Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 57)

4.7.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty 4.7.1.1. Môi trường vĩ mô

Năm 2010

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức. Sản xuất kinh doanh trong nước gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiện tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm.

Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020.

Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 12,8 tỷ USD. Tiếp đến là EU đạt 10 tỷ USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 13% và tăng 19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD, dầu thô 1,4 tỷ USD, xăng dầu 653 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và tăng 48,6%.

Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng nhập khẩu (39,9%) cao hơn mức tăng xuất khẩu (27,8%). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (nếu không kể dầu thô là 47,3%), kim ngạch nhập khẩu chiếm 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng xuất khẩu nói chung là: hàng dệt may chiếm 60,8%, giầy dép 72,7%, điện tử, máy tính 98,2%, máy móc, thiết bị phụ tùng 87,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 73,1%, vải 61,6%, sắt thép 40,2%.

Trang 48

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 1,98% so với tháng trước, mức tăng cao nhất các tháng trong năm nay. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tiếp tục tăng và tăng cao nhất với mức 3,31% so với tháng trước (lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28%), tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,53%, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%, đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn, ở mức dưới 1% gồm: thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,86%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,51%, giao thông tăng 0,45%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,41%, giáo dục tăng 0,07%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,02%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.

Chỉ số giá vàng tháng 12/2010 tăng 5,43% so với tháng trước, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2010 tăng 2,86% so với tháng trước, tăng 9,68% so với cùng kỳ năm 2009.

Về Nông nghiệp: sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009 do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha. Sản lượng lúa đông xuân năm nay ước tính đạt 19,2 triệu tấn, tăng 522,3 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích tăng 25,2 nghìn ha và năng suất tăng 1,2 tạ/ha. Lúa hè thu đạt 11,6 triệu tấn, tăng 383,5 nghìn tấn do diện tích tăng 77,6 nghìn ha và năng suất tăng nhẹ 0,1 tạ/ha. Lúa mùa đạt 9,2 triệu tấn, tăng 132,9 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất lúa mùa của các địa phương phía Nam tăng mạnh, ước tính đạt 42,2 tạ/ha, tăng 2,5 tạ/ha so với vụ mùa 2009. Nếu tính cả sản lượng ngô với 4,6 triệu tấn thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước tính đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm 2009. Diện tích gieo trồng và năng suất một số cây hàng năm khác cũng tăng nên sản lượng đạt khá: Khoai lang đạt 1,3 triệu tấn, tăng 105,9 nghìn tấn so với năm 2009 (diện tích tăng 4,2 nghìn ha, năng suất tăng 4,7 tạ/ha), Đỗ tương đạt 296,9 nghìn tấn, tăng 81,7 nghìn tấn (diện tích tăng 50,8 nghìn ha, năng suất tăng 0,4 tạ/ha), Mía đạt gần 16 triệu tấn, tăng 338,5 nghìn tấn (năng suất tăng 11,2 tạ/ha), sản lượng rau tăng 8,8% (diện tích tăng 6,1%, năng suất tăng 2,6%), sản lượng Đậu tăng 3,6% (diện tích tăng 1,4%, năng suất tăng 2,1%). Riêng sản lượng Lạc và Sắn giảm do một phần diện tích được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác, trong đó Lạc đạt 485,7 nghìn tấn, giảm 25,2 nghìn tấn (diện tích giảm 5,6 nghìn ha), Sắn đạt 8,5 triệu tấn, giảm 8,9 nghìn tấn (diện tích giảm 11,6 nghìn ha).

Trang 49

Với tình hình kinh tế xã hội đầy biến động trong năm 2010 đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đến tình hinhd hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong thời gian đó Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giái cả nguyên vật liệu cũng như hàng hóa biến động không ngừng làm cho Công ty gặp khó khăn trong vấn đề tích trữ sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thị trường.

Năm 2011

Năm 2011, tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động. Mặc dù còn có những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc, nền kinh tế nước ta đã ứng phó có kết quả với diễn biến phức tạp của tình hình, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó, quý 1 tăng 5,57%, quý 2 tăng 5,68%, quý 3 tăng 6,07% và quý 4 tăng 6,10%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010, nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm.

Về Nông nghiệp: sản lượng lúa cả năm 2011 ước tính đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010, là mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nếu tính thêm 4,6 triệu tấn Ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 ước tính đạt gần 47 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn so với năm 2010.

Về tài chính, tiền tệ, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm và tăng 20,6% so với năm 2010 (vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ là tăng 7 - 8%). Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng. Bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,9% GDP (thấp hơn kế hoạch đề ra, là 5,3%). Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng 12/2010 (kế hoạch là 15 - 16%), tổng dư nợ tín dụng tăng 12% (kế hoạch là dưới 20%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước (thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm

Trang 50

2010). Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0,97% so với tháng trước, tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 tăng 31,8% so với năm trước, chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp tăng 18,43%, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 21,27%, chỉ số giá cước vận tải tăng 18,52%, chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2011 tăng 19,62% so với năm 2010, chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá tăng 20,18%.

Với sự ảnh hưởng của lạm phát trong năm 2011 vừa qua Công ty đã không ngừng thay ddoorr những chính sách để phù hợp với nền kinh tế thị trường, vì vậy đã làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất chung của Công ty đã làm lợi nhuận của Công ty giảm hơn so với năm 2010.

Năm 2012

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý 1 tăng 4,64%, quý 2 tăng 4,80%, quý 3 tăng 5,05%, quý 4 tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính

Trang 51

phủ. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm, khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.

Về Nông nghiêp: Sản lượng Lúa cả năm 2012 ước tính đạt 43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm trước do diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7753,2 nghìn ha, tăng 97,8 nghìn ha, năng suất đạt 56,3 tạ/ha, tăng 0,9 tạ/ha. Nếu tính thêm 4,8 triệu tấn Ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước tính đạt 48,5 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2011. Trong sản xuất Lúa năm nay, sản lượng Lúa đông xuân đạt gần 20,3 triệu tấn, tăng 510,4 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước do diện tích tăng 27,6 nghìn ha và năng suất tăng 1,1 tạ/ha. Sản lượng Lúa hè thu đạt 14 triệu tấn, tăng 573,3 nghìn tấn do diện tích đạt 2659,8 nghìn ha, tăng 70,3 nghìn ha (riêng diện tích Lúa thu đông tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tăng 31,3 nghìn ha), năng suất đạt 52,5 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha. Sản lượng Lúa mùa ước tính đạt gần 9,4 triệu tấn, tăng 179,6 nghìn tấn, chủ yếu do năng suất tăng 0,9 tạ/ha.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tháng 12/2012 so với tháng trước tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,17%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,28% (lương thực tăng 0,13%, thực phẩm tăng 0,28%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%). Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm gồm: nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,15%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14% (dịch vụ y tế tăng 0,03%), giáo dục tăng 0,09% (dịch vụ giáo dục tăng 0,05%), giao thông giảm 0,43%, bưu chính viễn thông giảm 0,02%. CPI tháng Mười hai chỉ tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường, cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai) nhưng tăng cao nhất vào tháng Chín với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTG ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn

Trang 52

giá. Trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (tháng Sáu và tháng Bảy). CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước.

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung (lương thực tăng 22,82%, thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân chung tăng 18,58%). Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng 4,36% của năm 2011. Trong hai năm qua, chỉ số giá nhóm giáo dục vẫn duy trì mức tăng cao (năm 2011 tăng 23,18%, năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông vẫn duy trì mức giảm (năm 2011 giảm 5,06%, năm 2012 giảm 1,11%).

Trong năm 2012, nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn tăng 55,2%, Cà phê tăng 37,9%, Cao su tăng 23,8%, hạt Điều tăng 25,6%, gạo tăng 13,1%, Chè tăng 10,4%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu Gạo đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng nông sản trên không cao do ảnh hưởng của đơn giá thế giới giảm như: giá Sắn và sản phẩm Sắn giảm 16,8%, Cà phê giảm 6,2%, hạt Điều giảm 15%, Gạo giảm 7,1%, Chè giảm 2,2%... Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước nhưng tỷ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 57)