Phân tích tình hình lợi nhuận qua các năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 50)

Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 ta có được bảng 4.5.

Bảng 4.3: Bảng phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

2010 2011 2012 Sáu tháng

đầu năm 2013 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Lợi nhuận gộp về BH

và cung cấp DV 106.150 114.862 69.660 28.842

Lợi nhuận từ HĐKD 46.285 41.436 4.223 - 34.085

Lợi nhuận khác - 1.279 3.717 747 3.509

Lợi nhuận trước thuế 45.006 45.153 8.752 - 27.746 Lợi nhuận sau thuế 34.249 34.611 7.455 - 27.245

Nguồn: Phòng tài chính kế toán của Công ty

Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV: đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng lợi nhuận của Công ty. Năm 2010 là 106.150 triệu đồng. Năm 2011 là 114.862 triệu đồng tăng 8.712 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do chi phí BH và cung cấp DV năm 2010 giảm so với năm 2010 đồng thời tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận trong năm 2011. Năm 2012 là 69.660 triệu đồng giảm 45.202 triệu đồng so với năm 2011 và giảm 36.490 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do giá cả tăng làm tăng chi phí BH và cung cấp DV trong khi doanh

Trang 41

thu lại giảm so với năm 2011 nên lợi nhuận cũng giảm theo. Đến sáu tháng đầu năm 2013 là 28.842 triệu đồng giảm 3.004 triệu đồng nguyên nhân giảm là do chi phí tăng cao hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu dẫn đến làm giảm lợi nhuận của Công ty.

Lợi nhuận từ HĐKD: năm 2010 là 46.285 triệu đồng. Năm 2011 là 41.436 triệu đồng giảm 4.849 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của Công ty đang trong thời kỳ khó khăn mặc dù chi phí từ HĐKD giảm nhưng mức độ giảm lại nhỏ hơn doanh thu đẫn đến giảm về lợi nhuận. Năm 2012 là 4.223 triệu đồng giảm 37.213 triệu đồng so với năm 2011 và giảm 42.062 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do chi phí cho các HĐKD của Công ty tăng trong khi doanh thu lại giảm kéo theo giảm về lợi nhuận trong năm 2012 . Đến sáu tháng đầu năm 2013 lợi nhuận âm 34.085 triệu đồng nguyên nhân là do chi phí từ HĐKD cao hơn doanh thu, hoạt động SXKD của Công ty chưa hiệu quả dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh.

Lợi nhuận khác: năm 2010 lợi nhuận từ các hoạt động khác âm 1.279 triệu đồng nguyên nhân lỗ là do chi phí trong các hoạt động khác cao hơn doanh thu . Đến năm 2011 lợi nhuận tăng lên 3.717 triệu đồng tăng 4.996 triệu đồng so với năm 2010 nguyên nhân tăng lợi nhuận là do chi phí từ hoạt động khác giảm nhiều hơn so với mức giảm của doanh thu dẫn đến tăng về lợi nhuận. Năm 2012 giảm chỉ còn 747 triệu đồng giảm 2.970 triêu đồng so với năm 2011 nhưng vẫn cao hơn lợi nhuận năm 2010 là 2.026 triệu đồng nguyên nhân là do mức độ giảm của doanh thu cao hơn mức độ giảm của chi phí nên làm giảm lợi nhuận. Sáu tháng đầu năm 2013 là 3.509 triệu đồng tăng so với cùng kỳ năm 2012 nguyên nhân là do doanh thu từ các hoạt động khác tăng trong khi chi phí lại giảm dẫn đến tăng về lợi nhuận so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012.

Lợi nhuận trước thuế: năm 2010 là 45.006 triệu đồng. Đến năm 2011 là 45.153 triệu đồng tăng 147 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 giảm còn 8.752 triệu đồng giảm 36.401 triệu đồng so với năm 2011 và 36.254 triệu đồng năm 2010. Lợi nhuận trước thuế sáu tháng đầu năm 2013 âm 27.746 triệu đồng.

Lợi nhuận sau thuế: năm 2010 là 34.249 triệu đồng. Năm 2011 là 34.611 triệu đồng tăng 362 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 giảm xuống còn 7.455 triệu đồng giảm 27.156 triệu đông so với năm 2011 và giảm 26.749 triệu đồng so với năm 2010. Đến sáu tháng đầu năm 2013 lợi nhuận sau thuế âm 27.245 triệu đồng.

4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Các yếu tố làm giảm lợi nhuận

Trang 42

Lợi nhuận giảm là do ảnh hưởng của tình hình lạm phát năm 2011 tăng lên mức 2 con số dẫn đến giá cả nguyên vật liệu tăng vượt mức dự báo của Công ty trong khi doanh thu lại giảm do tình hình kinh tế khó khăn tiêu dùng của người dân giảm đi.

Lợi nhuận giảm là do các chính sách kiềm chế lạm phát đẩy lãi suất tăng lên cao dẫn đến chi phí tài chính tăng là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận.

Tình hình xuất khẩu của Công ty gặp khó khăn do ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái nền kinh tế thị trường thế giới trong khi chi phí vận chuyển bảo quản lại tăng lên đã ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của của Công ty.

Các yếu tố làm tăng lợi nhuận

Công ty đã đưa ra những chính sách, nhận định đánh giá và kiểm soát được rủi ro có thể xảy ra trong từng thời diểm cụ thể, hạn chế được những hợp đồng xuất khẩu mang tính rủi ro cao.

Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, kiểm soát thời điểm thích hợp mua – bán và tạm trữ để tạo hiệu quả cao nhất.

4.5. Tình hình chung về tài chính của công ty

Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty qua các năm có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Công ty hoàn toàn có khả năng chủ động về tài chính. Và khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty là tương đối tốt, tình hình cụ thể như sau:

Năm 2010 tài sản ngắn hạn là 438.446 triệu đồng trong khi nợ ngắn hạn là 374.996 triệu đồng. Năm 2011 tài sản ngắn hạn là 446.596 triệu đồng trong khi nợ ngắn hạng là 408.184 triệu đồng. Nên Công ty hoàn toàn có thể thanh toán nợ ngắn hạn. Sang năm 2012 tài sản ngắn hạn là 758.670 triệu đồng trong khi nợ ngắn hạn là 814.745 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2013 tài sản ngắn hạn là 1.787.209 triệu đồng trong khi nợ ngắn hạn là 1.939.363 triệu đồng. cho ta thấy trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 tình hình thanh toán nợ của Công ty đang gặp khó khăn.

Năm 2010 tài sản dài hạn là 108.635 triệu đồng trong khi nợ dài hạn chỉ 161 triệu đồng, đến năm 2011 tài sản dái hạn là 136.616 triệu đồng trong khi nợ dài hạn là 317 triệu đồng, sang năm 2012 tài sản dài hạn là 228.774 triệu đông trong khi nợ dài hạn chỉ có 10 triệu đồng, và sáu tháng đầu năm 2013 tài sản dài hạn là 452.338 trong khi nợ dài hạn là 586 triệu đông. Qua các năm tài sản dài hạn điều lớn hơn nợ dài hạn nên Công ty đang quản lý rất tốt tình hình thanh toán nợ dài hạn.

Trang 43

Bảng 4.4: Phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013

STT CHỈ TIÊU Đơn vị 2010 2011 2012 Sáu tháng đầu

năm 2013

1 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 438.446 446.596 758.670 1.787.209

2 Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 70.321 133.299 280.866 106.945

3 Các khoảng đầu tư tài chính ngắn hạn Triệu đồng 37.272 10.855 2.891 3.833

4 Các khoản phải thu ngắn hạn Triệu đồng 213.989 156.509 207.746 762.964

5 Hàng tồn kho Triệu đồng 105.399 142.596 232.702 888.370

6 Tài khoản ngắn hạn khác Triệu đồng 11.466 3.337 34.465 25.097

7 Tài sản dài hạn Triệu đồng 108.635 136.616 228.774 452.338

8 Tài sản cố định Triệu đồng 84.289 107.499 207.346 402.941

9 Bất động sản đầu tư Triệu đồng - - - -

10 Các khoản đầu tư tài hính dài hạn Triệu đồng 23.993 27.847 19.105 40.000

11 Tài sản dài hạn khác Triệu đồng 352 1.270 2.322 9.396

12 Nợ phải trả Triệu đồng 375.157 408.500 814.755 1.939.949

13 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 374.996 408.184 814.745 1.939.363

14 Nợ dài hạn Triệu đồng 161 317 10 586

15 Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu đồng 171.924 174.711 172.824 299.974

16 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 171.924 174.711 172.824 299.974

Trang 44

4.6.Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động của công ty Nhóm các tỷ số về thanh khoản: Nhóm các tỷ số về thanh khoản:

Bảng 4.5: Bảng phân tích các tỷ số thanh khoản từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Công ty

Chỉ số 2010 2011 2012 Sáu tháng đầu

năm 2013 Tỷ số khái quát tình hình công nợ 0,57 0,38 0,26 0,39

Tỷ số thanh khoản nhanh 0,89 0,74 0,65 0,46

Tỷ số thanh khoản hiện thời 1,17 1,09 0,93 0,92

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ số khái quát tình hình công nợ: năm 2010 là 0,57 cho ta thấy Công ty

đang bị khách hàng chiếm dụng vốn và tỷ số này giảm dần qua các năm (năm 2011 là 0,38, năm 2012 là 0,26) chứng tỏ Công ty đang dần thu hồi được vốn và hạn chế sự chiếm dụng của khách hàng. Sang sáu tháng đầu năm 2013 hệ số này lại tăng lên 0,39.

Tỷ số thanh khoản nhanh: tỷ số thanh khoản nhanh qua các năm của

Công ty là âm và rất nhỏ cụ thể là năm 2010 là 0,89 đến năm 2011 là 0,74 sang năm 2012 là 0,65 và sáu tháng đầu năm 2013 là 0,46 khả nang thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giảm dần qua các năm, chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn về vốn lưu động và thanh toán nợ ngắn hạn.

Tỷ số thanh khoản hiện thời: qua số liệu phân tích ta thấy tỷ số thanh

khoản hiện thời qua các năm trong khoản 1 – 1,5 Công ty hoạt động tương đối tốt tỷ số thanh toán nợ hiện tại nằm trong mức có thể chấp nhận được. Công ty có đủ tài sản để sử dụng ngay khi thanh toán nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Cụ thể là năm 2010 là 1,17 năm 2011 là 1,09 và 2012 là 0,93 tuy rằng con số này giảm so với năm 2010 nhưng vẫn có thể chấp nhận được, đến sáu tháng đầu năm 2013 là 0,92 ta vẫn có thể chấp nhận.

Trang 45

Nhóm các tỷ số về quản lý nợ:

Bảng 4.6: Bảng các tỷ số về quản lý nợ từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Công ty

Chỉ số 2010 2011 2012 Sáu tháng đầu năm 2013 Tỷ số nợ trên tài sản (%) 68,57 70,04 80,51 86,62 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (%) 218,21 233,81 471,44 646,71 Tỷ số khả năng trả lãi 1,51 0,89 0,20 -1,19 Tỷ số khả năng trả nợ 3,6 4,16 13,12 0,47 Nguồn: tác giả tự tổng hợp

Tỷ số nợ trên tài sản: tỷ số tổng nợ trên tài sản năm 2010 là 68,57 % đây

là con số tương đối tốt chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đòn bẫy tài chính hợp lí và tự chủ được về tài chính. Năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 70,04 % đây là con số tương đối cao và theo tình hình hiện nay của công ty thì tài chính của công ty phụ thuộc khá nhiều vào vốn đi vay để kinh doanh sản xuất. Đến năm 2012 tỷ số này lại tiếp tục tăng đạt 80,51 % điều này thể hiện Công ty đang gặp khó khăn về tài chính và nguồn vốn kinh doanh phụ thuộc đa phần vào vốn đi vay. Đến sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số này lại tiếp tục tăng đạt 86,62 % con số này cho ta biết được mức độ rủi ro của công ty cao, Công ty không tự chủ được khả năng tài chính của mình

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu qua các năm

điều tăng cụ thể là năm 2010 là 218,21 % sang năm 2011 tăng lên 233,81 %, đến năm 2012 lại tiếp tục tăng lên 471,44 % và đến sáu tháng đầu năm 2013 là 646,71 % điều này chứng tỏ Công ty đang chịu mức rủi ro cao, Công ty đang phụ thuộc vào vốn đi vay

Tỷ số khả năng trả lãi: tỷ số khả năng trả lãi của công ty qua các năm

giảm cụ thể năm 2010 là 1,51 chứng tỏ lợi nhuận của Công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Sang năm 2011 giảm còn 0,89 cho ta biết được khả năng trả lãi của công ty giảm và công ty khó hoàn thành việc trả lãi vay. Đến năm 2012 là 0,20 đây là con số thấp thể hiện công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả lợi nhuận thu được không đủ khả năng trã lãi vay. Và sáu tháng đầu năm 2013 là âm 1,19 chứng tỏ Công ty đang gặp rũi ro về khả nưng trả lãi Công ty đang hoạt động trong tình trạng thua lỗ.

Tỷ số khả năng trả nợ: tỷ số khả năng trả nợ qua các năm của Công ty có

Trang 46

năm 2012 chỉ số này tăng mạnh lên 13,12 thể hiện Công ty đang cải thiện tình hình thanh khoản là tốt, nhưng đến sau tháng đầu năm 2013 chỉ số này giảm chỉ còn 0,47 chúng tỏ Công ty đang gặp khó khăn về thanh khoản.

Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời:

Bảng 4.7: Bảng các tỷ số về khả năng sinh lời từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 của Công ty

Chỉ số Đơn

vị 2010 2011 2012

Sáu tháng đầu năm

2013 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu % 2,32 1,86 0,45 - 3,27

ROA % 6,26 5,94 0,76 - 1,23

ROE % 19,92 19,81 4,31 - 9,15

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu : tỷ số lợi nhuận trên doanh thu qua các

năm điều giảm chúng tỏ Công ty đang giảm hiệu quả hoạt động của Công ty giảm cụ thể: năm 2010 lợi nhuận chiếm 2,32 % trong doanh thu của Công ty. Đến năm 2011 lợi nhuận giảm chỉ chiếm 1,86 % trong doanh thu. Sang năm 2012 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu tiếp tục giảm chỉ còn 0,45 %. Và sáu tháng đầu năm 2013 Công ty hoạt động thua lỗ làm giảm 3,27 % doanh thu

của Công ty

Tỷ số lợi nhuận của tài sản( ROA) : Từ bảng phân tích số liệu ta thấy

được tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản qua các năm điều giảm và giảm và giảm rất nhanh cụ thể là: năm 2010 là 6,26 với 1 đồng tài sản Công ty tạo ra được 6,26 đồng lợi nhuận thể hiện Công ty đang hoạt động hiệu quả và quản lý tài sản hợp lý. Đến năm 2011 ROA là 5,94 giảm hơn so với năm 2010 sang đến năm 2012 chỉ số ROA giảm chỉ còn 0,76 tuy rang Công ty đang vẫn có lợi nhuận tạo ra từ tài sản nhưng hiệu quả hoạt động của Công ty không tốt. Sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số lợi nhuận trên tài sản âm 1,23 chứng tỏ Công ty hoạt động không tốt dẫn đến thua lỗ trong tài sản.

Tỷ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu ( ROE ): từ bảng số liệu trên ta thấy

tỷ suất lợi nguận trên vốn chủ sở hữu qua các năm điều giảm cụ thể: năm 2010 là 19,92 cho ta biết với một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 19,92 đồng lợi nhuận. Năm 2011 ROE là 19,81 giảm so với năm 2010 nhưng không đáng kể, đến năm 2012 ROE giảm mạnh so với năm 2011 chỉ còn 4,31 và sang sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm 9,15 chứng tỏ

Trang 47

Công ty hoạt động không hiệu quả dẫn đến giảm lợi nhuận và thua lỗ trong vốn chủ sở hữu

4.7. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty 4.7.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty 4.7.1. Đánh giá môi trường kinh doanh của công ty 4.7.1.1. Môi trường vĩ mô

Năm 2010

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức. Sản xuất kinh doanh trong nước gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiện tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 50)