Năng suất lao động bình quân của CBCNV

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm thuận an giai đoạn 2012 2014 (Trang 63)

Tiến hành khảo sát và xử lý số liệu thu được kết quả ở bảng sau :

Bảng 3.17. NSLĐ bình quân của CBCNV của công ty từ 2012-2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2012 2013 2014

1.DSB Triệu đồng 8.294,191 10.444,977 11.720,431

2.Tổng số CBCNV Người 33 37 40

3.NSLĐ bình quân. Tr. đồng/người 251,339 282,297 293,011

Hình 3.18. NSLĐ bình quân của công ty từ 2012-2014 Nhận xét :

NSLĐ bình quân có sự tăng trưởng tương ứng với doanh số thu của công ty qua ba năm cao rõ rệt. Chứng tỏ công ty đã có sự sắp xếp lao động hợp lý,

230,000 240,000 250,000 260,000 270,000 280,000 290,000 300,000 2012 2013 2014 Năm 1000 đồng

nâng cao hiệu qủa lao động, doanh thu tăng lên nhưng số CBCNV hầu như không thay đổi nhiều.

3.7. Lƣơng bình quân của CBCNV :

Lương cũng là một trong những chi phí trong doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp; đồng thời thể hiện lợi ích của CBCNV, chứng tỏ sự ổn định của doanh nghiệp.

Qua khảo sát và xử lý số liệu thu được ta có bảng kết quả dưới đây :

Bảng 3.18. Lương bình quân CBCNV của công ty trong 3 năm(2012-2014)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2012 2013 2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1.Tổng quỹ lương. Triệu đồng 1.286,000 100.0 1.820,400 141.6 2.136,000 166.1

2.Số CBCNV Người 33 37 40

3.Lương bình quân

người / tháng Đồng 3,300 100.0 4,100 124.2 4,450 134.8

- Nhận xét : Tổng quỹ lương có sự tăng trưởng qua 3 năm không phải do số lượng CBCNV tăng cao mà là do doanh thu và lợi nhuận cao, do đó đời sống của lao động trong công ty ngày càng được cải thiện. Lương bình quân ngày càng tăng cao cho thấy đời sống của người lao động ngày càng được lãnh đạo công ty quan tâm tốt hơn. Điều này càng khích lệ người lao động tận tình với công việc và gắn bó lâu dài với công ty, đồng thời thu hút được cán bộ có trình độ chuyên môn cao về với công ty.

3.8. Định hƣớng phát triển của công ty

Mỗi doanh nghiệp đều có kế hoạch hoạt động, định hướng phát triển cho riêng mình. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An đã đưa ra những hoạch định định hướng cho công ty như sau :

- Phát triển về số lượng, chủng loại mặt hàng kinh doanh (bao gồm cả dược phẩm và vật tư y tế), tập trung vào những mặt hàng mang tính chiến lược phù hợp với sự vận động của thị trường.

- Phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn dược cao để phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phát triển mạng lưới bán hàng trong và ngoài tỉnh; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Chƣơng 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm vĩ mô của ngành Dƣợc giai đoạn 2012-2014:

Giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam đã phải gánh chịu những ảnh hưởng sâu sắc từ các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Nhưng đến giai đoạn 2012-2014, Việt Nam đã có những thay đổi theo chiều hướng tốt, phục hồi đúng hướng của nền kinh tế. Một số nét thay đổi nổi bật qua giai đoạn 2012- 2014 như sau:

- GDP 2014 tăng 5.98% cao hơn mức tăng 5.42% của năm 2013.

- Lạm phát cả năm 2014 ghi nhận mức tăng thấp kỉ lục chỉ 1.84%.

- Sự ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối cùng những cam kết và khả năng thực hiện cam kết một cách nhất quán từ phía NHNN là một thành công đáng ghi nhận. Tỷ giá tăng 1% trong năm 2014, thị trường ngoại hối duy trì sự ổn định. Lãi suất huy động và cho vay tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2014.

Riêng ngành Dược vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Các Doanh nghiệp niêm yết trong ngành vẫn duy trì kết quả kinh doanh khả quan, hầu hết đều hoàn thành kế hoạch cả năm về doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, tổng giá trị nguyên phụ liệu dược phẩm cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 15.7% trong năm 2014. Các quy định về đấu thầu thuốc vào bệnh viện dựa trên thông tư 01/2012 và 36/2013 của Bộ Y Tế tiếp tục gây nhiều khó khan cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Tuy vậy, BYT đang nỗ lực xây dựng các tiêu chuẩn đấu thầu mới phù hợp hơn, cụ thể là Bảng tiêu chuẩn mới đánh giá kỹ thuật thuốc kèm theo Thông tư số 31/2014/TT-BYT.[24]

Trong bối cảnh chung đó, Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An cũng đã cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra: thị trường được giữ vững và mở rộng, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng tốt, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu được

bổ sung, vốn lưu động được kiểm soát tốt, nguồn nhân lực được tăng cường và đào tạo, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động.

4.2. Kết quả nghiên cứu:

4.2.1. Kết cấu nguồn vốn

Trước sự thay đổi cục diện của ngành Dược thì các Công ty Dược phẩm lớn trong nước đều chuẩn bị cho mình nguồn vốn vững chắc để tiếp tục đứng vững và phát triển. Chi phí quản lý DN của các DN dược phẩm bình quân chiếm khoảng 8% doanh thu thuần năm. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang về phần nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu đã tăng mạnh trong năm 2014. Công ty Imexpharm có Nguồn vốn chủ sở hữu là 796,6 tỷ đồng, tăng 9,8%. Tỷ trọngvốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn được duy trì ở mức cao qua các năm 2013- 2014 lần lượt là 83,8% - 77,4%. Điều này cho thấy tiềm lực tài chính công ty rất vững mạnh.[5], [6]

Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An có tổng nguồn vốn tăng không nhiều trong giai đoạn 2012-2013 (tăng từ 3.995,405 năm 2012 lên 5.387,405 năm 2014). Giá trị nợ phải trả có xu hướng tăng nên để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận công ty đã vô tình chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp.

4.2.2. Kết cấu tài sản:

Trong giai đoạn 2012-2014 , tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An tăng nhẹ (từ 71.3 lên 74.3), hàng tồn kho giảm nhẹ ( từ 40.2 xuống 38.5) chúng tỏ Công ty có một ít vốn tồn đọng trong khâu thanh toán. Tuy hàng tồn kho dự trữ tăng nhưng do tăng nguồn vốn nên tỷ trọng hàng tồn kho giảm. Do đó, Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An kinh doanh vẫn thu về lợi nhuận.

Trong khi đó, Công ty Imexpharm có Tổng tài sản năm 2014 đạt 1.029,5 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2013, chủ yếu do tài sản ngắn hạn tăng 28,4%. Cuối năm 2014 tài sản ngắn hạn tăng 159,2 tỷ đồng. Tài sản dài hạn cuối năm

2014 hầu như không đổi và đầu tư tài chính dài hạn tăng gần 12 tỷ đồng so với năm trước do Imexpharm đầu tư thêm vào Agimexpharm.

Còn Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Xét đến bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2014, tổng tài sản toàn Tập đoàn tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.483 tỷ đồng, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm so với năm trước. Tuy giá trị hàng tồn kho có tăng nhưng mức tăng không lớn. Vì vậy, thực tế ghi nhận cho thấy tỷ trọng hàng tồn kho đã giảm so với năm 2013.

4.2.3. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:

Tình hình thanh toán của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An không khả quan vì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều so với nợ phải trả. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An cần đề ra phương án hữu hiệu nhằm thu hồi nợ. Mặc dù vậy nhưng khả năng thanh toán bằng tiền vẫn ổn định do đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu.

Trong khi đó Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang do khoản phải thu tại thời điểm cuối năm tăng khá mạnh và do ảnh hưởng của việc dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa để tiếp tục di dời công suất sang nhà máy mới, dự phòng thiếu hụt nguồn cung từ một số nhà cung cấp nguyên liệu chính nên các chỉ số thanh toán năm nay không tốt bằng năm 2013 nhưng vẫn ở mức khá cao so với trung bình ngành.

Còn Công ty Imexpharm khả năng thanh toán của công ty luôn được duy trì ổn định ở mức cao, đảm bảo tính an toàn trong hoạt động. Khả năng thanh toán năm 2014 giảm thấp hơn năm 2013 do tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn là 28,4% thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nợ ngắn hạn là 67,4%, đồng thời hàng tồn kho cũng tăng trưởng cao 47,5%. Mặc dù giảm nhưng các khả năng thanh toán năm 2014 vẫn còn nằm ở mức khá cao.

4.2.4. Về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản:

Dựa vào phân tích tốc độ luân chuyển vốn và tỷ suất sinh lời của các loại vốn cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận

An. Các chỉ số khả năng sinh lời ROA, ROS luôn duy trì ở mức khá cao trên 10%.

Bên cạnh đó Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang gánh nặng thuế tăng thêm nhiều cộng với tác động hỗ trợ thu nhập từ lãi giảm dần và tỷ suất lợi nhuận ròng biên không cao như các năm trước đã làm chỉ số lợi nhuận ròng ROS giảm xuống dưới mức 15%. Vì vậy, sự suy giảm của các chỉ số ROA và ROE trong năm 2014 chủ yếu là do chỉ số ROS không cao như các năm trước.

Và Công ty Imexpharm Năm 2014 với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, các chỉ số khả năng sinh lời cũng được cải thiện đáng kể, với ROA tăng 2,2%, ROE tăng 2,8%, ROS tăng 2,4% so với năm 2013.

So với Imexpharm và DHG, Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An không cao bằng, nhưng cũng cho thấy rằng Công ty đã đi đúng hướng, cần phát triển hơn nữa.

4.2.5. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh:

Doanh thu thuần của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An tăng tương đối nhưng cũng chưa an toàn vì nguồn thu của công ty chỉ từ các đại lý trực thuộc. Công ty cần phải mở rộng thị trường kinh doanh hơn nữa để thu về lợi nhuận nhiều và an toàn hơn.

Năm 2014 là một năm đầy khó khăn và thách thức với ngành sản xuất dược nói chung và DHG Pharma nói riêng. Ảnh hưởng của Thông tư 01 đã tác động đến hầu hết các công ty dược sản xuất trong nước.

Điều này gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận Công ty DHG. Vượt qua nhiều khó khăn, kết thúc năm tài chính 2014, DHG tiếp tục kinh doanh thành công với các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 3.913 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) không bao gồm thu nhập tài chính đạt 687 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch đề ra.

Công ty Imexpharm Với hàng loạt giải pháp đồng bộ phát triển thị trường OTC và đạt được mức tăng trưởng 37%, năm 2014 Imexpharm ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng 6,6%, lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 15,5% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt được mức tăng trưởng vượt bậc 41,5% so với năm trước.

Tuy những công ty khác gặp khó khăn vì thông tư 01 nhưng Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An vẫn đạt được doanh thu và lợi nhuận tăng đều vì Công ty phân phối dược phẩm hoàn toàn ở hệ OTC.

4.3. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp mô tả hồi cứu là phương pháp kết hợp giữa phương pháp mô tả và phương pháp nghiên cứu phân tích xu hướng hồi cứu dựa trên những biến số thu thập được. Đề tài đã mô tả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014 thông qua các biến số dữ liệu thu thập được. Từ đó phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An để có những nhận xét và đưa ra đề xuất, kiến nghị cũng như đưa ra chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo.

- Phương pháp nghiên cứu này thường thiếu dữ liệu về các cá thể, nó chỉ nghiên cứu theo nhóm, nên không có khả năng kiểm soát biến gây nhiễu. Vì thế trong quá trình nghiên cứu nếu có các tác nhân đang được quan tâm và các yếu tố gây nhiễu vô tình có chiều hướng phát triển của nó đồng thời với chiều hướng phát triển kết quả, các phân tích xu hướng hồi cứu không có khả năng phân biệt yếu tố nào có thể là nguyên nhân gây ra kết quả đó. Cụ thể là dữ liệu còn thiếu bảng phân tích bán hàng. Bên cạnh đó phương pháp cũng không đưa ra được các nguyên nhân khách quan dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.[2], [22].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An giai đoạn 2012-2014 cho thấy:

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty: Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tương đối ổn định. Thời gian luân chuyển vốn còn chậm chứng tỏ khả năng thu hồi vốn chưa khả quan. Về khả năng thanh toán thì tương đối khả quan. Giải quyết dần được hàng tồn kho.

 Các chỉ số sinh lợi ROA, ROS của Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An ở mức khá cao. Công ty nên giữ vững và phát huy.

 Trong 3 năm (2012-2014), Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An luôn kinh doanh có lợi nhuận dần khẳng định mình trên thương trường.

 Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt trong hoạt động. Tuy nhiên công ty còn thiếu một số cán bộ có chuyên môn dược cao.

 DSM và DSB của công ty có sự tăng trưởng tích cực. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ngày càng mở rộng.

 NSLĐ có sự tăng trưởng hàng năm.

 Lương bình quân của CBCNV tăng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời với tăng mức độ đóng góp ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 Hoạt động chuyên môn rất được công ty chú trọng. Luôn đảm bảo thuốc cung ứng đạt tiêu chuẩn chất lượng, đầy đủ.

2. Kiến nghị

Đối với nhà nước

- Tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi bằng hệ thống pháp lý, chính sách, chế độ.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương giữa các địa phương với nhau.

Đối với tỉnh Bình Dương

- Tỉnh uỷ, UBNN tỉnh, Sở y tế và các ban ngành quan quan tâm chỉ đạo thường xuyên hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dược trong tỉnh; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của thị trường dược phẩm trong tỉnh tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.

Đối với công ty

- Công ty cần có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí lưu thông nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.

- Chú trọng hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CCBNV, phát triển đội ngũ cán bộ có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ môn quản trị kinh doanh ( 2001), Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội

2. Bộ Y Tế ( 2007), Dịch tễ Dược học, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội

3. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), báo cáo ngành dược 2014. 4. Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt, báo cáo ngành dược 2014. 5. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang, báo cáo thường niên 2013, 2014

6. Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm, báo cáo thường niên 2013, 2014

7. Công ty TNHH Dược phẩm Thuận An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm thuận an giai đoạn 2012 2014 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)