Phân tích vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm thuận an giai đoạn 2012 2014 (Trang 33 - 35)

Qua phân tích sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở vị trí nào trong quá trình phát triển hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý.

Kết cấu nguồn vốn.

- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. - Nguồn vốn nợ phải trả.

+ Nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn.

- Nguồn vốn của chủ sở hữu. + Vốn cố định.

+ Vốn lưu động.

So sánh tổng số vốn đầu kỳ với cuối kỳ, xác định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng số nguồn vốn.Từ đó có thể biết được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn.

Tình hình phân tích vốn.

Nguồn vốn ngắn hạn= nợ ngắn hạn + nợ khác

Nguồn vốn dài hạn = nợ dài hạn + nguồn vốn chủ sở hữu

Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn.

- Thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đã phù hợp hay chưa. - Tốc độ luân chuyển vốn được thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Số vòng quay vốn lưu động: là số lần luân chuyển vốn lưu động trong

một kỳ.

Doanh thu thuần Số vòng quay VLĐ =

TSNH - Nợ ngắn hạn

Số ngày luân chuyển VLĐ:

Số ngày trong kỳ (360 ngày)

Số ngày của một vòng quay VLĐ =

Số vòng quay VLĐ

Số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.

Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động: nói lên một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. LN

H = 100% VLĐ

+ Hệ số về khả năng thanh toán tổng quát: nói lên mối quan hệ tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng với tổng số nợ phải trả. Thông thường hệ số này ở ngưỡng bằng 2.

Tổng tài sản ngắn hạn

Hệ số thanh toán tổng quát = (lần) Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt: hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sang thanh toán cho một đồng vốn ngắn hạn. Hệ số này thông thường ở ngưỡng bằng 0.5.

Tiền + Tƣơng đƣơng tiền Hệ số khả năng thanh toán tiền mặt = (lần) Nợ ngắn hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư hàng hoá. Hệ số khả năng thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Thông thường hệ số này ở ngưỡng bằng 1.

Tổng tài sản lƣu động-HTK Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (lần) Nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm thuận an giai đoạn 2012 2014 (Trang 33 - 35)