Phân tích hoạt động kinh doanh có các nhiệm vụ nối tiếp nhau như sau:[18]
- Kiểm tra và đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Tìm các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu & nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng & khắc phục những yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã đề ra.
1.4. Khái quát về Công ty TNHH Dƣợc phẩm Thuận An
1.4.1. Thông tin chung về Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An:
Tên công ty: Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An Tên giao dịch: Dotaco.LTD
Địa chỉ: Số 12-Đường Pasteur-Phường Lái Thiêu-Thị xã Thuận An-Tỉnh Bình Dương
Tel: 06503755251 Fax: 06503758947
Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An phân phối chủ yếu các ngành hàng là: dược phẩm, thực phẩm chức năng và dụng cụ vật tư y tế.
Các đối tác cung cấp cho Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An là những công ty uy tín và đạt chất lượng ở Việt Nam như Công ty Dược Hậu Giang, Công ty Domesco, Công ty Dược Sanofi, Công ty Dược Hòang Nguyên,…
Đặc biệt Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An có hàng trăm đại lý trực thuộc trên địa bàn tỉnh.[9]
1.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An Thuận An
-Quá trình hình thành & phát triển của công ty: là một doanh nghiệp tư nhân, có lịch sử hình thành & phát triển tương đối lâu dài (1988). Bước sang cơ chế quản lý mới không tránh khỏi phải đương đầu với những khó khăn khi điều kiện kinh doanh không còn như trước, Công ty đã có những cố gắng trong quản lý tổ chức các hoạt động kinh doanh, từng bước đưa hoạt động của Công ty đi vào ổn định và kinh doanh có lãi.[9]
1.4.3. Tổ chức bộ máy
CỔ ĐÔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KINH DOANH
Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An Nhận xét :
- Cơ cấu tổ chức của Công ty do Ban Giám đốc điều hành mọi công việc thường ngày và quản lý chung toàn công ty.
- Các phòng ban thực hiện chức năng đặc thù được phân công và có mối liên hệ hữu cơ với nhau về mặt chuyên môn. Là một doanh nghiệp địa phương nhỏ, chưa có nhiều chức năng hoạt động nên công ty có chưa nhiều các phòng ban chức năng.
- Ban giám đốc gồm 2 người, 1 giám đốc và 1 phó giám đốc, điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính : có nhiệm vụ quản lý nhân sự và các công việc liên quan đến nhân sự, quản trị hành chính.
- Phòng Tài vụ : làm các công tác tài chính kế toán của công ty. : Quan hệ trực tuyến
- Phòng Kinh doanh : đảm bảo các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị quảng cáo của công ty.
-Môi trường hoạt động :
Nằm trong bối cảnh thị trường thuốc VN rất sôi động ;thị trường thuốc phong phú, đa dạng về chủng loại .
Đặc điểm địa bàn là ở tỉnh giáp ranh TP.HCM, dân số tập trung đông, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ & chữa bệnh của nhân dân lớn...
Cạnh tranh trong địa bàn hoạt động : Nhà thuốc tư nhân, Quầy thuốc tư nhân, công ty TNHH, các chi nhánh của một số công ty lớn mở trên địa bàn là yếu tố cạnh tranh của Công ty Dotaco.
-Chức năng, nhiệm vụ của công ty : kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, dụng cụ vật tư y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng các phương pháp mô tả hồi cứu số liệu họat động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn từ 2012-2014
- Các số liệu thu thập từ phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng hành chính và nhân sự đã được kiểm toán của các cơ quan thuế tài chính.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Trong nghiên cứu này sử dụng nghiên cứu tài liệu ở các nguồn tài liệu sau:
- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2012-2014.
- Một số văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ y tế, cán bộ, ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014.
2.2.3. Các phương pháp phân tích số liệu:
PP cân đối:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối ; cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch & trong cả công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quy trình kinh doanh, trên cơ sở đó thể xác đinh ảnh hưởng của các nhân tố.
Phương pháp so sánh :
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh.
Phương pháp tỷ trọng (Phương pháp phân tích chi tiết) :
So sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với chỉ tiêu tổng thể .Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết từ các yếu tố cấu thành, nghiên cứu chi tiết giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp hồi cứu
Phương pháp tìm xu hướng phát triển: Là một dạng của phương pháp so sánh nhằm tính mức gia tăng hay nhịp phát triển của chỉ tiêu.
+ Nhịp cơ sở -So sánh định gốc: Lấy một chỉ tiêu nào đó của một năm so sánh tình hình thực hiện của nó qua các năm.
2.3. Nội dung nghiên cứu:
2.3.1. Phân tích vốn:
Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở vị trí nào trong quá trình phát triển hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý.
Kết cấu nguồn vốn.
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. - Nguồn vốn nợ phải trả.
+ Nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn.
- Nguồn vốn của chủ sở hữu. + Vốn cố định.
+ Vốn lưu động.
So sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn.Từ đó có thể biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.
Tình hình phân tích vốn.
Nguồn vốn ngắn hạn= nợ ngắn hạn + nợ khác
Nguồn vốn dài hạn = nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu
Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn.
- Thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đã phù hợp hay chưa. - Tốc độ luân chuyển vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu:
- Số vòng quay vốn lưu động: là số lần luân chuyển vốn lưu động trong
một kỳ.
Doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ =
TSNH - Nợ ngắn hạn
Số ngày luân chuyển VLĐ:
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số ngày của một vòng quay VLĐ =
Số vòng quay VLĐ
Số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động: nói lên một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. LN
H = 100% VLĐ
+ Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát: nói lên mối quan hệ tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng với tổng số nợ phải trả. Thông thường hệ số này ở ngưỡng bằng 2.
Tổng tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát = (lần) Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt: hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sang thanh toán cho một đồng vốn ngắn hạn. Hệ số này thông thường ở ngưỡng bằng 0.5.
Tiền + Tƣơng đƣơng tiền Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt = (lần) Nợ ngắn hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá. Hệ số khả năng thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Thông thường hệ số này ở ngưỡng bằng 1.
Tổng tài sản lƣu động-HTK Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (lần) Nợ ngắn hạn
2.3.2. Doanh số mua & cơ cấu nguồn mua.
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch mua hàng, đảm bảo đủ số lượng, kết cấu chủng loại thì sẽ góp phần vào việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả kinh tế.
Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua còn giúp xác định được nguồn hàng, đồng thời tìm ra được dòng hàng “ nóng ” mang lại nhiều lợi nhuận.
Doanh số bán hàng(giá bán) Hệ số tiêu thụ hàng mua
Tổng doanh số mua(giá mua)
Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa lượng hàng mua vào và bán ra.
Chỉ tiêu này ≥ 1 và tăng lên thì đánh giá hàng trong kỳ là tốt, vì tồn kho cuối kỳ giảm.
Chỉ tiêu nay< 1 và giảm thì mua vào quá nhiều, bán ra chậm, hàng tồn kho cuối kỳ tăng lên là không tốt.
2.3.3. Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn, bán lẻ.
Doanh số bán ra có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán, tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao.
a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh có 3 chỉ tiêu chính :
Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưathu được tiền).
- Khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được tiêu thụ là khối lượng hàng hóa sản phẩm dịch vụ mà người bán đã giao cho người mua, đã được người mua thanh toán ngay hoặc cam kết sẽ thanh toán.
- Giá bán được hạch toán: là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:
- Doanh thu bán hàng hóa: phản ánh tổng số doanh thu của khối lượng hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán.
- Doanh thu bán các thành phẩm: phản ánh tổng doanh thu của khối lượng thành phẩm, đã xác định là tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền đã được người mua cam kết thanh toán về khối lượng hàng hóa đã cung cấp hoặc đã thực hiện.
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần BH & CCDV): phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kinh doanh. Doanh thu thuần (DT thuần) của doanh nghiệp được xác định theo công thức:
DT thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm: + Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Chiết khấu thương mại + Các loại thuế
Doanh thu từ hoạt động tài chính
b. Doanh thu từ các hoạt động khác
Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định bên trên.
Các khoản thu này bao gồm thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, các khoản phải trả nhưng không trả được vì lý nguyên nhân từ phía chủ nợ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
2.3.4. Tình hình sử dụng phí.
Phân tích tình hình sử dụng phí để nhận biết được tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có mang lại hiệu quả kinh
tế hay không ? Để từ đó đưa ra những chính sách, biện pháp nhằm quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tốt hơn.
Chi phí là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
Chi phí nhân công trực tiếp
Thể hiện về chi phí nhân công: lương trả theo sản phẩm và các khoản phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí này bao gồm chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền bảo hiểm xã hội…
Chi phí bán hàng
Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm, Bao gồm các khoản mục:
- Chi phí nhân viên.
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản. - Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.
Bao gồm các khoản mục: - Chi phí nhân viên quản lý. - Chi phí vật liệu quản lý. - Chi phí đồ dùng văn phòng. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Thuế, phí và lệ phí.
- Chi phí dự phòng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. □ Chi phí hoạt động tài chính
Là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp, nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bao gồm các loại chi phí: - Chi phí liên doanh, liên kết. - Chi phí cho thuê tài sản.
- Chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu. - Dự phòng giảm giá chứng khoán.
- Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. - Chi phí nghiệp vụ tài chính.
2.3.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a. Lợi nhuận:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích, xem xét mức độ biến động của tổng số lợi nhuận, đánh giá bằng con số tương đối, thông qua việc so sánh giữa tổng lợi nhuận trong kỳ so với vốn sản xuất sử dụng để sinh ra số lợi nhuận đó.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sảnphẩm (bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
- Công thức xác định lợi nhuận thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (LN