1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long

89 538 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp Công ty đánh giá tổng thể quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình, để quản lý doanh nghiệp một cách tốt nhất, phát huy những mặt mạnh và hạn chế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ ÁNH DƯƠNG MSSV/HV: 4104025

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC

Cần Thơ - 2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ Trong quá trình học tập tại giảng đường trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học qua Đồng thời, cùng với khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long cho em tiếp thu một số kinh nghiệm thực tiễn, trên cơ sở đó giúp em hoàn thành tốt luận văn của mình

Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Lê Đông Hậu đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện

đề tài Chúc Cô thêm nhiều sức khỏe, may mắn thành công trong sự nghiệp của mình

Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và lãnh đạo các phòng ban của Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long đã nhiệt tình giúp đỡ, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em để hoàn thành tốt luận văn của mình

Do trình độ còn hạn chế, nên bài luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót Em rất mong thầy cô và Ban lãnh đạo Công ty góp ý để đề tài được hoàn

chỉnh

Sau cùng em kính chúc quí thầy cô trường Đại học Cần Thơ, cùng toàn thể các cô chú và anh chị trong Công ty dồi dào sức khoẻ, luôn thành đạt trong công việc và trong cuộc sống

Em xin chân thành cám ơn

Cần Thơ, ngày 27 tháng 11 năm

2013

Người thực hiện

Lê Thị Ánh Dương

Trang 4

TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày 27 tháng 11 năm 2013

Người thực hiện

Lê Thị Ánh Dương

Trang 5

MỤC LỤC Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chon đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi giới hạn đề tài 2

1.3.1 Không gian nghiên cứu 2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Phương pháp luận 4

2.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh 4

2.1.2 Khái niệm về doanh thu 4

2.1.3 Khái niệm về chi phí 5

2.1.4 Khái niệm về lợi nhuận 6

2.1.5 Khái niêm ma trận EFE 6

2.1.6 Khái niêm ma trận IFE 7

2.1.7 Khái niệm ma trận SWOT 8

2.1.8 Các nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh 8

2.1.9 Sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh 11

2.1.10 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh 12

2.1.11 Lược khảo tài liệu 12

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 13

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 20

Trang 6

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 20

3.1.2 Trình độ của công nhân 22

3.1.3 Quy mô hoạt động của Công ty 22

3.2 Đặc điểm chung 23

3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 24

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 25

3.3 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty 28

3.4 Kết quả hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 28

3.5 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 31

3.5.1 Thuận lợi 31

3.5.2 Khó khăn 31

3.6 Phương hướng phát triển 32

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG 34

4.1 Phân khúc thị trường hoạt động của Công ty 34

4.2 Phân tích tình hình chi phí của Công ty 34

4.3 Phân tích tình hình doanh thu của Công ty 37

4.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty 40

4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận qua các năm 40

4.1.2 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 41

4.5 Tình hình chung về tài chính của Công ty 42

4.6 Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động của Công ty 44

4.7 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 46

4.7.1 Đánh giá môi trường kinh doanh của Công ty 46

4.7.1.1 Môi trường vĩ mô 46

4.7.1.2 Môi trường vi mô 51

4.7.2 Phân tích ma trận IFE và EFE 55

Trang 7

4.8 Dự báo doanh thu 6 tháng cuối năm 2013 của Công ty 57

Chương 5: GIẢI PHÁP GIÚP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY HIÊU QUẢ HƠN 66

5.1 Những tồn tại cần khắc phục của Công ty 66

5.2 Các giải pháp nâng cao tình hình tài chính của Công ty 66

5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 66

5.4 Đề xuất một số giải pháp quản lý tốt chi phí 68

5.5 Mở rộng quan hệ cầu nối giữa đơn vị với khách hàng 69

5.6 Phân tích ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược kinh doanh 70

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

6.1 Kết luận 73

6.2 Kiến nghị 73

6.2.1 Đối với nhà nước 73

6.2.2 Đối với Công ty 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 77

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Bảng cơ cấu lao động tại Công ty năm 2012 22

Bảng 3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 29

Bảng 4.1 Tình hình chi phí của Công ty từ giai đoạn 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 35

Bảng 4.2 Bảng tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 38

Bảng 4.3 Bảng phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 40

Bảng 4.4 Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2010 đến sau tháng đầu năm 2013 43

Bảng 4.5 Bảng phân tích các tỷ số thanh khoản từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Công ty 44

Bảng 4.6 Bảng phân tích các tỷ số về quản lý nợ từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Công ty 45

Bảng 4.7 Bảng phân tích các tỷ số khả năng sinh lời từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Công ty 46

Bảng 4.8 Bảng phân tích đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 56

Bảng 4.9 Bảng phân tích đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 57

Bảng 4.10 Doanh thu theo quý của Công ty 58

Bảng 4.11 Bảng phân tích sau khi tách yếu tố mùa vụ 59

Bảng 4.12 Bảng danh thu sau khi tách yếu tố mùa vụ 60

Bảng 4.13 Kết quả thực hiện hồi quy bằng phương pháp OLS 61

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định tương quan chuỗi 64

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Phương sai sai số thay đổi 65

Bảng 5.1 Kết quả phân tích ma trận SWOT 72

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Đồ thị các dạng hàm xu thế 16

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện mô hình cộng tính 18

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện mô hình nhân tính 18

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long 24

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu thao từng quý của Công ty Cổ phần lươn thực thực phẩm Vĩnh Long từ năm 2009 đến Q2 của năm 2013 58

Hình 4.2 Giản đồ tự tương quan của Công ty Cổ phần Lươn thực thực phẩm Vĩnh Long 59

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo từng quý của Công ty từ năm 2009 đến Q2 năm 2013( Đã loại bỏ tính mùa vụ) 61

Hình 4.4 Giản đồ tự tương quan sau khi tách yếu tố mùa vụ 61

Hình 4.5 Biểu đồ dự báo doanh thu của Công ty 62

Hình 4.6 Biểu đồ kết quả chạy kiểm dịnh phân phối chuẩn 63

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài

Sau khi gia nhập WTO (World trade Organization) nhà nước đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước hội nhập và phát triển cùng với các doanh nghiệp trên thế giới Đặc biệt là mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp của nước ta phát triển Bên cạnh những cơ hội đó thì thách thức đặt ra của các doanh nghiệp cũng lớn hơn đó là phải cạnh tranh không những với các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các nước trên thế giới

Trong tình hình kinh tế như hiện nay của nước ta có không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ dẫn đến phá sản Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải nổ lực hết mình trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh khóc liệt như hiện nay cần phải hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp mình Bên cạnh đó cần phải thấy được hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp nói riêng nền kinh tế nước nhà nói chung và để xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp Do đó việc phân

tích hoạt động kinh doanh là một điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp

Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp Công ty đánh giá tổng thể quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình, để quản lý doanh nghiệp một cách tốt nhất, phát huy những mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của đơn vị, góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp mình

Thành phố Vĩnh Long có truyền thống lịch sử cách đây từ hơn 300 năm trước, với tên gọi Long Hồ Dinh Nơi đây sớm hình thành đô thị với cảnh mua bán tấp nập trên bến, dưới thuyền Hàng hóa chủ yếu là nông sản, hoa quả và các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ Là vùng đất ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - nằm phía hữu ngạn sông Tiền, tuyến giao thông thủy huyết mạch của thành phố Vĩnh Long là vùng đất thuận lợi để phát triển kinh tế Đặc biệt ngày 10/4/2009 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 16 thành lập Thành phố Vĩnh Long, đây là một bước xúc tiến cho kinh tế Vĩnh Long phát triển mạnh

Đứng trước những cơ hội và thách thức đó Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long không ngừng nổ lực đẩy lùi khó khăn và kịp thời nắm bắt cơ hội đưa doanh nghiệp mình trở thành một trong ba Công ty hàng đầu về kinh doanh lương thực Với hệ thống kho với sức chứa 90.000 tấn đặt tại Vĩnh

Trang 12

Long và các vùng nguyên liệu trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, hệ thống máy móc đồng bộ gồm 40 dây chuyền lau bóng với công suất 100 tấn/giờ, hệ thống máy tách màu (colorsorter) thế hệ mới của Hàn Quốc, cùng với hệ thống máy sấy tiêu chuẩn

và hệ thống băng tải tự động hàng năm Công ty có khả năng sản xuất cung cấp Gạo xuất khẩu và nội địa từ 400.000 – 500.000 tấn Gạo với chất lượng cao đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, tạo sự tăng trưởng lợi nhuận thông qua sự điều hành hiệu quả và mang đến giá trị cho cổ đông Để nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và nước ngoài, Công ty đã áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất và kinh doanh, đã được Tổ chức UKAS (United Kingdom Accreditation Sirvice) Vương quốc Anh cấp giấy chứng nhận từ năm 2001.Vì vậy tôi quyết định

chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vinh Long” làm đề tài tốt nghiệp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực, thực phẩm Vĩnh Long qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 dựa trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý để Công ty phát triển bền vững hơn

Mục tiêu 4: Dự báo doanh thu của Công ty trong trong sáu tháng cuối năm 2013

1.3 Phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài

1.3.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long – thành phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Trang 13

Đề tài được thược hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12/08/2013 đến 22/11/2013

Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Các số liệu, thông tin liên quan đến việc phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long

Trang 14

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh (HĐKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp

để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý mà ta áp dụng Có nhiều loại hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích

Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt độngkinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài sử dụng Những thông tin này thường không có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào của doanh nghiệp Để có những thông tin này người ta phải thông qua phân tích

Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế Kết quả hoạt động kinh doanh ở đây có thể là kết quả đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được

Ngoài ra, không dừng lại ở việc đánh giá biến động của kết quả kinh doanh, phân tích HĐKD còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự biến động của chỉ tiêu Tùy theo mức độ biểu hiện và mối quan hệ với các chỉ tiêu, mà tác động theo chiều hướng thuận hoặc chiều hướng nghịch đến chỉ tiêu phân tích

Vậy muốn phân tích HĐKD trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ảnh được tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích

2.1.2 Khái niệm về doanh thu

Trang 15

Doanh thu (DT) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được

trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường

và hoạt động tài chính của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Doanh thu bao gồm ba loại chính đó là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập từ các hoạt động khác

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT BH và CCDV): là toàn bộ

số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán

Doanh thu hoạt động tài chính (DT HĐTC): bao gồm các khoản thu từ các

hoạt động liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, lãi tiền gởi, lãi tiền cho vay, thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu,

cổ phiếu) hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết

Thu nhập từ các hoạt động khác (DTK): là những khoản thu từ các hoạt

động xảy ra không thường xuyên như thu từ bán vật tư, hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu hồi được, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi đã trích năm trước nhưng không sử dụng hết và các khoản thu bất thường khác

Công thức tính tổng doanh thu:

Tổng doanh thu = DT BH và CCDV + DT HĐTC + DTK (2.1)

2.1.3 Khái niệm về chi phí

Chi phí là sự hao phí bằng tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận

Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh

Do đó, việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Qua phân tích chi phí sản

Trang 16

xuất kinh doanh có thể đánh giá được mức chi phí tồn tại trong đơn vị, sự khai thác tiềm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp

Công thức tính tổng chi phí:

Tổng chi phí = Giá vốn hàng bán +CP tài chính + CP bán hàng (2.2)

+ CP QLDN + CP khác

2.1.4 Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó Công thức tính tổng lợi nhuận:

(2.3)

2.1.5 Khái niệm ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix)

Ma trận EFE: EFE là ma trận tổng hợp và đánh giá những cơ hội và

nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp Giúp đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với những cơ hội và nguy cơ

Từ đó các nhà quản trị có thể đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp

Bước 1: lập một danh mục từ 10 - 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu

mà bạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh doanh

Bước 2: phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của mỗi yếu

tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực, ngành nghề mà doanh nghiệp bạn đang sản xuất kinh doanh Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0

Bước 3: xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4

là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1

là phản ứng yếu

Tổng lợi nhuận = DT thuần BH và CCDV – Giá vốn hàng

bán + (DT HĐTC - CP HĐTC) + ( DT khác – CP khác)

– CP bán hàng – CP QLDN

Trang 17

Bước 4: nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố

Bước 5: cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của

ma trận Đánh giá tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1

Tổng số điểm quan trọng là 4: doanh nghiệp đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài Có nghĩa là các chiến lược hiện hành của doanh nghiệp đã tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hội từ môi trường bên ngoài và né tránh, giảm thiểu một cách hiệu quả những thiệt hại do các nguy cơ do môi trường bên ngoài gây ra

Tổng số điểm là 2,5: công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội

và nguy cơ

Tổng số điểm là 1: doanh nghiệp đã phản ứng lại tác động của môi trường bên ngoài một cách rất yếu kém Các chiến lược của doanh nghiệp đề

ra không tận dụng được các cơ hội và cũng không né tránh được các nguy cơ

từ môi trường bên ngoài

2.1.6 Khái niệm ma trận IEF (Internal Factor Evaluation Matrix)

Ma trận IFE: IFE là ma trận tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những điểm

mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng, khai thác những điểm mạnh chuẩn bị nội lực đối đầu và cải thiện những điểm yếu nâng cao thành tích và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Ma trận IFE là một công cụ quan trong để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp Bước 1: lập danh mục từ 10–20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh, yếu

cơ bản có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra

Bước 2: phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành Tổng số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0 Bước 3: xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 , trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu

Bước 4: nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số điểm của các yếu tố

Trang 18

Bước 5: cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm ma trận Đánh giá tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng

Từ 1 đến 4 điểm: không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận

Tổng số điểm dưới 2,5 điểm: Công ty yếu về những yếu tố nội bộ

Tổng số điểm trên 2,5 điểm: Công ty mạnh về các yếu tố nội bộ

2.1.7 Khái niệm ma trận SWOT

Ma trận SWOT là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp ta tìm hiểu vấn đề hoặc đề ra quyết định trong việc tổ chức quản lý cũng như kinh doanh SWOT

là một khung lý thuyết mà dựa vào đó chúng ta có thể duyệt lại các chiến lược, xác định lại vị thế cũng như hướng đi của doanh nghiệp

Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), và nguy cơ (Threats) SWOT đánh giá triển vọng của một vấn

đề hay một chủ thể nào đó

2.1.8 Các nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh:

Nhóm các tỷ số về thanh khoản

Tỷ số khái quát tình hình công nợ : hệ số này dùng để xem xét sự chiếm

dụng vốn lẫn nhau giữa doanh nghiệp và đối tác

Công thức:

Hệ số khái quát tình hình công nợ = Phải thu ngắn hạn (2.4)

Khoản phải trả ngắn hạn

Tỷ số thanh khoản nhanh: tỷ số này phản ánh khả năng của doanh nghiệp

trong việc thanh toán ngay các khoản ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản mục tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại, hệ số thanh toán càng thấp thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp khó mà tin tưởng được

Công thức:

Tỷ số thanh khoản nhanh =

Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho

(2.5) Giá trị nợ ngắn hạn

Trang 19

Tỷ số thanh khoản hiện thời: tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ

mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn

Gọi H là tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn thì ta có:

Tỷ số thanh khoản hiện thời =

Giá trị tài sản lưu động

(2.6) Giá trị nợ ngắn hạn

Nhóm các tỷ số về quản lý nợ

Tỷ số nợ trên tài sản: Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản

của doanh nghiệp là từ đi vay Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức

là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để

có vốn kinh doanh Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn

Công thức:

Tỷ số nợ trên tài sản = Tổng nợ * 100 (2.7)

Tổng tài sản

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy

động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế

Công thức :

Trang 20

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ * 100 (2.8)

Giá trị vốn chủ sở hữu

Vì vốn chủ sở hữu (E) bằng tổng tài sản (A) trừ đi tổng nợ (D), nên:

D/E = D / (A - D) = D/A / (1 - D/A) (2.9)

Tỷ số khả năng trả lãi: tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có

khả năng trả lãi vay Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay

Công thức:

Tỷ số khả năng trả lãi =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

(2.10) Chi phí lãi vay

Tỷ số khả năng trả nợ: là một tỷ số tài chính đánh giá khả năng thanh

toán nợ nói chung của doanh nghiệp

Công thức:

Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàn bán + Khấu hao + EBIT (2.11)

Nợ gốc + Chi phí lãi vay

EBIT (earnings before interest and taxes) : Là lợi nhuận trước lãi vay

và thuế hay thu nhập trước lãi vay và thuế là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của Công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập

EBIT được đề cập đến như khoản kiếm được từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hay thu nhập ròng từ hoạt động

Công thức để tính EBIT là:

EBIT = Thu nhập - Chi phí hoạt động (2.12)

Có thể xem công thức tính EBIT một cách cụ thể hơn như sau:

EBIT = Tổng doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí ( 2.13) EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn

và tỷ suất thuế giữa các Công ty khác nhau

Trang 21

Do đã loại bỏ lãi vay và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của Công ty, và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau

Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu : tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao

nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công

ty kinh doanh có lãi Tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị

âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ

Công thức:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) *100 (2.14)

Doanh thu

Tỷ số lợi nhuận của tài sản( ROA) : hệ số suất sinh lời của tài sản mang ý

nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

Công thức :

Tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ( ROE ): hệ số suất sinh lời của vốn

chủ sở hữu mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu

Công thức:

Vốn chủ sở hữu 2.1.9 Sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh

Đối với người quản lý doanh nghiệp

Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi

ro xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp cần phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…

Trang 22

Phân tích hoạt động kinh doanh không những là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là những công

cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ có thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn Thông qua phân tích mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc các vấn đề phát sinh Từ đó

có những giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả hơn Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh kỳ sau hợp lý Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh Dựa trên các tài liệu có được, thông qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp

Đối với ngân hàng, người đầu tư, người cung cấp

Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để quyết định có nên cho vay, đầu tư hay bán chịu hàng hoá hay không

Đối với Nhà Nước

Nhà nước dựa vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh để hoạch định các chính sách vĩ mô nền kinh tế

2.1.10 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt đông kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân

và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý doanh nghiệp

Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn

về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn các mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn rủ ro có thể xảy ra

Trang 23

2.1.11 Lược khảo tài liệu

Lê Thị Thùy Oanh (2010): Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Kiêng Giang”

Đại học Cần Thơ Tác giả đã phân tích các yếu tố về doanh thu, chi phí của Công ty từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn chung của Công ty và kiến nghị các giải pháp thích hợp lên Công ty Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh để phân tích đánh giá các chỉ tiêu chung của Công ty và sử dụng

ma trận SWOT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Công ty, tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty

Nguyễn Thị Ngọc Dung (2010): Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty Cổ phần Cảng Vĩnh Long” Đại học Cần

Thơ Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả trong kinh doanh của Công ty Tác giả đã phân tích hoạt động kinh doanh, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty để đưa ra các kiến nghị để Công ty hoạt động có hiệu quả hơn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp và được thu thập trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long Và các số liệu liên quan khác được thu thập trên báo, tạp chí và Internet Số liệu sơ cấp được thu thập thông quá trình trao đổi và phỏng vấn của tác giả với các chuyên gia của Công ty

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Tùy theo từng mục tiêu mà ta sử dụng phương pháp phân tích số liệu khác nhau và phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này

Khái niệm phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc

so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh

Nguyên tắc so sánh

a) Tiêu chuẩn so sánh

Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh

Trang 24

Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua

Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành

Chỉ tiêu bình quân của nội ngành

Mục tiêu 1: Phân tích chi phí, doanh thu và lợi nhuận của Công ty ta sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối

So sánh bằng số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với kỳ trước

Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của

Mục tiêu 2: đưa ra các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động của Công ty ta

sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối

So sánh bằng số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

Công thức: ∆F = * 100

F1: số kỳ phân tích

F0: số kỳ gốc

Trang 25

Mục tiêu 3: phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty bằng phương pháp tìm hiểu thông tin thông qua Internet từ đó đưa ra các suy luận về các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến Công ty

Mục tiêu 4: dự báo doanh thu của Công ty trong sáu tháng cuối năm

2013 ta sử dụng phương pháp luận và các quy trình của dự báo định lượng

Định nghĩa dự báo: là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự

việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng) Tuy nhiên, dự báo cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (định tính) và để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo

Mô hình xu thế

Dự báo bằng mô hình xu thế được dùng khi:

Không có nhiều dữ liệu chuỗi trong quá khứ

Không thể thu thập đủ số liệu các biến để dự báo bằng mô hình nhân quả

Xu thế là sự vận động tăng hay giảm của dữ liệu trong một khoảng thời gian dài

Xu thế tuyến tính

Xu thế phi tuyến (đường cong)

Có thể được biểu diễn: Ŷt = f(t)

Trang 26

Nguồn: http://tailieu.tv

Hình 2.1: Đồ thị các dạng hàm xu thế Các bước dự báo

Nhận dạng hàm xu thế

Ước lượng và kiểm định

Ước lượng các mô hình tuyến tính với tham số bằng OLS

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số

Đánh giá mức độ phù hợp của từng mô hình

Đánh giá độ chính xác của từng mô hình

Kiểm định sự vi phạm của các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển (CLRM):

Sai số có phân phối chuẩn

Phương sai sai số không đổi

Không có tự tương quan

Chọn ra mô hình tốt nhất

Thực hiện dự báo với mô hình tốt nhất

Dựa vào mô hình được ước lượng để:

Trang 27

Dự báo điểm: dựa vào phương trình được ước lượng

Dự báo khoảng: xây dựng khoảng tin cậy cho giá trị dự báo ở một mức ý nghĩa nào đó, chẳng hạn 5%

Cần kiểm định mô hình trước khi dùng nó để dự báo:

Nếu mô hình vi phạm các giả định hương sai sai số thay đổi, tự tương quan, … => chỉ nên dùng để dự báo điểm

Dự báo bằng phương pháp phân tích

Các dữ liệu thời gian có thể mang tính:

Xu thế

Mùa vụ

Chu kỳ (xét trong thời gian dài)

Ngẫu nhiên (bất thường)

 Dự báo bằng mô hình xu thế có thể không thích hợp

Mùa vụ (Seasonal): chuỗi lặp đi lặp lại theo tháng, quý, hay tuần Tính mùa vụ có thể xuất hiện trong các tháng, quý qua các năm, tính mùa vụ có thể

do ảnh hưởng của thời tiết, các sự kiện trong năm như lễ, hội

2 mô hình thể hiện mối quan hệ

Mô hình nhân tính (Multiplicative Component Model): Yt = Trt.Cit.Snt.Irt

Mô hình cộng tính (Additive Component Model): Yt = Trt+Cit+Snt+Irt Bốn thành phần của chuỗi thời gian

Trong đó:

Trt: thành phần xu thế của chuỗi

Cit: thành phần chu kỳ của chuỗi

Snt: thành phần mùa vụ của chuỗi

Irt: thành phần ngẫu nhiên của chuỗi

Mô hình nhân tính phù hợp khi sự biến thiên của chuỗi tăng dần theo thời gian

Mô hình cộng tính phù hợp khi chuỗi có sự biến thiên xấp xỉ đều nhau suốt chuỗi thời gian

Mô hình cộng tính

Trang 28

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện mô hình nhân tính

Điều chỉnh yếu tố mùa

Thành phần xu thế là sự vận động trong một thời gian dài

Trường hợp xu thế tuyến tính

Có thể có các hàm xu thế bậc hai, ba, …

Khi có yếu tố mùa, cần tách nó ra khỏi chuỗi

 Dữ liệu sau khi tách yếu tố mùa, có thể chỉ còn lại yếu tố xu thế => dùng các phương pháp dự báo xu thế

Trang 29

Các phương pháp tách yếu tố mùa: Census X12, Tramo/Seats, trung bình di động, …

Các phương pháp trung bình di động được dùng phổ biến nhất

Các chỉ tiêu lựa chọn mô hình thích hợp nhất

Sai số trung bình (Mean error)

Sai số phần trăm trung bình (Mean percentage error)

Sai số tuyệt đối trung bình (Mean absolute error)

Sai số bình phương trung bình (mean squared error)

Căn sai số bình phương trung bình (root mean squared error)

Hệ số ngang bằng Theil’s U

Trang 30

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM

VĨNH LONG 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Khái quát chung về công ty

Tên công ty: Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long

Tên tiếng Anh: Vĩnh Long Cenreal and Food Import Export Corporation Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 1500170900 do sở Kế hoạch Đầu

tư Vĩnh Long cấp và đăng ký thay đổi lần thứ 13 vào ngày 07/8/2012

Vốn điều lệ: 119.599.820.000 VND (một trăm mười chín tỷ năm trăm chín mươi chín triệu tám trăm hai mươi ngàn đồng Việt Nam)

Ủy ban Nhân dân Tỉnh Vĩnh Long

Đến cuối năm 1995 thực hiện Quyết định số 40/CP của Thủ tướng Chính phủ, Công ty được bàn giao về Tổng công ty Lương Thực Miền Nam hoạt động cho đến nay

Hiện Công ty là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam và Hội viên phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam Công ty có chi nhánh đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh số 31 Nguyễn Kim - quận 5, thành phố

Hồ Chí Minh (TPHCM)

Ngày 01/08/2006, Công ty đã nhận được Quyết định số ĐMDN của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển đổi

Trang 31

2204/QĐ-BNN-Công ty Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long thành 2204/QĐ-BNN-Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm Vĩnh Long với vốn đăng ký kinh doanh là 52.000.000.000 đồng

Ngày 03/3/2009, Đại Hội Cổ Đông thường niên thông qua việc chia bằng cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 104 tỷ đồng và niêm yết toàn bộ 10.400.000 cổ phiếu của Công ty tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), và ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định thời gian

và tiến hành thực hiện các trình tự thủ tục niêm yết

Ngày 22/09/2009, được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Công ty đã chi cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành

cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu Theo đó, mỗi cổ đông đăng ký tại ngày 07/10/2009 sẽ được chi trả khoản cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ là 80% cùng với lượng cổ phiếu thưởng tương ứng tỷ lệ 20% Nguồn vốn phát hành cổ phiếu thưởng được lấy chủ yếu từ lợi nhuận chưa phân phối của Công ty Như vậy, nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu của Công ty tăng lên 104.000.000.000 đồng, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng lên 10,4 triệu cổ phiếu

Ngày 25/10/2010, thống nhất chủ trương triển khai dự án nhà máy chế biến lương thực xuất khẩu tại huyện Hàn Đất tỉnh Kiên Giang tiến tới thành lập Công ty trách nhiện hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Dự án được triển khai trên diện tích 78.000 m2 với sức chứa 57.000 tấn

Ngày 12/11/2010, Công ty TNHH MTV lương thực Kiên Nông được thành lập với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, chủ sở hữu là Công ty cổ phần Lương Thực Thực Phẩm (CP LTTP) Vĩnh Long

Ngày 21/12/2010, toàn bộ cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn Giao dịch Chứng khoán TPHCM với mã cổ phiếu VLF, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Công ty

Ngày 26/11/2011, khánh thành xí nghiệp Tam Bình tại ấp Mỹ Phú 5, xã Trường Lộc, huyện Tam Bình với tổng diện tích 8.400 m2, sức chứa là 12.000 tấn Gạo các loại, 2 dây chuyền lau bóng Gạo năng suất 16 tấn/giờ, khả năng chế biến Gạo các loại trên 70.000 tấn/năm

Ngày 07/08/2012, Công ty hoàn thành việc tăng vốn từ 104.000.000.000 đồng lên 119.599.820.000 đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ thực hiện quyền là 20:3

Trang 32

Ngày 14/12/2012, tại phiên họp Hội Đồng Quản Trị lần 5 đã thống nhất cho Công ty mua nhà máy thức ăn thủy sản Domyfeed với tổng giá trị là 100

tỷ đồng

3.1.2 Trình độ của công nhân

Thực hiện chế độ lương, thưởng công bằng trên cơ sở hiệu quả, bảo đảm mức thu nhập hợp lý, để phát huy năng lực đóng góp của từng người lao động Thực hiện tuyển dụng, điều động, luân chuyển hoặc sáp nhập trong nội bộ để đảm bảo đầy đủ nhân sự cho các phòng ban, xí nghiệp ổn định hoạt động có hiệu quả, thường xuyên thực hiện việc đánh giá năng lực nhân viên để phân công bố trí nhân sự cho phù hợp

Phát động các phong trào thi đua trong các đợt sản xuất cao điểm để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí trong sản xuất, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng để làm đòn bẩy phát triển Công ty

Với các chính sách đãi ngộ lao động Công ty luôn tạo mọi điều kiện cho người lao động an tâm, gắng bó lâu dài, phát huy văn hóa doanh nghiệp Hiện nay doanh nghiệp đã có 253 thành viên

Bảng 3.1: Bảng cơ cấu lao động tại công ty năm 2012 Phân loại lao động theo trình độ học vấn Tổng số lao động Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng nhân sự công ty CP LTTP Vĩnh Long

3.1.3 Quy mô hoạt động của công ty

Hiện tại Công ty có 6 Xí nghiệp chế biến Gạo xuất khẩu, 01 nhà máy xay xát Lúa, 01 Xí nghiệp Bao bì, 01 Xí nghiệp Nông sản, 01 nhà máy thức ăn thủy sản Domyfeed, 01 của hàng bán lẻ với địa bàn hoạt động trải đều các huyện của tỉnh Vĩnh Long và các vùng trọng điểm như An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp

Trang 33

Hoạt động kinh doanh gạo của Công ty bao gồm nội địa và xuất khẩu với

tỷ trọng như sau

Trong nước: chiếm 25% chủ yếu cung ứng xuất khẩu cho các Công ty, Doanh nghiệp kinh doanh tại ĐBSCL và khu vực TPHCM

Nước ngoài: chiếm 75% trong đó xuất theo hợp đồng Chính phủ là 30%

và hợp đồng thương mại của Công ty là 45%

Hoạt đông sản xuất bao bì và chế biến thức ăn thủy sản chủ yếu phục vụ thị trường trong nước

3.2 Đặc điểm chung

Trang 34

3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Nguồn: Phòng nhân sự của Công ty

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm

Vĩnh Long

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢNG TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

HỆ THỒNG CÁC XÍ NGHIỆP PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Trang 35

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Đại hội đồng cổ đông: đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty cổ phần, quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của Công ty Đại hội đồng cổ đông làm việc theo chế độ tập thể, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình chủ yếu thông qua kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông, do đó Đại hội đồng cổ đông phải họp ít nhất mỗi năm một lần

Gồm tất cả các thành viên (cổ đông) có quyền biểu quyết (các cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết)

Ban kiểm soát: ban kiểm soát có một số quyền và nghĩa vụ sau

Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của Công ty: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản

lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông

Kiểm tra bất thường: khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu Can thiệp vào hoạt động Công ty khi cần: kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại Hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty

Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông, Tổng Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý Công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả

Hội đồng quản trị: đây là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội Các thành viên Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân

Trang 36

danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích,quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Ban tổng giám đốc: ban Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng giám đốc

và hai Phó giám đốc:

+ Tổng giám đốc:

Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có quyết định cao nhất về việc quản lý, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty

Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị

Xây dựng các chiến lược phát triển, ký kết các hợp đồng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty

Trang 37

Xí nghiệp An Bình: Số 89/2 Lộ Vòng Cung, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Của hàng Tiện Lợi: Số 4 – 6 – 10 Phạm Hùng, Phường 2, TP Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

Phòng tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đội ngũ lao động của Công ty Quản lý nhân sự, thực hiện các chế độ chính sách, tổng hợp thi đua, khen thưởng, giải quyết công việc văn thư, lưu trữ công văn tài liệu của Công ty, lập kế hoạch và mua sắm thiết bị cần thiết,… Thực hiện mua các chế độ bảo hiểm, lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân viên chức Thực hiện vệ sinh môi trường ở toàn đơn vị

Phòng kế toán: dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ pháp lệnh về thống kê tài sản, kế toán trong hoạt động kinh doanh để đảm bảo vốn cho quá trình hợt động của Công ty, thu thập thông tin hồ sơ, tình hình thu – chi,… Cuối kỳ lập báo cáo quyết toán, báo cáo tổng hợp để báo cáo với cơ quan cấp trên

Phòng kỹ thuật xây dựng cơ bản: phòng có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác xây dựng và thực hiện các kế hoạch chung của công ty như: kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch nghiên cứu kỹ thật, kế hoạch đầu

tư xây dựng cơ bản, quản lý chất lượng, số lượng, xây dựng ban hành các định mức kỹ thuật, quản lý theo dõi công trình xây dựng mới sửa chữa thiết bị sản xuất theo quy định của nhà nước

Phòng chiến lươc: xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư

Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh

tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế

Tham mưu về hợp đồng kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do Công ty làm Chủ đầu tư và Hợp đồng xây dựng, mua sắm phương tiện, thiết

bị, vật tư nhiên liệu, Hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán Và thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu

Trang 38

Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình được quy định, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu

Bảo đảm tuân thủ theo quy định của Công ty và pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện công việc Thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao

Bảo quản, lưu trữ, quản lý hồ sơ tài liệu, quản lý các trang thiết bị, tài sản của đơn vị được Công ty giao Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên

Phòng xuất nhập khẩu: lập và triển khai kế hoạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất của Công ty và nhu cầu hàng hóa của khách hàng Thực hiện giám sát việ mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng thời hạn yêu cầu lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu pháp luật 3.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính như:

Kinh doanh lương thực: với quy mô 6 Xí nghiệp chế biến lương thực có sức chứa gần 86.000 tấn, tổng công suất 44 tấn/giờ Vị trí Xí nghiệp nằm ở vùng nguyên liệu trọng điểm, giao thông thuận lợi nên hàng năm Công ty sản xuất chế biến gạo xuất khẩu từ 200.000 tấn trở lên

Kinh doanh mì màu – Nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc: công ty chuyên cung cấp khô dầu đậu nành, khoai mì lát, bắp hạt, cám sấy cho các đơn

vị chế biến thức ăn gia súc trong nước

Sản xuất và kinh doanh bao bì – hạt nhựa: năng lực máy móc thiết bị của

Xí nghiệp Bao bì có khả năng sản xuất 8.000.000 chiếc/năm

Sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản: nhà máy được trang bị chuyên sản xuất thức ăn thủy sản dành cho cá tra và công suất thành phẩm tương đương

15 tấn/giờ Nhà máy hoạt động theo tiêu chuẩn Global G.A.P và trở thành nhà máy chế biến thức ăn thủy sản đầu tiên trên cả nước đạt được Global G.A.P do đơn vị đánh giá Bereau Veritas (Anh Quốc) chứng nhận

3.4 Kết quả hoạt động của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Trang 39

Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long từ năm 2010 đến sáu

tháng đầu năm 2013

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu đồng 1.473.327 1.927.921 1.649.017 840.855

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu đồng 1.473.284 1.927.916 1.649.017 840.855

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu đồng 106.150 114.862 69.660 28.842

18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Triệu đồng 34.249 34.611 7.455 - 27.456

Trang 40

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng từ 1.473.327 triệu đồng năm 2010 lên 1.927.921 triệu đồng năm 2011, tăng 454.594 triệu đồng

so với năm 2010 Đến năm 2012 là 1.649.017 triệu đồng, giảm 278.904 triệu đồng so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2010 175.690 triệu đồng Sang sáu tháng đầu năm 2013 là 840.855 triệu đồng tăng hơn cùng kỳ năm 2012 (615.836 triệu đông) 225.019 triệu đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng giảm không ổn định là do Công ty đang hoạt động trong thời kỳ kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu

Giá vốn hàng bán năm 2010 của Công ty là 1.367.133 triệu đồng, đến năm 2011 là 1.813.054 triệu đồng tăng 445.921 triệu đồng Sang năm 2012 là 1.579.357 triệu đồng giảm 233.697 triệu đồng so với năm 2011 Và sáu tháng đầu năm 2013 là 812.015 triệu đồng tăng 227.988 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (584.027 triệu đồng) Nguyên nhân là do biến động thị trường Lúa, Gạo làm giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng giảm không ổn định

Cùng với sự bất ổn giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí QLDN cũng tăng giảm không ổn đinh Cụ thể là chi phí bán hàng năm 2010 là 49.103 triệu đồng, năm 2011 là 34.953 triệu đồng giảm 14.150 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 là 36.131 triệu đồng tăng 1.178 triệu đồng so với năm 2011, sáu tháng đầu năm 2013 là 23.192 triệu đồng tăng 7.383 triệu đồng

so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012 (15.809 triệu đồng) Chi phí QLDN năm 2010 là 31.952 triệu đồng, đến năm 2011 là 36.467 triệu đồng tăng 4.515 triệu đồng so với năm 2010 Sang năm 2012 là 36.749 triệu đồng không có sự thay đổi nhiều chỉ tăng 282 triệu đồng so với năm 2011, và sáu tháng đầu năm

2013 là 20.102 triệu đồng tăng 2.051 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 Nguyên nhân của việc tăng giảm không ổn định này là do nhà nước đang áp dụng và thay đổi chính sách lương của người lao động, biến đổi giá cả các loại nguyên vật liệu, sự điều chỉnh thường xuyên của điện, xăng dầu,…các yếu tố làm biến động chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Do mức độ tăng giảm không ổn định của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu nên lợi nhuận thuần từ HĐKD cũng biến động và có chiều hướng giảm qua các năm Năm 2010 lợi nhuận thuần từ HĐKD là 46.285 triệu đồng, đến năm 2011 là 41.436 triệu đồng giảm 4.849 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012 lại tiếp tục giảm chỉ còn 4.223 triệu đồng và sáu tháng đầu năm 2013 Công ty không có lời với mức lợi nhuận

âm 34.085 triệu đồng

Ngày đăng: 17/09/2015, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w