1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm thuận an giai đoạn 2012 2014

75 681 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,29 MB

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ TUYẾT XUÂN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2012-2014 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2015 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ TUYẾT XUÂN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2012-2014 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK. 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Phan Ths. Nguyễn Thị Phương Thúy HÀ NỘI 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, em xin phép được gửi lời cám ơn chân thành tới: TS. Lê Ngọc Phan, Ths. Nguyễn Thị Phương Thúy là người thầy, người cô trong học tập cũng như trong cuộc sống đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu để em hoàn thành luận văn này và cho em những lời khuyên để có đủ tự tin bước vào đời. DS. Đỗ Thái Bình – Giám đốc cùng tập thể anh chị em ở các phòng ban của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu, thầy cô giáo Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, cán bộ các phòng ban và các bộ môn khác trong Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình được học tại trường. Em cũng xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. Cuối cùng em không thể không cảm ơn đến nguồn động viên và động lực lớn đó chính là ba, mẹ, anh chị em cùng gia đình nhỏ của em. Cảm ơn những người than yêu nhất đã động viên, chia sẻ những khó khan trong cuộc sống lẫn trong học tập. Hà Nội, ngày19 tháng 05 năm 2015 Học viên Vũ Thị Tuyết Xuân MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………….…...……………………….1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN…………………………………………………....…….3 1.1. Một số nét về thị trường thuốc hiện nay ……………………………..…….….3 1.1.1.Thị trường thuốc thế giới ……………………………….………..…….….…3 1.1.2.Thị trường thuốc Việt Nam ……………...…………………………………...5 1.2. Một số nét về doanh nghiệp dược phẩm ở Việt Nam …………….….…….…10 1.3. Phương pháp luận về phân tích hoạt động kinh doanh & các chỉ tiêu khảo sát …………………………………………….………….……………..……….…….17 1.3.1. Khái niệm ……………...………………………………………….……….17 1.3.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ……….……….…….….……17 1.3.3. Nội dung của Phân tích hoạt động kinh doanh …………………………….18 1.3.4. Nhiệm vụ của phân tích HĐKD ……………………………………….…...18 1.4. Khái quát về Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An ………………….…….18 1.4.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An ……………….18 1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An …………………………………………….…………………...…………….….…19 1.4.3. Tổ chức bộ máy ……………...…………………………….…………….…19 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…...……......22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………...……………….……….……..22 2.2. Phương pháp nghiên cứu …………...………………………………………...22 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu……….………………………….…….…….……22 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu……………………….…….…..……….……22 2.2.3. Các phương pháp phân tích số liệu……………...……………….…………22 2.3. Nội dung nghiên cứu …………………………...………………………..…...23 2.3.1. Phân tích vốn …………………………...………………………………..…23 2.3.2. Doanh số mua & cơ cấu nguồn mua ………………...………………..……25 2.3.3. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ …………………….…….………..26 2.3.4. Tình hình sử dụng phí ……………………………...…………..…………..27 2.3.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận …………..…...……………………………29 2.3.6. Nộp ngân sách nhà nước ………………………….………...……….……..31 2.3.7. Năng suất lao động bình quân cán bộ công nhân viên …….………..……..31 2.3.8. Lương bình quân cán bộ công nhân viên ……………….…….……………32 2.3.9. Định hướng phát triển của công ty …………………………….….………..32 2.3.10. Xác định biến số nghiên cứu ……………….…………….…….…………32 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………….………………………34 3.1. Cơ cấu nhân lực …………………….…………….…………………………..34 3.2. Phân tích vốn và tình hình sử dụng vốn ………………………….…………..35 3.2.1. Phân tích vốn ……………………………………...……….……………….35 3.2.2. Biến động cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012 – 2014 …………………………………………………….…………..36 3.2.3. Tình hình phân bổ vốn của công ty …………………………….………….38 3.3. Đánh giá HĐKD ……………………………….…………….….……………41 3.3.1. DSM và cơ cấu nguồn mua …………………………….………..…………41 3.3.2. DSB và tỷ lệ bán buôn bán lẻ …………………….…..…………………….42 3.4.Tình hình sử dụng phí ………………………………………….……….…….47 3.4.1. Tổng mức phí và cơ cấu sử dụng ……………………………….…………..47 3.4.2. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước …………………………………………..49 3.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận …………………………..…….….….……...50 3.5.1. Lợi nhuận ………………………………………………………..…….……50 3.5.2. Tỷ suất lợi nhuận …………………………………….……….……….…….52 3.6. Năng suất lao động bình quân của CBCNV ……………...………..…………53 3.7. Lương bình quân của CBCNV …………………………….……..…………..54 3.8. Định hướng phát triển của công ty ……………...……………….……………54 Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………...………….……….….……56 4.1. Đặc điểm vĩ mô của ngành dược giai đoạn 2012-2014 …….….……………..56 4.2. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………………..57 4.2.1. Kết cấu nguồn vốn……………………………….……….…………………57 4.2.2. Kết cấu tài sản ………………………………………………………………57 4.2.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ……….……………..…….58 4.2.4. Về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản …………………….…….…………….58 4.2.5. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh …………….………..…………………..59 4.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………….………….……………….60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………….…………………………………….61 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ CP Chi phí CP QL D Chi phí quản lý doanh nghiệp DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần ROA Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROS Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐKĐ Hoạt động kinh doanh HTK Hàng tồn kho TPCN Thực phẩm chức năng TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TSLĐ Tài sản lưu động VLĐ Vốn lưu động TSLN Tỷ suất lợi nhuận LN Lợi nhuận VCSH Vốn chủ sở hữu DN Doanh nghiệp TNDN Thu nhập doanh nghiệp ∑ Tổng NH Ngân hàng NSLĐ Năng suất lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp HĐTC Hoạt động tài chính TS Tài sản DSB Doanh số bán DSM Doanh số mua DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang IMP Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Doanh thu một số doanh nghiệp dược …………...…………………….12 Bảng 2.2. Bảng các biến số nghiên cứu………….……….…….…………….…...33 Bảng 3.3. Cơ cấu nhân lực 2012-2014…………………………………………….34 Bảng 3.4 Kết cấu nguồn vốn của công ty …………………………………………35 Bảng 3.5. Biến động cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014………….………..37 Bảng 3.6 . Tình hình phân bổ vốn của công ty từ 2012-2014…………….……….38 Bảng 3.7. Các chỉ số về khả năng thanh toán ……….………………………….…40 Bảng 3.8. Cơ cấu DSM từ 2012 – 2014……………..…...………………………..41 Bảng 3.9. Số liệu DSB và bán lẻ, bán buôn của công ty từ 2012 – 2014….…..…43 Bảng 3.10. Tổng doanh thu của công ty trong năm 2012 – 2014 ………...…….……44 Bảng 3.11. Doanh thu thuần các nhóm mặt hàng chính của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 ………………………..………………………………..…………………45 Bảng 3.12. Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng VLĐ ……….……………..46 Bảng 3.13 .Tổng mức phí và cơ cấu sử dụng phí ………………………..……….48 Bảng 3.14. Số liệu về tình hình nộp ngân sách nhà nước ……………………..…49 Bảng 3.15. Báo cáo kết quả HĐKD của công ty từ 2012-2014 ………………..…51 Bảng 3.16 . Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty…….…….……52 Bảng 3.17. NSLĐ bình quân của CBCNV của công ty từ 2012-2014………...…..53 Bảng 3.18. Lương bình quân CBCNV của công ty trong 3 năm(2012-2014) ...….54 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm ……………………………………………………………………..6 Hình 1.2. Cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam ………………….…………………7 Hình 1.3. Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam, 2013 ………………….8 Hình 1.4. Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam ………………………………8 Hình 1.5. Thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013 …………………9 Hình 1.6. % chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần ………...……………13 Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An...…..20 Hình 3.8. Kết cấu nguồn vốn của công ty từ 2012-2014…………...…………..…36 Hình 3.9. Tỷ trọng TSCĐ/TSLĐ của công ty từ 2012-2014 ………………..…….37 Hình 3.10. Cơ cấu TSLĐ của công ty từ 2012-2014 ……………………………..37 Hình 3.11. Cơ cấu DSM của công ty từ 2012-2014 …………………….………...42 Hình 3.12. DSB và cơ cấu DSB của công ty từ 2012-2014 …………...…………43 Hình 3.13. Doanh thu thuần các nhóm mặt hàng chính của Công ty giai đoạn20122014………………………………………………...………..………………….…45 Hình 3.14. Biểu đồ số vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn(2012-2014)……47 Hình 3.15. Biểu đồ cơ cấu CP của công ty từ 2012-2014 …………………….…..48 Hình 3.16 Nộp ngân sách nhà nước của công ty từ 2012-2014…………...………50 Hình 3.17. Biểu đồ LN gộp và LN thuần của công ty từ 2012-2014………....….51 Hình 3.18. NSLĐ bình quân của công ty từ 2012-2014…………………………..53 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật khác, ngành Dược thế giới đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh mẽ. Hoà chung cùng với xu thế phát triển đó, Ngành Dược Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, từng bước vươn lên, hoà nhập cùng với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đất nước mở cửa như hiện nay, ngoài những thuận lợi nhất định, ngành Dược Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát triển, hội nhập. Các doanh nghiệp Dựợc Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường để tồn tại và phát triển. Làm thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa đạt được mục tiêu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân? Đây là vấn đề nan giải và là thách thức đối với các doanh nghiệp Dược Việt Nam . Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An là một doanh nghiệp địa phương , đứng trước những thách thức của cơ chế thị trường, Công ty đã và đang từng bước khắc phục khó khăn không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An, đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2012-2014, nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm được, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất những chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới hy vọng góp phần nhỏ bé giúp công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai, đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014” được thực hiện với mục tiêu : - Phân tích cơ cấu nhân lực của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014. 1 - Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014. Từ việc phân tích cơ cấu nhân lực và hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2012-2014) đưa ra một số ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất chiến lược kinh doanh đối với công ty trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. 2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN 1.1. Một số nét về thị trƣờng thuốc hiện nay Thị trường thuốc thế giới & Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất sôi động. Ở Việt Nam, nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo nên một thị trường thuốc phong phú, đa dạng. 1.1.1.Thị trƣờng thuốc thế giới Ngành dược phẩm thời hiện đại đã phát triển được gần 100 năm từ những năm 20 của thế kỷ trước. Nếu tính theo quy mô phát triển công nghiệp, lĩnh vực này đã có lịch sử gần 50 năm. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đa số các tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới hiện nay được thành lập. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp dược phẩm, theo sau đó là các quốc gia khác như Anh, Mỹ, Bỉ và Hà Lan. [3],[30] Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các thuốc thay thế (dùng để điều trị cùng 1 loại bệnh) đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Đồng thời, trong thời gian gần đây, nhiều tranh cãi đã xuất hiện xoay quanh các tác dụng phụ của thuốc và các chiến lược marketing không minh bạch của các hãng dược phẩm. Hướng về tương lai, các nguyên liệu sản xuất dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang nổi lên như một trào lưu mới nhằm tạo ra các loại thuốc mới thân thiện với sức khỏe con người và ít tác dụng phụ hơn. Tóm lại, xu hướng phát triển chung của ngành dược phẩm là không ngừng tìm kiếm các loại thuốc điều trị các căn bệnh mới và các căn bệnh ác tính hiện hữu. Hiệu quả của thuốc và mức độ thân thiện với con người ngày càng được chú trọng.[3],[30] Giai đoạn 2004 – 2013, tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới tăng trưởng bình quân 5,8%/năm từ mức 455 tỷ USD năm 2004 lên mức 717 tỷ USD năm 2013. Giai đoạn 2014 – 2018, theo ước tính của EvaluatePharma, mức tiêu thụ thuốc toàn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2018. Tốc độ tăng 3 trưởng bình quân giai đoạn 2014 – 2018 khoảng 5,7%/năm. Trong đó, tăng trưởng của các thuốc kê toa có bản quyền phát minh (patent drug) đạt khoảng 5,5%/năm, tăng trưởng của các thuốc generic (thuốc mô phỏng theo thuốc phát minh khi hết hạn bảo hộ độc quyền) đạt khoảng 7,1%/năm. Tỷ trọng nhóm thuốc generic được dự báo vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ thuốc toàn cầu. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu thuốc generic năm 2018 được dự phóng chỉ chiếm khoảng 10,3%, tăng không đáng kể so với mức 9,8% của năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xu hướng này là tình trạng bệnh tật ngày càng gia tăng do ô nhiễm môi trường, con người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, từ đó, nhiều chứng bệnh mới xuất hiện, đáng chú ý là các bệnh liên quan đến ung thư và di truyền học. Việc nghiên cứu tạo ra các thuốc mới vẫn là xu hướng chủ đạo trong trung hạn và dài hạn, các thuốc generic dù có tốc độ tăng trưởng cao hơn các thuốc phát minh nhưng khó có thể thay đổi cán cân tỷ trọng do các ràng buộc về bảo hộ bản quyền sáng chế tại các quốc gia phát triển và kể cả các quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển (pharmerging countries).[3],[27] Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất trên thế giới (bình quân gần 800 USD/người/năm, tương đương 55% tổng giá trị sử dụng thuốc) dù tổng dân số chỉ hơn 486 triệu. Mức tiêu thụ bình quân đầu người trên toàn thế giới đang ở mức 186 USD. Nếu so với mức bình quân này, Ấn Độ đang là quốc gia có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp nhất thế giới dù dân số đông thứ 2 thế giới (hơn 1,2 tỷ người). Nhóm các nước đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam) có mức chi tiêu cho thuốc bình quân đầu người chỉ 96 USD, thấp hơn 48% so với mức bình quân chung của thế giới. Chỉ số này tại Trung Quốc cũng khá thấp, chỉ khoảng 121 USD/người/năm.[3],[30] Với dân số gần 3.7 tỷ người (chiếm hơn 50% tổng dân số thế giới), Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển đang và sẽ là thị trường tiềm năng của các hãng dược lớn. Mức chi tiêu cho dược phẩm tại các nước này ước 4 tính sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới. Theo dự phóng của IMS Health, tỷ trọng doanh thu đến từ nhóm các nước đang phát triển sẽ tăng từ mức 20% vào năm 2011 lên mức 30% tổng tiền thuốc sử dụng vào năm 2016.[30] 50% tổng chi tiêu thuốc men toàn cầu đang dành để điều trị 5 nhóm bệnh chính: ung thư, tiểu đường, hen suyễn hô hấp, hệ miễn dịch và kiểm soát mỡ máu với nguyên nhân chủ yếu đến từ tình trạng ô nhiễm môi trường sống ngày một nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới.[30] Top 20 doanh nghiệp dược phẩm lớn nhất về quy mô doanh thu hầu hết tập trung tại khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và khu vực Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ…) Tổng doanh thu của nhóm doanh nghiệp này trong năm 2012 đạt 471 tỷ USD, chiếm 66% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên toàn cầu. Theo dự phóng của tổ chức Evaluate Pharma, dự kiến đến năm 2018, tổng doanh thu của nhóm “top 20” này sẽ đạt 529 tỷ USD (+12% so với năm 2012 – bình quân tăng 2% mỗi năm) và chỉ chiếm tỷ trọng 59% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc toàn thế giới (-7% do sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Brasil).[26] Trong đó hai quốc gia hàng đầu là Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng âm trong suốt giai đoạn 2012 – 2017 do nhu cầu thị trường trong nước đã bão hòa và dân cư có xu hướng già hóa. Riêng Nhật Bản là quốc gia châu Á phát triển duy nhất có mức tăng trưởng cao hơn bình quân ngành. Với nhóm các quốc gia mới nổi, tốc độ tăng trưởng trong các năm sắp tới rất khả quan do mức chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này còn khá thấp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 15% -18%. Việt Nam thuộc nhóm 3 của các quốc gia đang phát triển nhưng có mức tăng trưởng cao hơn so với mức bình quân (khoảng 17.5%).[26] 1.1.2.Thị trƣờng thuốc Việt Nam Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng đối với các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Riêng thị trường thuốc Việt Nam trong những năm gần đây 5 đã liên tục phát triển và tăng trưởng rõ nét. Số lượng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm tăng lên rõ rệt. Chủng loại, chất lượng thuốc sản xuất trong và ngoài nước tăng mạnh, đồng thời với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu thụ hàng năm, ngoài ra còn có các tiêu chí khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến đổi chính sách về quản lý ngành dược tại các quốc gia này.[30] Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020. [3] Cũng cần phải nói rằng, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới nhưng ngành Dược Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về kinh phí hoạt động.[3] Hình 1.1. Tăng trƣởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu ngƣời cho dƣợc phẩm 6 Hình trên cho thấy rằng, tuy chi tiêu bình quân/người /năm có sự gia tăng đáng kể qua các năm, song mức độ tiêu thụ thuốc của nhân dân ta còn vào loại thấp so với các nước trong khu vực & các nước phát triển khác. Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic chiếm 51,2% trong năm 2012 và biệt dược là 22,3%. Kênh phân phối chính là hệ thống các bệnh viện dưới hình thức thuốc được kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn lại được bán lẻ ở hệ thống các quầy thuốc (OTC) . Tiêu thụ các loại thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu hướng chung của các nước đang phát triển, đó là điều trị các bệnh liên quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng chiếm tỷ trọng nhiều nhất (20%). [4], [26] Hình 1.2. Cơ cấu thị trƣờng thuốc ở Việt Nam Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp, năm 2012 là 36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54 USD, Singapore:138 USD), cùng với mối quan tâm đến sức khỏe ngày càng nhiều của 90 triệu dân sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển ngành dược Việt Nam. Nguồn cung ứng thuốc chính cho thị trường thuốc Việt Nam là nhập khẩu và sản xuất trong nước. [11], [15] 7 Hình 1.3. Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam, 2013 Thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu. Công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân và 50% còn lại phải nhập khẩu, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm 2013 trên 1,8 tỷ USD, trong khi năm 2008 con số này chỉ mới 864 triệu USD, tăng hàng năm trong giai đoạn 2008-2013 là 18% [28], [31] Hình 1.4. Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam Năm 2013, thuốc nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp, Ấn Độ và Hàn Quốc,…,còn nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số nhập khẩu từ Trung 8 Quốc và Ấn Độ, lần lượt là 52% và 16% tổng giá trị nhập khẩu. Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến như atisô, đinh lăng, cam thảo, cao ích mẫu, diệp hạ châu,… [28], [31] Hình 1.5. Thị trƣờng nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013 Theo ước tính của Tổ chức Business Monitor International (BMI), tăng trưởng GDP thực chất của Việt Nam sẽ là 6% trong năm 2014 và còn tiếp tục tăng ở các năm tiếp theo. BMI dự báo, dân số Việt Nam sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2017. Với đặc điểm này cộng thêm chi tiêu thuốc trên đầu người ở Việt Nam đang tăng, từ mức 23,1 USD/người năm 2010 lên 36 USD/người năm 2013 nên BMI ước tính, doanh thu ngành dược ở Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (CARG) là 17,1% giai đoạn 2013-2017. Trước mắt, doanh thu ngành dược Việt Nam đã liên tục đạt con số ấn tượng, từ 2,1 tỷ USD năm 2010 đã tăng vọt lên 3,3 tỷ USD năm 2013 và có khả năng sẽ đạt 6,2 tỷ USD vào năm 2017. [26], [29] Việt Nam hội tụ nhiều tiềm năng phát triển ngành dược. Vì thế, theo Cục Quản lý Dược, đến cuối 2013, đã có 39 dự án FDI vào ngành dược, với tổng vốn đăng ký lên tới 303 triệu USD. 26/39 dự án đã đi vào hoạt động. Việt Nam cũng là nơi các nhà phân phối dược quốc tế tìm cách "đổ bộ”. Đã có khoảng 300 công ty phân phối dược có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong đó chỉ riêng 9 3 công ty Zuellig Pharma, Mega Products và Diethelm Việt Nam chiếm tới 50% tổng thị phần phân phối thuốc ở Việt Nam.[11] Thực tế, trên thị trường, thuốc ngoại đang lấn át thuốc nội. Theo Bộ Y tế, thuốc nhập khẩu chiếm 53% tổng tiêu thụ thuốc ở Việt Nam. Đáng chú ý, 80% thuốc sử dụng ở bệnh viện là nhập khẩu. Vì thế, kim ngạch thuốc nhập khẩu từ 923 triệu USD năm 2008 tăng vọt lên 1,37 tỷ USD năm 2013.[11] Có nhiều lý do để từ bác sĩ lẫn người dân chọn thuốc ngoại. Cụ thể, thị phần thuốc generic chiếm tới 71% ở Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 10% trên thế giới. Trong khi đó, thuốc đặc trị lại trong tay các hãng thuốc ngoại. [11] Ngành dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới. Mặc dù nhưng ngành Dược Việt Nam thuốc nội vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều trị trong nước, nguồn thuốc chủ yếu phục vụ nhu cầu vẫn là thuốc ngoại nhập. Như vậy phát huy nội lực của ngành Dược nước nhà là hướng đi cần thiết và cấp thiết cần thực hiện không thể chậm trễ. [11] 1.2. Một số nét về doanh nghiệp dƣợc phẩm ở Việt Nam Các doanh nghiệp (DN) dược phẩm Việt Nam mới phát triển sau năm 1990, có tuổi đời khá trẻ so với thế giới. Hiện có 178 DN sản xuất thuốc, trong đó có 98 DN sản xuất tân dược, 80 DN sản xuất đông dược và 30 cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền. Hệ thống phân phối thuốc rộng khắp cả nước với trên 2.200 đơn vị và 43.000 cơ sở bán lẻ. Dù vậy, Việt Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp dược hiện đại, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và chưa có công nghiệp sản xuất nguyên liệu dược. Các DN dược Việt Nam đa số sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập, hiện mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng 10 sinh tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn amoxicillin và 100 tấn ampicillin mỗi năm, chỉ đủ cho nhu cầu của bản thân DN. Trong đó DN dược trong nước có mặt trên sàn chứng khoán, năm 2013, 3 DN dẫn đầu doanh thu thuần là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco. Giai đoạn 2009 - 2013, DN có tăng trưởng doanh thu cao là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Traphaco, Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú và Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với mức lần lượt là 22,5%, 19,3% và 19,2%. Tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn này là Công ty Cổ phần Traphaco đạt 35,3% và PMC là 23,9%. Tuy nhiên Công ty Cổ phần SPM lại có mức tăng trưởng lợi nhuận âm -27,2% khá lớn.[ 3] 11 Bảng 1.1. Doanh thu một số doanh nghiệp dƣợc Mã CP Tên Công ty Tăng trưởng Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận (2009-2013) (2009-2013) Doanh thu thuần 2013 (%) (%) (Tỷ đồng) DHG Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 19.2 13.1 3.527 TRA Công ty Cổ phần Traphaco 22.5 35.3 1.682 DMC Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco 7.6 8.9 1.430 IMP Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM 6.3 -2 841 OPC Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC 11 3.3 564 DCL Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long 4 -14.4 675 SPM Công ty Cổ phần SPM 14.7 -27.2 441 PMC Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic 16.5 23.9 357 PPP Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú 19.3 23.9 101 Chi phí quản lý DN của các DN dược phẩm bình quân chiếm khoảng 8% doanh thu thuần năm. Các DN đầu ngành là DHG, IMP, TRA, PMC có tỷ trọng chi phí quản lý năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012. Tỷ trọng này tăng mạnh ở DCL (từ 4,2% lên 8,3 %), và giảm nhiều ở DMC (từ 9,5% giảm còn 7,78%). Chi phí bán hàng của các DN dược bình quân chiếm khoảng 17% doanh thu thuần năm. IMP, DHG và OPC là những DN quy mô tương đối lớn, có mạng lưới bán hàng phủ rộng toàn lãnh thổ Việt Nam và có chi phí bán hàng lớn (hơn 20%) [3] 12 % Công ty Hình 1.6. % chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần Các công ty dược liên doanh như Sanofi Việt Nam, Vinaspecia, Stada Việt Nam... đã ăn nên làm ra tại Việt Nam. Ở thời điểm đầu năm 2013, ông Christopher A. Viehbacher, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Sanofi cho biết, doanh số của Sanofi ở Việt Nam đã gần 100 triệu Euro và còn tiếp tục tăng. Đặc biệt, dù dẫn đầu thị phần nhưng Sanofi Việt Nam vẫn không ngừng đầu tư để mở rộng hoạt động. Đơn cử năm 2013, Sanofi Việt Nam đã chi ra 75 triệu USD để xây dựng nhà máy thứ 3 ở Việt Nam, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2015. Mục tiêu của nhà máy này là sản xuất dược phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân chất lượng cao với công suất ban đầu là 90 triệu hộp/năm và có thể tăng lên 150 triệu hộp/năm. Sanofi Việt Nam có kế hoạch từ năm 2012-2015 sẽ giới thiệu ra thị trường 18 dược phẩm và vắc-xin mới.[3], [11], [23] Cuối thời điểm năm ngoái, Valeant Pharmaceuticals International Inc., nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất Canada đã công bố đầu tư 21 triệu USD vào Việt Nam thông qua việc liên doanh sở hữu 50% vốn ở Công ty CP Dược phẩm Euvipharm. Ông Andrew Howden, Tổng giám đốc iNova - thành viên của Tập đoàn Valeant cho biết, Valeant nhìn thấy Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để đầu tư phát triển.[3],[11], [23] 13 Tập đoàn Valeant được biết đến như nhà cung cấp các giải pháp chữa trị các bệnh liên quan đến thần kinh, da liễu và một số bệnh truyền nhiễm. Năm 2012, Valeant được xếp vào vị trí 39 trong top 50 công ty dược lớn nhất thế giới (Pharm Exec 50). Các thương hiệu dược phẩm nội như Dược Hậu Giang, Domesco, Imexpharm hay Traphaco nếu không mở rộng sản xuất thì cũng đẩy mạnh nghiên cứu sản phẩm mới hoặc tạo thêm kênh thương mại.[3], [11] Rõ ràng, các tập đoàn dược phẩm nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng từ một thị trường đông dân nhưng thuốc nội địa lại chưa thể đáp ứng. Các tập đoàn này đã và sẽ còn tìm nhiều cách để gia tăng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam. Điều đó đã tạo thêm những áp lực mới cho các công ty dược trong nước.[3], [11] Báo cáo tài chính năm 2013 của các công ty dược nội địa như Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC), Imexpharm (IMP), Traphaco (TRA)... cho thấy đà tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, trước các áp lực từ cạnh tranh nước ngoài, các công ty dược trong nước đã không thể ngồi yên.[] Từ năm 2011, Dược Hậu Giang đã cho khởi công nhà máy mới tại KCN Tân Phú Thạnh (Cần Thơ) trên diện tích hơn 8 ha với tổng vốn đầu tư 556 tỷ đồng. Đến nay dự án cơ bản hoàn thành và nhà máy sẽ hoạt động ngay trong năm 2014. Theo thông tin từ Công ty, với nhà máy mới, công suất sản xuất thuốc của DHG tăng lên gấp đôi, từ 4,6 tỷ đơn vị sản phẩm/năm lên 9,6 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.[3], [11] DHG hy vọng, với sự đầu tư thêm nhà máy mới, DHG sẽ đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trong 5 năm (2014-2018) ở mức 20%/năm. Đặc biệt, với chính sách ưu đãi thuế cho nhà máy mới (0% trong 4 năm đầu, 5% trong 9 năm tiếp theo và 10% trong 2 năm còn lại), DHG có thể tiết kiệm được khoảng 1.000 tỷ đồng tiền thuế trong 15 năm.[3], [11] 14 Thông tin từ DHG còn cho biết, ngoài mở rộng sản xuất để tăng doanh thu, định hướng của DHG là tập trung phát triển sản phẩm có nguồn gốc dược liệu thiên nhiên. Trước mắt, DHG đã sản xuất Spivital từ tảo Spirulina và sản phẩm Naturenz được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên. Mặc dù Spivital và Naturenz mới chỉ chiếm tương ứng 2,1% và 2,7% trong tổng doanh thu sản phẩm tự sản xuất của DHG năm 2013 nhưng theo nghiên cứu của VPBS, 2 sản phẩm này có tiềm năng tăng trưởng cao. Khác với DHG là đơn vị phân phối chủ yếu qua kênh thương mại (OTC), 55% thuốc của IMP phân phối qua kênh điều trị (ETC). Vì thế, IMP đã đối mặt với thách thức lớn về giá thuốc khi tham gia đấu thầu. So ra, giá thành sản phẩm của Imexpharm tương đối cao so với các đơn vị khác do dây chuyền sản xuất hiện đại và nguyên liệu đầu vào tốt.[3], [11] Trong bối cảnh đó, chiến lược của IMP vẫn là phát triển trên nền tảng với ưu tiên 20% sản phẩm chủ lực nhưng đóng góp đến 80% doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, IMP sẽ ưu tiên mở rộng bán hàng qua kênh thương mại với kỳ vọng đạt 70% nguồn thu qua kênh này (trước đây chỉ là 40%). Đặc biệt, chiến lược cạnh tranh của IMP là gia tăng sản xuất nhượng quyền, xuất khẩu.[3], [11] Khác với DHG, IMP đang tự thân nỗ lực, Domesco (DMC) đẩy mạnh vị thế cạnh tranh bằng cái bắt tay với CFR Pharmaceutical S.A (Chile). Đến nay, gần 3 năm song hành cùng DMC, CFR đã nắm 40% vốn của DMC và tân tổng giám đốc của DMC cũng là người đại diện của CFR. Với bước chuyển biến này, giới phân tích mong đợi, DMC sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ CFR.[3], [11] Cụ thể, để giải quyết vấn đề năng lực sản xuất bị hạn chế (600 triệu đơn vị sản phẩm/năm), DMC với sự hậu thuẫn của CFR dự kiến sẽ xem xét đến phương án thâu tóm các đơn vị sản xuất khác và giao sản xuất nhượng quyền một số dòng sản phẩm. Hay trong liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Hà Nội giữa Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà 15 nước (SCIC) và CFR, DMC sẽ đóng vai trò là đơn vị phân phối độc quyền thuốc của liên doanh.[3],[11] Theo dự phóng của IMS Health, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 23% trong giai đoạn 2008 – 2012. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm các quốc gia mới nổi, chỉ xếp sau Argentina (24.8%) và cao hơn cả Trung Quốc (22.3%) và các nước khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia. Trong giai đoạn 2013 – 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của các nước mới nổi có xu hướng chậm lại sau giai đoạn 2008 – 2012 tăng trưởng mạnh, bình quân ở mức 11% - 14%. Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm (17.5%). Tổng hợp số liệu thống kê của BMI, IMS Health và Cục Quản lý Dược Việt Nam, FPTS dự phóng mức chi tiêu một số chỉ tiêu tăng trưởng trọng yếu trong giai đoạn 2014 – 2028 như sau: [11], [26], [30]  Tăng trưởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và vượt mốc 120 triệu người vào năm 2028.  Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân 17%/năm (bao gồm hai yếu tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình quân 8,6% / năm).  Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3%. Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau: [11] 1. Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp. a. Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước. b. Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân. c. Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài. 16 2. Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối. 3. Hệ thống chợ sỉ 4. Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân 5. Hệ thống nhà thuốc 6. Hệ thống phòng mạch tư nhân Trong đó, 3 nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại. Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội. Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam.[11] 1.3. Phƣơng pháp luận về phân tích hoạt động kinh doanh & các chỉ tiêu khảo sát 1.3.1. Khái niệm : Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh & các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. [12], [17] 1.3.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh: Cho phép nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng về sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp mình, từ đó có thể xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh phù hợp. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tàng & công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.[13], [18] Là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh. 17 Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay...với doanh nghiệp. 1.3.3. Nội dung của Phân tích hoạt động kinh doanh: - Thông qua các chỉ tiêu kinh tế đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh dưới tác động của các yếu tố ảnh hưởng. - Thực hiện Phân tích hoạt động kinh doanh cần thiết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu.Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau để phản ánh được tính đa dạng của nội dung phân tích.[10] 1.3.4. Nhiệm vụ của phân tích HĐKD: Phân tích hoạt động kinh doanh có các nhiệm vụ nối tiếp nhau như sau:[18] - Kiểm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Tìm các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu & nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng & khắc phục những yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã đề ra. 1.4. Khái quát về Công ty TNHH Dƣợc phẩm Thuận An 1.4.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An: Tên công ty: Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An Tên giao dịch: Dotaco.LTD 18 Địa chỉ: Số 12-Đường Pasteur-Phường Lái Thiêu-Thị xã Thuận An-Tỉnh Bình Dương Tel: 06503755251 Fax: 06503758947 Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An phân phối chủ yếu các ngành hàng là: dược phẩm, thực phẩm chức năng và dụng cụ vật tư y tế. Các đối tác cung cấp cho Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An là những công ty uy tín và đạt chất lượng ở Việt Nam như Công ty Dược Hậu Giang, Công ty Domesco, Công ty Dược Sanofi, Công ty Dược Hòang Nguyên,… Đặc biệt Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An có hàng trăm đại lý trực thuộc trên địa bàn tỉnh.[9] 1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An -Quá trình hình thành & phát triển của công ty: là một doanh nghiệp tư nhân, có lịch sử hình thành & phát triển tương đối lâu dài (1988). Bước sang cơ chế quản lý mới không tránh khỏi phải đương đầu với những khó khăn khi điều kiện kinh doanh không còn như trước, Công ty đã có những cố gắng trong quản lý tổ chức các hoạt động kinh doanh, từng bước đưa hoạt động của Công ty đi vào ổn định và kinh doanh có lãi.[9] 1.4.3. Tổ chức bộ máy  Tổ chức bộ máy : 19 CỔ ĐÔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An Nhận xét : - Cơ cấu tổ chức của Công ty do Ban Giám đốc điều hành mọi công việc thường ngày và quản lý chung toàn công ty. - Các phòng ban thực hiện chức năng đặc thù được phân công và có mối liên hệ hữu cơ với nhau về mặt chuyên môn. Là một doanh nghiệp địa phương nhỏ, chưa có nhiều chức năng hoạt động nên công ty có chưa nhiều các phòng ban chức năng. - Ban giám đốc gồm 2 người, 1 giám đốc và 1 phó giám đốc, điều hành mọi hoạt động của công ty. - Phòng Tổ chức hành chính : có nhiệm vụ quản lý nhân sự và các công việc liên quan đến nhân sự, quản trị hành chính. - Phòng Tài vụ : làm các công tác tài chính kế toán của công ty. 20 - Phòng Kinh doanh : đảm bảo các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị quảng cáo của công ty. -Môi trường hoạt động :  Nằm trong bối cảnh thị trường thuốc VN rất sôi động ;thị trường thuốc phong phú, đa dạng về chủng loại .  Đặc điểm địa bàn là ở tỉnh giáp ranh TP.HCM, dân số tập trung đông, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ & chữa bệnh của nhân dân lớn...  Cạnh tranh trong địa bàn hoạt động : Nhà thuốc tư nhân, Quầy thuốc tư nhân, công ty TNHH, các chi nhánh của một số công ty lớn mở trên địa bàn là yếu tố cạnh tranh của Công ty Dotaco. -Chức năng, nhiệm vụ của công ty : kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, dụng cụ vật tư y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. 21 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng các phương pháp mô tả hồi cứu số liệu họat động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn từ 2012-2014 - Các số liệu thu thập từ phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng hành chính và nhân sự đã được kiểm toán của các cơ quan thuế tài chính. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: Trong nghiên cứu này sử dụng nghiên cứu tài liệu ở các nguồn tài liệu sau: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2012-2014. - Một số văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ y tế, cán bộ, ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014. 2.2.3. Các phương pháp phân tích số liệu:  PP cân đối: Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối ; cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh. Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch & trong cả công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh, trên cơ sở đó thể xác đinh ảnh hưởng của các nhân tố. 22  Phương pháp so sánh : Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh.  Phương pháp tỷ trọng (Phương pháp phân tích chi tiết) : So sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với chỉ tiêu tổng thể .Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết từ các yếu tố cấu thành, nghiên cứu chi tiết giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích.  Phương pháp hồi cứu  Phương pháp tìm xu hướng phát triển: Là một dạng của phương pháp so sánh nhằm tính mức gia tăng hay nhịp phát triển của chỉ tiêu. + Nhịp cơ sở -So sánh định gốc: Lấy một chỉ tiêu nào đó của một năm so sánh tình hình thực hiện của nó qua các năm. 2.3. Nội dung nghiên cứu: 2.3.1. Phân tích vốn: Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở vị trí nào trong quá trình phát triển hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý.  Kết cấu nguồn vốn. - Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. - Nguồn vốn nợ phải trả. + Nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn. - Nguồn vốn của chủ sở hữu. + Vốn cố định. + Vốn lưu động. + Vốn từ các quỹ khác. 23 So sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn.Từ đó có thể biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.  Tình hình phân tích vốn. Nguồn vốn ngắn hạn= nợ ngắn hạn + nợ khác Nguồn vốn dài hạn = nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu  Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn. - Thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đã phù hợp hay chưa. - Tốc độ luân chuyển vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu: - Số vòng quay vốn lưu động: là số lần luân chuyển vốn lưu động trong một kỳ. Doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ = TSNH - Nợ ngắn hạn Số ngày luân chuyển VLĐ: Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số ngày của một vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ Số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động: nói lên một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. LN 100% H = VLĐ  Các hệ số về khả năng thanh toán: 24 + Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát: nói lên mối quan hệ tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng với tổng số nợ phải trả. Thông thường hệ số này ở ngưỡng bằng 2. Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán tổng quát = (lần) Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn + Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt: hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sang thanh toán cho một đồng vốn ngắn hạn. Hệ số này thông thường ở ngưỡng bằng 0.5. Tiền + Tƣơng đƣơng tiền Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt = (lần) Nợ ngắn hạn + Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá. Hệ số khả năng thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Thông thường hệ số này ở ngưỡng bằng 1. Tổng tài sản lƣu động-HTK Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (lần) Nợ ngắn hạn 2.3.2. Doanh số mua & cơ cấu nguồn mua. Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ số lượng, kết cấu chủng loại thì sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua còn giúp xác định được nguồn hàng, đồng thời tìm ra được dòng hàng “ nóng ” mang lại nhiều lợi nhuận. 25 Doanh số bán hàng(giá bán) Hệ số tiêu thụ hàng mua  Tổng doanh số mua(giá mua) Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa lượng hàng mua vào và bán ra.  Chỉ tiêu này ≥ 1 và tăng lên thì đánh giá hàng trong kỳ là tốt, vì tồn kho cuối kỳ giảm.  Chỉ tiêu nay< 1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn kho cuối kỳ tăng lên là không tốt. 2.3.3. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ. Doanh số bán ra có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao. a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu chính : Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưathu được tiền). - Khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ là khối lượng hàng hóa sản phẩm dịch vụ mà người bán đã giao cho người mua, đã được người mua thanh toán ngay hoặc cam kết sẽ thanh toán. - Giá bán được hạch toán: là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm: 26 - Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh tổng số doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán. - Doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh tổng doanh thu của khối lượng thành phẩm, đã xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. - Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền đã được người mua cam kết thanh toán về khối lượng hàng hóa đã cung cấp hoặc đã thực hiện. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần BH & CCDV): phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần (DT thuần) của doanh nghiệp được xác định theo công thức: DT thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm: + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Chiết khấu thương mại + Các loại thuế Doanh thu từ hoạt động tài chính b. Doanh thu từ các hoạt động khác Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định bên trên. Các khoản thu này bao gồm thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, các khoản phải trả nhưng không trả được vì lý nguyên nhân từ phía chủ nợ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho… 2.3.4. Tình hình sử dụng phí. Phân tích tình hình sử dụng phí để nhận biết được tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu quả kinh 27 tế hay không ? Để từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn. Chi phí là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Chi phí nhân công trực tiếp Thể hiện về chi phí nhân công: lương trả theo sản phẩm và các khoản phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí này bao gồm chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội… Chi phí bán hàng Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm, Bao gồm các khoản mục: - Chi phí nhân viên. - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản. - Chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản mục: - Chi phí nhân viên quản lý. - Chi phí vật liệu quản lý. - Chi phí đồ dùng văn phòng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Thuế, phí và lệ phí. 28 - Chi phí dự phòng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. □ Chi phí hoạt động tài chính Là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các loại chi phí: - Chi phí liên doanh, liên kết. - Chi phí cho thuê tài sản. - Chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. - Dự phòng giảm giá chứng khoán. - Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. - Chi phí nghiệp vụ tài chính. 2.3.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận a. Lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích, xem xét mức độ biến động của tổng số lợi nhuận, đánh giá bằng con số tương đối, thông qua việc so sánh giữa tổng lợi nhuận trong kỳ so với vốn sản xuất sử dụng để sinh ra số lợi nhuận đó.  Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sảnphẩm (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp). - Công thức xác định lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (LN thuần BH & CCDV): LN thuần BH & CCDV = DT thuần BH & CCDV - Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp 29 Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán => LN thuần = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN  Lợi nhuận hoạt động tài chính (LN hoạt động TC) Là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. LN hoạt động TC = DT hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính  Lợi nhuận khác Là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay, số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi… Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác - Xác định tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế và sau thuế: LN thuần kinh doanh = LN thuần BH & CCDV + LN tài chính Tổng lợi nhuận trƣớc thuế = LN thuần kinh doanh + LN khác Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trƣớc thuế - thuế thu nhập b. Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận được tính như sau theo công thức:  Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định Tổng LN sau thuế TSLN  100% VCĐ  Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: TSLN Tổng LN sau thuế  100% VLĐ 30  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tổng LN trƣớc thuế TSLN  100% Tổng DT Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đồng doanh thu trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi nhuận giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhằm tìm ra các biện pháp để nâng cao các chỉ tiêu này. 2.3.6. Nộp ngân sách nhà nƣớc Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thể hiện hiệu quả đầu tư vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả, bao gồm: - Các khoản nộp thuế của doanh nghiệp cho nhà nước. - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. 2.3.7. Năng suất lao động bình quân cán bộ công nhân viên. Năng suất lao động bình quân được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh số bán ra chia cho tổng số CBCNV trong sản xuất và kinh doanh. Năng suất lao động tăng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại. Đối với Doanh nghiệp dược kinh doanh thì năng suất lao động chính là năng suất bán ra. Khi phân tích chỉ tiêu trên cần nghiên cứu :  Doanh số bán.  Số cán bộ công nhân viên  Năng suất bình quân của cán bộ công nhân viên. Doanh số bán Năng suất lao động bình quân = Số cán bộ công nhân viên 31 2.3.8. Lƣơng bình quân cán bộ công nhân viên Phân tích hoạt độnh của doanh nghiệp không phải chỉ tính đến lợi nhuận thu được mà còn phải tính đến việc đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên thông qua thu nhập bình quân của họ. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là lượng và các khoản khác thể hiện lợi ích đồng thời là sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, là động lực vật chất khuyến khích người lao động. Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên. Tổng lƣơng Tiền lƣơng bình quân = Số cán bộ công nhân viên 2.3.9. Định hƣớng phát triển của công ty Tìm hiểu định hướng phát triển của Công ty đã vạch ra, từ đó có thể đưa ra một vài ý kiến bàn luận, góp ý đối với định hướng đó. 2.3.10. Xác định biến số nghiên cứu: - Dựa vào những chỉ tiêu nghiên cứu ta xác định các biến số để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua bảng biến số sau: 32 Bảng 2.2. Bảng các biến số nghiên cứu Định nghĩa Thƣớc đo Phƣơng tiện thu thập STT Biến số Phân loại biến 1 Tổng nguồn vốn phụ thuộc Xác định tỷ lệ bằng NDH/(Vốn CSH+Tổng nợ) Tỷ lệ đòn bẩy [7], [8] phụ thuộc Khoảng chênh lệch giữa (DTT-Giá vốn hàng bán-CP) Thông qua tỷ suất sinh lợi/tổng TS (ROA) [7], [8] điều chỉnh Là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động của công ty Chi phí nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí hoạt đông tài chính, chi phí khác [7], [8] độc lập Là tỷ số cho biết công ty thu lợi được bao nhiêu tỷ suất lợi nhuận (ROS), (ROA) [7], [8] 2 Lợi nhuận 3 Chi phí 4 Khả năng sinh lời 5 Nộp ngân sách nhà nước Nộp thuế, Bảo hiểm [7], [8] 6 Năng suất lao động bình quân CBCNV Doanh số bán/số cán bộ công nhân viên [7], [8] 7 Lương bình quân CBCNV Tổng lương/số cán bộ công nhân viên [7], [8] 33 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ cấu nhân lực: Tiến hành khảo sát cơ cấu nhân lực của công ty trong 3 năm từ 2012 đến 2014 thu được số liệu trong bảng dưới đây : Bảng 3.3. Cơ cấu nhân lực 2012-2014: Năm 2012 2013 2014 CB Dược sau đại học 1 1 1 DSĐH 4 4 5 CBĐH khác 2 2 2 DSTH 7 8 9 Trình độ trung cấp khác 4 4 4 Dược tá 3 3 4 Lao động khác 12 15 15 Tổng cộng 33 37 40 Chỉ tiêu - Căn cứ vào bảng số liệu về cơ cấu nhân lực của công ty có thể nhận thấy không có sự biến đổi lớn về nhân lực của công ty trong 3 năm, tổng số nhân lực tăng dần qua các năm nhưng chậm và không nhiều (từ 2012 đến 2014 tăng 07 nhân viên), do công ty chưa có sự mở rộng lớn về hoạt động kinh doanh. Số lượng lao động trong công ty còn ít do quy mô của doanh nghiệp nhỏ, số lượng DSĐH và trên đại học chiếm tỷ lệ trung bình 15%. - Số lượng DSĐH và sau đại học chiếm tỷ lệ trung bình 15%, một tỷ lệ không thấp. Tuy nhiên có thể thấy rằng tỷ lệ này hầu như không tăng, có thể do 34 công ty chưa có chế độ đãi ngộ tốt thu hút DSĐH về làm việc cho công ty và cũng do DSĐH mới ra trường thích tìm cơ hội ở những thành phố lớn hơn. - Cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp về dược chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng số nhân sự, trung bình khoảng 30 %. Tuy nhiên nếu muốn mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình thì công ty cần tuyển dụng thêm cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV. 3.2. Phân tích vốn và tình hình sử dụng vốn 3.2.1. Phân tích vốn:  Kết cấu nguồn vốn : Khảo sát kết cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm (2012-2014), kết quả thu được trình bày trong bảng sau : Bảng 3.4 Kết cấu nguồn vốn của công ty : Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 Giá trị % Tổng nguồn 3.995,405 vốn 2013 SSĐG Giá trị 100 2014 SSĐG Giá trị 4.651,405 116.4 5.387,405 134.8 % % SSĐG 1-Nợ phải trả 1.809,164 45.3 100 2.093,262 45.0 115.7 2.585,893 48.0 142.9 -Nợ ngắn hạn 1.809,164 45.3 100 2.093,262 45.0 115.7 2.585,893 48.0 142.9 2-Vốn chủ sở hữu 2.186,241 54.7 100 2.558,143 55.0 117.0 2.801,512 52.0 128.1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2.129,600 53.3 100 2.129.600 45.8 100 2.129,600 39.5 100 35 Triệu đồng 6,000,000 3,000,000 5,000,000 2,500,000 4,000,000 2,000,000 3,000,000 1,500,000 2,000,000 1,000,000 1,000,000 500,000 0 0 2012 2013 Tổng nguồn vốn Nợ phải trả 2014 Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu đầu tư năm Hình 3.8. Kết cấu nguồn vốn của công ty từ 2012-2014 Nhận xét : Tổng vốn của công ty tăng vừa phải từ năm 2012 đến 2014, năm 2014 tăng 146.5 % so với 2012, chủ yếu do công ty tăng lượng vốn chủ sở hữu so với năm trước, còn vốn chủ sở hữu đầu tư hàng năm vẫn giữ nguyên. Công ty nên có biện pháp tăng vốn chủ sở hữu nhằm tăng tỷ suất tự tài trợ của công ty. 3.2.2. Biến động cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Dƣợc phẩm Thuận An giai đoạn 2012 - 2014 36 Bảng 3.5. Biến động cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Giá trị (1) 3.995,405 2.186,241 1.809,164 Tỷ trọng (%) (2) 100,0 54.7 45.3 Giá trị (3) 4.651,405 2.558,143 2.093,262 Tỷ trọng (%) (4) 100,0 55.0 45.0 Chênh lệch (5)=(3)-(1) 656 371,902 284,098 Tỷ lệ (%) (6)=(5)/(1) 16.1 17.0 15.7 Giá trị (7) 5.387,405 2.801,512 2.585,893 Tỷ trọng (%) (8) 100,0 52.0 48.0 Chênh lệch (9)=(7)-(1) 1.392,000 615,271 776.729 Tỷ lệ (%) (10)=(9)/(1) 34.8 28.1 42.9 Năm 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 Nhận xét: Dựa vào tỷ trọng của 3 năm (2012-2014), vốn chủ sỡ hữu có xu hướng tăng, nợ phải trả chỉ có sự dao động nhẹ cho thấy Công ty có sự tự chủ về mặt tài chính. Tổng nguồn vốn tăng đều qua 3 năm là do sự tăng vượt trội của vốn chủ sỡ hữu và tăng nhẹ của nợ phải trả. 37 3.2.3. Tình hình phân bổ vốn của công ty : Bảng 3.6 . Tình hình phân bổ vốn của công ty từ 2012-2014 Năm 2012 2013 2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % TổngTS 3.995,405 100 4.651,405 116.4 5.387,405 134.8 Tài sản ngắn hạn 2.848,949 71.3 3.376,646 72.6 4.004,952 74.3 -Nguồn vốn ngắn hạn 1.809,164 45.3 2.093,262 45.0 2.585,893 48.0 -Hàng tồn kho 1.607,839 40.2 1.780,621 38.2 2.075,221 38.5 Các khoản phải thu 390,197 9.8 717,528 15.4 1.169,769 21.7 Tài sản dài hạn 1.146,456 28.7 1.274,759 27.4 Nguồn vốn dài hạn 2.186,241 54.7 2.558,143 55.0 2.801,512 52.0 Tài sản lưu động 2.848,949 71.3 3.376,646 72.6 4.004,952 74.3 Vốn bằng tiền 550,405 13.8 712,600 15.3 906,540 16.8 Nợ phải thu 390,197 9.8 717,528 15.4 1.169,769 21.7 1.146,456 28.7 1.274,759 27.4 1.382,453 25.7 Chỉ tiêu Tài sản cố định 1.382,453 38 25.7 Triệu VNĐ 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 0 2012 2013 2014 Năm TSCĐ TSLĐ Hình 3.9. Tỷ trọng TSCĐ/TSLĐ của công ty từ 2012-2014 Triệu VNĐ 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 0 2012 2013 2014 Năm Vốn bằng tiền Hàng tồn kho Nợ phải thu Các khoản phải thu Hình 3.10. Cơ cấu TSLĐ của công ty từ 2012-2014 - Nhận xét : + Giá trị tổng TS tăng hàng năm, năm 2014 tăng 134.8 % so với 2012, do công ty tăng về TSLĐ. + Về cơ cấu của TSLĐ : Vốn bằng tiền chiếm một lượng đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn (từ 13.8-16.8 %), mức vốn này thường xuyên biến động không tăng trưởng đều theo TSLĐ, chứng tỏ tiền mặt được luân chuyển thường xuyên trong quá trình kinh doanh và 39 việc giảm các khoản nợ phải thu cũng thường làm tăng lượng vốn bằng tiền của công ty. Ta cũng nhận thấy lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn , ảnh hưởng nhiều tới khả năng thanh toán của công ty, không có lợi trong kinh doanh. Năm 2014, các khoản nợ phải thu tăng cao nhất chiếm tới 21.7 % tổng TS. Tăng dần qua 3 năm. Điều này cho thấy việc thu nợ từ khách hàng cần được cải thiện hơn. Việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao (cao nhất chiếm 40.2 % tổng TS năm 2014, giảm dần qua 3 năm) cho thấy dự báo thị trường và kế hoạch kinh doanh của công ty áp sát thực tế, cần tăng thêm thúc đẩy đầu ra mạnh hơn nữa.  Các hệ số về khả năng thanh toán : Căn cứ vào những số liệu thu thập được, áp dụng các công thức thu được kết quả trình bày trong bảng sau : Bảng 3.7. Các chỉ số về khả năng thanh toán Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 HS khả năng thanh toán tổng quát 1.6 1.6 1.5 HS khả năng thanh toán tiền mặt 0.3 0.3 0.4 HS khả năng thanh toán nhanh 0.7 0.8 0.8 Nhận xét : Hệ số thanh toán tổng quát: giai đoạn 2012-2014 đều >1 và lớn nhất là 1.6 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tương đối so với chỉ tiêu của hệ số là 2. Là do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn ( cao nhất chỉ 48% năm 2014) Hệ số thanh toán tiền mặt có xu hướng tăng trong 3 năm (2012-2014) tuy không nhiều nhưng cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty tương đối ổn định và dần được cải thiện. Hệ số thanh toán nhanh đạt gần ngưỡng an toàn 0.8 (ngưỡng an toàn là 1). Điều này cho thấy Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ. 40 3.3. Đánh giá HĐKD 3.3.1. DSM và cơ cấu nguồn mua Là một doanh nghiệp kinh doanh thì khâu mua hàng là bước đầu quan trọng thực hiện quá trình kinh doanh. Đảm bảo tốt việc mua hàng đúng kế hoạch sẽ góp phần thuận lợi trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. - Nguồn mua : Công ty mua hàng từ khá nhiều nguồn, chủ yếu là thuốc thành phẩm, có sự linh động trong việc tìm nguồn hàng. Công ty chủ yếu mua hàng từ các công ty, xí nghiệp trực tiếp sản xuất tại Việt Nam, các hãng trực tiếp phân phối, không trực tiếp tham gia nhập khẩu thuốc từ nước ngoài. Công ty không có nguồn hàng tự sản xuất. Bảng 3.8. Cơ cấu DSM từ 2012 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 100 6.102.524 109.9 6.200.214 111.6 900.365 16.2 740.970 12.1 950.254 15.3 Mua của CT HN 180.654 3.3 220.884 3.6 90.374 1.5 Mua của CT TVT 565.654 10.2 443.682 7.3 420.364 6.8 Mua của CT TV 890.365 16.0 536.724 8.8 336.547 5.4 Mua của CT VT 1.635.984 29.5 1.685.784 27.6 1.756.354 28.3 Mua của CT DMC 160.325 2.9 155.645 2.6 180.365 2.9 Mua từ nguồn khác 1.221.854 22.0 2.318.835 38.0 2.465.956 39.8 Giá trị Tỷ trọng % 5.555.201 Mua của CT HG DSM 41 7,000,000 3,000,000 6,000,000 2,500,000 5,000,000 2,000,000 4,000,000 1,500,000 3,000,000 1,000,000 2,000,000 500,000 1,000,000 0 0 2012 2013 Tổng DSM Mua của CT TVT Mua của CT DMC 2014 Mua của CT HN Mua của CT TV Mua từ nguồn khác Mua của CT DHG Mua của CT VT Hình 3.11. Cơ cấu DSM của công ty từ 2012-2014 Nhận xét: Có thể thấy rằng, DSM của công ty có sự gia tăng đều đặn hàng năm của một vài công ty. Lượng hàng mua của CT VT luôn chiếm một tỷ lệ nhất định. Các nguồn hàng khá phong phú về nguồn gốc, như mua của Công ty CP Dược Hậu Giang, CTCP Dược phẩm Hoàng Nguyên, … Việc linh động trong nguồn hàng mua của công ty có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. 3.3.2. DSB và tỷ lệ bán buôn bán lẻ - DSB là chỉ tiêu để đánh giá năng lực kinh doanh, thị phần của doanh nghiệp. Xem xét DSB và tỷ lệ bán buôn bán/bán lẻ để tìm hiểu thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra tỷ lệ Bán cho đại lý/Bán lẻ nơi khác tối ưu nhằm khai thác hết tiềm năng thị trường, đảm bảo đạt lợi nhuận cao nhất. Qua khảo sát thu được những số liệu về tiêu thụ sản phẩm của công ty trong bảng sau : 42 Bảng 3.9. Số liệu DSB và bán lẻ, bán buôn của công ty từ 2012 - 2014 Đơn vị tính Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền Số tiền Tổng số DSB 8.294,191 10.444,977 2.150,786 25.9 11.720,431 1.275,454 Bán cho đại lý 6.151,013 6.714,597 563,584 9.2 7.245,928 531,331 Bán nơi khác 2.143,178 3.730,380 1.587,202 74.1 4.474,503 744,123 Triệu đồng % 12.2 7.9 19.9 12,000,000 10,000,000 8,000,000 Tổng DSB Bán cho đại lý Bán nơi khác 6,000,000 4,000,000 2,000,000 0 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 Năm Hình 3.12. DSB và cơ cấu DSB của công ty từ 2012-2014 -Nhận xét : + DSB tương đối ổn định và có sự tăng trưởng khá đều đặn hàng năm. So với năm 2012 thì năm 2014 DSB có sự tăng trưởng mặc dù chưa phản ánh được hết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng phần nào thấy được mức độ mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. + DSB của công ty chủ yếu là bán cho đại lý trực thuộc, bán cho nơi khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Có thể thấy rằng công ty chiếm lĩnh thị trường thông 43 qua hệ thống đại lý là chủ yếu, nên công ty cần mở rộng hệ thống bán lẻ ở những địa điểm thuận lợi nhằm tăng doanh số bán, tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Bảng 3.10. tổng doanh thu của công ty trong năm 2012 – 2014 Đơn vị tính :Triệu đồng Năm 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần BH 2. Lãi tiền gửi NH 3. Tổng doanh thu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 7.686.352 100 9.664,356 125.7 1.978,004 25.7 10.845,210 141.1 1.180,854 12.2 237,904 100 233,868 98.3 -4,036 -1.7 151,004 63.5 -82,864 -35.4 7.924,256 100 9.898,224 124.9 1.973,968 24.9 10.996,214 138.8 1.097,990 11.1 44 Bảng 3.11. doanh thu thuần các nhóm mặt hàng chính của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 Đơn vị tính :Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.DCYT 789,254 10.3 900,236 9.3 110,982 14.1 1.254,235 11.6 353,999 39.3 2.Dược phẩm 6.297,098 81.9 8.364,120 86.5 2.067,022 32.8 9.391,975 86.6 1.027,855 12.3 Hàng trong nước 3.765,874 49.0 4.728,352 48.9 962,478 25.6 5.645,125 52.0 916,773 19.4 Hàng liên doanh – liên kết 2.531,224 32.9 3.635,768 37.6 1.104,544 43.6 3.746,850 34.6 111,082 3.1 3.TPCN 600,000 7.8 400,000 4.1 -200,000 -33.3 200,000 1.8 -200,000 -50.0 Tổng DT 7.686,352 100 9.664,356 125.7 1.978,004 25.7 10.846,210 141.1 1.180,854 12.2 Triệu đồng 12,000,000 10,000,000 8,000,000 DCYT Dược phẩm 6,000,000 Hàng trong nước 4,000,000 Hàng LD-LK Tổng DT 2,000,000 TPCN 0 -2,000,000 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 Hình 3.13. Doanh thu thuần các nhóm mặt hàng chính của Công ty giai đoạn 2012-2014 45 Nhận xét: - Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy Công ty từ năm 2012-2014 phát triển chủ yếu là ngành hàng dược phẩm (cao nhất là 86.6%). Nhưng chủ yếu vẫn là hàng trong nước. - Ngành hàng TPCN tưởng chừng dễ nhưng lại khó tìm được chỗ đứng trong Công ty nói riêng và trong thị trường đầy biến động nói chung. Nên tăng doanh thu TPCN để có thể phát triển tiềm năng của ngành hàng này.  Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động : Thể hiện qua 2 chỉ tiêu : Số vòng quay vốn và số ngày luân chuyển. Từ những số liệu thu thập được, áp dụng các công thức thu được kết quả khảo sát trình bày trong bảng sau : Bảng 3.12. Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng VLĐ Đơn vị tính :Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Doanh thu thuần LN thuần Số vòng quay vốn LĐ Số ngày luân chuyển Hiệu quả sử dụng VLĐ(%) 2012 2013 2014 7.686,352 505,799 7.4 48 17.8 9.644,356 1.259,845 7.5 48 37.3 10.845,210 1.876,628 7.6 47 46.9 46 7.65 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 7.6 7.55 7.5 7.45 7.4 7.35 7.3 2012 2013 2014 Số vòng quay vốn Hiệu quả sử dụng vốn Hình 3.14. Biểu đồ số vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn(2012-2014) Nhận xét : Từ biểu đồ có thể nhận thấy số vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn biến thiên theo chiều hướng tăng dần qua 3 năm 2012-2014. Số vòng quay vốn lưu động là 7.4-7.6 và mỗi vòng là 47-48 ngày, và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng rất cao (46.9% năm 2014), điều đó cho thấy vốn lưu động luân chuyển nhanh, Công ty càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao. 3.4.Tình hình sử dụng phí 3.4.1. Tổng mức phí và cơ cấu sử dụng: - Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và triển khai các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát chi phí để lập kế hoạch.và đưa ra các quyết định kinh doanh trong tương lại. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng sau : 47 Bảng 3.13 .Tổng mức phí và cơ cấu sử dụng phí Đơn vị tính :Triệu đồng Năm 2012 Chỉ tiêu 2013 2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.625,352 100 2.301,987 141.6 2.768,368 170.3 Phí vận chuyển 2,060 0.13 1,980 0.1 1,000 0.1 Chi phí bán hàng 8,546 0.5 6,546 0.3 2,953 0.1 Dịch vụ mua ngoài 2,254 0.1 3,002 0.1 2,798 0.1 1.286,000 79.1 1.820,400 79.1 2.136,000 77.2 Phí QLDN 28,125 1.7 25,268 1.1 19,258 0.7 Phí QLHC 7,257 0.5 7,012 0.3 5,306 0.2 Khấu hao TSCĐ 76,253 4.7 86,687 3.8 89,647 3.2 Chi phí khác 214,857 13.2 351,092 15.2 511,406 18.4 TMP Lương Tỷtrọng TMP/DSB (%) 17.5 20.1 21.4 Triệu đồng TMP 3,000,000 Phí VC 2,500,000 CP bán hàng 2,000,000 Dịch vụ mua ngoài Lương 1,500,000 Khấu hao TSCĐ 1,000,000 Phí QLDN 500,000 Phí QLHC CP khác 0 2012 2013 2014 Tỷ trọng TMP/DSB Năm Hình 3.15. Biểu đồ cơ cấu CP của công ty từ 2012-2014 48 -Nhận xét : + Giá trị TMP tăng dần qua 3 năm do hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng hơn. + Xem xét chi tiết TMP : CP vận chuyển, phí QLHC, phí QLDN, phí dịch vụ mua ngoài, phí bán hàng giảm dần qua 3 năm 2012-2014, chứng tỏ Công ty chi tiêu tiết kiệm hơn, hợp lý hơn. Phí bảo hiểm chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng TMP tương ứng với mức thu nhập của người lao động. Khấu hao tài sản cố định tương đối ổn định. Lương của CBCNV tăng đều qua các năm, chứng tỏ công ty đang nỗ lực trong việc nâng cao mức thu nhập, đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống cho CBCNV. 3.4.2. Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước Tình hình nộp ngân sách nhà nước của công ty từ năm 2012 - 2014 được thể hiện qua bảng sau : Bảng 3.14. Số liệu về tình hình nộp ngân sách nhà nước Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng cộng 214,857 100 351,092 163.4 511,406 238.0 Thuế TNDN 126,450 251,969 375,326 Bảo hiểm 88,407 99,123 136,080 1.BHXH 65,142 73,038 103,680 2.BHYT 13,959 15,651 19,440 3.BHTN 9,306 10,434 12,960 49 Triệu đồng 600,000 500,000 Tổng 400,000 Thuế TNDN 300,000 BHXH 200,000 BHYT BHTN 100,000 0 2012 2013 2014 Năm Hình 3.16. Nộp ngân sách nhà nước của công ty từ 2012-2014 Nhận xét : + Tiền nộp ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm, chủ yếu là tiền Thuế TNDN và BHXH, điều đó cho thấy Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lương nhân viên tăng qua 3 năm 2012-2014.Từ năm 2012-2014, mức nộp ngân sách tăng mạnh do công ty mở thêm nhiều đại lý bán hàng . 3.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 3.5.1. Lợi nhuận: - LN là mục tiêu hàng đầu của mọi Doanh nghiệp dược trong nền kinh tế thị trường. Dựa trên việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể đánh giá xem mục đích đầu tư của mình có đạt hay không. - Dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty từ năm 20122014 để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận. 50 Bảng 3.15. Báo cáo kết quả HĐKD của công ty từ 2012-2014 Đơn vị Triệu đồng Năm 2012 2013 2013/2012 2014 2014/2013 DTT 7.686,352 9.664,356 1.978,004 10.845,210 1.180,854 LN gộp 2.131,151 3.561,832 1.430,681 4.644,996 1.083,164 27.7 36.9 72.3 42.8 91.7 LN từ HĐKD 743,703 1.493,713 750,010 2.027,632 533,919 LN từ HĐTC 237,904 233,868 -4,036 151,004 -82,864 Tổng LN trước thuế 743,703 1.493,713 750,010 2.027,632 533,919 LN thuần 505,799 1.259,845 754,046 1.876,628 616,783 Chỉ tiêu LN gộp/DTT (%) Triệu đồng 5,000,000 2,000,000 4,500,000 1,800,000 4,000,000 1,600,000 3,500,000 1,400,000 3,000,000 1,200,000 2,500,000 1,000,000 2,000,000 800,000 1,500,000 600,000 1,000,000 400,000 500,000 200,000 0 LN gộp LN thuần 0 2012 2013 2014 Năm Hình 3.17. Biểu đồ LN gộp và LN thuần của công ty từ 2012-2014 - Nhận xét: + Doanh thu của công ty tăng năm sau cao hơn năm trước. 51 LN gộp cũng tăng cùng với doanh thu, LN thuần tăng cao do các CP như CP quản lý doanh nghiệp, CP bán hàng ngày càng giảm. + Tỷ lệ LN gộp tăng hàng năm cho thấy Công ty kinh doanh ổn định hơn công ty nên phát huy hơn nữa trong hoạt động kinh doanh để càng ngày càng nâng cao hơn nữa tỷ lệ LN gộp của mình. 3.5.2. Tỷ suất lợi nhuận: Bảng 3.16 . Phân tích các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2012 2013 2013/2012 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % ∑ Doanh thu 7.924,256 100 9.898,224 124.9 10.996,214 138.8 Tổng TS 3.995,405 100 4.651,405 116.4 5.387,405 134.8 DTT 7.686,352 9.664,356 125.7 10.845,210 141.1 VLĐ bình quân 2.848,949 100 3.376,646 118.5 4.004,952 140.6 VCĐ bình quân 1.146,456 100 1.274,759 111.2 1.382,453 120.6 LN sau thuế 379,349 100 1.007,876 265.7 1.501,302 395.8 LN trước thuế 743,703 100 1.493,713 200.1 2.027,632 272.6 LN thuần 505,799 100 1.259,845 169.4 1.876,628 371.0 Tỷ suất LN / DT (%) 9.4 100 15.1 18.4 Tỷ suất LN /TTS(%) 9.5 100 21.7 27.9 13.3 100 29.8 37.4 Tỷ suất LN / VCĐ(%) 33.1 100 79.0 108.6 ROA(%) 12.7 27.1 34.8 ROS(%) 6.6 13.0 17.3 Tỷ suất LN / VLĐ (%) 52 Nhận xét : Tổng LN trước thuế trong những năm qua tăng trưởng rõ nét, năm 2014 tăng so với 2012 . TSLN/DT, TSLN/VKD, TSLN/VLĐ, TSLN/VCĐ đều tăng . Có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty là cao, LN tăng tương ứng với mức vốn bỏ ra. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, nhiều CP trong kinh doanh giảm bớt được chứng tỏ Công ty chi tiêu hợp lý và tiết kiệm. 3.6. Năng suất lao động bình quân của CBCNV Tiến hành khảo sát và xử lý số liệu thu được kết quả ở bảng sau : Bảng 3.17. NSLĐ bình quân của CBCNV của công ty từ 2012-2014 Chỉ tiêu Năm Đơn vị 1.DSB Triệu đồng 2.Tổng số CBCNV 3.NSLĐ bình quân. Người Tr. đồng/người 2012 8.294,191 2013 10.444,977 2014 11.720,431 33 251,339 37 282,297 40 293,011 1000 đồng 300,000 290,000 280,000 270,000 260,000 250,000 240,000 230,000 2012 2013 2014 Năm Hình 3.18. NSLĐ bình quân của công ty từ 2012-2014 Nhận xét : NSLĐ bình quân có sự tăng trưởng tương ứng với doanh số thu của công ty qua ba năm cao rõ rệt. Chứng tỏ công ty đã có sự sắp xếp lao động hợp lý, 53 nâng cao hiệu qủa lao động, doanh thu tăng lên nhưng số CBCNV hầu như không thay đổi nhiều. 3.7. Lƣơng bình quân của CBCNV : Lương cũng là một trong những chi phí trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp; đồng thời thể hiện lợi ích của CBCNV, chứng tỏ sự ổn định của doanh nghiệp. Qua khảo sát và xử lý số liệu thu được ta có bảng kết quả dưới đây : Bảng 3.18. Lương bình quân CBCNV của công ty trong 3 năm(2012-2014) Chỉ tiêu Năm Đơn vị 2012 Giá trị % 1.Tổng quỹ lương. 2013 Giá trị % 2014 Giá trị % Triệu đồng 1.286,000 100.0 1.820,400 141.6 2.136,000 166.1 2.Số CBCNV Người 33 3.Lương bình quân người / tháng Đồng 3,300 37 100.0 4,100 40 124.2 4,450 134.8 - Nhận xét : Tổng quỹ lương có sự tăng trưởng qua 3 năm không phải do số lượng CBCNV tăng cao mà là do doanh thu và lợi nhuận cao, do đó đời sống của lao động trong công ty ngày càng được cải thiện. Lương bình quân ngày càng tăng cao cho thấy đời sống của người lao động ngày càng được lãnh đạo công ty quan tâm tốt hơn. Điều này càng khích lệ người lao động tận tình với công việc và gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời thu hút được cán bộ có trình độ chuyên môn cao về với công ty. 3.8. Định hƣớng phát triển của công ty Mỗi doanh nghiệp đều có kế hoạch hoạt động, định hướng phát triển cho riêng mình. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An đã đưa ra những hoạch định định hướng cho công ty như sau : 54 - Phát triển về số lượng, chủng loại mặt hàng kinh doanh (bao gồm cả dược phẩm và vật tư y tế), tập trung vào những mặt hàng mang tính chiến lược phù hợp với sự vận động của thị trường. - Phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn dược cao để phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. - Phát triển mạng lưới bán hàng trong và ngoài tỉnh; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. 55 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm vĩ mô của ngành Dƣợc giai đoạn 2012-2014: Giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã phải gánh chịu những ảnh hưởng sâu sắc từ các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Nhưng đến giai đoạn 2012-2014, Việt Nam đã có những thay đổi theo chiều hướng tốt, phục hồi đúng hướng của nền kinh tế. Một số nét thay đổi nổi bật qua giai đoạn 20122014 như sau: - GDP 2014 tăng 5.98% cao hơn mức tăng 5.42% của năm 2013. - Lạm phát cả năm 2014 ghi nhận mức tăng thấp kỉ lục chỉ 1.84%. - Sự ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối cùng những cam kết và khả năng thực hiện cam kết một cách nhất quán từ phía NHNN là một thành công đáng ghi nhận. Tỷ giá tăng 1% trong năm 2014, thị trường ngoại hối duy trì sự ổn định. Lãi suất huy động và cho vay tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2014. Riêng ngành Dược vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Các Doanh nghiệp niêm yết trong ngành vẫn duy trì kết quả kinh doanh khả quan, hầu hết đều hoàn thành kế hoạch cả năm về doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, tổng giá trị nguyên phụ liệu dược phẩm cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 15.7% trong năm 2014. Các quy định về đấu thầu thuốc vào bệnh viện dựa trên thông tư 01/2012 và 36/2013 của Bộ Y Tế tiếp tục gây nhiều khó khan cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tuy vậy, BYT đang nỗ lực xây dựng các tiêu chuẩn đấu thầu mới phù hợp hơn, cụ thể là Bảng tiêu chuẩn mới đánh giá kỹ thuật thuốc kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BYT.[24] Trong bối cảnh chung đó, Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An cũng đã cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: thị trường được giữ vững và mở rộng, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng tốt, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu được 56 bổ sung, vốn lưu động được kiểm soát tốt, nguồn nhân lực được tăng cường và đào tạo, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động. 4.2. Kết quả nghiên cứu: 4.2.1. Kết cấu nguồn vốn Trước sự thay đổi cục diện của ngành Dược thì các Công ty Dược phẩm lớn trong nước đều chuẩn bị cho mình nguồn vốn vững chắc để tiếp tục đứng vững và phát triển. Chi phí quản lý DN của các DN dược phẩm bình quân chiếm khoảng 8% doanh thu thuần năm. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang về phần nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đã tăng mạnh trong năm 2014. Công ty Imexpharm có Nguồn vốn chủ sở hữu là 796,6 tỷ đồng, tăng 9,8%. Tỷ trọngvốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn được duy trì ở mức cao qua các năm 20132014 lần lượt là 83,8% - 77,4%. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính công ty rất vững mạnh.[5], [6] Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An có tổng nguồn vốn tăng không nhiều trong giai đoạn 2012-2013 (tăng từ 3.995,405 năm 2012 lên 5.387,405 năm 2014). Giá trị nợ phải trả có xu hướng tăng nên để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận công ty đã vô tình chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp. 4.2.2. Kết cấu tài sản: Trong giai đoạn 2012-2014 , tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An tăng nhẹ (từ 71.3 lên 74.3), hàng tồn kho giảm nhẹ ( từ 40.2 xuống 38.5) chúng tỏ Công ty có một ít vốn tồn đọng trong khâu thanh toán. Tuy hàng tồn kho dự trữ tăng nhưng do tăng nguồn vốn nên tỷ trọng hàng tồn kho giảm. Do đó, Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An kinh doanh vẫn thu về lợi nhuận. Trong khi đó, Công ty Imexpharm có Tổng tài sản năm 2014 đạt 1.029,5 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2013, chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng 28,4%. Cuối năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng 159,2 tỷ đồng. Tài sản dài hạn cuối năm 57 2014 hầu như không đổi và đầu tư tài chính dài hạn tăng gần 12 tỷ đồng so với năm trước do Imexpharm đầu tư thêm vào Agimexpharm. Còn Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Xét đến bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản toàn Tập đoàn tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.483 tỷ đồng, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm so với năm trước. Tuy giá trị hàng tồn kho có tăng nhưng mức tăng không lớn. Vì vậy, thực tế ghi nhận cho thấy tỷ trọng hàng tồn kho đã giảm so với năm 2013. 4.2.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Tình hình thanh toán của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An không khả quan vì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều so với nợ phải trả. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An cần đề ra phương án hữu hiệu nhằm thu hồi nợ. Mặc dù vậy nhưng khả năng thanh toán bằng tiền vẫn ổn định do đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu. Trong khi đó Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang do khoản phải thu tại thời điểm cuối năm tăng khá mạnh và do ảnh hưởng của việc dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa để tiếp tục di dời công suất sang nhà máy mới, dự phòng thiếu hụt nguồn cung từ một số nhà cung cấp nguyên liệu chính nên các chỉ số thanh toán năm nay không tốt bằng năm 2013 nhưng vẫn ở mức khá cao so với trung bình ngành. Còn Công ty Imexpharm khả năng thanh toán của công ty luôn được duy trì ổn định ở mức cao, đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Khả năng thanh toán năm 2014 giảm thấp hơn năm 2013 do tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn là 28,4% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nợ ngắn hạn là 67,4%, đồng thời hàng tồn kho cũng tăng trưởng cao 47,5%. Mặc dù giảm nhưng các khả năng thanh toán năm 2014 vẫn còn nằm ở mức khá cao. 4.2.4. Về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản: Dựa vào phân tích tốc độ luân chuyển vốn và tỷ suất sinh lời của các loại vốn cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận 58 An. Các chỉ số khả năng sinh lời ROA, ROS luôn duy trì ở mức khá cao trên 10%. Bên cạnh đó Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang gánh nặng thuế tăng thêm nhiều cộng với tác động hỗ trợ thu nhập từ lãi giảm dần và tỷ suất lợi nhuận ròng biên không cao như các năm trước đã làm chỉ số lợi nhuận ròng ROS giảm xuống dưới mức 15%. Vì vậy, sự suy giảm của các chỉ số ROA và ROE trong năm 2014 chủ yếu là do chỉ số ROS không cao như các năm trước. Và Công ty Imexpharm Năm 2014 với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, các chỉ số khả năng sinh lời cũng được cải thiện đáng kể, với ROA tăng 2,2%, ROE tăng 2,8%, ROS tăng 2,4% so với năm 2013. So với Imexpharm và DHG, Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An không cao bằng, nhưng cũng cho thấy rằng Công ty đã đi đúng hướng, cần phát triển hơn nữa. 4.2.5. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu thuần của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An tăng tương đối nhưng cũng chưa an toàn vì nguồn thu của công ty chỉ từ các đại lý trực thuộc. Công ty cần phải mở rộng thị trường kinh doanh hơn nữa để thu về lợi nhuận nhiều và an toàn hơn. Năm 2014 là một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành sản xuất dược nói chung và DHG Pharma nói riêng. Ảnh hưởng của Thông tư 01 đã tác động đến hầu hết các công ty dược sản xuất trong nước. Điều này gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận Công ty DHG. Vượt qua nhiều khó khăn, kết thúc năm tài chính 2014, DHG tiếp tục kinh doanh thành công với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 3.913 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) không bao gồm thu nhập tài chính đạt 687 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch đề ra. 59 Công ty Imexpharm Với hàng loạt giải pháp đồng bộ phát triển thị trường OTC và đạt được mức tăng trưởng 37%, năm 2014 Imexpharm ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng 6,6%, lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 15,5% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt được mức tăng trưởng vượt bậc 41,5% so với năm trước. Tuy những công ty khác gặp khó khăn vì thông tư 01 nhưng Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An vẫn đạt được doanh thu và lợi nhuận tăng đều vì Công ty phân phối dược phẩm hoàn toàn ở hệ OTC. 4.3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp mô tả hồi cứu là phương pháp kết hợp giữa phương pháp mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích xu hướng hồi cứu dựa trên những biến số thu thập được. Đề tài đã mô tả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014 thông qua các biến số dữ liệu thu thập được. Từ đó phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An để có những nhận xét và đưa ra đề xuất, kiến nghị cũng như đưa ra chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo. - Phương pháp nghiên cứu này thường thiếu dữ liệu về các cá thể, nó chỉ nghiên cứu theo nhóm, nên không có khả năng kiểm soát biến gây nhiễu. Vì thế trong quá trình nghiên cứu nếu có các tác nhân đang được quan tâm và các yếu tố gây nhiễu vô tình có chiều hướng phát triển của nó đồng thời với chiều hướng phát triển kết quả, các phân tích xu hướng hồi cứu không có khả năng phân biệt yếu tố nào có thể là nguyên nhân gây ra kết quả đó. Cụ thể là dữ liệu còn thiếu bảng phân tích bán hàng. Bên cạnh đó phương pháp cũng không đưa ra được các nguyên nhân khách quan dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.[2], [22]. 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014 cho thấy:  Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tương đối ổn định. Thời gian luân chuyển vốn còn chậm chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chưa khả quan. Về khả năng thanh toán thì tương đối khả quan. Giải quyết dần được hàng tồn kho.  Các chỉ số sinh lợi ROA, ROS của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An ở mức khá cao. Công ty nên giữ vững và phát huy.  Trong 3 năm (2012-2014), Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An luôn kinh doanh có lợi nhuận dần khẳng định mình trên thương trường.  Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt trong hoạt động. Tuy nhiên công ty còn thiếu một số cán bộ có chuyên môn dược cao.  DSM và DSB của công ty có sự tăng trưởng tích cực. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ngày càng mở rộng.  NSLĐ có sự tăng trưởng hàng năm.  Lương bình quân của CBCNV tăng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời với tăng mức độ đóng góp ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.  Hoạt động chuyên môn rất được công ty chú trọng. Luôn đảm bảo thuốc cung ứng đạt tiêu chuẩn chất lượng, đầy đủ. 2. Kiến nghị  Đối với nhà nước - Tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi bằng hệ thống pháp lý, chính sách, chế độ. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài. 61 - Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương giữa các địa phương với nhau.  Đối với tỉnh Bình Dương - Tỉnh uỷ, UBNN tỉnh, Sở y tế và các ban ngành quan quan tâm chỉ đạo thường xuyên hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dược trong tỉnh; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của thị trường dược phẩm trong tỉnh tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.  Đối với công ty - Công ty cần có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí lưu thông nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. - Chú trọng hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CCBNV, phát triển đội ngũ cán bộ có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ môn quản trị kinh doanh ( 2001), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 2. Bộ Y Tế ( 2007), Dịch tễ Dược học, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội 3. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), báo cáo ngành dược 2014. 4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt, báo cáo ngành dược 2014. 5. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, báo cáo thường niên 2013, 2014 6. Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, báo cáo thường niên 2013, 2014 7. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014. 8. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An , Báo cáo hợp nhất hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014. 9. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An, Lịch sử hình thành và phát triển. 10. Nguyễn Văn Công (2010), giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 11. Cục quản lý Dược Việt Nam, báo cáo tổng kết công tác dược 2012-2014 12. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản trường kinh tế quốc dân, Hà Nội 13. Nguyễn Minh Hải (2005), “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Dược và vật tư y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2003”, Luận văn thạc sĩ Dược học,p. 14. Công Việt Hải (2014), “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW1, chi nhánh TPHCM giai đoạn 2007-2011”, Luận văn Dược sĩ CK1. 15. Nguyễn Thị Hằng (2014), Ngành dược phẩm Việt Nam 2014. 16. Nguyễn Thị Thái Hằng (2009), Nhu cầu và cung ứng thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Dược-Giáo trình sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế Dược, Nhà xuất bản Y học, Bộ Y Tế. 19. Nguyễn Hương (2013), Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam năm 2013. 20. Trần Thị Mai Hương (2013), “ Phân tích hoạt động kinh doanh của tập đoàn y tế AMV giai đoạn 2008-2012”, Luận văn thạc sĩ Dược học . 21. Bùi Xuân Phong (2010), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội. 22. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. 23. Quyết định số 68/QĐ-TTg, Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 24. Trung tâm phân tích VCBS, báo cáo triển vọng 2015. 25. Lê Minh Tưởng (2001), “Phân tích hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120- Bộ Quốc Phòng giai đoạn 1995-2000”, Luận văn thạc sĩ Dược học. TIẾNG ANH 26. BMI Pharmaceuticals & Healthcare Report. 27. Evaluate Pharma 28. ICE processing of General Statistics Office data 29. IMAS communication 30. IMS Health (2014), Việt Nam-thị trường giàu tiềm năng 31. Italian Trade Agency, Brief sector note on pharmaceutical industry in Vietnam (2014) [...]... 2012- 2014 1 - Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014 Từ việc phân tích cơ cấu nhân lực và hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2012- 2014) đưa ra một số ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất chiến lược kinh doanh đối với công ty trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty 2 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số nét... những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất những chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới hy vọng góp phần nhỏ bé giúp công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai, đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014 được thực hiện với mục tiêu : - Phân tích cơ cấu nhân lực của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014. .. sau: - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2012- 2014 - Một số văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ y tế, cán bộ, ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014 2.2.3 Các phương pháp phân tích số liệu:  PP cân đối: Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối ; cân đối... cứu Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng các phương pháp mô tả hồi cứu số liệu họat động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn từ 2012- 2014 - Các số liệu thu thập từ phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng hành chính và nhân sự đã được kiểm toán của các cơ quan thuế tài... hoạt động kinh doanh - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã đề ra 1.4 Khái quát về Công ty TNHH Dƣợc phẩm Thuận An 1.4.1 Thông tin chung về Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An: Tên công ty: Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An Tên giao dịch: Dotaco.LTD 18 Địa chỉ: Số 12-Đường Pasteur-Phường Lái Thiêu-Thị xã Thuận An- Tỉnh Bình Dương Tel: 06503755251 Fax: 06503758947 Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An. .. 06503758947 Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An phân phối chủ yếu các ngành hàng là: dược phẩm, thực phẩm chức năng và dụng cụ vật tư y tế Các đối tác cung cấp cho Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An là những công ty uy tín và đạt chất lượng ở Việt Nam như Công ty Dược Hậu Giang, Công ty Domesco, Công ty Dược Sanofi, Công ty Dược Hòang Nguyên,… Đặc biệt Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An có hàng trăm đại lý trực thuộc... phân tích hoạt động kinh doanh: Cho phép nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng về sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp mình, từ đó có thể xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược kinh doanh phù hợp Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tàng & công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. [13], [18] Là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh. .. Dược Việt Nam Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An là một doanh nghiệp địa phương , đứng trước những thách thức của cơ chế thị trường, Công ty đã và đang từng bước khắc phục khó khăn không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An, đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2012- 2014, nhìn nhận lại những gì... việc hợp tác đầu tư, cho vay với doanh nghiệp 1.3.3 Nội dung của Phân tích hoạt động kinh doanh: - Thông qua các chỉ tiêu kinh tế đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh dưới tác động của các yếu tố ảnh hưởng - Thực hiện Phân tích hoạt động kinh doanh cần thiết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu.Xây dựng mối... đầu doanh thu thuần là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco Giai đoạn 2009 - 2013, DN có tăng trưởng doanh thu cao là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế Traphaco, Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú và Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang với mức lần lượt là 22,5%, 19,3% và 19,2% Tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn này là Công ty ... Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014 thực với mục tiêu : - Phân tích cấu nhân lực Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014 - Phân tích. .. 2012- 2014 - Phân tích hoạt động kinh doanh Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012- 2014 Từ việc phân tích cấu nhân lực hoạt động kinh doanh công ty qua năm (2012- 2014) đưa số ý kiến bàn... trình hoạt động kinh doanh - Xây dựng phương án kinh doanh vào mục tiêu đề 1.4 Khái quát Công ty TNHH Dƣợc phẩm Thuận An 1.4.1 Thông tin chung Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An: Tên công ty: Công ty

Ngày đăng: 23/10/2015, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN