Đánh giá trạng thái thanh khoản của NH Techcombank dựa vào phương pháp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 35)

IV. QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN

1.Đánh giá trạng thái thanh khoản của NH Techcombank dựa vào phương pháp

số.

1.1. Chỉ số trạng thái tiền mặt

Chỉ số trạng thái tiền mặt = tổngtàisảntiềnmặt

Bảng 1: Chỉ số trạng thái tiền mặt của NHTMCP Techcombank tại ngày 31/12 qua các năm 2008, 2009 và 2010

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ số tiền mặt 0.0265 0.0213 0.0287

Tiền mặt (trĐ) 1,565,968 1,973,057 4,316,209

Tổng tài sản (trĐ) 59,068,962 92,581,504 150,291,215

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank năm 2009 và 2010

Bảng 2: So sánh chỉ số trạng thái tiền mặt của 3 NH Techcombank, ACB, Sacombank tại ngày 31/12 năm 2009 và 2010

Chỉ số tiền mặt Techcombank ACB Sacombank

Năm 2009 0.0213 0.0403 0.0832

Năm 2010 0.0287 0.0531 0.0837

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank, ACB, Sacombank năm 2009 và

2010.

Nhận xét:

Qua 3 năm phân tích, ta thấy, chỉ số trạng thái tiền mặt của Techcombank không biến động nhiều đều ổn định ở mức trên 2%, xấp xỉ 3% trên Tổng tài sản. Đây là chỉ số phản ánh tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất của Ngân hàng. Sự duy trì này ổn định

qua ba năm, lại ở thời điểm cuối năm khi nhu cầu thanh toán lên cao cho thấy đây có thể là mức duy trì hợp lý của NH.

So sánh với 2 NH có quy mô tổng tài sản là khá tương đương so với Techcombank, ta thấy, tỷ trọng tiền mặt ở các ACB và Sacombank cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên điều này là do, ACB và Sacombank đều là hai NH có nghiệp vụ kinh doanh vàng rất mạnh, tỷ trọng nắm giữ vàng thanh khoản cao do đó tỷ trọng trạng thái tiền mặt ở 2 NH này lớn hơn hẳn so với Techcombank.

1.2. Chỉ số trạng thái ngân quỹ

= Tổngtàisảnngânquỹ = tiềnmặt+tiềngửitạiNHNNTổngtàisản+tiềngửitạicácTCTD

Bảng 1: Chỉ số trạng thái ngân quỹ của Techcombank tại ngày 31/12 qua các năm 2008, 2009, 2010

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ số trạng thái ngân quỹ 0.3303 0.3304 0.3586

Tổng ngân quỹ (trĐ) 19,509,631 30,591,996 53,898,316

- Tiền mặt 1,565,968 1,973,057 4,316,209

- Tiền gửi tại NHTW 2,296,574 2,719,744 2,752,951

- Tiền, vàng gửi tại các

TCTD khác 1,564,089 25,899,195 46,829,156

Tổng tài sản (trĐ) 59,068,962 92,581,504 150,291,215

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank năm 2009 và 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2: So sánh chỉ số trạng thái ngân quỹ của Techcombank, ACB và Sacombank vào ngày 31/12 năm 2009 và 2010.

Chỉ số trạng thái ngân quỹ Techcombank ACB Sacombank

Năm 2009 0.3304 0.2692 0.2551

Năm 2010 0.3586 0.2329 0.2461

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank, ACB, Sacombank năm 2009 và

2010.

Qua các năm 2008, 2009 và 2010, chỉ số trạng thái ngân quỹ của Techcombank đều tăng, nhưng tăng nhiều nhất vào năm 2010, khi ở mức 35, 86% tổng tài sản. Nguyên nhân là do khoản mục Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác tăng mạnh là 20,929,961 triệu đồng, từ 27,97% lên 31,15% trên tổng tài sản. Có thể điều này là do cuối năm 2010, giá vàng tăng cao, nên giá trị vàng gửi tại các TCTD khác đã tăng làm tăng tổng ngân quỹ. Hơn nữa, thời điểm cuối năm, nhu cầu thanh toán lên cao, việc Techcombank tăng thêm phần gửi tại các TCTD khác có thể là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên khi xem xét với ACB và Sacombank ta thấy, tỷ trọng này ở Techcombank lại cao hơn rất nhiều (trên 33%), hai NH ACB và Sacombank có mức tương đương nhau (khoảng 24%). Trong khi khoản mục tiền mặt dự trữ của Tecombank lại thấp hơn, có thể thấy đây là do khoản mục Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác cao hơn nhiều. Khoản mục này đáp ứng nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng nên với một tỷ lệ cao như vậy, khả năng thanh toán của NH Techcombank được đảm bảo là tốt. Ngoài ra, với một tỷ lệ cao như vậy, cho thấy Techcombank theo đuổi chiến lược quản trị thanh khoản bằng tài sản, tuy có tính chủ động cao nhưng tính sinh lời có thể bị hạn chế do không tận dụng được các cơ hội đầu tư.

Trên bảng thang đáo hạn trong vòng 1 tháng đầu năm 2011, Techcombank dự báo vào ngày 31/12/2010 là sẽ thiếu hụt thanh khoản là 28,116,427 triệu đồng. Do đó, việc Techcombank duy trì một lượng lớn tài sản có cho thấy là một hướng quản trị đúng để tránh gặp phải rủi ro thanh khoản trong tháng tiếp theo.

Tuy nhiên, Techcombank cũng cần chú ý xem xét để sử dụng hiệu quả hơn tài sản của mình, gia tăng lợi nhuận vì khoản mục ngân quỹ tính sinh lời không cao.

1.3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản

Chỉ số chứng khoán thanh khoản = chứngkhoánchínhphủtổngtàisản

Bảng 1: chỉ số thanh khoản của Techcombank qua 3 năm

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chỉ số về chứng khoán thanh

khoản 0.0369 0.0713 0.0508

Giá trị chứng khoán chính phủ

(trĐ) 2,180,960 6,596,511 7,633,944

Bảng 2: so sánh chỉ số thanh khoản của 3 ngân hàng trong 2 năm

Techcombank ACB Sacombank

Năm 2009 0.0713 0,0813 0.0205

Năm 2010 0.0508 0.0471 0.0266

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank, ACB, Sacombank năm 2009 và

2010.

Nhận xét:

Chỉ số chứng khoán chính phủ của Techcombank chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và được dữ trự ở khoản mục chứng khoán đầu tư: chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng khoán chờ đến ngày đáo hạn. Trong hai loại này thì phần lớn là ở loại sẵn sàng để bán. Qua các năm, nhìn chung tỷ trọng nắm giữ CK chính phủ ở Techcombank có tăng lên, tuy tăng ở năm 2009 và giảm xuống ở năm 2010.

Với cơ cấu chứng khoán chính phủ như vậy trong tổng tài sản cũng như trong từng loại chứng khoán chính phủ, cho thấy tính thanh khoản của khoản mục chứng khoán này ở Techcombank là lớn, có thể chuyển đổi nhanh chóng khi cần thiết.

So với hai ngân hàng ACB và Sacombank ta thấy, ACB có cùng xu hướng nắm giữ CKCP với Techcombank, trong khi Sacombank ít nắm giữ hơn. Năm 2009 và 2010, thanh khoản của ngân hàng nói chung gặp nhiều khó khăn, việc sở hữu nhiều GTCG chính phủ là nguồn đảm bảo nhanh chóng cho các nghiệp vụ vay từ NHNN và thị trường tiền tệ liên ngân hàng.. Hơn nữa đây cũng là khoản mục có sinh lợi nên đây được đánh giá là biện pháp đúng hướng của Techcombank.

1.4. Hệ số về năng lực

Hệ số về năng lực ¿dưnợchovaytổngtàisản+chothuê - Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dư nợ cho vay + cho thuê = cho vay TCTD khác + cho vay khách hàng Phần cho vay TCTD khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ

Bảng1: hệ số về năng lực Techcombank trong 3 năm 2008, 2009, 2010 Đơn vị: triệu VND

2008 2009 2010 dư nợ cho vay và

cho thuê 26.343.017 41.950.129 52.318.862

tổng tài sản 59.098.862 92.581.504 150.291.215

hệ số về năng lực 0,45 0,45 0,35

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank năm 2009 và 2010

Nhận xét:

Hệ số năng lực của Techcombank năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009 do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng dư nợ cho vay và cho thuê(62% so với 25%). Tổng tài sản tăng mạnh là do sự gia tăng của 2 khoản muc : tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác(tăng 20.929 tỷ) và chứng khoán đâu tư sẵn sàng để bán(tăng 17.426 tỷ).

Điều này thể hiện phần tài sản phân bổ vào những tài sản kém thanh khoản nhất giảm trong khi phân bổ vào những tài sản có tính thanh khoản cao hơn(tiền gửi và chứng khoán đầu tư sẵn sang để bán) tăng mạnh. Điều này cho thấy sức ép về thanh khoản năm 2010 giảm so với năm 2009 và khả năng thanh khoản của Techcombank được tăng cường. Bảng 2: So sánh hệ số về năng lực của 3 ngân hàng Techcombank, Sacombank, ACB trong 3 năm

2008 2009 2010

Techcombank 0,45 0,45 0,35

Sacombank 0,51 0,6 0,58

ACB 0,33 0,37 0,42

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank, ACB, Sacombank năm 2009 và

Nhận xét

So với 2 ngân hàng có quy mô tương đương, ta thấy hệ số năng lực của Techcombank trong 2 năm 2008 và 2009 duy trì ổn định ở mức trung bình nhưng đến năm 2010 giảm và thấp hơn nhiều. Lý giải cho điều này là do tốc tăng trưởng về dư nợ cho vay ở Sacombank và ACB mạnh hơn(40% và 40% so với 25%) trong khi tổng tài sản tăng với tốc độ chậm hơn(44% và 22 % so với 62%) so với Techcombank.  Techcombank có phần tài sản phân bổ vào những tài sản kém thanh khoản nhất thấp hơn nhiều so với 2 NH trên và do đó sức ép thanh khoản năm 2010 cũng thấp hơn 2 NH được so sánh.

1.5. Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm = đầutưngắnhạnvốnnhạycảm

- Đầu tư ngắn hạn = chứng khoán kinh doanh+chứng khoán sẵn sàng để bán

Bộ phận các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ tài chính khác khó xác định kì hạn và tính thanh khoản không cao nên không xếp vào chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn.

- Vốn nhạy cảm = tiền gửi không kì hạn + vay trên thị trường liên ngân hàng + vay trên thị trường

Tuy nhiên hình thức phát hành bằng CDs ở Việt Nam hiện nay vẫn là non-negotiable, khách hàng chỉ có thể cầm cố để vay vốn hoặc chiết khấu, nên có thể coi là nguồn vốn tương đối ổn đinh.

Do đó vốn nhạy cảm chỉ gồm: tiền gửi không kì hạn của các TCTD khác và khách hàng, vốn vay của các TCTD khác, vay bằng thế chấp và cầm cố GTCG từ NHNN, mà không bao gồm khoản mục huy động vốn qua phát hành CDs.

Bảng 1: Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm Techcombank trong 3 năm Đơn vị: triệu VND 2008 2009 2010 Đầu tư ngắn hạn 7.032.581 10.736.741 27.621.239 Vốn nhạy cảm 5.967.672 13.512.376 24.739.769 Tỷ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy 1.18 0,79 1,12

cảm

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank năm 2009 và 2010

Nhận xét:

Tỷ số DTNHTVNC của Techcombank năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 và ở mức cao là 1,12. Điều này thể hiện khả năng dùng tài sản tài chính ngắn hạn để chi trả cho nhu cầu thanh khoản của nguồn vốn nhạy cảm năm 2010 cải thiện nhiều so với năm 2009. Từ chỗ không đủ để chi trả thì ngân hàng đã có thể chi trả hoàn toàn.Tỷ số này ở mức cao cũng thể hiện khả năng dùng tài sản tài chính ngắn hạn để đảm bảo nhu cầu thanh khoản của Techcombank năm 2010 rất tốt, nhờ vậy ngân hàng không chịu áp lực về vấn đề thanh khoản và rất chủ động trong việc quản lý thanh khoản.

Nguyên nhân mà tỷ số ĐTNH trên VNC năm 2010 tăng cao là do khoản mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán tăng mạnh(hơn 17000 tỷ) trong khi tổng nguồn vốn nhạy cảm lại tăng ít hơn( chỉ tăng hơn 11000 tỷ).

Bảng 2: So sánh tỷ số ĐTNHTVNC ở 3 ngân hàng trong 3 năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2008 2009 2010

Techcombank 1.18 0,79 1,12

Sacombank 0,9 0,66 1,1

ACB 0,1 0,1 0,1

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank, ACB, Sacombank năm 2009 và

2010.

Nhận xét:

Techcombank có tỷ số ĐTNH trên VNC luôn cao hơn 2 ngân hàng được đem ra so sánh và luôn duy trì ở mức cao trên dưới 1. Từ đây có thể thấy Techcombank theo đuổi chính sách quản trị thanh khoản tài sản. Chính sách này giúp Techcombank chủ động trong việc quản trị thanh khoản của mình tuy nhiên nếu như không quản trị tốt ngân hàng sẽ đối mặt

với rủi ro lớn về chi phí. Nhìn vào số liệu của Sacombank thì ngân hàng này cũng theo đuổi chính sách quản trị thanh khoản tài sản, tỷ số ĐTNH trên VNC của Sacombank thấp hơn Techcombank, nên Techcombank có khả năng thanh khoản tốt hơn Sacombank.

1.6. Cấu trúc tiền gửi:

Cấu trúc tiền gửi = tiềngửigiaodịchtiềngửikỳhạn

Tiền gửi giao dịch gồm tiền gửi thanh toán của TCTD khác và tiền gửi không kì hạn của khách hàng.

Tiền gửi kỳ hạn gồm tiền gửi kỳ hạn của TCTD khác , tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm của khách hàng, tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của cả TCTD khác và khách hàng. Bảng 1: Tỷ số cấu trúc tiền gửi Techcombank trong 3 năm:

2008 2009 2010

Tiền gửi giao dịch 5.342.172 9.881.754 16.997.809

Tiền gửi kỳ hạn 42.153.606 60.172.612 85.752.922

Cấu trúc tiền gửi 0,13 0,16 0,2

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank năm 2009 và 2010

Nhận xét:

-Cấu trúc tiền gửi của Techcombank tăng nhanh trong những năm gần đây, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền gửi giao dịch lớn hơn nhiều tốc độ tăng của tiền gửi kỳ hạn.

-Tỷ lệ này tăng thể hiện tính ổn định của tiền gửi giảm, yêu cầu thanh khoản tăng. Tuy nhiên đây không phải là nguy cơ đối với khả năng thanh khoản của ngân hàng. Bởi vì cấu trúc tiền gửi tăng là do Techcombank đang tập trung phát triển những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nên tiền gửi giao dịch tăng nhanh. Nhu cầu thanh khoản được đảm bảo hoàn toàn bởi những chứng khoán ngắn hạn.

2008 2009 2010

Techcombank 0,13 0,16 0,2

Sacombank 0,15 0,19 0,16

ACB 0,11 0,157 0,116

Nguồn: Thuyết minh BCTC NH TMCP Techcombank, ACB, Sacombank năm 2009 và

2010.

Nhận xét:

- Cấu trúc tiền gửi của Techcombank năm 2010 có xu hướng tăng so với 2009 trong khi Sacombank và ACB lại giảm. Điều này thể hiện vốn tiền gửi của Techcombank kém ổn định hơn nhiều so với 2 ngân hàng được so sánh đồng thời nhu cầu thanh khoản cũng lớn hơn. Nguyên nhân là do 2 ngân hàng được so sánh có tiền gửi giao dịch tăng chậm hơn nhiều so với Techcombank(24% và 6,3% so với 72%)

- Tuy nhiên việc tăng cấu trúc tiền gửi của Techcombank không phải do ngẫu nhiên mà là do chính sách hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời khả năng thanh khoản cũng được đảm bảo bởi các chứng khoán ngắn hạn, khoản muc ngân quỹ. Do đó sự kém ổn định của vốn tiền gửi không tạo áp lực lên khả năng thanh khoản của Techcombank. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

- Techcombank đang theo đuổi chính sách quản trị rủi ro thanh khoản tài sản. Trong đó mục tiêu là đảm bảo thanh khoản hoàn toàn từ ngân quỹ và chứng khoán có tính thanh khoản cao

- Năm 2010 tình hình thanh khoản của Techcombank rất an toàn, khả năng thanh khoản của ngân hàng cao hơn so với Sacombank và ACB. Tuy nhiên việc duy trì chính sách quản lý thanh khoản quá an toàn sẽ khiến giảm tính sinh lời của Techcombank.

- Do đó Techcombank cần phải điều chỉnh vấn đề quản lý thanh khoản của mình để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, vừa hạn chế chi phí phát sinh do tích lũy thanh khoản quá nhiều.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 26 - 35)