Ngành ngân hàng đã trải qua một năm đầy biến động với nhiều yếu tố bất lợi từ sự thay đổi chính sách vĩ mô và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, giật cục, khó dự đoán và bất đồng nhất.
HỌ VÀ TÊN: ĐỖ THANH MAI LỚP: 19Q BÀI TẬP MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM MỤC LỤC PHẦN 1: BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG NĂM 2010 . PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2010 I. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK . 1. Về lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Techcombank 2. Về khung quản trị rủi ro của Ngân hàng Techcombank II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK NĂM 2010 THEO MÔ HÌNH 1. Phân tích chỉ tiêu Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu bình quân . 2. Phân tích Các nhân tố cấu thành ROA. III. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI IV. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN . 1. Đánh giá trạng thái thanh khoản của NH Techcombank dựa vào phương pháp chỉ số 2. Dự báo trạng thái thanh khoản của Techcombank theo phương pháp thang đáo hạn và các chiến lược đề xuất PHẦN I, BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG NĂM 2010 Ngành ngân hàng đã trải qua một năm đầy biến động với nhiều yếu tố bất lợi từ sự thay đổi chính sách vĩ mô và cơ chế điều hành thị trường mang tính hành chính, giật cục, khó dự đoán và bất đồng nhất. Chính sách thị trường tiền tệ năm 2010: Sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế bằng động thái nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và đầu năm 2010. Do vậy, các nhà điều hành chính sách đã tỏ ra thận trọng hơn khi áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệ thống ngân hàng. Thông tư 13 ban hành ngày 20/5/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 quy định việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động được. Đồng thời Thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. Bên cạnh đó, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng quy định, buộc NHNN phải lùi thời hạn này thêm 1 năm nữa. Tăng trưởng tín dụng vượt kế hoạch: Tăng trưởng tín dụng (TTTD) và cung tiền của Việt Nam trong 10 năm qua luôn duy trì quanh mức 30%, trong khi đó tỷ lệ này tại các quốc gia trong khu vực chỉ rơi vào mức 10 đến 15%. Tính riêng năm 2010, tốc độ TTTD đạt 27.65% - là con số thấp nhất trong 3 năm trở lại đây và thấp hơn nhiều so với mức 37.73% của năm 2009, nhưng vượt con số kế hoạch là 25%, tổng phương tiện thanh toán tăng trên 25.2%. Hệ quả dễ nhận thấy là tình trạng lạm phát. Đây đã trở thành căn bệnh kinh niên mang tính cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam, xuất phát từ mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư nhưng kém hiệu quả. Căng thẳng tỷ giá: Trong vòng 10 tháng kể từ 11/2009 đến 8/2010, NHNN đã phải thực hiện 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tăng tổng cộng 11.17% lên mức 18,932 VND/USD. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất giá tiền VNĐ là tài khoản vãng lai của Việt Nam luôn bị thâm hụt rất lớn (10- 12% GDP), lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm (do sự thiếu ổn định của chính sách tỷ giá và lạm phát cao triền miên) và tình trạng đô la hóa nền kinh tế gia tăng (tâm lý đầu cơ ngoại tệ, sử dụng trong thanh toán và tín dụng ngoại tệ tăng mạnh do chênh lệch lãi suất giữa USD và VND). Căng thẳng cuộc đua lãi suất 4 tháng cuối năm: Tình trạng lạm phát cao vượt mọi dự kiến (kế hoạch 8%, thực tế 11.75%) khiến cho người dân có tâm lý không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản có tính an toàn cao hơn như USD, Vàng và Bất động sản. Cộng với việc NHNN lại điều hành CSTT thắt chặt, khiến các ngân hàng buộc phải đẩy lãi suất huy động lên cao. Lãi suất tăng mạnh đặc biệt trong những tháng cuối năm với mức lãi suất huy động phổ biến 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, cuộc chạy đua lãi suất này bắt đầu từ khi NHNN bất ngờ cho phép các NHTM được áp dụng lãi suất thỏa thuận, mặc dù một thời gian dài trước đó đã phải dùng nhiều biện pháp hạ mặt bằng lãi suất. Sau sự cố Techcombank với mức lãi suất huy động lên tới 18%, NHNN buộc phải định mức trần lãi suất huy động không vượt quá 14% bao gồm cả các khoản khuyến mại. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp can thiệp bằng hành chính và các ngân hàng không tuân thủ nghiêm ngặt quy định này. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng, chất lượng tín dụng còn thấp, tín nhiệm tín dụng hạ. Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với bài toán tăng vốn điều lệ và bị hạ xếp hạng tín nhiệm tín dụng. Theo quy định của Thông tư 13, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng quy định, buộc NHNN phải lùi thời hạn này thêm 1 năm nữa. Sự điều chỉnh này phần nào phản ánh sự thiếu nhất quán trong các chính sách của NHNN và cũng cho thấy tình trạng khó khăn của hệ thống tài chính và sự vận hành kém hiệu quả của thị trường vốn trong nước. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng từ 1.9% cuối năm 2009 lên 2.5% vào cuối năm 2010. Đặc biệt là khoản nợ lên tới khoảng 26,000 tỷ đồng của 10 NHTM cho Vinashin vay nếu như đưa vào nợ xấu thì sẽ đẩy NPL lên mức 3.2%. Từ nhiều yếu tố như lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và đặc biệt là vụ Vinashin mà cả 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và S&P đã hạ bậc tín nhiệm tín dụng bằng ngoại tệ của Việt Nam sang mức triển vọng tiêu cực, đồng thời Moody’s cũng hạ bậc tín nhiệm của 6 NHTM, trong đó có Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Việt Nam sẽ khó khăn hơn trên thị trường vốn quốc tế và tăng thêm rủi ro cho các NHTM. Chúng ta phải đối mặt với khả năng tăng lãi suất trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ để hút vốn. Dựa trên tình hình chung như đã trình bày ở trên của ngành, chúng ta sẽ có thêm những đánh giá chính xác về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kĩ thương Việt Nam. PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2010 V. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK. 1. Về lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Techcombank. Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 183.000 tỷ đồng (tính đến hết tháng 9/2011). Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2011, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 300 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.300 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2 triệu khách hàng cá nhân, gần 60.000 khách hàng doanh nghiệp. Năm 2010, Techcombank đã đạt được một số kết quả như sau: - Triển khai các chương trình chuyển đổi chiến lược tổng thể, công bố tầm nhìn sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của Techcombank. Đồng thời thực hiện việc tái cấu trúc mô mình kinh doanh và quản lý và chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp - Tháng 04/2010: Đạt giải thưởng “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất lượng” (International Star for Leadership in Quality Award) do BID – Tổ chức Sáng kiến Doanh nghiệp quốc tế trao tặng. - Tháng 05/2010: Nhận Danh vị “Thương hiệu quốc gia 2010” - Tháng 05/2010: Nhận giải Ngân hàng Tài trợ Thương mại năng động nhất khu vực Đông Á do IFC, thành viên của Ngân hàng Thế giới trao tặng - Tháng 06/2010: Nhận giải thưởng Ngân hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2009 do Citi Bank trao tặng - Tháng 6/2010: Tăng vốn điều lệ lên 6.932 tỷ đồng - Tháng 7/2010: Nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp chí Euromoney trao tặng. - Tháng 8/2010: Nhận Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2010” do Hội doanh nhân trẻ trao tặng và Giải thưởng Thương hiệu Việt được ưu thích nhất năm 2010 do Báo Sài gòn Giải phóng trao tặng 2. Về khung quản trị rủi ro của Ngân hàng Techcombank. Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhiệm vụ quản trị rủi ro của Ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối quản trị rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank. Năm 2010, Khối Quản trị rủi ro đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban kiểm toán và rủi ro - ARCO (thuộc Hội đồng Quản trị), tham gia vào Ủy ban Quản lý tài sản nợ có - ALCO (thuộc Ban Điều hành) để xem xét điều chỉnh kịp thời, thường xuyên các công tác về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, trong mỗi khối kinh doanh đều có bộ phận phân tích và đánh giá mức độ rủi ro đối với các nghiệp vụ được triển khai theo chức năng. Việc kiểm soát rủi ro theo hướng tập trung kết hợp với phân cấp nhiều tầng đảm bảo cho Techcombank đánh giá đúng và đủ các rủi ro có thể gặp phải để xây dựng các chính sách phòng ngừa thích hợp. Trong bối cảnh thị trường tiền tệ có những diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng dễ phát sinh nợ xấu, công tác quản trị rủi ro tiếp tục được hiện đại hóa theo hướng chuyên sâu và thích ứng với tình hình mới, do vậy đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn, hiệu quả. Các công tác trọng tâm của quản trị rủi ro là tiếp tục hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro cho từng khối khách hàng, từng khối ngành; mô hình hóa và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro; xây dựng và cập nhật liên tục các báo cáo đánh giá rủi ro; theo dõi và giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc… Quản trị rủi ro thị trường. Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ thống quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003, nhằm đảm bảo phòng chống các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, chứng khoán cũng như rủi ro về lãi suất, thanh khoản. Trong năm 2010, các mô hình quản trị rủi ro thị trường tiếp tục được cải tiến theo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất và cải tiến các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng cường kiểm soát rủi ro trong kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối: - Thiết lập hạn mức về trạng thái ngoại hối cho tất cả các loại ngoại tệ, tiến hành kiểm soát hạn mức hàng ngày, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và mục đích quản lý rủi ro nội bộ được Hội đồng ALCO điều chỉnh theo từng thời kỳ. - Đưa ra những cảnh báo về sự biến động của thị trường, hỗ trợ bộ phận kinh doanh nhận định xu hướng sắp tới của những ngoại tệ mạnh. Các hoạt động kinh doanh vàng: - Theo dõi và kiểm soát hoạt động môi giới kinh doanh vàng tài khoản. - Thiết lập hạn mức, đề xuất về hạn mức vàng và tiến hành kiểm soát hạn mức hàng ngày. - Thực hiện báo cáo về thực trạng giao dịch của hoạt động kinh doanh vàng vật chất. - Thực hiện phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản cho xu hướng giá vàng sắp tới. - Các hoạt động kinh doanh chứng khoán: - Kiểm soát giá mua/bán trái phiếu. - Xây dựng các mô hình quản lý, đánh giá hiệu quả danh mục chứng khoán. - Đóng góp ý kiến xây dựng các quy trình kinh doanh chứng khoán. Các hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hóa tương lai: - Thực hiện kiểm soát toàn diện đối với hoạt động môi giới hàng hóa tương lai: Kiểm soát rủi ro lãi lỗ theo thời gian thực đến từng tài khoản của khách hàng; Kiểm soát và đánh giá lại hạn mức cho các khách hàng giao dịch hàng hóa theo từng quý. - Nghiên cứu và triển khai phần mềm giao dịch điện tử Jtrader với nhiều tiện ích hữu dụng cho khách hàng và hệ thống kiểm soát giao dịch điện tử SARA của Techcombank. - Phát triển và tư vấn chính sách quản trị rủi ro đối với Sàn giao dịch cafe BCEC- ĐắcLắk của tỉnh ĐắcLắk. - Nghiên cứu sản phẩm quyền chọn hàng hóa và phát triển sản phẩm phức hợp quyền chọn nói chung và cho khách hàng lớn như Vietnam Airlines… Kiểm soát các rủi ro lãi suất và thanh khoản: • Ủy ban ALCO của Ngân hàng thực hiện các cuộc họp định kỳ và bất thường nhằm đánh giá rủi ro lãi suất. Các quyết định điều chỉnh chính sách lãi suất của Techcombank đều dựa trên sự phân tích thấu đáo về môi trường kinh doanh, dựa vào các công cụ kỹ thuật đo lường lãi suất… • Đối với hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, trong năm 2010, Techcombank đã xây dựng các công cụ theo dõi, giám sát và đảm bảo hàng ngày các tỷ lệ an toàn, bao gồm cả tỷ lệ khả năng chi trả, mà các tổ chức tín dụng cần phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như chỉ tiêu thanh khoản nội bộ của Ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng. Tín dụng luôn là một trong những hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh môi trường kinh doanh hậu khủng hoảng còn nhiều bấp bênh. Techcombank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ Chi nhánh, đến các khối chức năng và hội đồng tín dụng cao cấp. Mô hình hiện đại này đảm bảo cho Ngân hàng luôn kiểm soát được rủi ro khách hàng, duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Trong năm 2010, chính sách quản trị rủi ro tín dụng được Techcombank tiếp tục rà soát, cập nhật theo tình hình thị trường, đặc biệt đã cải tiến và ban hành hàng loạt văn bản quan trọng: Khẩu vị rủi ro tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, Chính sách tín dụng, Quy định cho vay, Quy định bảo lãnh, Quy định về phê duyệt tín dụng, Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp và một số chỉ thị tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng cho một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn của Techcombank. Khối quản trị rủi ro cũng hoàn thành phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo dự án trên cơ sở mô hình quản trị rủi ro tín dụng do McKinsey tư vấn. Bước đầu đã triển khai thí điểm hệ thống xếp hạng này tại 6 chi nhánh, tiến tới triển khai đại trà trên toàn hệ thống vào năm 2011. Quản trị rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động là các rủi ro xảy ra do quy trình, con người và hệ thống không phù hợp hay vận hành không đúng hoặc do các sự kiện bên ngoài. Đây là loại rủi ro xảy ra khá thường xuyên trong hoạt động của các ngân hàng và được Techcombank đặc biệt quan tâm. Nhóm làm việc về rủi ro hoạt động nhóm họp hàng tháng nhằm thảo luận và đưa ra phương hướng giải quyết các vấn đề rủi ro hoạt động trọng yếu của Ngân hàng. Trong năm 2010, các chương trình hoạt động cốt lõi của Quản trị rủi ro hoạt động đã được xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm Thu thập dữ liệu tổn thất, Đánh giá rủi ro và Đo lường chỉ số rủi ro chính. Phần mềm quản lý rủi ro hoạt động phát triển từ năm 2009 và hoàn thành năm 2010, đáp ứng được nhu cầu về Quản trị rủi ro hoạt động của Techcombank trong vài năm tới. Tháng 9/2010, phần mềm này đã được chuyển giao cho Khối Công nghệ và vận hành để quản lý. Cũng trong năm 2010, Phòng Quản trị rủi ro hoạt động đã tiếp nhận thêm một số nhiệm vụ như xem xét yếu tố rủi ro hoạt động trong các quy trình/sản phẩm mới trước khi ban hành và làm đầu mối rà soát, đàm phán ký kết ác hợp đồng bảo hiểm. VI. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK NĂM 2010 THEO MÔ HÌNH DUPONT. 1. Phân tích chỉ tiêu Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu bình quân. ROE= Thu nh ậ p sau thu ế T ổng thu nh ậ p × T ổ ng thu nh ậ p T ổng tài sản × T ổ ng tài sản T ổ ng v ố nchủ sở hữ u ROE=T ỷ lệ sin hl ờ i hoạ t đ ộ ng( NPMM) ×T ỷl ệhi ệu su ấ t sử d ụ ng tài sả n( AU) ×T ỷ trọng vố nch ủ s ở hữ u ( EM ) Ta có bảng so sánh: Năm ROE (%) NPMM(%) AU (%) EM (x) 2009 26.26 20.20 11.10 11.71 2010 24.81 15.87 10.75 14.53 Bảng 1. . HỌ VÀ TÊN: ĐỖ THANH MAI LỚP: 19Q BÀI TẬP MÔN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG. THƯƠNG VIỆT NAM MỤC LỤC PHẦN 1: BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG NGÀNH NGÂN HÀNG NĂM 2010 ............... PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT