Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm phạm quỳnh thành phố hồ chí minh, năm 2014

72 620 1
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm phạm quỳnh thành phố hồ chí minh, năm 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC DÖÔÏC HAØ NOÄI       PHẠM VĂN TÚ     PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHẠM QUỲNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014           LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I       HÀ NỘI 2015 BỘ Y TẾ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC DÖÔÏC HAØ NOÄI PHẠM VĂN TÚ       PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHẠM QUỲNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014       LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I     CHUYÊN NGÀNH: TCQLD MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng HÀ NỘI 2015 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu theo học lớp Dược sĩ Chuyên khoa cấp I chuyên ngành Tổ chức quản lý dược do Trường Đại Học Dược Hà Nội tổ chức đến nay bản thân tôi đã thu được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ cho công việc hiện tại và tương lai. Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Quản lý và kinh tế dược, các phòng ban, bộ môn và quí Thầy, Cô đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi chân thành cảm ơn Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cô không những đã chỉ, dạy cho tôi kiến thức trong hoc tập mà còn cho tôi những lời khuyên hữu ích trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh chị em trong công ty TNHH Dược Phẩm Phạm Quỳnh đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học cũng như luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Tp.HCM, Ngày 19 tháng 01 năm 2015 Học Viên Phạm Văn Tú MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MUC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3 1.1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh: ..................................................................3 1.2. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. ....................................15 1.3. Tổng quan về thị trường thuốc tại Việt Nam .....................................................19 1.4. Tổng quan về công ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh ..................................20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................23 2.2. Thời gian nghiên cứu: ..........................................................................................23 2.3. Địa điểm nghiên cứu: ...........................................................................................23 2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................23 2.4.1. Phương pháp mô tả hồi cứu. .............................................................................23 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu: ..........................................................................24 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................................24 2.4.4. Các phương pháp phân tích số liệu ...................................................................24 2.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả. .........................................................................25 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh năm 2014 ...............................................................................................25 2.5.1. Nghiên cứu về tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự, mạng lưới phân phối, một số chính sách và chiến lược kinh doanh của công ty. .....................................................25 2.5.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty để sơ bộ đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu nghiên cứu. .......................................25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................28 3.1. Nhân lực và cơ cấu nhân lực: ..............................................................................28 3.2. Tổ chức của công ty...............................................................................................29 3.3. Chính sách chiến lược và mạng lưới phân phối ..................................................32 3.4. Một số chiến lược kinh doanh của công ty Phạm Quỳnh: ..................................33 3.4.1. Chiến lược sản phẩm: ........................................................................................33 3.4.2. Chiến lược giá: ...................................................................................................35 3.5. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Phạm Quỳnh từ năm 2012 – 2014 ...................................................................................................................36 3.5.1. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của công ty giai đoạn 2012 - 2014. ......36 3.5.2. Phân tích lợi nhuận ............................................................................................37 3.5.3. Phân tích tình hình sử dụng phí: ......................................................................39 3.5.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ..........................................................................41 3.5.5. Phân tích vốn và tình hình sử dụng vốn ...........................................................46 3.5.6. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước......................................................................51 3.5.7. Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên .............................53 3.5.8. Lương bình quân của CBCNV: .........................................................................54 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................56 4.1. Bàn về cơ cấu và tổ chức nhân sự .......................................................................56 4.2. Bàn về mạng lưới phân phối: ..............................................................................57 4.3. Bàn về doanh thu bán hang .................................................................................57 4.4. Bàn về chiến lược sản phẩm và nguồn hàng ......................................................57 4.5. Bàn về chiến lược giá ............................................................................................58 4.6. Bàn về hiệu quả sử dụng vốn ...............................................................................58 4.7. Bàn về chi phí ........................................................................................................59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................60 1. Kết luận ....................................................................................................................60 2. Kiến nghị: .................................................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BYT : Bộ y tế CBCNV : Cán bộ công nhân viên CL : Chiến lược CLKD : Chiến lược kinh doanh ETC : Ethical (Thuốc kê đơn) EU : Liên minh Châu Âu KH : Kế hoạch KD : Kinh doanh GMP : Good Manufacturing Practices (Thực hành tốt sản xuất) GTGT : Giá trị gia tăng NSLĐ : Năng suất lao động PIC/S : Pharmaceutical Inspection Co-operation Scheme (Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm) PQ : Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh R&D : Research & development (Nghiên cứu và phát triển) S.W.O.T : Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSLĐ : Tài sản lưu động TSCĐ : Tài sản cố định TSLN : Tỷ suất lợi nhuận VCĐ : Vốn cố định VKD : Vốn kinh daonh VLĐ : Vốn lưu động VN : Việt Nam WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) 3C : Phương pháp phân tích chiến lược ba nhóm đối tượng: Company (Công ty), Customer (Khách hàng), Competior (Đối thủ) DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực công ty Phạm Quỳnh 2012 – 2014 .................................28 Bảng 3.2 Danh mục các sản phẩm của công ty Phạm Quỳnh ...................................33 Bảng 3.3: Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của PQ giai đoạn 2012 –2014 .......36 Bảng 3.4: Bảng phân tích lợi nhuận của công ty từ 2012-2014 ................................38 Bảng 3.5: Tổng mức phí và Tỷ suất phí của PQ .........................................................39 Bảng 3.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PQ năm 2012-2014 ..............42 Bảng 3.7: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của PQ ....................................45 Bảng 3.8: Kết cấu nguồn của công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh .................46 Bảng 3.9: Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...........................47 Bảng 3.10: Tình hình phân bố vốn của PQ từ 2012- 2014 .......................................48 Bảng 3.11: Các chỉ số về khả năng thanh toán của PQ .............................................51 Bảng 3.12: Số liệu về tình hình nộp ngân sách nhà nước .........................................52 Bảng 3.13: Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên của PQ giai đoạn 2012 – 2014 ..........................................................................................................53 Bảng 3.14: Lương bình quân cán bộ công nhân viên của PQ từ 2012-2014 ............54 DANH MUC HÌNH Hính 1.1. Mô hình quản trị chiến lược .........................................................................5 Hình 1.2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ..................................................7 Hình 1.3. Mô hình quá trình tổ chức triển khai thực hiện chiến lược ........................9 Hình 1.4. Sơ đồ minh hoạ các cấp chiến lược của doanh nghiệp .............................12 Hình 1.5. Sơ đồ minh hoa các nội dung của chiến lược tài chính ............................14 Hình 3.6: Biểu đồ về cơ cấu nhân lực của PQ giai đoạn 2012-2014 .........................28 Hình 3.7: Sơ đồ tổ chức tại PQ ....................................................................................29 Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống phân phối của PQ .............................................................32 Hình 3.9. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của PQ giai đoạn 2012 – 2014 .......37 Hình 3.10. Cơ cấu tỷ lệ sử dụng phí của PQ năm 2014 .............................................40 Hình 3.11: Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần của Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh từ 2012 -2014 .........................................................................................43 Hình 3.12. Kết cấu nguồn của PQ giai đoạn 2012 - 2014 .........................................47 Hình 3.13. Cơ cấu tài sản lưu động của PQ giai đoạn 2012 – 2014 ..........................49 Hình 3.14. Nộp ngân sách nhà nước của PQ giai đoạn 2012 – 2014 ........................52 Hình 3.15. Năng suất lao động bình quân của PQ giai đoạn 2012 – 2014 ...............54 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng cao, chỉ tiêu cho việc bảo vệ sức khoẻ được chú trọng, nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng đa dạng đã tạo điều kiện cho ngành Dược trong nước phát triển. Thị trường Dược phẩm trong nước hiện nay rất đa dạng, thuốc ngoại nhập cũng như thuốc được sản xuất trong nước đưa vào thị trường dược phẩm nhiều chủng loại với mẫu mã và chất lượng ngày càng cao. Sự phát triển của ngành Dược sẽ còn tiếp tục tăng cao và là môi trường hấp dẫn thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào lĩnh vực Dược phẩm. Tuy nhiên đa số các công ty tư nhân đều có qui mô nhỏ thể hiện ở số vốn, số lượng nhân viên, số lượng sản phẩm trong danh mục và thị trường nhỏ, hẹp. Chính vì qui mô nhỏ nên các công ty này có chiến lược kinh doanh linh hoạt, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt việc đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn thích ứng với sự biến động của thị trường là chìa khoá giúp doanh nghiệp đứng vững và ngày càng phát triển Công ty TNHH Dược Phẩm Phạm Quỳnh được thành lập năm 2012 có chức năng kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng , máy móc và thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chữa bệnh cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh. Là một công ty vừa và nhỏ có số vốn kinh doanh hạn chế, nguồn nhân lực mỏng và chưa đồng đều nên việc lựa chọn một chiến lược phù hợp nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất là vấn đề sống còn của công ty. Trên thị trường Dược phẩm hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước. Muốn giành lấy ưu thế trên thị trường việc phân tích hoạt động kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong những năm qua để nhìn lại những gì đã làm được và chưa làm được cũng như những thuận lợi khó khăn trong quá trình hoạt động sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra phương án chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong những năm tới 1 Nhận thức được tầm quan trọng trong mối liên quan mật thiết giữa chiến lược và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nên tôi chọn đề tài: “ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh TP HCM năm 2014” Đề tài nhằm các mục tiêu sau: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014. Từ đó có những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả và hệ thống chiến lược kinh doanh của công ty 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh: 1.1.1. Những lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh: ! Khái niệm chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh là sự kết hợp của các biện pháp cạnh tranh và phương pháp kinh doanh, được nhà quản trị lựa chọn và sử dụng để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã định và đi tới thành công trong kinh doanh. [3], [8]. ! Bản chất và vai trò của chiến lược kinh doanh: • Bản chất của chiến lược kinh doanh: - Bản chất của chiến lược kinh doanh là sự phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực hoạt động và các khả năng khai thác nguồn lực. Chiến lược kinh doanh xác định các mục tiêu dài hạn, các chính sách cũng như các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã xác định. - Khác về bản chất so với kế hoạch hoá, đặc trưng cơ bản của chiến lược là động và tấn công. Trong quản trị chiến lược phải đặc biệt coi trọng công tác dự báo, chủ động lường trước những thay đổi của môi trường kinh doanh để vạch ra các giải pháp tấn công nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế hiểm hoạ có thể xuất hiện trong quá trình kinh doanh.[10,[16]. • Vai trò của chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp: - Nhận rõ được mục đích, hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. 3 - Nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối de doạ trên thương trường kinh doanh. - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển lien tục và bền vững. - Tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường [16] 1.1.2. Các bước cơ bản xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ! Định vị doanh nghiệp • Phân đoạn thị trường: Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia tổng thể theo những tiêu chí nhất định thành nhiều thị trường con để xác định thị trường mục tiêu và phát hiện thị trường còn bỏ trống để tập trung các nguồn lực của doanh nghiệp. • Định vị thị trường mục tiêu Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là tập hợp khách hàng có nhu cầu và mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh và đạt được mục tiêu đã dự định. Việc lựa chọn được thị trường mục tiêu phù hợp có y nghĩa vô cùng quan trọng với việc hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch Marketing. 4 ! Mô hình quản trị chiến lược Hính 1.1 Mô hình quản trị chiến lược 5 Quá trình chiến lược là một quá trình phức tạp và liên tục,chỉ cần một thay đổi nhỏ tại một trong số những bước công việc chính trong mô hình cũng cần tới những thay đổi trong một vài hoặc tất cả các bước công việc khác. Hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và các hoạt động đánh giá đòi hỏi cần phải được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên, không chỉ là thời điểm cuối năm. Quá trình quản trị chiến lược dường như không bao giờ có điểm dừng.[16] ,[18]. Quá trình quản trị chiến lược thường được nghiên cứu và sử dụng thông qua các mô hình. Mô hình quản trị chiến lược của F. David được chấp nhận rộng rãi nhất. Mối quan hệ giữa các bước công việc trong quá trình quản trị chiến lược biểu diễn trong mô hình 1.1 ! Phân tích, dự báo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: • Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp: Phân tích cơ hội và đe doạ từ thị trường - Tác động của môi trường vĩ mô: Chính trị, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá xã hội tự nhiên. - Môi Trường ngành: Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hàng hoá hay dịch vụ thay thế. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp - Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp - Vị thế canh tranh trên thị trường, năng lực quản trị, nguồn nhân lực, công nghệ, tiềm lực tài chính [8] • Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: - Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 6 - Việc phân tích các nhân tố của môi trường vĩ mô, môi trường nội bộ, môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp có thể khái quát trong mô hình sau Hình 1.2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp - Tác động của môi trường vĩ mô: Pháp luật - chính trị, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, văn hoá xã hội và môi trường tự nhiên - Môi trường ngành: Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hàng hoá hay dịch vụ thay thế. - Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp - Vị thế cạnh tranh trên thị trường, năng lực quản trị, nguồn nhân lực, công nghệ, tiềm lực tài chính.[18]. ! Xác định mục tiêu chiến lược của kinh doanh: 7 Mục tiêu là cái đích mà doanh nghiệp cần đạt được trong một thời kì chiến lược xác định. Cần xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận bên trong doanh nghiệp. Hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cần phải thống nhất với nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, mục tiêu này không được đi ngược lại mục tiêu kia. Các yêu cầu đối với hệ thống mục tiêu chiến lược - Tính nhất quán: Các mục tiêu phải thống nhất, phù hợp với nhau. Việc hoàn thành mục tiêu này không cản trở việc thực hiện mục tiêu khác. - Tính cụ thể: Khi xác định mục tiêu cần chỉ rõ; Mục tiêu liên quan đến vấn đề gì ? Giới hạn thời gian thực hiện ? Kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt ? - Tính khả thi: Mục tiêu phải sát thực tế và có thể đạt được. - Tính linh hoạt: Môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi nên đòi hỏi hệ thống mục tiêu phải linh hoạt để có thể điều chỉnh khi môi trường kinh doanh thay đổi. ! Lựa chọn chiến lược. Các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần kế thừa, hỗ trợ nhau nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Do đó các chiến lược kinh doanh cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính hiệu quả lâu dài của quá trình kinh doanh. - Đảm bảo tính liên tục và kế thừa của các chiến lược. - Chiến lược phải mang tính toàn diện, rõ ràng. - Đảm bảo tính nhất quán và khả thi. - Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ưu tiên. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược 8 - Sức mạnh của ngành và của doanh nghiệp - Hệ thống mục tiêu chiến lược và thái độ của nhà quản trị cấp cao - Nguồn lực của doanh nghiệp - Mức độ độc lập tương đối trong kinh doanh - Phản ứng của các đối tượng liên quan: Khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Quá trình lựa chọn chiến lược gồm bốn bước cơ bản: - Bước 1: Nhận biết chiến lược hiện tại - Bước 2: Sử dụng các công cụ phân tích chiến lược - Bước 3: Lựa chọn chiến lược - Bước 4: Đánh giá chiến lược đã chọn [11], [17] ! Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược Hình 1.3. Mô hình quá trình tổ chức triển khai thực hiện chiến lược Bản chất: Triển khai thực hiện chiến lược là quá trình chuyển các ý tưởng chiến lược thành các chính sách, kế hoạch và hoạt động cụ thể phù hợp với thực tiễn để biến các mục tiêu chiến lược thành hiện thực. 9 Nguyên tắc triển khai thực hiện chiến lược - Chính sách kinh doanh phải hướng vào thực hiện hệ thống mục tiêu chiến lược. - Kế hoạch dài hạn phải mang tính tổng quát, còn kế hoạch ngắn hạn phải mang tính cụ thể. - Đảm bảo dự trữ đủ các nguồn lực cần thiết trong quá trình triển khai. - Kế hoạch phải được phổ biến đến người lao động - Luôn quan sát, dự báo và phát hiện sớm các thay đổi ngoài dự kiến của môi trường kinh doanh để chủ động thực hiện các biện pháp giải quyết. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược Quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược thực hiện qua các bước: - Xác định nội dung tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá chiến lược - Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá - Đánh giá thông qua các tiêu chuẩn đã xác định - Điều chỉnh trên cơ sở những đánh giá thu được.[16] 1.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân loại theo: Cấp độ, theo thời gian hay theo chức năng. ! Phân loại theo thời gian Chiến lược ngắn hạn gắn liền với gian đoạn thâm nhập thị trường trong chu kì sống của doanh nghiệp. Giai đoạn này qui mô của doanh nghiệp còn nhỏ, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, tiềm lực vốn và năng lực tổ chức còn hạn chế nên các doanh nghiệp thường lựa chọn “Chiến lược tập trung vào thị trường hẹp nhất định” [6]. Chiến lược phát triển trung hạn gắn liền với giai đoạn phát triển. Giai đoạn này qui mô doanh nghiệp mở rộng hơn, cơ cấu tổ chức dần hoàn thiện, năng lực quản lý tăng, tích luỹ được vốn và lợi nhuận, đồng thời công ty cũng đã có hệ thống khách hàng riêng. Các chiến lược trong giai đoạn này: 10 - Chiến lược xây dựng thương hiệu, bảo vệ thị trường cũ - Chiến lược khai thác thị trường mới - Chiến lược phát triển sản phẩm Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp trong giai đoạn chín muồi: Lúc này qui mô và cơ cấu của doanh nghiệp đã hoàn thiện, lợi nhuận thu được tối đa, tiềm lực vốn mạnh và công ty đã có vị thế vững chắc trên thị trường. Các chiến lược trong giai đoạn này: - Xây dựng chiến lược thương hiệu - Chiến lược đa dạng hoá - Chiến lược liên doanh liên kết. [16] ! Phân loại theo các cấp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm ba cấp theo sơ đồ sau: 11 Hình 1.4 Sơ đồ minh hoạ các cấp chiến lược của doanh nghiệp 12 • Chiến lược cấp doanh nghiệp Chiến lược cấp doanh nghiệp là phương hướng giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nhất những mục đích và đạt được các mục tiêu chiến lược thông qua các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đó lựa chọn. Chiến lược cấp doanh nghiệp bao gồm: - Chiến lược tăng trưởng - Chiến lược ổn định - Chiến lược cắt giảm • Chiến lược cấp đơn vị bộ phận ( SBU ) SBU là những phần thị trường, sản phẩm độc lập, riêng biệt của doanh nghiệp. Phân toàn bộ doanh nghiệp thành các SBU và hình thành các chiến lược kinh doanh theo phần thị trường cho chúng. • Chiến lược chức năng Chiến lược chức năng được xây dựng dựa trên tổng quát và phù hợp từng bộ phận chức năng của công ty. Những chiến lược này có thể tập trung vào một chức năng nhất định, tuy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chức năng với nhau nhằm mang lại hiệu quả, chất lượng, đổi mới và thoả mãn khách hàng ở mức cao nhất trên toàn doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh chức năng bao gồm: Chiến lược Marketing – mix ( Marketing hỗn hợp ) là chiến lược giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ sự nghiên cứu tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách chiến lược của Marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả bốn chính sách là: sản phẩm ( Product ), Giá cả ( Price ), Phân phối ( Place ), xúc tiến hỗ trợ kinh doanh ( Promotion ) thường được gọi là 4P của Maketing. [7],[9]. Chiến lược nhân sự đây là chiến lược có vai trò quan trọng vì con người là yếu tố năng động và có tính quyết định nhất. Các nội dung chính của chiến lược nhân sự: 13 - Chính sách tuyển dụng, lựa chọn và định hướng phát triển nhân lực. - Chính sách đào tạo và phát triển kĩ năng - Chính sách bồi dưỡng đãi ngộ tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác. - Chính sách đánh giá và các biện pháp kiểm tra, kỷ luật như đánh giá kết quả theo hình thức chính thức hay không chính thức, tính thường xuyên…; Các mức kỷ luật cho mọi trường hợp vi phạm ( có thể kỷ luật cá nhân hay theo nhóm ) Chiến lược tài chính được thiết lập nhằm đảm bảo các điều kiện tài chính cần thiết cho mọi hoạt động đầu tư, sản xuất… phù hợp với các mục tiêu chiến lược đã định. [18] Hình 1.5: Sơ đồ minh hoạ các nội dung của chiến lược tài chính 14 1.2. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực ( nhân tài, vật lực, tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất. như vậy hiệu quả kinh doanh khác với kết quả kinh doanh và có mối liện hệ chặt chẽ với kết quả kinh doanh. Trong kinh doanh, để thực hiện các mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể có nhiều phương án khác nhau. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất. • Khái niệm hiệu quả kinh doanh dược phẩm Hiệu quả kinh doanh dược phẩm thể hiện mức độ sử dụng vốn kinh doanh, cơ sở vật chất – kỹ thuật, lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh dược phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với chi phí nhỏ nhất, thu lợi nhuận tối đa, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc cung ứng dược phẩm phục vụ sức khoẻ cộng đồng. 1.2.2. Bản chất và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với hao phí lao động 15 xã hội. Do vậy, thước đo hiệu qủa là sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả hoặc tối thiểu hoá chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện, cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Chỉ khi nào gắn kết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả của toàn xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp mới thực sự được coi là có hiệu quả. [6] 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dược phẩm: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dược phẩm: - Đảm bảo cung ứng các sản phẩm thuốc đáp ứng đầy đủ , kịp thời nhu cầu khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện thanh toán. - Nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh dược phẩm - Khả năng mở rộng thị trường, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Trong thực tế để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà quản lý cần tính toán rất nhiều chỉ tiêu, tuy nhiên trong phần này chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản nhất. • Doanh số mua và doanh số bán hàng: - Doanh số mua: Thể hiện năng lực luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp . Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời tìm ra dòng sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận và thể hiện tầm nhìn của những người làm công tác kinh doanh. 16 - Doanh số bán: Mang ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ giữa bán buôn và bán lẻ để đánh giá thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao. • Chi phí Trong hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí bao gồm: - Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. - Chi phí lưu thông thể hiện bằng tiền của hao phí lao động trong quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Chi phí lưu thông càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành. - Ngoài các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh trong kỳ có thể phát sinh các khoản chi phí khác bao gồm chi phí cho hoạt động tài chính, chi phí đi vay và các chi phí cho hoạt động bất thường. • Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Kinh doanh là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Lợi nhuận là đòn bẩy, là chỉ tiêu cơ bản, là nguồn tích luỹ chính để doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất – kinh doanh. - Tỷ suất lợi nhuận là quan hệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, 17 phản ánh khả năng sinh lợi của vốn. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt, vì khi ấy khả năng sinh lời của vốn lớn, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Một số chỉ tiêu được dùng để đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. [10] • Nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước Là mức đóng góp của doanh nghiệp bằng tiền thể hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thông qua các hình thức nộp các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế nhà đất... • Năng suất lao động và thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên - Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng cán bộ công nhân viên trong sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động tăng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược lại. - Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là tổng thu nhập của doanh nghiệp trên tổng số cán bộ công nhân viên 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh • Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: - Chính trị; Pháp luật; Kinh tế; Khoa học – công nghệ; Văn hoá – xã hội; Môi trường tự nhiên. • Các yếu tố thuộc môi trường vi mô Khách hàng; Nhà cung cấp; Đối thủ cạnh tranh. 18 1.3. Tổng quan về thị trường thuốc tại Việt nam Việt Nam xếp thứ 13/175 thế giới về tốc độ tăng trưởng ngành dược, bình quân khoảng 17-20% trên năm giai đoạn 2009 – 2013, cao hơn mức 10 - 14% của các nước đang phát triển và 2% của thế giới Theo Cục Quản Lý Dược Việt Nam ( CQLD ), đến cuối năm 2013 đã có 39 dự án FDI vào ngành dược với tổng vốn đăng ký lên tới 303 triệu USD. 26 trong số 39 dự án trên đã bắt đầu đi vào hoạt động, bao gồm 24 dự án đầu tư vào sản xuất và hai dự án đầu tư vào dịch vụ bảo quản thuốc. Theo số liệu của Bộ Y Tế ( BYT ), doanh thu thị trường của ngành dược phẩm Việt Nam năm 2013 ước đạt 2.775 triệu USD ( Chỉ có 1.300 triệu USD là thuốc được sản xuất trong nước ). Hiện nay, do cơ sở hạ tầng công nghệ trong nước còn lạc hậu và người dân vẫn ưa chuộng thuốc ngoại, nên thuốc nhập khẩu đã chiếm hơn 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc cả nước trong những năm gần đây. Cuối năm 2012, Việt Nam có 183 công ty sản xuất thuốc, trong đó có 98 công ty sản xuất thuốc tân dược, 80 công ty sản xuất đông dược và 5 công ty sản xuất vắc – xin. Thuốc được sản xuất từ hai thành phần chính gồm thành phần hoạt chất dược phẩm và tá dược. Hoạt chất dược phẩm có tính quyết định đối với tác dụng của mỗi loại thuốc, tá dược làm tăng thể tích của viên thuốc giúp thuận tiện cho việc hấp thu nâng cao hiệu quả điều trị. Tại Việt Nam ngoài thành phần hoạt chất dược phẩm và tá dược, thảo dược và chiết xuất thảo dược cũng được sử dụng cho mục đích y tế, đặc biệt là trong phân khúc đông dược. Hoạt chất dược phẩm của thuốc gốc thường được pháp luật bảo hộ cho đến khi bằng sáng chế hết hạn. Theo Bộ Y Tế, do chuyên môn ngành dược phẩm vẫn còn thấp nên Việt Nam chỉ có thể sản xuất khoảng 230 loại hoạt chất dược phẩm trên 524 hoạt chất dược phẩm 19 khác nhau được sử dụng cho 13.268 loại thuốc sản xuất tại Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam phải nhập khẩu ít nhất 300 hoạt chất dược phẩm mỗi năm cho hoạt động sản xuất. Trong năm 2013, Trung Quốc là nước cung cấp nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam và chiếm hơn một nửa tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu trong nước, tiếp đến là Ấn Độ và Áo. Thuốc tân dược chiếm 90% thị phần trong ngành. Theo quyết định 3886/2004/QĐ-BYT của Bộ Y Tế, đến cuối năm 2010, tất cả các công ty sản xuất dược phẩm trong nước phải có chứng nhận “ thực hành tốt sản xuất thuốc ” (WHOGMP) từ Bộ Y Tế. Tuy nhiên đến cuối năm 2013 chỉ có 120 công ty đáp ứng được tiêu chuẩn này trên tổng số 183 công ty. Các công ty trong nước chủ yếu sản xuất thuốc generic, thuốc có giá trị thấp như kháng sinh và thuốc giảm đau còn các loại thuốc có giá trị cao hơn thường phải được nhập khẩu Theo báo cáo tổng quan của ngành Y Tế công bố năm 2013 cả nước có 1.180 bệnh viện công và tư với hơn 200.000 giường. Quá trình phân phối thuốc vào bệnh viện thông qua đấu thầu tại các bệnh viện hoặc Sở Y Tế 1.4. Tổng quan về công ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh Tên đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM PHẠM QUỲNH Tên viết tắt: PQ.PHARMA CO., LT Địa chỉ: 73C Đường Liên Khu 10-11, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 20 Logo công ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh Công ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh là công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, là doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc hạch toán thu chi và đảm bảo có lãi. Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, từ khi thành lập đến nay, công ty Phạm Quỳnh đã chủ trương đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế. Qua 3 năm hoạt động, công ty Phạm Quỳnh đã khẳng định được vị thế trên thị trường. ! Chức năng Tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Kinh doanh dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế và các sản phẩm khác thuộc ngành y tế phục vụ công tác phòng và chữa bệnh. Mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đông dược, tân dược, các sản phẩm chức năng có chất lượng cao, đảm bảo mục tiêu sức khoẻ cho người tiêu dùng. Xây dựng uy tín, hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng. ! Định hướng phát triển Ban giám đốc công ty đánh giá tình hình kinh tế xã hội sẽ còn nhiều diễn biến khó khăn, phức tạp thị trường thuốc có nhiều cạnh tranh khốc liệt ảnh hưởng rất lớn 21 đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng giữ mức tăng trưởng, đảm bảo lợi nhuận, thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, xây dựng phương hướng hoạt động phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể: - Định hướng chiến lược: “Hợp tác vì thế mạnh chuyên biệt” công ty vẫn giữ quan điểm giao lưu hợp tác để cùng phát triển. - Thị trường tiêu thụ: từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ. Một số mặt hàng công ty phân phối đã được tiêu thụ ở khối điều trị và các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và gần đây còn có một số khách hàng ở miền Bắc. - Hoạt động kinh doanh: cập nhật thông tin, quản lí giá đầu vào, đầu ra, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các đối tác chiến lược có nguồn cung ổn định. 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Các số liệu trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh và vận dụng chiến lược kinh doanh như: Chiến lược Marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự. - Các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, các tiêu chí về doanh số mua, doanh số bán, vốn, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, năng suất lao động, thu nhập người lao động của Cty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh. Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào những số liệu cụ thể về tình hình kinh doanh của cty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh năm 2012 - 2014. 2.2 Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2014 2.3 Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại: - Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh TP HCM - Bộ môn Quản lý và kinh tế dược – Trường Đại Học Dược Hà Nội. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp mô tả hồi cứu, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống ke, phân tích… 2.4.1. Phương pháp mô tả hồi cứu. - Sử dụng các phương pháp thu thập hồi cứu số liệu chiến lược kinh doanh và hoạt 23 động kinh doanh của công ty trong các năm 2012 - 2014 - Các số liệu thu thập từ phòng kế toán – Tài vụ, Phòng kinh doanh – Marketing, Phòng hành chính – Nhân sự đã nhận được kiểm tra của Cục thuế Quận. - Từ đó nhận dạng được: + Nhu cầu thị trường, mối quan hệ cung cầu + Nhận diện các đối thủ, sản phẩm cạnh tranh + Xác định khả năng kinh doanh. 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu: Trong đề tài này có sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua các nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty năm 2012 2014 - Các chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 - 2014 - Một số văn bản pháp qui của Chính phủ, Bộ Y Tế, Cục quản lý Dược, các Bộ ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. Xử lý số liệu và kết quả thu thập được trong nghiên cứu bằng chương trình Microsoft Word 2010 và Microsoft Excel 2010 2.4.4. Các phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Tiến hành so sánh các chỉ tiêu - Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu: nhip cơ sở, nhịp mắc xích 24 2.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả. Dựa vào các chiến lược kinh doanh và các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá kết quả 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh năm 2014 2.5.1. Nghiên cứu về tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự, mạng lưới phân phối, một số chính sách và chiến lược kinh doanh của công ty. ! Cơ cấu nhân sự và tổ chức bộ máy ! Chính sách chiến lược kinh doanh và mạng lưới phân phối 2.5.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty để sơ bộ đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu nghiên cứu. ! Phân tích, đánh giá nguồn vốn Trong chỉ tiêu này sẽ xem xét tổng nguồn vốn của công ty; nguồn vốn nợ phải trả ( bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn); nguồn vốn chủ sở hữu ( bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn từ quỹ khác) của doanh nghiệp. Tình hình phân bổ nguồn vốn: TSCĐ, TSLĐ và tổng tài sản công ty ! Phân tích tình hình sử dụng chi phí Chi phí kinh doanh biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… ! Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận - Lợi nhuận: Lợi nhuận kinh doanh là phần khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh doanh: 25 Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận còn được hình thành từ các hoạt động khác như các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính, các hoạt động liên doanh liên kết… - Tỷ suất lợi nhuận: + Tỷ suất lợi nhuận thu được từ vốn kinh doanh !ổ!"  !ợ!  !"#ậ! TSLNVKD = !ố!  !"#$  !"#$% X 100 + Tỷ suất lợi nhuận thu được từ vốn kinh doanh: TSLNVLĐ = !ổ!"  !ợ!  !"#ậ! !ố!  !ư#  độ!" X 100 + Tỷ suất lợi nhuận thu được từ vốn cố định: TSLNVCĐ = + Tỷ suất lợi nhuận thu được từ doanh thu: TSLN = ! !ổ!"  !ợ!  !"#ậ! !ố!    !ố  đị!" !ổ!"  !ợ!  !"#ậ! !ổ!"  !"#$%  !"# X 100 X 100 Chỉ tiêu phân tích đánh giá về doanh số - Doanh số mua: Thể hiện năng lực luân chuyển hang hoá, xác định được nguồn hang cần mua, đồng thời tìm ra dòng sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận. - Doanh số bán: Mang ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ! Chỉ tiêu vòng quay vốn: Vòng quay vốn = ! !"#$%  !"#  !"#ầ! !ố!  !ư#  độ!" Chỉ tiêu nộp Ngân sách Nhà nước. Các khoản nộp thuế của doanh nghiệp cho nhà nước: Thuế GTGT, Thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản nộp khác ! Chỉ tiêu hệ số thanh toán: - Hệ số thanh toán tổng quát = - Hệ số thanh toán hiện thời = - Hệ số thanh toán nhanh = !ổ!"  !à#  !ả! !ổ!"  !ợ !à#  !ả!  !ư#  độ!" !ợ  !"ắ!  !ạ! !à#  !ả!  !ư#  độ!"!  !à#$  !ồ!  !"# !ợ  !"ắ!  !ạ! 26 ! Chỉ tiêu phân tích năng suất và thu nhập bình quân của CBCNV - Năng suất bình quân của cán bộ nhân viên NSLĐBình quân= !"#$%  !ố  !á# !ố  !"!#$ - Hiệu quả sử dụng lao động: HSDLĐ = !ổ!"  !ợ!  !"#ậ! !ố  !"!#$ - Lương bình quân của CBCNV: Lương Bình quân = !ổ!"  !ươ!" !ố  !"!#$ 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhân lực và cơ cấu nhân lực: Tiến hành khảo sát cơ cấu nhân lực của công ty trong 3 năm từ 2012 đến 2014 thu được số liệu trong bảng dưới đây : Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực của PQ năm 2012 – 2014 Năm Cơ cấu Dược sỹ đại học Đại học và cao đẳng khác Dược sỹ trung học Dược tá Tổng cộng 2012 2013 2014 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 4 3 4 1 12 33,33 25,00 33,33 8,33 100,00 4 3 12 3 22 18,18 13,63 54,54 13,63 100,00 3 3 9 1 16 18,75 18,75 56,25 6,25 100,00 Tỳ  lệ  %   60 50 40 30 20 10 0 2012 Dược sỹ đại học 2013 Đại học và cao đẳng khác 2014 Dược sỹ trung học Dược tá Hình 3.6: Biểu đồ về cơ cấu nhân lực của PQ giai đoạn 2012 -2014 28   Nhân lực của công ty năm 2012 là thấp nhất. Nhưng năm 2013 và năm 2014 nguồn nhân lực đã có sự biến động mạnh so với năm 2012 (tăng 183,3% và 133,3% so với năm 2012). Nhân lực tăng chủ yếu là cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp dược. Tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học không cao và giảm xuống còn 18,75% so với tổng số cán bộ công nhân viên vào năm 2014. Điều này cũng dễ hiểu đối với các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ kinh doanh trong thời kỳ suy thoái kinh tế chưa hồi phục, để cắt giảm chi phí lương và chi phí quản lý thì cũng đồng nghĩa với việc ra đi của một số cán bộ có năng lực khi nguồn thu của họ không đảm bảo. 3.2 Tổ chức của công ty: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình tổ chức trực tuyến - chức năng. Theo mô hình này, Giám đốc và phó giám đốc được sự giúp sức của những người lãnh đạo chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Cơ cấu này được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Hình 3.7. Sơ đồ tổ chức tại PQ 29 - Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. + Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực thi quyết định của các nhân viên trong công ty. + Tổ chức, sắp xếp lại các bộ phận theo yêu cầu thực tế kinh doanh, quản lý toàn bộ nhân sự trong công ty nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. - Phó Giám đốc: Hỗ trợ cho Giám đốc giải quyết tất cả các công việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. + Xây dựng, đề xuất các phương án kinh doanh Hỗ trợ cho giám đốc là các phòng ban chức năng. Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Phạm Quỳnh gồm các phòng ban sau: - Phòng tài chính kế toán - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kinh doanh Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, mỗi phòng ban đều có người thủ trưởng đứng đầu được phân công nhiệm vụ đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được thông suốt. - Phòng tài chính kế toán: Đứng đầu phòng ban này là kế toán trưởng. Phòng ban này có chức năng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài chính - kế toán bao gồm: + Kiểm tra, giám sát tình hình thu chi trong công ty. + Chi trả các khoản chi phí cho hoạt động mua sắm, chi phí giao dịch và các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình mua bán hàng hoá. + Chi trả tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên theo quy định của luật pháp và quy định của công ty. 30 + Thực hiện đầy đủ việc ghi chép sổ sách, thực hiện các báo cáo quyết toán hàng năm theo quy định hiện hành. + Thực hiện việc lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, các dữ liệu; thực hiện việc nghiêm ngặt chế độ bảo mật thông tin. + Báo cáo cho giám đốc về kết quả kinh doanh của công ty, khả năng thanh toán các khoản công nợ của công ty với ngân hàng, với nhà cung ứng. + Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công ty với Nhà nước về thuế, về bảo vệ môi trường…, các quy định về tài chính. - Phòng tổ chức hành chính: + Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức lao động, chi trả tiền lương cho nhân viên trong công ty. + Tổ chức, sắp xếp bố trí nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động. + Nghiên cứu và đề xuất với giám đốc các phương án về nhân sự, tiền lương, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn. - Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán, kinh doanh hàng hóa bao gồm: nghiên cứu thị trường; theo dõi và giám sát bộ phận bán hàng, tình hình nhập, xuất, tồn của bộ phận kho; lập phiếu nhập, xuất hàng hoá; đặt hàng kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng về tiến độ thời gian; tư vấn cho khách hàng về tính năng, công dụng của sản phẩm; tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng; đánh giá nhu cầu khách hàng, lên các kế hoạch xúc tiến bán hàng. 31 3.3. Chính sách chiến lược và mạng lưới phân phối ! Chính sách chiến lược: Trong các năm qua công ty đã sử dụng các chiến lược - Chiến lược kéo: Công ty sử dụng chiến lược này nhằm giới thiệu và tăng nhu cầu sử dụng thuốc cho các cơ sở y tế như tổ chức hội thảo tại các cơ sở y tế để giới thiệu đến các Bác sĩ những đặc tính nổi trội của thuốc. - Bán hàng cá nhân: Công ty áp dụng chiến lược bán hàng cá nhân đối với cộng tác viên các Tỉnh để giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các Bệnh viện, nhà thuốc bệnh viện ! Mạng lưới phân phối: Cung cấp thuốc cho các đơn vị, cơ sở y tế trong TP HCM và các Tỉnh lân cận qua kênh đấu thầu và bán dịch vụ. Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống phân phối của PQ Thuốc từ công ty được phân phối trực tiếp đến các bệnh viện, nhà thuốc bệnh viện tư nhân hoặc qua các công ty trung gian đến người tiêu dùng cuối cùng là bệnh nhân. 32 3.4 Một số chiến lược kinh doanh của công ty Phạm Quỳnh: 3.4.1 Chiến lược sản phẩm: Các sản phẩm do công ty Phạm Quỳnh phân phối hiện nay chủ yếu là nhóm thuốc ETC. Đây là nhóm thuốc bán theo đơn nên chủ yếu được bán cho các cơ sở y tế, nhà thuốc bệnh viện tư nhân và các công ty đối tác. Công ty TNHH Dược Phẩm Phạm Quỳnh đã luôn tìm hiểu nhu cầu của các đối tượng trên và khai thác thị trường mua để đặt mua 7 nhóm thuốc ETC sao cho có thể đạt được khả năng trúng thầu cao với một số đối tác trên. Bảng 3.2 Danh mục các sản phẩm của công ty Phạm Quỳnh NHÓM THUỐC TÊN THUỐC Thuốc dùng ngoài Thuốc hô hấp Kháng sinh Thuốc điều trị suy tĩnh mạch Giảm đau kháng viêm Thuốc gan mật Thuốc dạ dày THÀNH PHẦN Povidone Iodine Povidone Iodine Docolin Dosulvon Dosulvon Cybercef Glumat 750 Vinecef 500 Povidone Iodine Povidone Iodine Salbutamol Bromhexin HCl Bromhexin HCl Sultamicillin Ciprofloxacin Cefuroxime Cefepime (dưới dạng Cefepime Gerda 1g hỗn hợp Cefepime HCL và Arginine) Medamben Cefadroxyl NỒNG ĐỘ HÀM LƯỢNG 10%/130ml 10%/330ml 2mg/5ml 4mg/5ml; 5ml 4mg/5ml; 50ml 750mg 750mg 500mg 1g 500mg Hemoral Diosmin + hesperidin 540mg + 50mg Tamunix Etodolac 300mg Burci Inopantine Somelux 20 Ursodeoxycholic acid Arginin HCL Esomeprazol 150mg 300mg 20mg Hipakit Clarithromycin Metronidazol Pantoprazol 250mg 400mg 40mg 33 - Danh mục theo chiều rộng công ty có 7 nhóm thuốc - Dnh mục theo chiều dài: Có 16 sản phẩm - Danh mục theo chiều sâu: Có hai sản phẩm là Dosulvon siro đóng chai và Dosulvon đóng gói ! Chiến lược định vị sản phẩm: Chiến lược định vị sản phẩm nhằm lực chọn những sản phẩm quan trọng, sản phẩm ưu tiên hay sản phẩm thời vụ có khả năng đem lại nguồn lợi chính để tập trung phát triển. Công ty Phạm Quỳnh đã định vị một số sản phẩm thời vụ như sản phẩm Hemoral (Diosmin + hesperidin ) đây là thuốc điều trị suy tĩnh mạch do công ty Aristo sản xuất năm 2012 – 2013 công ty đã trúng thầu ở nhiều bệnh viện đem về doanh thu lớn cho công ty nhưng đến cuối năm 2013 do thông tư 37/2013/TT-BYT hướng dẫn đấu thầu thuốc trong các cơ sở y tế nên sản phẩm đã có sự cạnh tranh về giá vào năm 2014. Hiện nay công ty tìm cách giải phóng hết hàng tồn kho không có chủ trương nhập mặt hàng này nữa và định hướng sang sản phẩm mới là Inopantin ! Chính sách đa dạng hoá sản phẩm Công ty Phạm Quỳnh là một công ty kinh doanh dược thuần tuý, đối tượng khách hàng là các cơ sở khám chữa bệnh, việc đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cao vị thế và uy tín của công ty, đảm bảo hai mục đích chính là kinh tế và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngoài việc xác định, ưu tiên phát triển các sản phẩm chính có doanh số và lợi nhuận cao, công ty Phạm Quỳnh không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá kinh doanh để xâm nhập thị trường và tăng sự lựa chọn cho khách hàng Ví dụ như sản phẩm Dosulvon hiện nay công đã phân phối hai dạng siro đóng gói và đóng chai ! Chính sách về chất lượng sản phẩm Marketing nói chung và Marketing dược nói riêng, để có thể tạo dựng được uy 34 tín với khách hàng, một điều quan trọng là chất lượng sản phẩm phải tốt. một sản phẩm dù có hình thức đẹp, tiếp thị tốt nhưng nếu chất lượng không đảm bảo thì cuối cùng vẫn bị khách hàng từ chối. Ngoài những sản phẩm được phân phối bởi các nhà sản xuất nước ngoài có uy tín đạt chất lượng GMP – WHO, GMP – EU, GMP – PIC/S Như Medochemie, Garda, Aristo… Hiện nay công ty Phạm Quỳnh cũng phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín trong nước như: Domesco, Medisun, Phill Inter… 3.4.2. Chiến lược giá: ! Lựa chọn phương pháp định giá: Định giá là một vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Giá bán của sản phẩm phải phù hợp với thu nhập của người dân, phải đảm bảo lợi nhuận cho công ty đồng thời phải có ưu thế cạnh tranh nhất định với đối thủ. Đối với thuốc giá cả bi ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty cũng như uy tín của sản phẩm. Tuỳ theo từng sản phẩm mà công ty đưa ra chính sách giá phù hợp với thị trường nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. Hầu hết các sản phẩm của công ty Phạm Quỳnh được định giá theo thị trường ! Chiến lược một giá Nhằm tạo uy tín kinh doanh trên thị trường công ty đã áp dụng một giá cơ bản đối với các khách hàng là các bệnh viện nhà thuốc đây là giá bán cố định trong thời gian nhất định. Từ giá bán cơ bản này tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể công ty có thể chiết khấu cho khách hàng là các công ty đối tác để các công ty bán ra thị trường bằng với giá mà công ty Phạm Quỳnh xây dựng đảm bảo giá ổn định trên thị trường. ! Chiến lược giá cao Chiến lược giá cao được công ty Phạm Quỳnh áp dụng cho các sản phẩm có đặc điểm nổi bậc như Povidone Iodine 10% 130ml , Cefepime Gerda 1g (dưới dạng 35 Cefepim HCL và Arginin) trên thị trường chưa có công ty nào phân phối nên công ty áp dụng chiến lược giá cao để thu được lợi nhuận tối đa. ! Chiến lược giá linh hoạt Tuỳ thuộc vào thị trường và tốc độ bán hàng mà công ty mới đưa ra chiến lược giá linh hoạt như các mặt hàng đã có sự cạnh tranh, hàng chậm luân chuyển như Hemoral công ty có thể bán giảm giá để thu hồi vốn tập trung cho những mặt hàng chiến lược khác 3.5. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Phạm Quỳnh từ năm 2012 – 2014 3.5.1. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của công ty giai đoạn 2012 - 2014. Công ty khai thác hai nguồn mua đó là thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước. Hồi cứu doanh số mua các năm, kết quả thu được thể hiện trong bảng và hình dưới đây: Bảng 3.3: Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của PQ giai đoạn 2012 –2014 Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm Chỉ tiêu 2012 Giá trị 2013 TL% Giá trị 2014 TL% Giá trị TL% Thuốc trong nước 1.045,40 17,6 3.689,37 25,8 3.224,98 21,3 Thuốc nhập khẩu 4.909,52 82,4 10.606,46 74,2 11.898,40 78,7 Tổng cộng 5.954,92 100 14.295,83 100 15.123,38 100 36 Triệu  đồng   12.000 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 0 2012 2013 Sản xuất trong nước 2014 Hàng nhập khẩu Hình 3.9. Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của PQ giai đoạn 2012 – 2014 Doanh số mua qua các năm đều tăng trưởng so với năm 2012, năm 2013 doanh số mua tăng trưởng tăng 240,06% (14.295,83 triệu đồng so với 5.954,92 triệu đồng) và năm 2014 doanh số mua tăng trưởng đạt 254,34% (15.123,38 triệu đồng so với 5.954,92 triệu đồng). Doanh số mua cho thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ thấp (từ 17,6 % đến 25,8 % trên tổng doanh số mua) còn lại là doanh số mua của thuốc nhập khẩu. Tuy nhiên doanh số mua của thuốc sản xuất trong nước tăng trong năm 2013 nhưng giảm trong năm 2014, ngược lại doanh số mua của thuốc nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm. 3.5.2. Phân tích lợi nhuận 37 Bảng 3.4: Bảng phân tích lợi nhuận của công ty từ 2012-2014 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 Chênh lệch 2012/2013 2013 2014 Chênh lệch 2014/2013 Hàng trong nước Doanh thu thuần 1.245,64 4.496,17 3.250,53 3.740,19 -755,98 Doanh số mua 1.045,40 3.689,37 2.643,97 3.224,98 -464,39 Lợi nhuận gộp 200,24 806,8 606,56 515,213 -291,59 Hàng nhập khẩu Doanh thu thuần 5.849,90 12.925,90 7.076,00 13.799,26 873,36 Doanh số mua 4.909,52 10.606,46 5.696,94 11.898,40 1.291,95 Lợi nhuận gộp 940,38 2.319,44 1.379,06 1.900,85 -418,59 Tổng Doanh thu thuần 7.095,54 17.422,07 10.326,53 17.539,45 117,38 Doanh số mua 5.954,92 14.295,83 8.340,91 15.123,38 827,55 Lợi nhuận gộp 1.140,62 1.985,92 3.126,24 2.416,07 -710,18 Lợi nhuận gộp của công ty qua 3 năm tăng không ổn định, so sánh năm 2013 với 2012 cho thấy lợi nhuận gộp của cả hai nguồn hàng (sản xuất trong nước và nhập khẩu) đều tăng (tổng lợi nhuận gộp tăng 1.985,62 triệu đồng), tuy vậy nếu so năm 38 2014 với năm 2013 thì thấy tổng lợi nhuận gộp đều giảm ở cả hai nguồn hàng, tổng lợi nhuận gộp giảm 710,18 triệu đồng. 3.5.3. Phân tích tình hình sử dụng phí: - Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát chi phí để lập kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh trong tương lai. Bảng 3.5: Tổng mức phí và Tỷ suất phí phí của PQ Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 Giá trị 2013 TL% Giá trị 2014 TL% Giá trị TL% I. Tổng chi phí 955,00 100 2.570,45 100 1.933,92 100 1. Chi phí lương 453,24 47,50 1.656,77 64,5 1.085,41 56,1 2. Bảo hiểm xã hội 15,27 1,70 49,98 2,1 25,88 1,30 3. Chi phí văn phòng 38,04 3,90 41,04 1,6 121,62 6,30 161,87 16,90 103,26 4 123,49 6,40 1,00 0,10 1,00 0,1 1,17 0,10 81,53 8,60 365,19 14,2 283,60 14,70 25,95 2,70 50,53 1,9 46,77 2,40 178,11 18,60 297,67 11,6 245,99 12,70 4. Khấu hao TSCĐ 5. Thuế, phí và lệ phí 6. Chi phí lãi vay 7. Phí quảng cáo, mua ngoài 8. Chi phí vận chuyển, bảo quản 9. Tỷ suất phí (%) 13,46 39 14,75 11,03 Năm 2014 1. Chi phí lương 12.7% 2.4% 14.7% 0.1% 56.1% 6.4% 6.3% 2. Bảo hiểm xã hội 3. Chi phí văn phòng 4. Khấu hao TSCĐ 5. Thuế, phí và lệ phí 6. Chi phí lãi vay 7. Phí quảng cáo, mua ngoài 8. Chi phí vận chuyển, bảo quản 1.3% Hình 3.12: Cơ cấu tỷ lệ sử dụng phí của PQ năm 2014 ! Từ bảng 3.5 qua ba năm ta thấy chiếm tỷ trọng chủ yếu cấu thành lên chi phí của công ty là chi phí lương (chiếm 47,5% - 64,4%) chi phí khấu hao TSCĐ (chiếm 4,0% 20,l%), chi phí lãi vay chiếm từ 8,5% - l4,7% và chi phí vận chuyển, bảo quản (chiếm 11,6% - 1 8,6%). Cụ thể, trong năm 2013, tổng chi phí công ty tăng về giá trị tuyệt đối do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng hơn. Tuy nhiên trong năm 2014, tổng chi phí của công ty giảm do tình hình đấu thầu ở các Tỉnh có tỷ lệ trúng thầu giảm ảnh hưởng đến doanh số. Ban lãnh đạo công ty đã chủ động cơ cấu lại quỹ lương cho gọn nhẹ, còn các chi phí khác cũng tương đối ổn định, không có nhiều đột biến giữa tỷ lệ các chi phí với nhau và không có chi phí đặc biệt mới nảy sinh. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu cũng có mức ổn định nhất định chứng tỏ công ty luôn cố gắng tiết kiệm, duy trì hợp lý chi phí trong lưu thông. ! Xem xét chi tiết tổng chi phí: Chi phí lương: Lương cán bộ công nhân viên có sự biến động khá lớn. Cụ thể, lương trong năm 2013 tăng mạnh 265,5% so với năm 2012 và trong năm 2014 giảm 34,5% so với năm 2013. Nguyên nhân chi phí lương tăng trong năm 2013 là do Công ty đã tiến hành mở rộng mạng lưới bán hàng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thông tư 37/2013/TT-BYT hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu những năm cuối 2013 công ty trúng thầu không theo như kế hoạch đã đề ra nên đầu năm 2014, công ty đã tiến hành cơ cấu 40 lại quỹ lương để kinh doanh ổn định làm cơ sở cho sự phát triển cho những năm tiếp theo. Phí bảo hiểm xã hội: là một phần tỷ trọng trong tổng chi phí của công ty giao động từ 1,3% đến 2,1%. Mức tăng giảm tương ứng với tổng thu nhập của người lao động. Chi phí văn phòng: Tăng khá cao, so với năm 2012. Việc khoản chi phí này tăng do công ty mở rộng dần quy mô hoạt động và đi vào ổn định. Khấu hao tài sản cố định: Năm 2013 giảm 36,2% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 19,6% so với năm 2013. Nguyên nhân là do công ty đã tiến hành cơ cấu lại một số tài sản cố định để phục vụ cho quá kinh doanh có hiệu quả hơn. Chi phí lãi vay ngân hàng: Chiếm một tỷ trọng không nhỏ so với tổng mức phí và tăng rất cao so với năm 2012. Năm 2013 tăng 447,9% năm 2014 tăng 347,8%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn tự có của công ty còn rất thấp so với doanh số mua, để bù đắp sự thiếu hụt về vồn công ty đã phải chấp nhận vay và trả lãi. Phí quảng cáo, mua ngoài: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí. Tỷ lệ biến động qua các năm không nhiều từ 1,9% đến 2,7%. Chi phí vận chuyến, bảo quản: Chiếm tỷ trọng tương đối lớn (từ 1l,6% đến l8,6%) trong tổng chi phí của công ty. 3.5.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận - Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi DN trong nền kinh tế thị trường Dựa trên việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể đánh giá xem mục đích đầu tư của mình có đạt hay không 41 Bảng 3.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng doanh thu 7.095,54 17.422,07 17.587,47 Doanh thu thuần 7.095,54 17.422,07 17.539,45 Doanh số mua 5.954,92 14.295,83 15.123,38 Lợi nhuận gộp 1.140,62 3.126,24 2.416,07 0,161 0,179 0,138 - 0,569 3,811 81,53 365,19 283,60 Lợi nhuận tài chính -81,53 -364,62 -279,79 Chi phí quản lý 873,47 2.205,26 1.650,32 0,12 0,13 0,10 185,62 556,36 485,96 Thu nhập khác - 330,28 - Chi phí khác - 330,46 0,79 Lợi nhuận khác - -0,18 -0,79 Tổng lợi nhuận trước thuế 185,62 556,18 485,17 Thuế thu nhập doanh nghiệp 51,97 155,73 121,29 Lợi nhuận thuần sau thuế 133,65 400,45 363,88 Tỷ lệ lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Tỷ lệ chi phí quản lý/Doanh thu thuần Lợi nhuận thuần từ HĐKD 42 Triệu  đồng   3.200 2.700 2.200 1.700 1.200 700 200 2012 2013 Lợi nhuận gộp 2014 Lợi nhuận thuần sau thuế Hình 3.13: Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần của Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh từ 2012–2014 Doanh thu của công ty qua các năm đều tăng. Cụ thể, trong năm 2013 doanh thu đạt 17.422,07 triệu đồng tăng hơn 10.326,53 đồng tương ứng 145,54% so với năm 2012 chỉ có 7.095,54 triệu đồng ; Trong năm 2014 doanh thu đạt 17.539,45 tăng 117,38 triệu đồng so với năm 2013. Riêng lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần trong năm 2013 lần lượt đạt 3.126,24 triệu đồng và 556,18 triệu đồng; tăng cao lên 1.985,62 triệu đồng tương ứng với 174,08% và 370,56 triệu đồng chiếm 199,63% so với năm 2012 Tuy nhiên trong năm 2014 lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần sau thuế chỉ đạt 2.416,07 triệu đồng; 485,17 triệu đồng với mức giảm 710,18 triệu đồng ương ứng giảm 22,72% và 71,01 triệu đồng tương ứng với 12,77% so với năm 2013. Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần sau thuế trong năm 2014 giảm như trên chủ yếu là do chi phí giá vốn hàng bán tăng. Tỷ lệ lãi gộp, bằng lãi gộp trên doanh thu thuần, thể hiện sổ tiền lãi thu được khi bán được 100 đồng doanh thu. Tỷ lệ này trong năm 2013 tăng 1,8% so với năm 2012 và Năm 2014 giảm 4,1% so với năm 2013. Sở dĩ lợi nhuận gộp tăng giảm như 43 vậy là do điều kiện kinh doanh trong những thời điểm cuối năm 2013 BYT ra thông tư 36, 37 hướng dẫn phân chia nhóm thầu cho hàng VN được đấu thầu chung với hàng các nước thuộc Châu Á nên trong năm 2014 những mặt hàng Châu Á của công ty không cạnh tranh giá lại các mặt hàng do VN sản xuất vì vậy lợi nhuận gộp Năm 2014 không đạt được như năm 2013. Thêm vào đó, lợi nhuận vẫn tăng so với năm 2012 nhưng mức tăng doanh thu lại lớn hơn nhiều nên tỷ lệ lãi gộp giảm. Tỷ lệ này cũng không có sự biến động lớn, trung bình là 15,93%. Mức lãi gộp tuy không tăng cùng với doanh thu nhưng cũng không phải quá thấp, tất nhiên công ty cũng nên có sự điều chỉnh hợp lý trong hoạt động kinh doanh để nâng cao hơn nữa tỷ lệ lãi gộp của mình. + Lãi ròng của công ty nhìn chung là thấp, cao nhất cũng chỉ đạt 400,446 triệu đồng (năm 2013) và không có sự biến động lớn ở trước. Hoạt động kinh doanh của công ty đã có đột biến trong những năm qua nên lợi nhuận nói chung cũng có mức tăng trưởng rõ nét, năm lãi cao nhất (2013) so với năm lãi ít nhất (2012) tăng 199,63%. Từ năm 2012-2014 ta có thể thấy mức tăng trưởng lãi ròng của công ty hàng năm nhỏ và không đều. Trong năm 2014 còn giảm so với năm 2013. Từ bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 2014 áp dụng các công thức tính toán ta có.   44 Bảng 3.7: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của PQ Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Doanh thu 2012 Giá trị 7.095,54 Tỷ suất LN/Doanh thu (%) Tỷ suất LN/VKD (%) Tỷ suất LN/VLĐ (%) Tỷ suất LN/VCĐ % SSĐG Giá trị 2014 SSĐG Giá trị SSĐG 100% 17.422,07 2,46% 17.587,47 2,48% 100% 4.305,02 1,12% 9.644,471 2,51% 100% 3.524,06 1,60% 6.554,50 2,97% 100% 552,67 0,68% 333,31 0,41% 185,62 100% 556,18 3,00% 485,17 2,61% 2,62 100% 3,192 1,22% 2,76 1,05% 4,82 100% 12,919 2,68% 5,031 1,04% 8,41 100% 15,782 1,88% 7,402 0,88% 22,80 100% 100,64 4,41% 145,56 6,38% Tổng vốn kinh 3.848,43 doanh Vốn lưu động bình 2.206,55 quân Vốn cố định bình 814,11 quân Tổng lợi nhuận 2013 Tổng lợi nhuận trước thuế trong năm 2014 giảm 12,77% so với 2013, tăng 199,63% so với 2012. Mặc dù tăng về doanh thu và vốn kinh doanh, cả vốn lưu động đều tăng thể hiện qua, lợi nhuận trong năm 2013 tăng nhưng trong năm 2014 có sự chững lại, kéo theo sự giảm sút của các chỉ số tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (năm 2014 chỉ bằng 1,05% so với 2012); tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh năm 2014 tăng 1,04% so với năm 2012; tỷ suất lợi nhuận/vốn lưu động năm 2014 giảm 0,88% so với năm 2012); tỷ suất lợi nhuận/vốn cố định năm 2014 tăng 6,38% so với năm 2012. Như vậy, có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty là không cao, lợi nhuận chưa tăng tương ứng với mức vốn bỏ ra. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng 45 khốc liệt như hiện nay, nhiều chi phí trong kinh doanh tăng cao, làm sao để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả là khó khăn rất lớn đối với Công ty Dược Phạm Quỳnh Phân tích qua 3 năm hoạt động của công ty có thể thấy rằng mặc dù mức tăng trưởng lợi nhuận giữa các năm không đều, song công ty luôn làm ăn có lãi, vốn lưu động ngày càng tăng cao chứng tỏ công ty đã cố gắng tăng cường đầu tư nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. 3.3.5. Phân tích vốn và tình hình sử dụng vốn Vốn là yêu cầu trước tiên để tạo lập doanh nghiệp, yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích và đánh giá để thấy được việc quản lý và sử dụng vốn ở doanh nghiệp hợp lý hay chưa, có ưu nhược điểm gì. Bảng 3.8: Kết cấu nguồn của công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % 1-Nợ phải trả 2.238,71 58,2 2.576,27 59,8 7.807,00 80,9 416,9 - Nợ ngắn hạn 2.023,00 52,6 2.422,43 56,3 7.732,18 80,2 382,2 215,71 5,6 153,84 74,79 0,8 34,7 1.609,72 41,8 1.728,76 40,2 1.837,50 19,0 114,1 3.848,43 100,0 4.305,02 100,0 9.644,47 100,0 531,0 - Nợ dài hạn 2-Vốn chủ sở hữu Tổng vốn 46 3,6 Giá trị % SSĐG Triệu  đồng   8.000 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 0 2012 2013 Vàng: Nợ phải trả 2014 Xanh: Vốn chủ sở hữu Hình 3.14: Kết cấu nguồn của PQ giai đoạn 2012 -2014 Tổng vốn của công ty tăng khá lớn từ năm 2012 đến 2014, năm 2014 tăng 531,04% so với năm 2012, chủ yếu do công ty tăng lượng vốn đi vay so với năm trước, còn vốn chủ sở hữu hàng năm không tăng. Công ty nên có biện pháp tăng vốn chủ sở hữu và giảm lượng vốn đi vay hơn nữa nhằm tăng tỷ suất tự tài trợ của công ty. Bảng 3.9: Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Doanh thu thuần 2012 2013 7.095,54 17.422,07 17.587,47 185,62 556,175 485,166 2.206,55 3.524,06 6.554,50 3,22 4,940 2,68 112,00 73,00 134,00 8,41 15,78 7,40 Lợi nhuận Số dư bình quân VLĐ 2014 Số vòng quay vốn Số ngày luân chuyển Hiệu quả sử dụng VLĐ (%) 47 Từ bảng trên có thể nhận thấy vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn biến thiên theo chiều hướng không đều. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhìn chung không cao, năm 2014 giá trị này là 7,4%, giảm 1,0% so với năm 2012 (8,4%), do công ty tăng nguồn vốn lưu động nhưng lợi nhuận không tăng tỷ lệ với vốn. Số vòng quay vốn trung bình là 3,6 vòng, cao nhất là 4,9 vòng (năm 2013), năm 2104 chỉ đạt 2,68 vòng. Số ngày luân chuyển trong kỳ ở mức trung bình (trung bình 106 ngày), đạt mức thấp nhất 73 ngày năm 2013. Công ty cần có biện pháp, kế hoạch hoạt động tối ưu trong thời gian tới nhằm sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn nữa. ! Tình hình phân bổ vốn của công ty Thể hiện chủ trương hoạt động của công ty trong cân đối nguồn vốn phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Bảng 3.10: Tình hình phân bố vốn của công ty từ 2012- 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng tài sản 3.819,47 100 4.305,02 100 9.644,47 100 1. Tài sản lưu động 3.069,82 100 3.949,34 91,7 9.159,66 94,9 388,3 10,2 914,66 21,2 892,82 9,3 457,98 11,9 250,14 5,8 3.691,51 38,3 2.137,16 55,9 2.784,54 64,7 4.511,60 46,8 86,39 2,3 - 0,00 63,73 0,7 749,65 19,6 355,68 8,3 484,81 5,0 - Vốn bằng tiền - Nợ phải thu - Hàng tồn kho - TSLĐ khác 2. Tài sản cố định 48 Triệu  đồng   10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 0 2012 2013 Tài sản lưu động 2014 Tài sản cố định Triệu  đồng   5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 0 2012 - Vốn vay tiền - Nợ phải thu 2013 - Hàng tồn kho 2014 - Tài sản lưu động khác Hình 3.15: Cơ cấu tài sản lưu động của PQ giai đoạn 2012 – 2014 49 Giá trị tổng tài sản tăng hàng năm, năm 2014 tăng 252,51% so với năm 2012, chủ yếu do công ty tăng về tài sản lưu động tăng 298,38%. Tài sản cố định năm 2014 giảm 35,328% so với năm 2012. Điều đó cho thấy công ty đã từng bước giảm đầu tư vào tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản (5,03 – 19,63%). ! Về cơ cấu của TSLĐ: Vốn bằng tiền: Chiếm một lượng đáng kể trong cơ câu nguồn vốn (từ 9,26 -21,25%) mức vốn này thường xuyên biến động không tăng trưởng đều theo tài sản lưu động, chứng tỏ tiền mặt được luân chuyển thường xuyên trong quá trình kinh doanh và việc tăng các khoản nợ phải thu cũng thường làm giảm lượng vốn bằng tiền của công ty. Ta cũng nhận thấy lượng hàng tồn kho và số nợ phải thu luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn (67,43% - 70,49% tổng tài sản), ảnh hưởng nhiều tới khả năng thanh toán của công ty. Điều này sẽ không có lợi cho công ty trong quá trình kinh doanh. Năm 2014, các khoản nợ phải thu tăng cao nhất chiếm tới 38,28% tông tài sản. Việc các khoản phải thu ngày càng tăng cho thấy việc thu nợ từ khách hàng chưa tốt, công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Riêng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao (cao nhất chiếm 64,68% tổng tài sản năm 2013) cho thấy dự báo thị trường và kế hoạch kinh doanh của công ty chưa sát thực tế, cần có biện pháp thúc đẩy đầu ra mạnh hơn nữa. ! Các hệ số về khả năng thanh toán: Căn cử vào những số liệu thu thập được, áp dụng các công thức ta thu được kết quả trình bày trong bảng sau : 50 Bảng 3.11: Các chỉ số về khả năng thanh toán của PQ Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,71 1,67 1,24 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 1,52 1,63 1,18 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,46 0,48 0,60 42,15 40,16 19,05 Tỷ suất tự tài trợ (%) Hệ số thanh toán tổng quát không cao lắm tuy luôn lớn hơn 1 , cứ 1 đồng vốn vay chỉ có trung bình 1,54 đồng đảm bảo. Hệ số thanh toán hiện thời luôn lớn hơn 1 được coi là an toàn trong kinh doanh. Hệ số thanh toán nhanh lại khá thấp nhỏ hơn 1 (cao nhất chỉ đạt 0,60 năm 2014), do luôn có một lượng hàng tồn kho lớn, công ty cần có biện pháp giảm bớt lượng hàng tồn kho mỗi năm, giảm chi phí lưu kho, làm tăng lượng vốn bằng tiền, nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty. Khả năng thanh toán hay tỷ suất tự tài trợ năm 2013 và 2014 đều giảm so với năm 2012, năm 2013 chỉ số này giảm đạt 40,16%, năm 2014 lại giảm còn 19,05%. Mặc dù vốn chủ sở hữu không giảm, cũng không có sự tăng trưởng qua 3 năm nhưng do lượng vốn đi vay của công ty thường lớn và thay đổi sau mỗi năm nên đã kéo theo sự biến động của tỷ suất tự tài trợ. 3.5.6. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước 51 Bảng 3.12: Số liệu về tình hình nộp ngân sách nhà nước Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 Giá trị % 778,24 100 Tổng cộng I. Thuế 1. Thuế doanh thu VAT 2. Thuế thu nhập 2013 Giá trị % 1.948,92 100 2014 Giá trị % 1.906,92 100 762,97 98,04 1.898,94 97,4 1.881,04 98,64 710 91,23 1.742,21 89,4 1.758,75 92,2 51,97 6,68 155,73 7,99 121.29 6,3 3. Thuế khác 1 0,13 1 0,05 1.00 0,05 II. Bảo hiểm 15,26 1,96 49,98 2,56 25,88 1,36 1. BHXH 11,28 1,45 40,64 2,09 19.13 1 2. BHYT 3,98 0,51 9,34 0,48 6,75 0,35 Tăng trưởng so với năm 2012 (%) 100 250 245 Triệu đồng 2.000 1.500 1.000 500 2012 2013 2014 Hình 3.16: Nộp ngân sách nhà nước của PQ giai đoạn 2012 – 2014 52 Tiền nộp ngân sách nhà nước nhìn chung tăng đều so với năm 2012. Cụ thể, năm 2013 mức tăng cao nhất băng 251,07% và năm 2014 tăng 244,16% so với 2012. Thuế doanh thu và thuế thu nhập tăng tương ứng với doanh thu và lợi nhuận. Từ năm 2013, mức nộp ngân sách tăng mạnh do công ty trúng thầu ở nhiều Tỉnh và số vốn tăng nên thuế vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp , thuế môn bài cũng tăng theo. Năm 2012 thuế thu nhập ở mức thấp nhất (51,97 triệu đồng) do chính sách ưu cho công ty mới thành lập. Các khoản BHYT, BHXH công ty đảm bảo đóng đủ theo quy định của Nhà nước; . 3.5.7. Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên Tiến hành khảo sát và xử ly số liệu thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 3.13: Năng suất lao động bình quân của cán bộ công nhân viên của PQ giai đoạn 2012 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1. Doanh số bán Tr.đồng 2012 2013 2014 7.095,54 17.422,07 17.587,47 2. Tổng số CBCNV Người 12,00 22,00 16,00 3. NSLĐ bình quân Tr.đồng 591,30 791,91 1.099,22 4. So với năm liền kề (%) 100,00 134,09 138,79 5. So với năm 2012 (%) 100,00 134,09 185,89 53 Năng suất lao động bình quân Triệu  đồng   1.100 900 700 500 2012 2013 2014 Hình 3.17: Năng suất lao động bình quân của PQ từ 2012 – 2014 Năng suất lao động bình quân nhìn chung có sự tăng trưởng tương ứng với doanh số thu của công ty, năm sau cao hơn hẳn so với năm trước, năm 2014 tăng cao nhất đạt 185,89% so với năm 2012. Chứng tỏ công ty đã có sự sắp xếp lao động hợp lý, nâng cao hiệu quả lao động, doanh thu tăng lên nhưng số cán bộ công nhân viên hầu như không thay đổi nhiều. 3.5.8. Lương bình quân của CBCNV: Bảng 3.14: Lương bình quân cán bộ công nhân viên của PQ giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị tình: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 Giá trị SSĐG % 100 1.656,77 365,54 1.085,41 239,47 12,00 100 22 183,33 16,00 133,33 3. Lương bình quân người/tháng 3,15 100 6,276 199,39 5,65 179,61 4. Thu nhập Bình quân người/tháng 3,35 100 6,476 193,49 5,85 174,87 1. Tổng quĩ lương 2. Số CBCNV Giá trị SSĐG % 453,24 2014 54 Giá trị SSĐG % Lương cũng là một trong những chi phí trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp; đồng thời thể hiện lợi ích của CBCNV, chứng tỏ sự ổn định của doanh nghiệp. Tổng quỹ lương có sự tăng trưởng năm 2013 tăng 365,54% so với năm 2012 nhưng trong năm 2014 sự tăng trưởng còn 239,47% so với năm 2012. Sự tăng trưởng một phần là do số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty tăng cao, một phần là do đời sống của lao động trong công ty ngày càng được cải thiện và cho thấy người lao động ngày càng được lãnh đạo công ty quan tâm tốt hơn. Điều này càng khích lệ người lao động tận tình với công việc và gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời thu hút được cán bộ có trình độ chuyên môn cao về với công ty. 55 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1 Bàn về cơ cấu và tổ chức nhân sự Việc sắp xếp và bố trí nhân sự công ty khá gọn phù hợp với mô hình của một công ty vừa và nhỏ. Tuy nhiên với mô hình này hiện nay có những hạn chế sau - Mô hình quản lý trực tuyến – chức năng tạo nhiều áp lực làm việc cho giám đốc vì là người điều hành mọi hoạt động của công ty - Việc bố trí bộ phận kho là một bộ phận của phòng kinh doanh có thể tạo nhiều tiêu cực khó kiểm soát. Các nhân viên trong phòng kinh doanh làm việc theo tính chất kim nhiệm tạo cảm giác không tập trung và trách nhiệm trong từng công việc. Nguồn nhân lực tương đối mỏng so với công việc, thiếu nhân viên có trình độ cao. Ngày nay, thu hút người tài đã khó nhưng giữ chân họ lại càng khó hơn, vì vậy phúc lợi là một trong những yếu tố quan trọng để gắn kết họ lâu dài. Các đãi ngộ về vật chất công ty áp dụng cần được rà soát lại và điều chỉnh lại sao vừa phù hợp với khả năng nguồn quỹ cho phép, vừa góp phần tạo ra động lực khuyến khích người lao động. Công ty có thể đưa ra một mức tiền thưởng bình quân cho người lao động vào những dịp lễ tết, sinh nhật và đưa ra mức tiền thưởng khác nhau cho những nhân viên hoàn thành xuất sắc. Cần có sự đảm bảo cho các thành viên trong công ty phát huy dược tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh, trong việc tham gia tháo luận những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và sức cạnh tranh của từng loại sản phẩm. Tuy vậy, nếu duy trì chính sách đãi ngộ tài chính với mức lương và các khoản phúc lợi lớn, đôi khi lại gây ra gánh nặng tài chính cho công ty, do vậy ngoài chính sách đãi ngộ vật chất, công ty cần quan tâm chú trọng đến chính sách đãi ngộ tinh 56 thần, chẳng hạn như: tổ chức đi tham quan cho nhân viên trong công ty, tổ chức buổi tiệc liên hoan trong công ty… 4.2. Bàn về mạng lưới phân phối: Hiện nay công ty chưa có mạng lưới phân phối thuốc ngoài tỉnh do đó việc cung cấp hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Chưa có phương tiện chuyên chở giao hàng ở khu vực ngoài thành phố, việc giao hang phải phụ thuộc vào các nhà xe chở thuê nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. - Phân phối chủ yếu cho các cơ sở y tế khám chữa bệnh thông qua hình thức đấu thầu nhiều rủi ro do các thông tư hướng dẫn dấu thầu thường thay đổi và cạnh tranh khốc liệt về giá giữa các công ty 4.3. Bàn về doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng có mức tăng trưởng tốt so với năm 2012 điều này cho thấy công ty đang đi đúng hướng thị trường năm 2014 doanh thu giảm so với năm 2013 do bi ản hưởng bởi thông tư 36,37 của BYT tuy nhiên công ty vẫn hoạt động có lãi, đội ngũ phòng kinh doanh cần theo dõi sát diển biến thị trường cũng như nắm bắt thông tin đối thủ canh tranh để có chiến lược kinh doanh hiệu quả 4.4. Bàn về chiến lược sản phẩm và nguồn hàng Chiến lược sản phẩm giữ vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường. Nếu sản phẩm có chất lượng tốt, khách hàng dễ dàng chấp nhận. Chiến lược sản phẩm đảm bảo cho công ty thực hiện được các mục tiêu khác như mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu mở rộng sức tiêu thụ sản phẩm… Việc phân tích sản phẩm và khả năng thích ứng của thị trường đối với sản phẩm là hết sức cần thiết giúp công ty tránh được những chi phí không cần thiết do thiếu hiểu biết về thị trường. 57 Là một doanh nghiệp thương mại, công ty Phạm Quỳnh cần phân tích khả năng thích ứng của từng loại sản phẩm công ty kinh doanh trên thị trường bao gồm những nội dung chủ yếu: - Công ty cần định kỳ đánh giá mức độ thành công sản phẩm trên thị trường thông qua doanh thu bán đối với từng loại sản phẩm tương ứng với từng đối tượng khách hàng. Việc đánh giá này giúp công ty biết được mức độ chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng. - Phát hiện ra những thay đổi của thị trường về sản phẩm cập nhật thông tin tình hình bệnh tật để có hướng nhập thuốc kinh doanh, 4.5. Bàn về chiến lược giá Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu đòi hỏi giá quá cao, doanh thu bán hàng sẽ giảm sút nhanh chóng, ngược lại giá quá thấp có thể phương hại đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, công ty cần xác định rõ mục tiêu của chính sách giá cả. Để xác định gía công ty cần nắm rõ thông tin thị trường và các đối thủ cạnh tranh , thường xuyên cập nhật các số đăng ký mới do Cục quản lý dược công bố để biết được sản phẩm cạnh tranh để điều chỉnh cũng như xây dựng mức giá hợp lý 4.6. Bàn về hiệu quả sử dụng vốn Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có để tiến hành hoạt động kinh doanh. Người xưa có câu: “Buôn tài không bằng dài buôn”, tiềm năng về vốn, sự trường vốn góp phần tạo nên tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đòi hỏi công ty phân tích, đánh giá cơ cấu vốn một cách hợp lý, huy động, phân bổ vốn sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Thực tế cho thấy, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác đi chiếm dụng hoặc mức độ tự chủ, độc lập về vốn thấp đều phản ánh một tình hình tài chính không 58 lành manh. Thực tế tình hình kinh doanh của công ty qua các năm (2012-2014) cho thấy tỉ lệ các khoản nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn: 85,90% năm 2012, 85,09% vào năm 2013 và năm 2014 là 84,55 %. Đây là một cơ cấu bất hợp lý, công ty sẽ gặp rủi ro khi thị trường có sự biến động. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu, tránh tình trạng mất tự chủ về vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4.7. Bàn về chi phí Chi phí kinh doanh là yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy giảm chi phí kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu thuần cũng như lợi nhuận gộp so với năm 2012 như là một dấu hiệu đánh dấu sư phát triển của công ty theo hướng thuận lợi. Tuy nhiên các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh góp phần giảm mạnh tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu. Qua đó nói lên việc kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ do các biến động tài chính chung trên toàn hệ thống. Công ty cần thiết nên có những kế hoạch cắt giảm chi phí bán hàng và các chi phí không thật sự cần thiết nhằm tối ưu hoá lợi nhuận cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Phải coi việc tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như là mục tiêu chung cho toàn bộ nhân viên trong công ty. 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Sau khi tiến hành phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dược phẩm Phạm Quỳnh thông qua các chỉ số có thể kết luận: - Bộ máy tổ chức và cơ cấu nhân lực còn thiếu và chưa hợp lý. - Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua của công ty giai đoạn 2012 - 2014 tăng dần qua các năm. - Lợi nhuận gộp cao nhất tại năm 2013, và giảm vào năm 2014. - Tỷ suất phí tỷ lệ với lợi nhuận gộp: cao nhất tại năm 2013 và giảm vào năm 2014, thấp nhất là năm 2012 - Vốn và tình hình sử dụng vốn hiệu quả nhất là năm 2013. - Tình hình phân bổ vốn: tập trung vào tài sản lưu động - Khả năng thanh toán hiện thời giảm dần qua các năm. - Nộp ngân sách Nhà nước cao -Năng suất lao động bình quân luôn tăng qua các năm. - Lương bình quân cán bộ cao nhất vào năm 2013 và giảm đi vào năm 2014 nhưng vẫn cao hơn năm 2012 Trong những năm qua, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tương đối khả quan, các chủng loại hàng hoá dần được phong phú và đa dạng, đây là một dấu hiệu đáng mừng tạo động lực để công ty phấn đấu trong những năm tiếp theo. Bên cạnh những điểm mạnh, những lợi thế cần khai thác triệt để, phát huy; công ty cần 60 khắc phục những khó khăn, nhược điểm trong hoạt động kinh doanh để đạt được mục tiêu, hướng đến một sự phát triển bền vững, xác lập vị thế cạnh tranh trong tương lai. Với đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh TP HCM năm 2014”, em mong rằng những với những chiến lược được đưa ra sẽ mang lại hiệu quả cao cho công ty trong những năm tới. 2. Kiến nghị: - Xây dựng cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa các bộ phận nhằm tối ưu thời gian làm việc, tăng đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, tạo môi trường làm việc đoàn kết thân thiện, văn hóa doanh nghiệp. - Tổ chức lao động một cách khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng xuất làm việc. Định mức lao động cho từng loại công việc. - Hội đồng thành viên cần có chính sách thu hút nhân viên giỏi, chế độ đãi ngộ khen thưởng hợp lý cơ hội học hỏi thăng tiến, khuyến khích khả năng sáng tạo và tạo động lục cho người lao động. Nâng cao thu nhập bình quân lên mức 7 triệu/ tháng. -Tái cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý bằng cách tăng nguồn vốn đồng thời giảm vốn vay để giám chi phí lãi vay phát sinh - Lập kế hoạch tài chính: Công ty cần xác định nhu cầu vốn, phân phối điều tiết vốn cho các mặt hàng, mỗi giai đoạn. - Công ty cần nghiên cứu giá trị các sản phẩm nhập khẩu, tăng doanh số mua, phát triển các mặt hàng thế mạnh - Đẩy mạnh bán hàng. Tạo uy tín với bạn hàng. Duy trì các địa bàn đang có và phát triển sang các địa bàn mới như Cà Mau, Đồng Tháp. - Công ty cần phân tích và đánh giá hoạt dộng kinh doanh định kỳ hàng năm từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty ở năm tiếp theo. 61 - Hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý hơn, mạnh dạn loại bỏ mặt hàng bán chậm và có chính sách đẩy các mặt hàng tồn kho chậm luân chuyển nhằm thu hồi lại vốn đầu tư cho các mặt hàng bán chạy. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thường niên của Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh từ năm 2012 2014 2. Nguyễn Thanh Bình (2007), Dịch tễ dược học, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học. 3. Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược (2005), Giáo trình Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà nội. 4. Bộ Y Tế ( 2014 ) Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014 5. Trương Đình Chiến (2011), Quản trị Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Bộ môn Kế toán Quản trị & Phân tích kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Nguyễn Công Đáng (2013), Khảo sát chiến lược và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Dược & Vật tư Y tế Ninh Thuận 2010 – 2012, Luận văn Dược sĩ chuyên khoa I, Trường Đại học Dược Hà Nội. 8. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2011), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội 9. Nguyễn Thị Song Hà (2013) Kinh tế Dược, tài liệu giảng dạy sau Đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội 10. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế Dược, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học 11. Nguyễn Thị Hường (2014), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI, tập II, NXB Thống kê 12. Philip Kotler (2013), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Xuân Quang (2011), Giáo trình Marketing thương mại, Khoa Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 14. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam ( 2005 ) Luật Doanh nghiệp 15. Quốc hội nước CHXHCN Việt nam ( 2005 ) Luật Dược 16. Ngô Kim Thanh ( 2011 ), Giáo trình Quản trị Chiến lược, Bộ môn Quản trị doanh nghiệp , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 17. Ngô Kim Thanh ( 2012 ), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Bộ môn Quản trị doanh nghiệp , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 18. Đoàn Hiếu Thảo (2013), Khảo sát và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Becamex năm 2012 19. Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC, hướng dẫn mua thuốc trong các cơ sở y tế 20. Thông tư 37/2013/TT-BYT , hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu thuốc trong các cơ sở y tế [...]... Tổng quan về công ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh Tên đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM PHẠM QUỲNH Tên viết tắt: PQ.PHARMA CO., LT Địa chỉ: 73C Đường Liên Khu 10-11, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 20 Logo công ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh Công ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh là công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, là doanh nghiệp hoạt động theo... lược kinh doanh và các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh để đánh giá kết quả 2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh năm 2014 2.5.1 Nghiên cứu về tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự, mạng lưới phân phối, một số chính sách và chiến lược kinh doanh của công ty ! Cơ cấu nhân sự và tổ chức bộ máy ! Chính sách chiến lược kinh doanh và mạng lưới phân phối 2.5.2... lược kinh doanh như: Chiến lược Marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự - Các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, các tiêu chí về doanh số mua, doanh số bán, vốn, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, năng suất lao động, thu nhập người lao động của Cty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào những số liệu cụ thể về tình hình kinh doanh của cty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh năm 2012... năng kinh doanh 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu: Trong đề tài này có sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu thông qua các nguồn: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty năm 2012 2014 - Các chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 - 2014 - Một số văn bản pháp qui của Chính phủ, Bộ Y Tế, Cục quản lý Dược, các Bộ ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của. .. nền kinh tế thị trường, từ khi thành lập đến nay, công ty Phạm Quỳnh đã chủ trương đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế Qua 3 năm hoạt động, công ty Phạm Quỳnh đã khẳng định được vị thế trên thị trường ! Chức năng Tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh Kinh doanh dược phẩm, dược liệu, vật tư y tế và các sản phẩm khác thuộc ngành y tế phục vụ công. .. thông qua việc cung ứng dược phẩm phục vụ sức khoẻ cộng đồng 1.2.2 Bản chất và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả lao động xã hội được xác định... phối 2.5.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty để sơ bộ đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu nghiên cứu ! Phân tích, đánh giá nguồn vốn Trong chỉ tiêu này sẽ xem xét tổng nguồn vốn của công ty; nguồn vốn nợ phải trả ( bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn); nguồn vốn chủ sở hữu ( bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn từ quỹ khác) của doanh nghiệp Tình hình phân bổ nguồn... đông dược và 5 công ty sản xuất vắc – xin Thuốc được sản xuất từ hai thành phần chính gồm thành phần hoạt chất dược phẩm và tá dược Hoạt chất dược phẩm có tính quyết định đối với tác dụng của mỗi loại thuốc, tá dược làm tăng thể tích của viên thuốc giúp thuận tiện cho việc hấp thu nâng cao hiệu quả điều trị Tại Việt Nam ngoài thành phần hoạt chất dược phẩm và tá dược, thảo dược và chiết xuất thảo dược. .. quả giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất • Khái niệm hiệu quả kinh doanh dược phẩm Hiệu quả kinh doanh dược phẩm thể hiện mức độ sử dụng vốn kinh doanh, cơ sở vật chất – kỹ thuật, lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh dược phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng với chi phí nhỏ nhất, thu lợi nhuận tối đa, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền... quả kinh tế và hiệu quả xã hội Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội Chỉ khi nào gắn kết được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với hiệu quả của toàn xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp mới thực sự được coi là có hiệu quả [6] 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh dược phẩm: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh ... Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 20 Logo cơng ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh Cơng ty TNHH dược phẩm Phạm Quỳnh cơng ty TNHH hoạt động lĩnh vực kinh doanh dược phẩm, doanh nghiệp hoạt động theo ngun... TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯC HÀ NỘI PHẠM VĂN TÚ       PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CƠNG TY TNHH DƯỢC PHẨM PHẠM QUỲNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014       LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUN KHOA CẤP I    ... chọn đề tài: “ Phân tích hoạt động kinh doanh cơng ty TNHH Dược phẩm Phạm Quỳnh TP HCM năm 2014 Đề tài nhằm mục tiêu sau: Phân tích hoạt động kinh doanh cơng ty năm 2014 Từ có kiến nghị, đề

Ngày đăng: 22/10/2015, 14:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Bia chinh.pdf

  • 2. Bia phu Pham Van Tu B.pdf

  • 3. LUAN VAN NOP TRUONG.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan