Doanh thu thuần của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An tăng tương đối nhưng cũng chưa an toàn vì nguồn thu của công ty chỉ từ các đại lý trực thuộc. Công ty cần phải mở rộng thị trường kinh doanh hơn nữa để thu về lợi nhuận nhiều và an toàn hơn.
Năm 2014 là một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành sản xuất dược nói chung và DHG Pharma nói riêng. Ảnh hưởng của Thông tư 01 đã tác động đến hầu hết các công ty dược sản xuất trong nước.
Điều này gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận Công ty DHG. Vượt qua nhiều khó khăn, kết thúc năm tài chính 2014, DHG tiếp tục kinh doanh thành công với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 3.913 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) không bao gồm thu nhập tài chính đạt 687 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch đề ra.
Công ty Imexpharm Với hàng loạt giải pháp đồng bộ phát triển thị trường OTC và đạt được mức tăng trưởng 37%, năm 2014 Imexpharm ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng 6,6%, lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 15,5% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt được mức tăng trưởng vượt bậc 41,5% so với năm trước.
Tuy những công ty khác gặp khó khăn vì thông tư 01 nhưng Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An vẫn đạt được doanh thu và lợi nhuận tăng đều vì Công ty phân phối dược phẩm hoàn toàn ở hệ OTC.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp mô tả hồi cứu là phương pháp kết hợp giữa phương pháp mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích xu hướng hồi cứu dựa trên những biến số thu thập được. Đề tài đã mô tả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014 thông qua các biến số dữ liệu thu thập được. Từ đó phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An để có những nhận xét và đưa ra đề xuất, kiến nghị cũng như đưa ra chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.
- Phương pháp nghiên cứu này thường thiếu dữ liệu về các cá thể, nó chỉ nghiên cứu theo nhóm, nên không có khả năng kiểm soát biến gây nhiễu. Vì thế trong quá trình nghiên cứu nếu có các tác nhân đang được quan tâm và các yếu tố gây nhiễu vô tình có chiều hướng phát triển của nó đồng thời với chiều hướng phát triển kết quả, các phân tích xu hướng hồi cứu không có khả năng phân biệt yếu tố nào có thể là nguyên nhân gây ra kết quả đó. Cụ thể là dữ liệu còn thiếu bảng phân tích bán hàng. Bên cạnh đó phương pháp cũng không đưa ra được các nguyên nhân khách quan dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.[2], [22].
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014 cho thấy:
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tương đối ổn định. Thời gian luân chuyển vốn còn chậm chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chưa khả quan. Về khả năng thanh toán thì tương đối khả quan. Giải quyết dần được hàng tồn kho.
Các chỉ số sinh lợi ROA, ROS của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An ở mức khá cao. Công ty nên giữ vững và phát huy.
Trong 3 năm (2012-2014), Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An luôn kinh doanh có lợi nhuận dần khẳng định mình trên thương trường.
Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt trong hoạt động. Tuy nhiên công ty còn thiếu một số cán bộ có chuyên môn dược cao.
DSM và DSB của công ty có sự tăng trưởng tích cực. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ngày càng mở rộng.
NSLĐ có sự tăng trưởng hàng năm.
Lương bình quân của CBCNV tăng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời với tăng mức độ đóng góp ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Hoạt động chuyên môn rất được công ty chú trọng. Luôn đảm bảo thuốc cung ứng đạt tiêu chuẩn chất lượng, đầy đủ.
2. Kiến nghị
Đối với nhà nước
- Tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi bằng hệ thống pháp lý, chính sách, chế độ.
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương giữa các địa phương với nhau.
Đối với tỉnh Bình Dương
- Tỉnh uỷ, UBNN tỉnh, Sở y tế và các ban ngành quan quan tâm chỉ đạo thường xuyên hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dược trong tỉnh; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của thị trường dược phẩm trong tỉnh tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.
Đối với công ty
- Công ty cần có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí lưu thông nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
- Chú trọng hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CCBNV, phát triển đội ngũ cán bộ có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn quản trị kinh doanh ( 2001), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội
2. Bộ Y Tế ( 2007), Dịch tễ Dược học, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội
3. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), báo cáo ngành dược 2014. 4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt, báo cáo ngành dược 2014. 5. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, báo cáo thường niên 2013, 2014
6. Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, báo cáo thường niên 2013, 2014
7. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014.
8. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An , Báo cáo hợp nhất hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014.
9. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An, Lịch sử hình thành và phát triển.
10. Nguyễn Văn Công (2010), giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
11. Cục quản lý Dược Việt Nam, báo cáo tổng kết công tác dược 2012-2014
12. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản trường kinh tế quốc dân, Hà Nội
13. Nguyễn Minh Hải (2005), “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Dược và vật tư y tế Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2003”, Luận văn thạc sĩ Dược học,p.
14. Công Việt Hải (2014), “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW1, chi nhánh TPHCM giai đoạn 2007-2011”, Luận văn Dược sĩ CK1.
16. Nguyễn Thị Thái Hằng (2009), Nhu cầu và cung ứng thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, thị trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Dược-Giáo trình sau đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2007), Quản lý và kinh tế Dược, Nhà xuất bản Y học, Bộ Y Tế.
19. Nguyễn Hương (2013), Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam năm 2013. 20. Trần Thị Mai Hương (2013), “ Phân tích hoạt động kinh doanh của tập
đoàn y tế AMV giai đoạn 2008-2012”, Luận văn thạc sĩ Dược học .
21. Bùi Xuân Phong (2010), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.
22. Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
23. Quyết định số 68/QĐ-TTg, Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
24. Trung tâm phân tích VCBS, báo cáo triển vọng 2015.
25. Lê Minh Tưởng (2001), “Phân tích hoạt động kinh doanh của xí nghiệp Dược phẩm 120- Bộ Quốc Phòng giai đoạn 1995-2000”, Luận văn thạc sĩ Dược học.
TIẾNG ANH
26. BMI Pharmaceuticals & Healthcare Report. 27. Evaluate Pharma
28. ICE processing of General Statistics Office data 29. IMAS communication
31. Italian Trade Agency, Brief sector note on pharmaceutical industry in Vietnam (2014)