêng sẽ cao hơn, khả năng khai thác các cơ hội đầu tư tốt hơn, sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả hơn. Hơn nữa, chủ hộ có trình độ học vấn cao ít gặp trở ngại bởi các thủ tục xin vay của các tổ chức tín dụng chính thức, nên chủ hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ càng thuận lợi khi vay vốn và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ cao hơn; ngược lại, những hộ có trình độ học vấn thấp thường khó có khả năng tiếp cận được với tín dụng (Okurut, 2004). Vì vậy, yếu tố này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương.

Tỷ lệ phụ thuộc (tylephuthuoc): là số người phụ thuộc trong hộ giađình. Người phụ thuộc bao gồm người già, trẻ nhỏ, những người không nằm trong độ tuổi lao động hoặc những đối tượng nằm trong độ tuổi lao động nhưng mất sức lao động hoặc không có khả năng lao động. Hộ có số người phụ thuộc càng nhiều sẽ làm cho chi tiêu của hộ gia đình tăng lên, làm giảm thu nhập cho hộ gia đình và không thể bù đắp được chi tiêu của hộ. Việc tiếp cận được nguồn vốn tín dụng đối với những hộ gia đình có số lượng người phụ thuộc lớn sẽ làm cho hộ có động cơ lệch lạc trong việc sử dụng nguồn vốn vay được. Điều này làm cho rủi ro thu hồi vốn của ngân hàng tăng cao, dẫn đến việc hạn chế tín dụng của ngân hàng đối với những hộ nghèo (Kedir, 2007). Vì vậy, yếu tố này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang giá trị âm.

Quan hệ xã hội (qhxh): Quan hệ xã hội là biến giả, có giá trị là 1 nếu gia đình có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức tín dụng hay ở cơ quan Nhà nước (ấp, xã, huyện, tỉnh hay trung ương) và có giá trị là 0 nếu ngược lại. Nếu hộ nghèo có người thân, bạn bè làm ở các tổ chức tín dụng hay ở cơ quan Nhà nước thì sẽ dễ được bảo lãnh vay hay được xem là có uy tín (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010) nên có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức nhiều hơn hộ không có mối quan hệ xã hội; ngược lại, khả

24

năng bị giới hạn tín dụng của các hộ nghèo này sẽ rất cao. Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương.

Thời gian cư trú (tgcutru): Thời gian cư trú là thời gian mà hộ nghèo sinh sống tại địa phương tính đến thời điểm khảo sát. Giả định hộ nghèo có thời gian cư trú lâu năm tại địa phương sẽ có uy tín trong xã hội và các tổ chức tín dụng chính thức cũng hiểu rõ hơn về hộ nghèo hay hạn chế được thông tín bất đối xứng giữa tổ chức cho vay với hộ nghèo. Trái lại, những hộ nghèo có thời gian gian cư trú ngắn, mới chuyển đến địa phương thì khi họ có nhu cầu vốn để sản xuất thì không được hỗ trợ kịp thời, đây là một điều bất lợi làm cho khả năng tiếp cận tín dụng của họ bị giới hạn (Phạm Văn Dương, 2010). Do đó, biến này được kỳ vọng có t ham số hồi qui () mang dấu âm.

Khoảng cách (khoangcach): đo lường khoảng cách từ nơi cư trú đến trung tâm huyện (được đo bằng km). Khoảng cách này càng xa chứng tỏ giao thông khó khăn, người dân tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại, do đó, khả năng tiếp cận tín dụng giảm (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có t ham số hồi qui () mang dấu dương.

Giá trị tài sản (gtts): là tổng tài sản của hộ nghèo. Mặc dù đây khôngphải là chỉ tiêu chính để xét cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội, tuy nhiên, những hộ có tài sản càng lớn thì khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ càng cao vì sẽ giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho ngân hàng (Lê Văn Trinh, 2010). Do đó, những hộ có giá trị tài sản thấp sẽ là một yếu tố bất lợi cho việc tiếp cận tín dụng chính thức. Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương.

Thu nhập của chủ hộ (thunhap): là khoản thu nhập bình quân của hộ nghèo bao gồm từ chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê, mua bán, .... Những hộ có thu nhập càng cao cho thấy hộ làm ăn có hiệu quả và có khả năng hoàn trả các khoản vay đúng hạn, tạo niềm tin tốt cho ngân hàng nên họ dễ dàng tiếp cận tín dụng. Ngược lại, những hộ nghèo thu nhập ít, khả năng đảm bảo trả nợ vay thấp thường bị hạn chế tín dụng (Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng, 2010). Vì vậy, hệ số của biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu dương.

25

Số lần sai hẹn (slsaihen): Đo lường khả năng trả nợ của khách hàng cóđúng với thỏa thuận ban đầu hay không. Người vay sai hẹn nhiều lần thì uy tín của họ càng giảm, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của họ. Điều này cho thấy các TCTD chính thức đánh giá rủi ro tín dụng dựa theo yếu tố lịch sử vay vốn và hoàn trả nợ gốc và lãi của người vay (Phạm và Lensink, 2007). Vì vậy, biến này được kỳ vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm.

Nguồn vay bán chính thức (stvaydcbct): Được đo lường bằng số tiền vay từ các tổ chức xã hội, đoàn thể.... của hộ nghèo. Giả định rằng nếu hộ có vay vốn từ nguồn tín dụng bán chính thức thì nhu cầu về tín dụng chính thức sẽ giảm (Trần Bình Minh, 2010). Đối với nguồn vay chính thức, biến này kì vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm.

Nguồn vay phi chính thức (stvaydcpct): được đo lường bằng số tiền vay được từ người thân, bạn bè, người cho vay chuyên nghiệp, thương lái..., nó đại diện cho việc hộ có vay hay không có vay từ nguồn phi chính thức khi họ liên hệ vay từ nguồn chính thức. Nếu hộ có vay phi chính thức thì nhu cầu về tín dụng chính thức sẽ giảm (Phan Đình Khôi, 2012). Đối với nguồn vay chính thức, biến này được kì vọng có tham số hồi qui () mang dấu âm.

26

Bảng 3.2 Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình

Tên biến Diễn giải Dấu kỳ vọng

Probit

Tuổi

Giá trị độ tuổi của chủ hộ +

Giới tính = 1: chủ hộ là nữ

= 0: chủ hộ là nam -

Dân tộc = 0: chủ hộ là dân tộc kinh

= 1: chủ hộ là dân tộc khác -

Trình độ học vấn = 1: chủ hộ có học vấn cấp 2 trở lên

= 0: chủ hộ có học vấn cấp 1 trở xuống -

Tỷ lệ phụ thuộc Số người phụ thuộc trong hộ gia đình S

- Quan hệ xã hội

= 1: hộ có bạn bè, người thân làm việc ở TCTD, chính quyền địa phương.

= 0: trong trường hợp ngược lại -

Thời gian cư trú Số năm hộ đã sinh sống tại địa phương

- Khoảng cách Số km tính từ nơi cư trú đến trung tâm xã

+ Giá trị tài sản Giá trị nhà ở và tài sản khác mà hộ có được (triệu đồng)

- Thu nhập Đo lường bằng giá trị thu nhập của hộ gia đình

trong năm (triệu đồng) -

Số lần sai hẹn Hộ có sai hẹn trả nợ và lãi lần nào hay không

Đo lường bằng số lần sai hẹn +

Nguồn vay bán chính thức

Đo lường bằng số tiền vay được từ nguồn

BCT (triệu đồng) +

Nguồn vay phi chính thức

Đo lường bằng số tiền vay được từ nguồn

27

Kết luận chương 3: Chương đã đưa ra được quy trình nghiên cứu nhằm thực hiện các bước cụ thể trong quá trình nghiên cứu, nêu lên phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, diễn đạt và mã hóa các thang đo tất cả nội dung thực hiện trong phần này nhằm tạo nền tảng để chương 4 chạy mô hình nghiên cứu.

28

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2014. SÁCH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2009-2014.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ nên đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất nhằm giúp các hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, minh chứng cho điều này là hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chương trình tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với lãi suất và thời hạn ưu đãi. Cụ thể như sau:

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nghiên cứu hiện nay, có các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách đang được áp dụng thực tế bao gồm: Hộ nghèo; Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn ; Người lao động tại huyện nghèo đi xuất khẩu lao động; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Hộ nghèo về nhà ở. Những chương trình tín dụng ưu đãi này thật sự đã mang lại hiệu quả, dần dần cải thiện được phần nào đời sống của các hộ nghèo. Về lãi suất, thời hạn cho vay, mức cho vay khá ưu đãi. Thủ tục cho vay cũng đơn giản, không rườm rà. Đặc biệt là lãi suất thấp, phù hợp với khả năng trả nợ của hộ nghèo, về hình thức trả nợ cũng linh hoạt hơn, không gò bó, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo trả nợ và có cơ hội được vay tiếp và số tiền tăng dần qua các lần vay sau. Thêm một điều đặc biệt hơn ở đây là các chương trình tín dụng ưu đãi này, ngoài việc hỗ trợ lãi suất, các tổ chức tín dụng còn giúp các hộ nghèo có thể tích lũy được một số vốn trong quá trình vay vốn thông qua hình thức gửi tiết kiệm mỗi tháng nhằm giảm bớt áp lực trả nợ của hộ nghèo khi đến hạn thanh toán đồng thời hạn chế rủi ro thu hồi nợ cho ngân hàng.

29

Bảng 4.1 Các chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong năm 2014

Chương trình

cho vay Đối tượng khách hàng thụ hưởng

Thời hạn cho vay tối đa

Lãi suất cho vay(%/tháng)

Mức cho vay tối đa (đồng)

1. Hộ nghèo Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 5 năm 0.65 30 triệu / hộ 2. Hộ nghèo tại huyện

theo NQ 30a Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 2 năm 0 5 triệu / hộ 3. Học sinh, sinh viên

có hoàn cảnh khó khăn

Học sinh, sinh viên mồ côi; hộ nghèo, hộ có thu nhập bình quân tối đa bằng 150% thu nhập bình quân/ người của hộ nghèo; hộ gặp khó khăn về tài chính; lao động nông thôn học nghềvà bộ đội xuất ngũ học nghề Gồm thời hạn phát tiền vay + 12 tháng và thời gian trả nợ 0.65 1 triệu đồng/ tháng/HSSV 4. Hộ gia đình SXKD

tại vùng khó khăn Hộ SXKD tại vùng khó khăn 5 năm 0.9 100 triệu / hộ

5. Giải quyết việc làm

- Người tàn tật; 0.5 20 triệu / hộ - Hộ gia đình; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác

xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại, trung tâm giáo dục lao động xã hội;

- Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật

5 năm

0.65 20 triệu / hộ

0.325 500 triệu / dự án và 20 triệu/ lao động thu hút mới 6. Người lao động tại

huyện không nghèo đi xuất khẩu lao động

Hộ nghèo theo chuẩn quốc gia và gia đình có công Bằng thời gian lao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG (Trang 30 -30 )

×