Những năm qua cả thế giới liên tiếp phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Để có thể đứng vững và vượt qua những khó khăn thách thức của nền kinh tế mang lại thì các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, lúc này quản trị doanh nghiệp cần phải được chú trọng, vì nó chiếm vai trò chủ đạo trong việc định hướng và xây dựng mục tiêu chiến lược cho công ty. Đứng trước xu hướng tất yếu của nền kinh tế, Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát mới được thành lập chính thức vào đầu năm 2009, nhưng từ đó đến nay Công ty đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Trong những năm qua do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành nên trong nhiều giai đoạn Công ty cũng đã gặp những khó khăn nhất định, tuy nhiên Công ty đã vượt qua đứng vững trên thị trường và tiếp tục mở rộng hơn nữa. Qua việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá Công ty với đề tài: “ Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát”, em hy vọng góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển hơn.
LỜI MỞ ĐẦU Những năm qua cả thế giới liên tiếp phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Để có thể đứng vững và vượt qua những khó khăn thách thức của nền kinh tế mang lại thì các doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, lúc này quản trị doanh nghiệp cần phải được chú trọng, vì nó chiếm vai trò chủ đạo trong việc định hướng và xây dựng mục tiêu chiến lược cho công ty. Đứng trước xu hướng tất yếu của nền kinh tế, Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát mới được thành lập chính thức vào đầu năm 2009, nhưng từ đó đến nay Công ty đã không ngừng hoàn thiện và phát triển. Trong những năm qua do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành nên trong nhiều giai đoạn Công ty cũng đã gặp những khó khăn nhất định, tuy nhiên Công ty đã vượt qua đứng vững trên thị trường và tiếp tục mở rộng hơn nữa. Qua việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá Công ty với đề tài: “ Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát”, em hy vọng góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển hơn. Bài báo cáo thực tập gồm 3 phần Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát. Phần 2: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát. Phần 3: Đánh giá chung về tình hình của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát. Với kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế, trong quá trình làm em không tránh khỏi những sai sót nên em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng các bạn để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Mỹ Dung, và các thầy cô giáo cùng với quý Công ty nơi em thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. 1 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG PHÁT 1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp: Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát. Tên tiếng Anh: HOANG PHAT IMPORT - EXPORT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY Loại hình: Công ty cổ phần Địa chỉ: Số nhà 35, ngõ 130, phố Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc - Ba Đình – Ha Noi City - Vietnam Số đăng ký kinh doanh/Mã số thuế DN: 0103020440 Ngày thành lập: 13/01/2009 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: - Xuất khẩu các loại giấy, vở học sinh, hồ sơ, các loại bao bì, các sản phẩm hàng hóa khác do công ty sản xuất . - Nhập khẩu một số nguyên liệu dùng cho sản xuất, các sản phẩm bao bì, giấy gói quà mà công ty không sản xuất. Các trang thiết bị dùng cho ngành in ấn, sản xuất bao bì . - Sản xuất bao bì, in ấn trên các chất liệu giấy . Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường Trung Quốc, thị trường trong nước chủ yếu là thị trường Hà Nội và các vùng lân cận. 1.2 Quá trình hình thành và phát triển 1.2.1.Lịch sử hình thành Công ty Trong buổi đầu sơ khai, với quy mô là một xưởng in nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, phương tiện, dụng cụ sản xuất còn lạc hậu nên hiệu quả sản xuất còn rất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu. Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, Công ty đã phục vụ tốt nhu cầu của thị trường và phát triển sản phẩm ngày một đa dạng hơn. Đến năm 2009 do yêu cầu phát triển mở rộng kinh doanh và cũng để tiện giao dịch Công ty đã chính thức được thành lập với cái tên Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát. Ra đời trong giai đoạn nền kinh tế nói chung và ngành bao 3 bì nói riêng đang gặp phải những khó khăn thách thức lớn, Công ty đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể tồn tại. Từ ngày thành lập Công ty đã thực hiện hàng trăm hợp đồng lớn nhỏ, như nhận đặt làm số lượng lớn túi giấy cho hệ thống Nguyễn Sơn bakery, in ấn và làm phong bì, hồ sơ cho hàng loạt các hội thảo tại nhiều Công ty lớn nhỏ khác nhau, cung cấp các loại giấy in, giấy vẽ, hồ sơ…cho nhiều đại lý trong nội thành và các vùng lân cận. Hiện nay mặc dù với quy mô sản xuất không lớn nhưng Công ty luôn luôn vươn lên tự hoàn thiện và khẳng định mình. Công ty thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị có tính năng tác dụng cao áp dụng vào sản xuất. Song song với việc đầu tư, Công ty không ngừng tiến hành sửa chữa, nâng cấp tính năng sử dụng của máy móc thiết bị cũ một cách kịp thời, hiệu quả và hợp lý, góp phần không nhỏ vào việc làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công nhân viên làm tiền đề cơ bản cho quá trình đổi mới và phát triển. 1.2.2 Định hướng phát triển trong giai đoạn 2010 – 2015 Hiện nay, xu hướng nhu cầu bao bì thực phẩm toàn cầu từ nay đến năm 2013 được dự báo tăng 3,8% mỗi năm, đạt mức 124 tỉ USD vào năm 2013. Các yếu tố làm tăng nhu cầu về bao bì bao gồm sự tăng trưởng về sản lượng lương thực toàn cầu, do kết quả của lối sống nhanh người tiêu dùng có xu hướng hướng tới việc chọn thực phẩm làm sẵn. Ngoài ra, việc tăng giảm hay thay đổi cơ cấu dân số sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu bao bì thực phẩm, như tỷ lệ tăng dân số đô thị và số lượng phụ nữ gia tăng trong lực lượng lao động, cùng với sự tăng nhanh số lượng các hộ gia đình đơn thân, sẽ làm tăng việc tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến đóng gói sẵn, do thời gian chuẩn bị bữa ăn bị hạn chế và các lợi ích cùng sự thuận tiện khi dùng thực phẩm đóng gói sẵn. Cùng với việc thế giới đang kêu gọi sử dụng những thay thế túi nilon bằng các loại túi giấy khác dễ phân hủy, khiến cho ngành bao bì phát triển mạnh. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của ngành bao bì Việt Nam ở mức 10 – 15%/năm, bao bì Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp lớn của Việt Nam, bao bì Việt Nam đã vươn xa, có mặt nhiều nơi trên thế giới. Nhận thấy rõ nhu cầu thị trường đang tăng lên hàng ngày, doanh nghiệp đã quyết định lên kế hoạch phát triển cho 5 năm tới và ra quyết định cần phải tăng sản lượng, tăng quy mô sản xuất của công ty và từ đó mở rộng thị trường ra khắp cả nước. 4 Năm 2010 Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng 1 xưởng sản xuất lớn với diện tích 1000m2 tại khu công nghiệp Nam Thăng Long, cuối 2011 xưởng đã trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4 năm 2012. Xưởng được đầu tư công nghệ hiện đại và các trang thiết bị khác để hỗ trợ tối ưu các lao động trong quá trình sản xuất. Xưởng được đưa vào hoạt động sẽ làm tăng sản lượng của doanh nghiệp lên mức đáng kể. Cùng với việc tăng quy mô sản xuất thì việc đa dạng hóa sản phẩm mẫu mã cũng đang được Công ty chú ý và đẩy mạnh trong giai đoạn này. Trong những năm qua doanh nghiệp chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp Trung Quốc, đây vốn là cái nôi của ngành in ấn với những mẫu mã đa dạng, kiểu dáng bao bì bắt mắt và liên tục được thay đổi chính vì vậy ban giám đốc dự định sẽ thành lập một nhóm chịu trách nhiệm thiết kế những mẫu hoa văn họa tiết, những mẫu bao bì để doanh nghiệp sản xuất hoặc theo đơn đặt hàng. Như vậy khách hàng khi đến với doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn và doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn. 1.3 Hình thức tổ chức sản xuất và quy mô của doanh nghiệp: Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát kinh doanh dưới hình thức công ty cổ phần, Công ty được hình thành và phát triển bởi sự góp vốn của 3 cổ đông. Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng vì tiền thân là một xưởng in hoạt động đã khá lâu nên Công ty có được cho mình một số lượng lớn bạn hàng thân thiết. Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Hoàng Phát ra đời với vốn điều lệ ban đầu 7 tỷ đồng với 15 nhân viên. Công ty đi vào hoạt động với số lượng nhân viên không nhiều nhưng đây là đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và gắn bó với Công ty khi Công ty còn là một xưởng in nhỏ. Sau 3 năm hình thành Công ty đã ngày càng phát triển, tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Hiện nay, quy mô và năng lực sản xuất của Công ty đang ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hóa công nghệ, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, với tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng gồm 2 xưởng nhỏ đang hoạt động, mỗi xưởng 250m2 và 1 xưởng sản xuất lớn mới được hoàn thành sẽ được đưa vào hoạt động trong thời gian tới có tổng diện tích lên tới 1000m2. Các loại máy móc thiết bị mà Công ty đầu tư để dùng cho sản xuất: 5 Bên cạnh các máy móc cơ bản như máy chia cuộn, máy xả tờ, máy cuốn lõi giấy, máy cắt lõi… Thì Công ty còn đầu tư thêm các hệ thống máy tiên tiến khác như: Hệ thống máy in ống đồng sản xuất tại Trung Quốc gồm có các bộ phận in, chỉnh và chồng màu tự động. công suất 200m/phút. Hệ thống máy làm thành phẩm túi bao bì, làm được nhiều loại túi đa dạng. với công suất 60 túi/phút. Hệ thống máy làm thành phẩm giấy, gồm có máy bế hộp, máy tạo vân giấy và máy làm lịch ép nhũ vàng… Hệ thống máy ghép được sản xuất tài Đài Loan theo công nghệ Mỹ, Nhật, có thể ghép được nhiều loại màng với nhau thành màng ghép phức hợp, công suất 180m/phút. Hệ thống máy chia công suất 250m/phút dùng để chia các loại màng phức hợp thành cuộn nhỏ theo yêu cầu. Nguyên vật liệu chính gồm có: các loại màng (OPP, PE…) các loại chất dung môi (toluen, cồn, keo), các loại mực in (mực OPP, PE…) Hiện nay, Công ty đang sản xuất theo quy trình bán tự động nên đòi hỏi tại tất cả các khâu cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn với nhau để giảm thiểu thời gian chết do chờ đợi, vì vậy người lao động cần phải tập trung cao độ trong công việc. Trong giai đoạn này Công ty cũng đang tăng cường đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng quy mô nhà xưởng và chú tâm vào khâu đào tạo lao động để thích ứng với các máy móc thiết bị hiện đại dần đi đến làm chủ công nghệ. Doanh nghiệp với 37 lao động trong đó có 5 lao động bậc cao đẳng, 11 lao động bậc trung cấp và 21 lao động bậc phổ thông, cùng với đó do trong quá trình sản xuất còn nhiều khâu cần làm thủ công cũng như tính chất thời vụ của một số sản phẩm nên doanh nghiệp thuê thêm một số lượng lao động thời vụ để gia công sản phẩm tại nhà, lương được hưởng theo số thành phẩm. 1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp gồm ban giám đốc các phòng ban nghiệp vụ và các xưởng sản xuất. Cơ cấu của doanh nghiệp nhìn chung khá đơn giản, và giám đốc có thể nắm bắt được toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 1.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 6 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng, theo kiểu cơ cấu này, giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về ban giám đốc. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng sản xuất. 1.4.2. Chức năng cơ bản của các bộ phận quản lý Các phòng ban của công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau, các xưởng sản xuất được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc Công ty. 1.4.2.1. Ban giám đốc: Ban giám đốc Công ty chỉ có một giám đốc và một phó giám đốc, toàn bộ hoạt động sản xuất của các xưởng chịu sự chỉ đạo thống nhất trực tiếp của giám đốc, giám đốc sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về quá trình sản xuất và nghĩa vụ với nhà nước. Giám đốc Công ty là người đứng đầu lãnh đạo chung toàn bộ hoạt động của Công ty chỉ đạo trực tiếp các phòng ban trong và các xưởng sản xuất. Giám đốc có chức năng ra quyết định trong mọi hoạt động tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp: kế hoạch sản xuất của các xưởng, chiến lược kinh doanh, chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm… Phó giám đốc là người giúp đỡ giám đốc, cùng với giám đốc tham gia công việc chung của Công ty. Phó giám đốc được phân công phụ trách phòng tài chính kế toán và Ban giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính X ư ở n g i n 1 X ư ở n g i n 2 X ư ở n g i n 3 Phòng kinh doanh 7 một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi giám đốc đi vắng thì có thể ủy quyền cho phó giám đốc. Chức năng chính của ban giám đốc: - Tổ chức thi hành các quyết định của Công ty, phân bổ phân công các công việc cho các xưởng sản xuất. - Xây dựng và đề xuất các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức và đốc thúc các hoạt động sản xuất để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã đặt ra. - Thường xuyên xuống xưởng kiểm tra tình hình sản xuất, đốc thúc, động viên công nhân sản xuất. 1.4.2.2. Phòng tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với người lao động, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo tay nghề và phát triển nhân sự trong tương lai cho Công ty. - Phòng tổ chức có mối liên hệ trực tiếp với các phân xưởng, đảm bảo đủ lao động cho các phân xưởng, khi thiếu lao động sẽ thực hiện công tác tuyển dụng lao động sau đó đưa xuống các phân xưởng để được đào tạo cơ bản. - Thực hiện vệ sinh các phân xưởng sau mỗi ngày làm việc để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho lao động. - Phòng tổ chức phải thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn trong công ty, đặc biệt là trong các phân xưởng, đảm bảo và nhắc nhở công nhân thực hiện đúng an toàn trong lao động. - Phòng có chức năng tham mưu giúp giám đốc cải tiến sắp xếp bộ máy lao động, thực hiện các chế độ hành chính văn thư bảo mật, giải quyết các thủ tục hơp đồng lao động, xây dựng các mức đơn giá tiền lương, thưởng theo quy định của công ty trên cơ sở quy đinh Nhà nước, thực hiện các công tác văn phòng hành chính khác. 1.4.2.3. Phòng kế toán tài chính Phòng kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo dõi tình hình biến động của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tham mưu giúp giám đốc, nhằm sử dụng vốn đúng mức độ chế độ làm việc hợp lý. - Phòng có 1 kế toán trưởng và 1 nhân viên làm việc theo sự phân công của kế toán trưởng, vào những thời điểm như cuối năm, công việc nhiều thì Công ty có thuê thêm nhân viên kế toán ngoài để đảm bảo công việc. 8 - Phòng chỉ dẫn, hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ hạch toán kế toán, quản lý tài chính một cách thường xuyên và có nề nếp theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. - Khai thác đủ nguồn vốn phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đề xuất các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phối hợp cùng phòng tổ chức hành chính Công ty giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động, lương, thưởng cho người lao động. - Quản lý các khoản tiền quỹ, tài sản, vật tư, tiền vốn lưu trữ, các giấy tờ kế toán, tài liệu, báo cáo tài chính kế toán của Công ty theo quy định của Nhà nước. 1.4.2.4. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh chuyên thực hiện các công việc tiêu thụ sản phẩm, làm các công việc về Marketing, thu nhập thông tin gợi mở nhu cầu , quảng cáo, tiếp thị, cung cấp hàng hóa đến khách hàng… ngoài ra phòng còn lên kế hoạch sản xuất và soạn thảo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. - Tham mưu giúp giám đốc xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh, xây dựng và triển khai các phương án sản xuất kinh doanh, điều hành mọi công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. - Triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các xưởng về các mặt hàng sản xuất gia công theo các đơn hàng được giám đốc điều hành chỉ đạo, theo dõi và cung cấp kịp thời nguyên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất khi được các xưởng yêu cầu. - Chỉ đạo phân công cán bộ mặt hàng, kiểm tra đôn đốc bám sát các yêu cầu kỹ thuật, màu mực, độ đậm nhạt, chất liệu giấy, kích thước… để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. - Thường xuyên cập nhật tình hình sản xuất tại các xưởng, chỉ đạo điều chỉnh kịp thời khi có khó khăn, đảm bảo tiến độ, chất lượng thời gian giao hàng. - Đẩy mạnh khai thác thị trường và xuất khẩu hàng hóa. Phòng kinh doanh có mối quan hệ trực tiếp với các xưởng sản xuất, để có thể nắm bắt cụ thể tình hình sản xuất của các xưởng, hỗ trợ lẫn nhau để có thể đảm bảo hoàn thành hợp đồng đúng quy định. 1.2.4.5. Các phân xưởng 9 Các xưởng nằm dưới sự điều hành trực tiếp của giám đốc. Mỗi xưởng đều có quản đốc phân xưởng giám sát, đốc thúc công nhân sản xuất sản phẩm, theo dõi và quản lý quá trình sản xuất. Các quản đốc trực tiếp báo cáo tình hình sản xuất tới ban giám đốc và thường xuyên phải liên hệ, trao đổi thông tin với các phòng ban của công ty để phối hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình sản xuất chung của Công ty Khi nhận được yêu cầu đặt hàng từ phía khách hàng, thì phòng kinh doanh sẽ liên hệ trực tiếp trao đổi với khách hàng, mẫu mã thiết kế của sản phẩm có thể do khách hàng mang tới hoặc Công ty sẽ thiết kế mẫu theo ý tưởng của khách, sau đó phòng kinh doanh sẽ viết báo cáo kế hoạch chi tiết thực hiện hợp đồng như nguyên liệu cần thiết, khối lượng bao nhiêu, tiến độ công việc… Sau khi đã lên kế hoạch chi tiết, phòng kinh doanh trình giám đốc, giám đốc duyệt và đưa xuống phòng tài chính kế toán, hạch toán lên chi phí, trình phó giám đốc duyệt, rồi giám đốc sẽ trực tiếp báo xuống phân xưởng, ra quyết đinh thực hiện kế hoạch sản xuất Trong quá trình thực hiện có bất kỳ trục trặc nào phân xưởng sẽ báo trực tiếp lên giám đốc để xem xét và điều chỉnh và yêu cầu các phòng ban khác hỗ trợ, phối hợp tạo điều kiện để phân xưởng hoàn thành kịp tiến độ. Sau khi thành phẩm được hoàn thành, sản phẩm sẽ được kiểm tra ngay tại xưởng, vì số lượng sản phẩm nhiều nên công ty sẽ kiểm tra theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên, khi đã đạt chất lượng thì sản phẩm sẽ được đóng hộp nhập kho thành phẩm, phòng kế toán sẽ có trách nhiệm ghi nhận và kiểm hàng. Khi đơn đặt của khách hàng đã hoàn thành phòng kinh doanh phối hợp với phòng kế toán làm các thủ tục xuất kho thành phẩm giao hàng theo yêu cầu của khách. Nhận xét đánh giá: cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty rất đơn giản, ít các phòng ban do đó giám đốc Công ty có điều kiện theo dõi quản lý hoạt động của các phòng ban và nhân viên các phòng ban dễ hơn. Với bộ máy quản lý đơn giản như vậy sẽ giúp giám đốc Công ty điều hành công ty tốt hơn. Đồng thời với cơ cấu bộ máy quản lý không cồng kềnh cũng làm giảm chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cho Công ty. Nhìn chung bộ máy quản lý hiện nay vẫn đang đảm bảo quá trình sản xuất của Công ty. Tuy nhiên nhìn vào bộ máy quản lý vẫn còn thấy công việc chưa 10 được phân công rõ ràng, một phòng ban kiêm nhiệm quá nhiều công việc, các chức năng còn khá chồng chéo. Công ty ngoài sản xuất trực tiếp còn có lĩnh vực xuất nhập khẩu, nên có 1 phòng ban chịu trách nhiệm riêng về lĩnh vực này, để có thể đẩy mạnh tình hình xuất nhập khẩu của Công ty. Bên cạnh đó Công ty nên tuyển dụng thêm một số kỹ thuật viên vì hiện nay Công ty áp dụng khá nhiều máy móc thiết bị vào quá trình sản xuất do vậy cần có nhân viên riêng không chỉ kiểm tra, rà soát máy móc, hướng dẫn công nhân mà còn có thể nghiên cứu, sáng tạo cải tiến hệ thống máy móc cũ để nâng cao chất lượng sản phẩm, và năng suất của công nhân. 11