Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 63)

Đối thủ cạnh tranh Trong nước

Theo thống kê của Bộ Công thương Việt Nam hiện nay trên cả nước có 45 Công ty sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm và mặt hàng chủ yếu là Gạo. Trong đó có một số Công ty là đối thủ mạnh như:

Công ty Lương thực Sông Hậu: là thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Với 01 máy xay xát công suất 10 tấn/giờ và 10 dây máy đánh bóng Gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn với tổng công suất 1.600 tấn Gạo/ngày. Một hệ thống kho gồm 21 kho có diện tích 65.000 m2 với tổng sức chứa toàn Công ty là 130.000 tấn. Hàng năm mua vào gần 500.000 tấn Lúa các loại, với sản lượng bán ra trên 200.000 tấn/năm Gạo các loại.

Công ty CP Lương thực Hậu Giang: Sản phẩm chủ yếu của Công ty là Gạo các loại, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, với sức chứa kho là 45.000 tấn .

Công ty Lương thực Tiền Giang (Tigifood): Tigifood là doanh nghiệp

Nhà nước thành lập từ năm 1984 và là đầu mối xuất khẩu từ năm 1989, với ngành nghề kinh doanh chính: thu mua, chế biến lương thực cung cấp cho thị trường xuất khẩu và nội địa với số lượng quy Gạo khoảng 200.000 tấn mỗi năm, nước khoáng thiên nhiên, nước đá tinh khiết, bao bì PE, PP các loại, bánh tráng xuất khẩu và tiêu dùng nội địa…

Tổng công ty Lương thực Miền Nam của Việt Nam (VINAFOODII ): sở hữu một hệ thống các nhà máy, kho tàng trải dài từ Đà Nẵng đến Cà Mau, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL để phục vụ cho việc tồn trữ, chế biến nông sản xuất khẩu. Với tổng diện tích kho chứa là 1,15 triệu tấn. Tổng công suất hệ thống xử lý, xát trắng, đánh bóng Gạo là 740 tấn/ giờ, tương đường 3 triệu tấn/năm.

Hầu hết nhà máy của VINAFOOD II hiện sử dụng công nghệ và thiết bị hiện đại của các nước Nhật Bản, Đức, Ý, Pháp, Đan Mạch... để tồn trữ và chế biến tất cả các loại Gạo đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường.VINAFOOD II hàng năm thu mua, chế biến và xuất khẩu bình quân 3 triệu tấn Gạo/năm, đến hầu hết các thị trường tiêu thụ trên thế giới như Châu Á, các nước vùng Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ, các nước Đông Âu và một số nước thuộc liên

Trang 54

minh Châu Âu (EU). Ngoài mặt hàng chính là Gạo, VINAFOOD II còn chế biến, xuất khẩu các loại nông sản khác như Sắn lát, Bắp, các loại Đậu, hạt Điều, Cà phê...

Với hai nhà máy xay xát Lúa mì được trang bị thiết bị và công nghệ Châu Âu có khả năng xay xát 1.100 tấn bột mì mỗi ngày cung cấp phần lớn cho thị trường trong nước với các thương hiệu nổi tiếng như Thuyền buồm, Cải xanh, Thiên nga.

Nước ngoài

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippin (NFA) cho biết nước này đã chọn đơn thầu của Việt Nam, cung ứng 187.000 tấn gạo nhằm tăng dự trữ và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng năm trước mùa mưa bão quý 3/2013

Theo hãng tin Reuters, nhu cầu năm nay từ Philippin, quốc gia mua Lúa Gạo lớn nhất thế giới trong năm 2010, chỉ chiếm một phần nhỏ trong 8 triệu tấn Gạo mà Việt Nam muốn xuất khẩu trong năm 2013. Giám đốc NFA Orlan Calayag nói: “Chúng tôi đã đồng ý mua loại Gạo 25% tấm và đây sẽ là một phần trong kho dự trữ của chúng tôi cho thời gian từ tháng 7-9/2013”.

Philippin đang đặt mục tiêu tăng 11% sản lượng Lúa lên 20 triệu tấn trong năm nay, so với vụ bội thu 18 triệu tấn hồi năm 2012.

Theo ông Calayag, Tổng công ty Lương thực Miền Nam của Việt Nam (Vinafood II) đã chào giá 459,75 USD một tấn tính theo giá CIF, thấp hơn giá 568 USD/tấn của Thái Lan. Giá của Vinafood II, nếu tính theo giá FOB tương đương sẽ là 367,62 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 360-370 USD/tấn, FOB, hồi tuần trước. Giá gạo tại Việt Nam, nước xuất khẩu Lúa, Gạo lớn thứ hai thế giới, trong tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần qua, và giá cả có thể sẽ còn xuống nữa do nhu cầu tiêu thụ không mạnh trong lúc các nguồn cung lại tăng.

Thái Lan, nước xuất khẩu Gạo lớn nhất thế giới trong hàng chục năm qua, đã bị Ấn Độ soán ngôi vào năm 2012. Báo Wall Street Journal dẫn nguồn từ Hiệp hội Xuất khẩu Lúa, Gạo Thái Lan cho biết trong tháng 3/2013, xuất khẩu Gạo của Thái Lan giảm 18% so với một năm trước đó, xuống 493.457 tấn. Các quan chức hàng đầu ngành lúa gạo Thái Lan cuối tháng 4 cho biết ngoài các nguồn cung nội địa, các nhà xuất khẩu Lúa, Gạo của Thái Lan thường nhập hàng từ Campuchia, Việt Nam và Pakixtan để xay xát, với mức mua - bán ít nhất 300.000 tấn/tháng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh.Với việc gia công để có thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, các thương nhân Thái Lan kiếm lời bằng cách xuất hàng ra thị trường với giá cao hơn.

Trang 55

Chẳng hạn Gạo 5% tấm của Thái Lan trong tháng 4 được chào bán với giá khoảng 545 USD/tấn, FOB, trong lúc Gạo Việt Nam được rao giá 385 USD/tấn, còn sản phẩm từ ấn Độ và Pakixtan được đặt giá 436 USD và 422 USD một tấn. Tuy vậy, các thương nhân Thái Lan hiện đang lo ngại rằng khách hàng sẽ tìm mua trực tiếp để có mức giá rẻ hơn.

Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong cho biết: “Cách đây một năm, Ấn Độ và Pakixtan là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành xuất khẩu Gạo Việt Nam. Hiện tại, mọi chuyện đã khác. Mianmar mới là đối thủ đáng gờm với sự tăng trưởng mạnh về sản lượng xuất khẩu và mức giá thấp nhất thế giới”.

Mianmar từng là nhà xuất khẩu Gạo lớn nhất thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20, trước khi bị sa sút sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962.

Theo thống kê của spotonlists.com, trong số 10 quốc gia sản xuất Lúa, Gạo lớn nhất thế giới năm 2013 chỉ duy nhất Braxin, đứng thứ chín, không phải là nước Châu Á. Đứng đầu danh sách này là Trung Quốc, tiếp theo là Ấn Độ và Indonexia. Còn về bảng xếp hạng các nước xuất khẩu Gạo lớn nhất thế giới, theo số liệu năm 2012, Việt Nam đứng thứ hai, sau Ấn Độ và trên Thái Lan

Khách hàng: với các mặt hàng chủ yếu là lương thực thực phẩm nên khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp, của hàng bán sỉ và bán lẻ lương thực thực phẩm.

Về xuất khẩu khách hàng truyền thống của Công ty là các nước như Indonesia, Philippine, Trung Quốc, Châu Phi là những khách hàng tương đối dễ tính nên đây là khách hàng chủ yếu cần phải chăm sóc và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là một phần của Công ty vì nhu cầu tiêu dùng của họ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng. Nhu cầu này có thể xuất phát từ nhu cầu tự nhiên hoặc mong muốn, sở thích, thói quen, tập tính sinh hoạt…Nhìn chung Công ty đã xây dựng được uy tín cũng như vị trí của mình trong lòng khách hàng. Thường xuyên có những ưu đãi đối với khách hàng truyền thống cũng như không ngừng mở rông phạm vi hoạt động trên lãnh thổ. Hiện nay, Công ty vẫn duy trì mối quan hệ tốt với những khách hàng công nghiệp, các Công ty kinh doanh nhỏ, sở ban ngành và một bộ phận lớn khách hàng là cá nhân nhỏ lẻ.

Nhà cung cấp: nhà cung cấp chủ yếu của Công ty là thị trường nội địa chủ yếu là các nhà máy ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty chưa

Trang 56

liên kết được với các mô hình sản xuất khép kín đưa nguồn nguyên liệu qua nhiều trung gian nên giá đầu vào vẫn còn cao.

Trong số các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty, những nhà cung cấp truyền thống và hợp tác lâu dài với Công ty gồm có: Hiệp Thanh, Hiệp Tài, Công Thành, Vạn Lợi... Đây là một trong những đại lý thu mua Gạo lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, Công ty còn đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác tốt hệ thống nhà cung cấp mới.

Trang 57

4.7.2. Phân tích ma trận IEF và EFE (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.8: Bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các nhân tố bên ngoài Tầm quan

trọng Phân loại Tính điểm

- Thay đổi chính sách kinh tế. - Cải cách thuế

- Tăng chi phí bảo hiểm - Thay đổi công nghệ - Tăng lãi suất

- Di chuyển của dân số từ vùng này sang vùng khác

- Thay đổi hành vi lối sống - Những phụ nữ có việc làm

- Những người đi mua hàng là nam giới

- Thị trường trong thời kỳ suy thoái

0,1 0,09 0,04 0,1 0,14 0,09 0,07 0,1 0,12 0,15 3 2 2 2 4 3 3 4 3 1 0,3 0,18 0,08 0,2 0,56 0,27 0,21 0,4 0,36 0,15 Tổng cộng 1,00 2,71

Nguồn: Tác giả phân tích cùng với chuyên gia của Công ty

Từ bảng trên ta thấy các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty cổ phần lương thục thực phẩm Vĩnh Long.

Trong bảng EFE cho thấy yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với Công ty là thời kỳ suy thoái của thị trường với mức độ ảnh hưởng cao nhất đó là 0,15 điều đó cho thấy Công ty phản ứng không hiệu quả trước sự suy thoái của thị trường. Yếu tố tăng chi phí bảo hiểm có mức độ ảnh hưởng thấp nhất đó là 0,04 có nghĩa là Công ty đã có chuẩn bị và phản ứng tốt nếu chi phí bảo hiểm tăng.

Với tổng số điểm là 2,71 cho thấy mức độ phản ứng của Công trước những yếu tố bên ngoài chỉ ở mức trung bình, vì vậy Công ty cần phải có biện pháp chuẩn bị ứng phó với các yếu tố bên ngoài tác động vào hoạt động kinh doanh của Công ty.

Trang 58

Bảng 4.9: Bảng đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Các yếu tố bên trong Tầm quan

trọng Phân loại Tính điểm -Tinh thần làm việc của nhân viên

-Chất lượng sản phẩm tốt -Không có cơ cấu tổ chức

-Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng -Không có lực lượng nghiên cứu và phát triển

-Lợi nhuận cao hơn mức trung bình ngành

-Đưa nhà máy mới vào hoạt động sản xuất -Cắt giảm lương -Cắt giảm nhân sự 0,15 0,15 0,15 0,1 0,1 0,15 0,1 0,05 0,05 4 4 3 3 3 3 4 3 4 0,6 0,6 0,45 0,3 0,3 0,45 0,4 0,15 0,2 Tổng cộng 1,00 3,45

Nguồn: Tác giả phân tích cùng với chuyên gia của Công ty

Từ bảng trên cho ta thấy được ảnh hưởng của các yếu tố nội bộ trong Công ty cổ phần lương thược thực phẩm Vĩnh Long.

Trong bảng IFE cho thấy các yếu tố như: lợi nhuận cao hơn mức lương trung bình ngành, không có cơ cấu tổ chức, chất lượng sản phẩm tốt, tinh thần làm việc của nhân viên có mức ảnh hưởng cao nhất đến Công ty với số điểm là 0,15 chứng tỏ chất lượng sản phẩm, tinh thần làm việc của nhân viên là những yếu tố quyết định mức độ hiệu quả trong các hoạt đông kinh doanh của Công ty. Mặc khác yếu tố không có cơ cấu tổ chức cũng có mức ảnh hưởng rất cao trong các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty vì vậy Công ty cần phải có những giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Và với tổng số điểm là 3,45 thì các yếu tố nội bộ góp phần rất lớn vào sự thành công và phát triển của Công ty.

Trang 59

4.8. Dự báo doanh thu 6 tháng cuối năm 2013 của công ty Bảng 4.10: Doanh thu theo quý của Công ty Bảng 4.10: Doanh thu theo quý của Công ty

Nguồn: Số liệu được thu thập từ bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện doanh thu theo từng quý của Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long từ năm 2009 đến Q2 của năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2 4 6 8 10 12 14 16 18 DOANHTHU

Quý Doanh thu

( Triệu đồng) Quý Doanh thu ( Triệu đồng) 2009Q1 368.409,70 2011Q3 605.960,83 2009Q2 490.004,06 2011Q4 413.883,99 2009Q3 361.087,00 2012Q1 182.644,92 2009Q4 551.481,23 2012Q2 468.949,07 2010Q1 287.675,08 2012Q3 612.246,53 2010Q2 520.196,70 2012Q4 442.763,95 2010Q3 428.434,04 2013Q1 472.760,33 2010Q4 305.813,04 2013Q2 386.570,36 2011Q1 518.738,99 2011Q2 469.084,10

Trang 60

Qua biểu đồ trên cho ta thấy doanh thu của Công ty từ năm 2009 đến quý 2 năm 2013 có tính mùa vụ tăng từ quý 1 đến quý 2, từ quý 3 đến quý 4, chu trình này lặp đi lăp lại qua các năm 2009, 2010, 2011, và 2013. Ta có thể nói rằng doanh thu của Công ty tăng giảm quanh một giá trị trung bình.

Giản đồ tự tương quan về doanh thu của Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long

Hình 4.2: Giản đồ tự tương quan của Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Vĩnh Long

Nhận xét: Ta thấy từ kết quả trên với mức ý nghĩa Prob khác 0 thì không có sự tự tương quan giữa các kỳ với nhau. Ta tiến hành xử lý và loại bỏ tính mùa vụ để có thể dự báo tốt hơn. Thực hiện tách yếu tố mùa vụ ra khỏi chuỗi dữ liệu bằng phương pháp trung bình di động

Sau khi thực hiện tách yếu tố mùa vụ trên Eviews ta được bảng phân tích như sau:

Bảng 4.11: Bảng phân tích sau khi tách yếu tố mùa vụ Sample: 2009Q1 2013Q2

Included observations: 18 Ratio to Moving Average Original Series: DOANHTHU Adjusted Series: DOANHTHSA Scaling Factors:

1 0,764988

2 1,134329

3 1,155769

Trang 61

∏ = 0,764988 * 1,134329 * 1,155769 * 0,997092 = 1

Sau khi tách yếu tố mùa vụ ra khỏi chuỗi ta có chuỗi ta có số liệu như sau: Bảng 4.12: Bảng doanh thu sau khi tách yếu tố mùa vụ

Đơn vị tính: triệu đồng

Quý DOANHTHSA Quý DOANHTHSA

2009Q1 481.587,62 2011Q3 524.291,71 2009Q2 431.977,11 2011Q4 415.090,07 2009Q3 312.420,62 2012Q1 238.753,92 2009Q4 553.089,37 2012Q2 413.415,47 2010Q1 376.051,41 2012Q3 529.730,51 2010Q2 458.593,73 2012Q4 444.054,30 2010Q3 370.691,79 2013Q1 617.996,23 2010Q4 306.704,89 2013Q2 340.791,89 2011Q1 678.099,10 2011Q2 413.534,48 Nguồn: tác giả tự tổng hợp 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2009 2010 2011 2012 DOANHTHSA

Trang 62

Hình 4.3:Biểu đồ thể hiện doanh thu theo từng quý của Công ty từ năm 2009 đến Q2 của năm 2013 (Đã loại bỏ tính mùa vụ)

Nhận xét: từ biểu đồ trên ta thấy được số liệu giao động quanh một giá trị

trung bình, và sau khi loại bỏ tính mùa vụ ta có giản đồ tự tương quan mới như sau:

Hình 4.4: Giản đồ tự tương quan sau khi tách yếu tố mùa vụ Ta tiến hành hồi quy và dự báo

Thực hiện hồi quy giữa DOANHTHSA và t

Bảng 4.13: Kết quả thực hiện hồi quy bảng phương pháp OLS Sample: 2009Q1 2013Q2

Included observations: 18

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 424333.4 66124.73 6.417167 0.0000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

T 1298.901 5241.286 0.247821 0.8074

R-squared 0.003824 Mean dependent var 439270.8

Adjusted R-squared -0.058437 S.D. dependent var 112137.8 S.E. of regression 115367.8 Akaike info criterion 26.25408 Sum squared resid 2.13E+11 Schwarz criterion 26.35301 Log likelihood -234.2867 Hannan-Quinn criter. 26.26772

F-statistic 0.061415 Durbin-Watson stat 2.567371

Prob(F-statistic) 0.807425

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trang 63

Y = β1 + β2*T

Giá trị dự báo quý 3 năm 2013 là 449.012,52 triệu đồng trong khoảng từ 218.276,92 triệu đồng đến 679.748,12 triệu đồng.

Giá trị dự báo quý 4 năm 2013 là 450.311,42 triệu đồng trong khoảng từ 219.575,82 triệu đồng đến 681.047,02 triệu đồng.

Hình 4.5: Biểu đồ dự báo doanh thu của Công ty Kiểm định chuẩn đoán

Kiểm định phân phối chuẩn:

Khái niệm: Phân phối chuẩn là phân phối của đại lượng ngẫu nhiên liên tục X có miền xác định từ âm vô cùng đến dương vô cùng với hàm mật độ xác suất.

Mục đích: Kiểm định phân phối chuẩn để đưa đến các kết luận trong thống kê suy luận sau nay.

Kiểm định Jarque – Bera:

Đặt giả thuyết:

H0 là sai số có phân phối chuẩn H1: sai số không có phân phối chuẩn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 63)