1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị kinh doanh Thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Kiến Minh

71 833 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Để có thể đảm nhiệm được công việc chuyên ngành đào tạotại các đơn vị thực tế thì việc tham gia đợt thực tập tốt nghiệp cuối khó chiếm mộtphần quan trọng trong bước đi của một cử nhân ki

Trang 1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay Quản trị doanh nghiệp giữ một vai trò rấtquan trọng trong việc ổn định và phát triển của từng doanh nghiệp Được sự giảng dạynhiệt tình, chu đáo của các thầy cô, em cũng như toàn thể sinh viên đã trang bị chomình những kiến thức cơ bản nhất về chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp Dự đượcthực hành nhiều về những kiến thức ấy thông qua các tình huống, các bài tập trongchương trình giảng dạy ở trường đại học, tuy nhiên em vẫn thiếu kiến thức trong thực

tế, kiến thức nghề nghiệp Để có thể đảm nhiệm được công việc chuyên ngành đào tạotại các đơn vị thực tế thì việc tham gia đợt thực tập tốt nghiệp cuối khó chiếm mộtphần quan trọng trong bước đi của một cử nhân kinh tế

Công ty Cổ Phần Kiến Minh là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vàcung cấp các mặt hàng chăn – ga – gối đệm cao câp Tuy mới thành lập nhưng công ty

đã có những bước phát triển theo hướng tích cực và đó đạt được một số thành tựu nhấtđịnh trong những năm vừa qua Thương hiệu chăn – ga – gối đệm Hàn Quốc

HAMIKY đã được đăng ký bảo vệ độc quyền trên cả nước, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

và đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dung như văn phòng, khách sạn, khu biệt thự, nhà ở…

Trong “Báo cáo thực tập tốt nghiệp” em sẽ đề cập đến các nội dung cơ bản sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Kiến Minh

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính doanh nghiệp

của Công ty Cổ phần Kiến Minh

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích và cải thiện tình hình tài

chính của công ty

SVTH: Phan Đăng Công Lớp: Đ4-QTKD

Trang 2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

sở lý luận cho chuyên đề thực tập mà còn là hành trang cùng em trong công việc saunày

Em chân thành cảm Công ty Cổ phần Kiến Minh đã cho phép và tạo điều kiệnthuận lợi để em thực tập tại quý công ty

Vì khả năng chuyên môn và thời gian có hạn nên bài viết của em không thể tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy côgiáo và các cán bộ trong công ty

Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe, và thành côngtrong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Anh, Chị trong Công ty Cổ phần KiếnMinh luôn mạnh khỏe, và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc

SVTH: Phan Đăng Công Lớp: Đ4-QTKD

Trang 3

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Chương 1:

KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN MINH

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển.

Tân Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN MINH

Tên tiếng Anh: KIEN MINH JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch: KIEN MINH JOINT STOCK COMPANY

Mã số thuế: 0 1 0 1 4 0 1 6 1 8

Địa chỉ: Khu ga Phú Thụy, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, tp Hà Nội

Công ty Cổ phần Kiến Minh được thành lập ngày 07/08/2003 theo giấy phépĐăng ký kinh doanh số: 0103002665 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp,

có vốn điều lệ ban đầu khi thành lập là 7 tỉ đồng Việt Nam do ba cổ đông sáng lập là:Phùng Đắc Kiến, Phùng Thị Minh, Phùng Đắc Cương Là công ty cổ phần với 100%vốn chủ sở hữu Từ đó đến nay Công ty Cổ phần Kiến Minh đã trải qua 10 năm vớinhững bước phát triển chủ yếu sau:

- Năm 2003: Công ty mới được thành lập và đi vào những bước phát triển đầu

tiên, nhiệm vụ chủ yếu là củng cố bộ máy tổ chức, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng vậtchất kỹ thuật

- Năm 2004: Công ty đã dần đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nổi bật kí

hợp đồng Xây dựng nhà máy sản xuất bông gòn đệm mút 100% vốn Nước ngoài docông ty TNHH PoongChin Vina làm chủ đầu tư Công tý ký kết thành công hợp đồng

Trang 4

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

phân phối chính thức và độc quyền nhãn hàng Lovelon của công ty Viko Glowin (giờ

đã đổi tên thành công ty Everpia) trên toàn miền Bắc

- Năm 2010: công ty đã tập trung nhiều hơn ở mảng Thương mại kinh doanh mặt

hàng chăn, ga, gối, đệm, bông Hàn Quốc và đã đạt được doanh thu nhất định

- Năm 2012: Với đà phát triển tốt công ty đã ngày càng mở rộng sản xuất kinh

doanh, phát triển mạnh thương hiệu HAMIKY tới các thị trường mới trong nước

- Đến nay công ty đang dần đi vào ổn định , tiếp tục phát triển, để đạt đượcnhững kết quả nhất định và mở rộng hơn trong tương lai

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

1.2.1 Chức năng của công ty.

Công ty thực hiện chức năng kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau:

- Sản xuất, mua bán hàng dệt may, hàng phế liệu, phế thải công nghiệp may;

- sản xuất kinh doanh mặt hàng chăn – ga – gối đệm thương hiệu HAMIKI

- kinh doanh phân phối chính thức và độc quyền nhãn hàng Lovelon của công tyViko Glowin (giờ đã đổi tên thành công ty Everpia) trên toàn miền Bắc, công ty cònnhập một số nhãn hiệu hàng hóa khác của công ty trên về bán lẻ như nhãn hàngEveron, Litty Everon

1.2.2 Nhiệm vụ của công ty.

Để thực hiện tốt chức năng trên công ty đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổ chức sản xuất kinh doanh các loại chăn ga gối đệm theo quy định của phápluật

- Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế (trên cơ sở lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi)

- Quản lý và sử dụng hợp lý lao động, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và đảm bảo nguồnvốn chủ sở hữu

- Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của Nhà nước, chế độ quản lý của Nhànước và các cơ quan quản lý cấp trên

Bên cạnh đó, công ty đồng thời còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như:

- Quan tâm chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng caotrình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, chuyên môn cho cán bộ cơng nhân viên

Trang 5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

- Tích cực áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào thực tiễn, sản xuất kinhdoanh nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinhmôi trường

- Đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

- Thực hiện an toàn trong lao động sản xuất

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp

Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức quản lý như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY

Trong đó:

- Hội đồng quản trị(HĐQT): là bộ phận có quyền quyết định cao nhất.

- Ban kiểm soát (BKS): BKS do HĐQT lập ra, hoạt động theo quy chế do HDQT

phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, tính chính xác và trung thựctrong quản lý, điều hành hoạt động của Công ty

- Ban giám đốc: gồm có Giám đốc và các phó giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức

Hội Đồng Quản trị

BAN KIỂM SOÁT

VĂN PHÒNG PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN

Bộ phận bán hàng

Trang 6

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách

- Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của

Công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ Công ty và các nghị quyết,quyết định của HĐQT; chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ được giao

- Phó giám đốc sản xuất: là người được Giám đốc phân công chỉ đạo toàn bộ

quá trình sản xuất – kỹ thuật theo kế hoạch của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giámđốc về lĩnh vực được giao Thay mặt Giám đốc khi Giám đốc uỷ quyền

- Phó giám đốc tài chính: Là người được Giám đốc phân công tổ chức quản lý

công tác tài chính kế toán, đổi mới sắp xếp doanh nghiệp trong công ty Thay mặtGiám đốc khi Giám đốc uỷ quyền

- Văn phòng: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực Văn

phòng: công tác hành chính, tổng hợp; công tác quản trị; công tác thi đua khen thưởng;công tác y tế; công tác bảo vệ, an ninh trật tự và quân sự…

- Phòng nhân sự: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực quản

lý Tổ chức - Lao động: công tác tổ chức - cán bộ; quản lý lao động … và về lĩnh vựcquản lý các hệ thống chất lượng và môi trường

- Phòng kế toán: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài

chính – kế toán tại Công ty và giám sát phần vốn kinh doanh của công ty Tham mưugiúp lãnh đạo công ty thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, hạchtoán trong công ty theo đúng chế độ hiện hành Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồngkinh tế, phối hợp với phòng kinh doanh và các đơn vị phụ thuộc, thanh quyết toán cáchợp đồng kinh tế, tuân thủ theo quy chế tài chính của công ty và các chế độ tài chính

mà nhà nước ban hành

- Phòng Kinh doanh: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực

kinh doanh, bán hàng, vật tư đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty Nghiên cứu thịtrường trong và ngoài nước, tích cực tìm kiếm khách hàng hoàn thành công tác quảngcáo, tiếp thị, tổng hợp thông tin thương mại, nội địa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh,

Trang 7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

tìm kiếm và chiếm lĩnh các thị trường mới đảm bảo tăng được sức cạnh tranh và uy tíncủa công ty

Đàm phán, tìm kiếm hợp đồng và thực hiện các hợp đồng sau khi được giám đốc

kí Xây dựng các phương án kinh tế của các hợp đồng cụ thể Chuyên nghiệp hóanghiệp vụ thương mại thông qua tiếp thị: xây dựng hệ thống thông tin và nghiên cứumarketing Phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu.Chiến lược chiếm lĩnh thịtrường.Chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối.Đánh giá và kiểmtra các hoạt động tiếp thị

Tổ chức mua và bán: vận dụng nhiều hình thức hợp tác và cơ chế để tăng nhanh

số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hóa Chặt chẽ về mặt nghiệp vụ, đảm bảo đúngluật, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, nâng cao uy tín của công ty.Mở rộng đại lý,tăng cường liên kết với các công ty, tập đoàn nước ngoài

- Phòng kỹ thuật: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về các vấn đề

kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh Thực hiện công tác giám sát và lặp đặt các máymóc dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nghiên cứu và thiết kế các mẫu sảnphẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường

1.4 Môi trường kinh doanh của công ty.

1.4.1 Môi trường bên ngoài.

1.4.1.1 Tình hình phát triển kinh tế trong nước và thế giới.

Hàng ngày, hàng giờ, nền kinh tế thế giới đang có những biến động to lớn Tốc

độ phát triển kinh tế ngày một gia tăng, đặc biệt là những nước phát triển như Mỹ,Nhật Bản, Trung Quốc, các nước tây âu… đang tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế,thu nhập quốc dân, mở rộng chính sách đầu tư, thu hút vốn nước ngoài Hoạt độngkinh doanh của các nước có nền kinh tế phát triển được phát triển theo hình thức tậpđoàn, các hiệp hội, tổ chức nhu: WTO, AFTA, NICS, WHO…

Chính sự phát triển này đã tạo cho các doanh nghiệp thời cơ mới, đáp ứng nhucầu mới, những thị trường mới, lĩnh vực mới đang mở cửa.Đây là cơ hội tốt cho cáccông ty thiết kế, chế tạo, cung ứng sản phẩm của mình tới người tiêu dùng

Trang 8

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía 1.4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam.

Ngành chăn ga gối đệm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 14,5% tronggiai đoạn 2006 - 2009, giá trị thị trường tăng từ 40 triệu USD năm 2006 lên 60 triệuUSD năm 2009 Dân số đông và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao,nhu cầu tiêu dùng và mong muốn sử dụng sản phẩm cao cấp là yếu tố quan trọng thúcđẩy sự tăng trưởng của mảng chăn ga gối đệm.Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng

có thể đạt bình quân 20%/năm từ năm 2010 đến năm 2015

1.4.2 Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty.

Trang 9

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía 1.4.2.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật.

Công ty trang bị đầy đủ máy móc thiệt bị, vật tư phục vụ cho công tác triển khaithi công công trình, cho bán hàng và cho dịch vụ như: Các loại máy móc, phương tiệnvận tải, máy vi tính đầy đủ cho các phòng ban, các bộ phận với dây chuyền sản xuấthiện đại, nguyên vật liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc kết hợp với đội ngũ công nhân lànhnghề, các kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm Với kỹ năng và nghệ thuật thẩm mỹ luônsang tạo trong các sản phẩm đã giúp công ty đón đầu những trào lưu Cung cấp nhữnggiải pháp toàn diện về thời trang trong các sản phẩm chăn – ga – gối đệm

1.4.2.4 Môi trường văn hóa , tinh thần doanh nghiệp.

Công ty tạo điều kiện môi trường làm việc tốt cho công nhân viên, đồng thờiđịnh kì có những buổi hội thảo, hội nghị, các bữa tiệc liên hoan, tham quan dã ngoạicho toàn thể công nhân viên trong công ty và gia đình họ Nhà tài trợ chính cho độibóng đá Hamiky

1.5 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu.

1.5.1 Ngành nghề và sản phẩm kinh doanh.

- Sản xuất, mua bán hàng dệt may, hàng phế liệu, phế thải công nghiệp may;

- sản xuất kinh doanh mặt hàng chăn – ga – gối đệm thương hiệu HAMIKI

- kinh doanh phân phối chính thức và độc quyền nhãn hàng Lovelon của công tyViko Glowin (giờ đã đổi tên thành công ty Everpia) trên toàn miền Bắc, công ty cònnhập một số nhãn hiệu hàng hóa khác của công ty trên về bán lẻ như nhãn hàngEveron, Litty Everon

- kinh doanh một số văn phòng cho thuê tại hà nội

1.5.2 Thị trường.

Hiện nay Công ty Cổ phần Kiến Minh chỉ hoạt động kinh doanh với thị trườngtrong nước đặc biệt là khu vực phía Bắc Là một trong các đối tác cung cấp hàng chăn– ga – gối đệm cho hệ thống siêu thị Big C một số khách sạn, nhà nghỉ

Công ty cũng là nhà cung cấp nguyên, phụ liệu cho các công ty sản suất chăn, ga,gối, đệm trong khu vực

Trang 10

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này chúng ta đã có những cái nhìn khái quát về công ty cổ phầnKiến Minh : quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu quản lý của công ty, các phòngban trong công ty (chức năng và nhiệm vụ), số lượng lao động, ngành nghề kinhdoanh, hình thức kinh doanh chủ yếu của công ty

Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị tài chính tạicông ty cổ phần Kiến Minh ở chương 2 Tại chương 2 chúng ta sẽ đi sâu phân tích cácmảng : nhân lực và tiền lương, marketing, nguyên liệu, quy trình sản xuất, tình hình tàichính thông qua một số chỉ tiêu tài chính ( ROA, ROI, ROE, ROS), khả năng thanhtoán…

Trang 11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN MINH

Qua gần 10 năm phát triển, công ty Cổ phần Kiến Minh đó có những thành côngnhất định, từng bước đi lên và dần dần khẳng định được vị trí của mình Công ty lànhà cung cấp mặt hàng bông chăn ga gối đệm cho một khu vực thị trường lớn phíaBắc, đặc biệt là nhà cung cấp quan trọng và ổn định loại mặt hàng này cho Hệ thốngSiêu thị Big C Miền Bắc Đó là những bước tiến ban đầu nhưng vô cùng quan trọngtrong quá trình phát triển của công ty Mục tiêu phát triển của công ty là cung cấp chokhách hàng những sản phẩm chăn, ga, gối, đệm : “chất lượng cao – giá thành hạ - thỏamãn mọi nhu cầu khách hàng – khẳng định thương hiệu HAMIKI vì uy tín, lợi ích củacông ty cổ phần KIẾN MINH”

2.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất và kinh doanh.

2.1.1 Môi trường kinh doanh đặc thù của công ty.

a) Các nhà cung cấp

Công ty cổ phần Kiến Minh là nhà phân phối chính thức và độc quyền nhãnhàng Lovelon của công ty Viko Glowin (giờ đã đổi tên thành công ty Everpia) trêntoàn miền Bắc, công ty còn nhập một số nhãn hiệu hàng hóa khác của công ty trên

về bán lẻ như nhãn hàng Everon, Litty Everon… Ngoài ra công ty còn mua cácnguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất mặt hàng bông chăn ga gối đệm cácloại mang nhãn hiệu HAMIKY của công ty Đó là các nhà cung cấp như: Công tyTNHH MIREA, Công ty Korea Nomad Network, Công ty THHH Poongchin Vina,Công ty TNHH A-ONE Việt Nam, Công ty Kona … đều là những công ty 100%vốn Hàn Quốc chuyên sản xuất bông, chăn, ga, gối, đệm Công ty dệt Nam Định,công ty dệt 8-3, Công ty dệt Phong Phú, …

Trang 12

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Công ty đã xây dựng được mối quan hệ khá tốt đẹp với các nhà cung cấp đặc biệt

là những nhà cung cấp chính, do đó việc cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho sảnxuất kinh doanh luôn ổn định và kịp thời

b) Các khách hàng

Công ty đã sản xuất và phân phối mặt hàng chăn ga gối đệm trên khắp thị trườngmiền Bắc và đã dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Công ty là nhà cungcấp chính thức và ổn định cho hệ thống Siêu thị Big C Miền Bắc (Big C Thăng Long,Big C Hải Phòng) và hệ thống siêu thị Big C tại miền Nam và mở rộng trong hệ thống

8 Siêu thị Big C trên toàn quốc Nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viêntrong công ty mà các hợp đồng kí kết đặt hàng không ngừng tăng lên Công ty đã trởthành nhà cung cấp chính thức mặt hàng chăn, ga, gối, đệm cho Hệ thống siêu thị Big

C này với phương châm hợp tác làm ăn lâu dài, ổn định và cùng có lợi cho các bên.Việc hợp tác với 1 hệ thống siêu thị lớn như Big C đã giúp công ty có 1 thị trường tốt

và quảng bá được rộng rãi thương hiệu của mình

Ngoài ra thì ở thị trường bán lẻ, công ty cũng đã dần chiếm được lòng tin củakhách hàng và cũng đã có 1 chỗ đứng nhất định trong thị trường bán lẻ mặt hàng này.Hiện nay, với thời kì phát triển kinh tế mạnh mẽ, để đáp ứng được những nhu cầucủa khách hàng ngày càng cao, công ty cần phải nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn để đápứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng

2.1.2 Đặc điểm về nguyên liệu và các nhà cung cấp.

Nguồn nguyên liệu phục cho việc sản xuất chăn, ga, gối, đệm là bông tấm, vải vàphụ kiện được nhập từ một số nhà cung cấp như sau:

Trang 13

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Bảng 2.1: Danh sách các nhà cung cấp chính.

Vải công ty dệt taihan: 25, Yeuido-Dong, Youngdungpo-Gu,

Seoul, Hàn Quốccông ty dệt 8-3công ty dệt nam địnhcông ty TNHH Derhao Texile VN: 21 đại lộ hữu nghị, KCNViỆT NAM - SINGAPO, BÌNH DƯƠNG, ViỆT NAMCông ty TNHH A-ONE Việt Nam,

Công ty Kona

Bông tấm công ty Dong – il: lô E10, khu công nghiệp Loteco, Biên

Hòa, Đồng Laicông ty cổ phần EVERPIA VIỆT NAMCông ty Korea Nomad Network

Phụ liệu - Công ty Cp Nhựa Tiến Đạt: Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng

Yên

- Công ty CP Phụ Liệu May Nha Trang: 62 Lê Hồng Phong,

Tp Nha Trang, Khánh HòaCông ty THHH Poongchin Vina, - Công ty LD Cost PhongPhú: 378 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Công ty TNHH Dệt Nhãn Nhân Mỹ: Dốc La, YênThương, Gia Lâm, Hà Nội

- Công ty TM Quảng cáo và In Phú sỹ: 142 Giảng Vơ, CátLinh, Hà Nội

( nguồn: phòng kinh doanh công ty cổ phần KIẾN MINH )

Trang 14

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Các nguồn nguyên liệu đều được công ty nhập từ nhiều nguồn khác nhau, đâyđều là đối tác gắn bó hợp tác lâu dài với công ty do đó nguồn cung nguyên vật liệuphục vụ sản xuất và kinh doanh luôn được đáp ứng kịp thời

Đối với những nguyên vật liệu nhập khẩu từ các đối tác nước ngoài công ty luôn

có những chính sách đặt hàng sớm, dự trữ nguyên vật liệu nên có thể hạn chế được sựbiến động đột ngột về tỷ giá Do đó, lợi nhuận của công ty đối với các sản phẩm chăn,

ga, gối, đệm cũng tương đối ổn đinh

2.1.3 Quy trình sản xuất và quản lý chất lượng quá trình sản xuất sản phẩm 2.1.3.1 Quy trình sản xuất vỏ chăn, vỏ ga, vỏ gối.

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất vỏ chăn, vỏ ga, vỏ gối.

Bộ phận kế hoạch sản xuất đưa lệnh sản xuất xuống từng bộ phận chịu trách nhiệm

bộ phận kho nguyên phụ liệu: cung cấp đủ số phụ liệu cần thiết cho xưởng may:khóa, túi, catalogue, mác…

kho vải: chịu trách nhiệm xuất đủ số lượng vải được yêu cầu cho bộ phận cắtvải Bộ phận cắt vải nhập vải về xưởng và phân loại Với những mặt hàng cần chầnnhư ga phủ, chăn hè, ga chu chần, bộ phận cắt sẽ tính số lượng vải, thự hiện can vảinếu cần thiết và chuyển số vải này sang xưởng chần để chần Với những mặt hàngkhông yêu cầu chần như vỏ gối, chăn hè, ga chun thì được cắt và đưa sang kho trungchuyển hàng thêu ( nếu sản phẩm có hình thêu) và xưởng may

Bộ phận chần: nhận vải, lấy số lượng bông cần thiết tương ứng từng bộ phậnsản xuất bông, chần hàng sau đó chuyển vải đã được chần về xưởng cắt chần để cắtthành từng mảnh sản phẩm sau đó, những bộ phận chăn gối cần thêu sẽ được chuyểnsang kho trung chuyển hàng thêu

Bộ phận kế

hoạch Bộ phận kho nguyên liệu,

kho vải

Bộ phận chần

Kho trung chuyển hàng thêu

Xưởng may

Bộ phận kiểm tra chất lượng

Trang 15

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Kho trung chuyển hàng thêu: nhận tất cả các bộ phận chăn ga gối thêu từ xưởngcắt, chuyển sang công ty gia công thêu ( theu mẫu quy định trước ), nhận lại và phânphối tới tổ may trong xưởng may để lắp thành sản phẩm hoàn chỉnh

Bộ phận kiểm tra chất lượng: các sản phẩm chăn ga gối sau khi được may thànhsản phẩm sẽ được chuyển sang bộ phận kiểm tra Tại đây, các sản phẩm được làphẳng, kiểm tra đảm bảo không có các lỗi về đường may, bẩn hoặc sụt chỉ Nếu có sảnphẩm bị lỗi, sẽ chuyển lại cho bộ phận may chỉnh sửa trên tất cả các mac kích thướccủa sản phẩm chăn ga gối đệm, đều có 2 chũ ký bằng bút chì của công nhân trực tiếpmay và công nhân kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói và nhập kho thành phẩm

Thời gian may vỏ chăn ga gối đệm cũng tùy thuộc vào thiết kế của các sản phẩm.Tốc đọ trung bình sản xuất gối là 10 phút, ga là 40 phút, đệm là 60 phút và chăn làkhoảng 30 phút

2.1.3.2 Quy trình sản xuất ruột chăn, ruột gối.

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất ruột chăn, ruột gối.

Trang 16

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Vỏ bọc ruột gối sẽ được cắt, may, sau đó nhồi bông ball (bông bóng có độ đànhồi cao) và nhập kho thành phẩm

Vỏ bọc ruột chăn được cắt, may để lồng chăn, chuyển qua bộ phận chần chăn

để chần, bọc viền, kiểm tra chất lượng, đóng gói và nhập kho thành phẩm

Gối được sản xuất với tốc độ trung bình khoảng 3 -5 phút/1 chiếc.còn chăn bôngthì khoảng 9 phút

2.1.3.3 Quy trình sản xuất đệm

Sơ đồ 2.3 :Quy trình sản xuất đệm

Đệm sau khi được cắt sẽ chuyển đến bộ phận kiểm tra trọng lượng, chấtlượng.những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang bộ phận lồng đệm để lồng vỏ

và nhập kho thành phẩm

2.1.3.4 Quản lý chất lượng quá trình sản xuất sản phẩm.

Chất lượng những sản phẩm của công ty cổ phần Kiến Minh được khẳng định làsánh ngang với những sản phẩm của Hàn Quốc và có giá thành rẻ hơn nhiều, đồng thờilại rất hợp với phong cách tiêu dùng Việt Nam Điều này còn có sự đóng góp từ độingũ thiết kế giàu kinh nghiệm đảm bảo tính thẩm mỹ cho từng sản phẩm, không chỉphù hợp với nhiều kiểu không gian nội thất mà còn đem lại cảm giác gần gũi, ấm cúngcho không gian sống của Việt Nam

Mỗi một sản phẩm đều được quản lý nghiêm ngặt về chất lượng trong quátrình sản xuất, đảm bảo các sản phẩm của công ty xuất ra thị trường luôn có chấtlượng tốt nhất

Bộ phận kiểm tra trọng lượng, chất lượng

Kho chứa

đệm

Bộ phận cắt đệm

Bộ phân lồng đệm

Trang 17

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Bảng 2.2 : kiểm tra chất lượng sản phẩm.

đối tượng

kiểm tra

Phương tiện kiểm tra

Nội dung và phương pháp

kiểm tra

Tỷ lệ kiểm tra

Tiêu chí chấp nhận/loại bỏ

Cách xử lý nếu kết quả không phù hợp

Nguyên liệu

- Bảng phối màu

số lượng và sai lỗi trên bề mặt

vải 3- Cắt đầu để kiểm tra để phát hiện sai màu hai bên vải

- Bình thường:

30%

- Biến động: tỷ

lệ tăng

có thể tới 100%

Tỷ lệ sai lỗi dưới 2%

- Đánh dấu (*) vào đầu cuộn hỏng

Phụ liệu Bảng phối màu Thước

Kiểm tra ký hiệu, màu sắc, thông số kỹ thuật, trạng thái

bề ngoài theo bảng phối màu

Bình thường:1 5%

Chất lượng kém có thể tăng tới 100%

Tỷ lệ sai lỗi dưới mức quy định trong hợp đồng

Xếp riêng phụ liệu không đạt yêu cầu Thông báo cho phòng kinh doanh

để phòng làm việc với khách hàng

Công đoạn

may

Tiêu chuẩn kỹ thuật

1-Kiểm tra sản phẩm đầu chuyền so với bảng phối màu mẫu đối, tiêu chuẩn kỹ thuật Kiểm tra trong chuyền, kiểm

tra kỹ thuật may 2-Kiểm tra sản phẩm(sau là)

đo thông số, kích thước

Sản phẩm đầu tiên

Phải phù hợp với tiêu chuẩn

kỹ thuật, bảng phối màu, mẫu đối nếu đạt yêu cầu, lập biên bản

Thông báo cho các

bộ phận liên quan(kỹ thuật, tổ sản xuất) để xử lý

Trang 18

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

kiểm tra kỹ thuật may

3- Kiểm tra sản phẩm hoàn

chỉnh sau là -Đo thông số kích thước -Kiểm tra kỹ thuật may

Giám sát thường xuyên

2-10%sp 100% sp

bàn giao

Chỉ chấp nhận những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng

- Thông báo kịp thời cho tổ trưởng sản xuất xưởng để

xử lý

- Nếu bị nhắc nhở 2-3 lần thì lập biên

bản

-Những sản phẩm sai lỗi bỏ riêng để sửa lại -Nếu hỏng vượt quá 15% thì trả lại toàn bộ cho thu hoá kiểm tra lại -Nếu hỏng trầm trọng(hỏng hàng loạt, không sửa được, lặp đi lặp lại) phải lập biên bản

và phiếu xử lý sản phẩm không phù

hợp Công đoạn cắt -Sơ đồ cắt

-Phiếu bàn cắt -Phiếu tác nghiệp

1-Kiểm tra trước khi cắt Kiểm tra sơ đồ, phiếu tác nghiệp, phiếu bàn cắt có đúng với mã hàng cần cắt không

100%

mã hàng

Phải khớp với nhau Nếu phát hiện thấy

sai lỗi phảI báo cáo các bộ phận liên

Trang 19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

-Thước dây -Bảng chi tiết

-Kiểm tra nguyên liệu có đúng chất vải, màu vải, canh sợi, chiều tuyết, chiều lông,

đường kẻ

2-Kiểm tra trong quá trình cắt -Kiểm tra sự chính xác của chi tiết cắt theo quy định bảng chi tiết(lẹm,hụt, chênh lệch giữa lá trên lá dưới, chiều

tuyết…) -Kiểm tra nội dung êtêkét có khớp với BTP không

Đảm bảo đúng kỹ thuật

Phải khớp với nhau nếu đạt yêu cầu KCS ký vào phiếu bàn cắt

quan (kỹ thuật, tổ sx…) để giảI quyết

Nếu có sai lỗi lớn (không đúng màu, đánh lộn số, phối liệu nhầm…) lập biên bản

Công đoạn

thêu

-Tiêu chuẩn kỹ thuật -Mẫu cứng -Mẫu thêu -Thước đo

1-Kiểm tra sản phẩm thêu mẫu(theo tiêu chuẩn kỹ thuật)

2-Kiểm tra BTP trước khi

thêu -Kiểm tra thông tin trên êtêkét

và thực tế của bó BTP -Kiểm tra phụ liệu so với bảng phối màu -Kiểm tra thông tin chương

1 sản phẩm

100% bó BTP theo mã hàng

1005 dàn

Đạt yêu cầu nếu được khách hàng chấp nhận

Phải phù hợp

Sửa lại theo yêu cầu của khách hàng

Yêu cầu các bộ phận liên quan (cắt, phòng kỹ thuật) giảI quyết

Trang 20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

trình của từng dàn máy

3-Kiểm tra trong quá trình

thêu -Kiểm tra độ chính xác của - BTP thêu(vị trí go thêu) -Kiểm tra màu sắc, số mũi của BTP thêu so với chương trình

thêu -Kiểm tra chương trình thêu của từng mã hàng và bộ đIều khiển của từng dàn máy thêu

máy

100%

mã hàng 100% sp

100%

chương trình

Phải phù hợp

Yêu cầu các bộ phận liên quan (kỹ thuật, cán bộ phụ trách thêu, tổ thêu) giảI quyết

Công đoạn

đóng gói

-List mã hàng -Mark

1-Kiểm tra thông tin ghi trên bao bì, địa chỉ, mã hàng, số lượng, trọng lượng (so với list

hoặc mark) 2-Kiểm tra vệ sinh công nghiệp, quy cách đúng goi sản

phẩm 3-Kiểm tra sản phẩm đón trong hòm với thông tin ghi

trên bao bì

100% số hòm tỷ lệ

cỡ vóc

5% sản phẩm

100% số hòm

100% số hòm

PhảI khớp với nhau PhảI chắc bền

-Nếu phát hiện sai sót phảI thông báo cán bộ liên quan (tổ

sx, cán bộ mã hàng) để xử lý lập biên bản nếu cần

Trang 21

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía 2.1.2.5 Tính giá thành sản phẩm.

Để tính giá thành các sản phẩm sản xuất công ty đã lập một bảng định mức khốilượng nguyên vật liệu chính sử dụng ( xem phụ lục 1 ) Đơn giá của các nguyên liệunày được tính bằng giá nhập vào của nguyên liệu Với mỗi loại sản phâm công ty tínhgộp các chi phí : nhân công, phụ liệu nhỏ như khóa, mác, chỉ… thành một lại chi phí (xem phụ lục 2)

Ví dụ: để sản xuất ra 1 chiếc Chăn hè 180x200 ta có bảng sau:

2,710,350

2 chi phí sản xuất cái

100,000

100,000

13,000

53.84

699,868

2.1.4 Trang thiết bị sản xuất.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yếu tố công nghệ ngày càng giữvai trò hàng đầu và gần như là yếu tố sản xuất ra sản phẩm Sự phát triển như vũ bãocủa khoa học công nghệ, doanh nghiệp nào tạo được công nghệ sản xuất và hệ thốngthiết bị hiện đại, làm chủ được yếu tố kỹ thuật thì doanh nghiệp đó sẽ tạo được sứccạnh tranh cao trên cơ sở đạt được hiệu quả sản xuất do sản phẩm có chất lượng đạttiêu chuẩn, tạo được lợi thế so sánh và thé mạnh Chính vì thế, việc đổi mới công nghệ

và nâng cao công nghệ có tính quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Với công ty cổ phần KIẾN MINH, dây chuyền được công ty đầu tư rất kỹ lưỡng,nhập khẩu và chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc.Công nghệ Hàn Quốc là một trongnhững ưu thế uy tín đảm bảo cho công ty tăng cả chất lượng và số lượng sản phẩm từ

đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Bảng 2.3: Danh sách một sơ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

Trang 22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

STT Tên thiết bị Nước sản

xuất

Nămsản xuất

Đặc tính kỹ thuật

1 Máy chần tự động model

2 Máy chần tự động model

WQM 6000 Hàn Quốc 2000 Chần tự động chăn đông hè

3 Máy nèn khí YAMA 5PH Đài Loan 2002 Phục vụ máy chần tự động

4 Máy khâu brother Nhật bản

1999-2004 Cắt vải vỏ đệm, cắt bông PE

5 Máy cắt đệm KM

KS-AUV 10 Nhật bản 2004 Đánh trộn xơ sản xuất bôngPE Hàn Quốc

7 Máy may công nghiệp

misumi Nhật bản 2003 May vỏ chăn, vỏ gối, vỏ đệm

( nguồn : công ty cổ phần kiến minh)

Với dây chuyền công nghệ cao, đây trở thành một trong những lợi thế cạnh tranhcủa công ty Hanvico so với các công ty khác

2.1.5 Tình hình quản lý nhân lực.

Cơ cấu lao động

- Cơ cấu lao động:

Tính đến ngày 31/12/2012 tổng số lao động chính trong công ty là 162 người.Trong đó cơ cấu theo trình độ như sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động năm 2012.

( nguồn: công ty cổ phần KIẾN MINH)

Trang 23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu lao động năm 2012.

Ngoài ra công ty thường xuyên có những lao động thời vụ không chính thức, làm việcvới thời hạn nhất định tùy theo yêu cầu của các nghiệp vụ kinh tế

( nguồn : công ty cổ phần kiến minh)

Mức lương bình quân năm 2012 là 3.500.000 VNĐ/người/tháng tăng hơn so vớinăm 2011 là 8,87 % và tăng so với năm 2010 là 32,68% Mức tăng này cho thấy công

ty cổ phần KIẾN MINH đang ngày càng hoàn thiện được hơn chính sách tiền lương,đảm bảo được phần nhu cầu vật chất cần thiết cho công nhân viên

Cách tính lương tại công ty:

Để tiện cho việc tính tiền lương tại công ty, công ty đã xây dựng hệ thống thangbảng lương ( xem phụ lục 4) dựa trên bậc lương của mỗi nhân viên để trả lương theo

hệ số tương ứng x lương tối thiểu

Tiêu chuẩn xét duyệt nâng bậc lương được xem xét dựa trên các yếu tố sau:

Trang 24

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

- Đối với Giám đốc, Phó giám đốc & Kế toán trưởng: Thời gian công tác tạiCông ty phải đạt tối thiểu 5 năm (60 tháng) trở lên

- Đối với Cán bộ chuyên môn & Thủ kho: Thời gian công tác tại Công ty phảiđạt tối thiểu 4 năm (48 tháng) trở lên

- Đối với Lái xe, Bảo vệ & Công nhân: Thời gian công tác tại Công ty phải đạttối thiểu 4 năm (48 tháng) trở lên

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ & công việc được giao, có tinh thần trách nhiệm, có ýthức phấn đấu về mọi mặt

- Không bị kỷ luật,

- Được bình bầu xếp loại: loại A

Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, Ban giám đốc Công ty sẽ có chế độ xét duyệtnâng lương hàng năm

Ví dụ: với 1 công nhân bậc 5 ta có hệ số lương là 1.57 và mức lương tối thiểuđược quy định trong thông tư Số: 23/2011/TT-BLĐTBXH là 2.000.000 đồng/tháng tađược lương của công nhân này 1 tháng là: 1.57 x 2.000.000 = 3.140.000 đồng

Bên cạnh tiền lương, các cán bộ công nhân viên của công ty còn nhận đượcnhững khoản tiền thưởng do hoàn thành xuất sắc công việc, đạt năng suất cao, có sángkiến cải tiến mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đảm bảo đủ ngày công, trungthành với doanh nghiệp Công ty đã thực hiện chính sách tiền lương trên nguyên tắccông bằng, hợp lý, phù hợp với chính sách của doanh nghiệp và của Nhà nước

Thực hiện các chế độ của Nhà nước như : đúng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chocông nhân viên; giải quyết một cách hợp lý các trường hợp tai nạn LĐ, chế độ thai sản…

Chính sách với người lao động.

Xác định nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển, công ty cổ phần KIẾNMINH đã xây dựng và phát triển chế độ lao động, chính sách ưu đãi hợp lý đối với laođộng cụ thể như sau:

Thời gian làm thêm giờ:

- Không quá 4 giờ trong 1 ngày, 12 giờ trong 1 tuần và 300 giờ trong 1 năm

- Thủ tục làm thêm giờ theo đúng quy định của bộ luật lao động và hoàn toàn tựnguyện, trường hợp bất khả kháng, nếu phải đi làm ngày chủ nhật để đáp ứng kịp tiến

độ giao hàng thì sẽ được nghỉ bù vào một ngày khác của tuần tiếp theo

Trang 25

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

- Trường hợp nhà máy bị thiên tai, hỏa hoạn … giám đốc được quyền huy độngCBCNV phải có mặt tại công ty để sẵn sang đối phó với những tình huống xấu xảy ra.Thời gian nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hiếu hỷ, nghỉ phép, nghỉ ốm,không lương: công ty thực hiện theo đúng quy định của luật lao động

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: công ty thực hiện đầy đủ theo luật lao động

Một số chính sách đãi ngộ với công nhân viên:

- CBCNV gia đình ở xa ( cách công ty 100 km trở lên), khi về quê nghỉ tếtnguyên đán sẽ được nghỉ thêm một ngày so với lịch nghỉ tết của công ty, ngày nghỉ đóvẫn được hưởng nguyên lương và thanh toán tiền tầu xe đi về

- Nữ CBCNV hiện đang làm việc tại công ty có thời gian làm việc liên tục từ 2năm trở lên, khi kết hôn được mua 01 chăn đông với giá giảm 50%, từ 04 năm trở lênđược công ty tặng 01 chiếc chăn đông

- Chế độ thăm hỏi, hiếu hỷ

- Khi cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) mất được BCH công ty viết vòng hoa trị giá50.000 đồng

2.1.6 Phân tích tình hình tài chính của công ty.

2.1.6.1 Phân tích cơ cấu tài sản.

Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu tài sản theo bảng cân đối kế toán ngang

sản

dài

hạn 6,278,473,619 114.47% -3.00% (420,936,731) 99.16% -5.68%Tổng 11,741,570,094 119.46% 0.00% 4,929,342,359 107.34% 0.00%

( nguồn : công ty cổ phần kiến minh)

Trang 26

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Phân tích cơ cấu tài sản của công ty

Biểu đồ 2.2: cơ cấu tài sản của công ty trong 3 năm.

Nhìn chung thì công ty có tỷ lệ tài sản dài hạn lớn tài sản ngắn hạn Qua các năm

tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và dài hạn biến đổi không nhiều, ở năm 2012 tài sản dàihạn có xu hướng giảm trong khi tài sản ngắn hạn tăng Cụ thể như sau:

Qua bảng số liệu trên ta thấy ta thẩy tổng tài sản cuối kì tăng từ năm 2010 đếnnăm 2012 là 11,741,570,094(vnđ) đạt 119.46%,từ năm 2011 đến năm 2012 là4,929,342,359(vnđ) đạt 107.34% trong đó giá trị tài sản dài hạn vẫn chiếm một phầnrất lớn trong tổng tài sản Bên cạnh đó tỷ trọng của Tài sản cố định của công ty vàothời điểm cuối các năm có xu hướng tăng lên

- Khi phân tích cơ cấu tài sản dựa vào tỷ trọng của từng bộ phận tài sản(tài sảnngắn hạn, dài hạn và từng loại tài sản ngắn hạn dài hạn cụ thể) trong tổng số tài sản ởthời điểm cuối năm 2010, ta thấy được rằng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớnnhất(71,9%) trong tổng số tài sản

- Tiếp tục qua các năm 2011, tài sản dài hạn chiếm 74,59% Năm 2012 chiếm68,91% trong tổng tài sản và cũng là phần tài sản lớn nhất

Trang 27

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

- Như vậy có thể thấy rằng, qua phân tích tài sản theo phương pháp dọc, công ty

có phần tài sản cố định khá cao, quy mô tài sản của công ty ổn định

Đối với Tài sản dài hạn:

Tài sản cố định tăng mạnh từ năm 2010 đến năm 2011 sau đó giảm nhẹ vào năm

2012 Sự biến động từ năm 2010 đến năm 2012 là 9,022,805,397(vnđ) tương đươngvới tăng tỷ trọng là 4.47% Sự biến động từ năm 2011 đến năm 2012 là(1,363,521,566)(vnđ) với giảm tỷ trọng là -5.98%

Điều này cho thấy cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty được đầu tư cả về giá trị lẫnqui mô

Bất động sản đầu tư của công ty có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đángkể.Năm 2012 giảm tỷ trọng -2.33% so với năm 2010, giảm tỷ trọng-0.92% so với năm

2011 Trên thực tế, công ty có đầu tư vào bất động sản để cho thuê văn phòng nhằmtăng doanh thu nhưng càng ngày tình hình cho thuê văn phòng càng khó khăn nên mới

có sự giảm nhẹ này

- Đối với Tài sản ngắn hạn:

tài sản ngắn hạn tăng từ năm 2010 đến năm 2012 là: 5,463,096,475 (vnđ), từ năm

2011 đến năm 2012 là: 5,350,279,090(vnđ)

Trong đó, lượng tiền mặt có tăng mạnh vào thời điểm cuối năm 2010 đến năm

2012 là: 395,713,927 (vnđ) Trên thực tế, vốn bằng tiền là tài khỏan linh hoạt nhất, dễdàng thỏa mãn các nhu cầu sản xuất kinh doanh nên việc tăng lên của vốn bằng tiềnthể hiện tính chủ động trong kinh doanh và khả năng thanh toán của công ty Tuynhiên nếu vốn bằng tiền tăng quá cao không hẳn là tốt vì nếu doanh thu không đổi vàlượng dự trữ tiền mặt quá cao sẽ gây tình trạng quay vòng tiền chậm, hiệu quả sử dụngvốn không cao Thực tế ở công ty cho thấy việc vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng khá nhỏtrong tổng tài sản, năm 2010 là 1,3%, năm 2011 là 2,1 %, năm 2012 là 1,64% do đóviệc tăng lên về tiền mặt là hợp lí

Các khỏan phải thu ngắn hạn: Các khỏan phải thu giảm 1,974,262,796(vnđ) từnăm 2010 đến năm 2012, sau đó tăng 571,816,949 (vnđ) từ năm 2011 đến 2012

Trang 28

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Hàng tồn kho của công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng tài sản ngắn hạn của công ty (năm 2010 chiếm 13,8% năm 2011 chiếm 19%, năm

2012 chiếm 24,52% trong tổng tài sản

Hàng tồn kho tăng chủ yêu do một số nguyên nhân: do chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang tăng và nguyên liệu, vật liệu tăng Tình trạng tồn kho của công tykhá lớn

Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất nhưng số lượng hàng tồn kho tăng khá nhiều

Năm 2012(năm phân tích) so với năm 2012(năm gốc) có phân biến động vềhàng tồn kho là lớn nhất là 9,363,776,315 tương đương với tỉ lệ 212.6% Đồng thời,phần biến động năm 2012 so với năm 2010 là 5,215,053,770

Điều này cho thấy mức hàng tồn kho năm 2012 lớn hơn các năm trước và có xuhướng ngày càng tăng

Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng tăng qua các năm, ta thấy được sựbiến động của thị trường ngày càng lớn, vì vậy công ty phải trích lập dự phòng hàngtồn kho để tránh khỏi thua lỗ

Tổng kết về hàng tồn kho: Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinhdoanh thì hàng tồn kho trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọngtương đối lớn là hợp lí, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của công ty được liêntục, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên

Qua sự phân tích về sự phân bố tài sản của công ty cổ phần KIẾN MINH qua cácnăm là khá hợp lí, phù hợp với đặc điểm của công ty Song điều đó chưa khẳng địnhđược là tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu bởi doanh nghiệp có một cơ cấuhợp lí không chỉ phụ thuộc và cơ cấu tài sản hợp lí mà cần có một cơ cấu nguồn vốndồi dào

Trang 29

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

2.1.6.2Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty.

Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn theo bảng cân đối kế toán ngang.

%

Số tiền Tỷ lệ

Tỷ trọng

( nguồn : công ty cổ phần kiến minh)

Trang 30

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm.

-Sự biến động qua 3 năm của cơ cấu tài sản được phân tích ở trên cũng kéo theo sựthay đổi bên phần nguồn vốn do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán Qua biểu đồ

ta thấy rằng nợ phải trả luôn lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu

Ta thấy được tổng số nguồn vốn qua các năm tăng Năm 2010 đến năm 2012tăng 11,741,570,094(vnđ).Sự biến động của các nhân tố nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

là khá nhỏ, có ảnh hưởng ít đến chỉ tiêu nguồn vốn của công ty

- Nợ ngắn hạn của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 tăng 553,846,472 (vnđ) dokhỏan người mua trả tiền trước tăng Đây là số tiền ứng trước của khách hàng khi kíkết hợp đồng Tuy nhiên khoản ứng trước của khách hàng này là không nhiều

Khoản vay ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm chứng tỏ công ty có nguồnvốn chủ sở hữu vững chắc hoặc không có công trình hay mục đích kinh doanh gì mới.Khoản phải trả công nhân viên cũng có sự biến động do vào thời điểm cuối nămcông ty thanh toán chậm cho công nhân viên một tháng 12 cuối năm, đây cũng là mộttrong những hình thức chiếm dụng vốn của công ty

- Nợ dài hạn tăng vào cuối năm chủ yếu là do sự tăng lên của vay dài hạn từ cuốinăm 2011 đến cuối năm 2012 là 4,277,235,267(vnđ), biến động tỷ trọng là 136,31%

Trang 31

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

- Bên cạnh sự tăng lên của nợ ngắn hạn và dài hạn thì công ty đã thanh toán đượccác khỏan chi phí phải trả Mặc dù các khỏan vay nợ có tăng, nhưng ít, Công ty vẫnluôn giữ được chữ tín đối với công nhân viên và các bạn hàng bằng việc thực hiện tốtviệc thanh toán

Từ phân tích trên ta thấy khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau, chủyếu là đi vay là khá cao Do phải đi vay lãi ngân hàng cao nên bản thân công ty cũngphải chịu sự biến động của thị trường kinh tế là khá lớn

Mặc dù vậy nhưng phần vốn chủ hữu của công ty được ổn định qua các năm, khảnăng đảm bảo tài chính của công ty cao nhưng mức độ độc lập của doanh nghiệp đốivới ngân hàng và nhà cung cấp chưa cao vì nợ phải trả vẫn cao hơn vốn chủ sở hữu

 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

Bảng2.8:Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty.

năm 2010

năm 2011

năm 2012

1 Cơ cấu tài sản (%)

Hình 2.1 :Biểu diễn cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty năm 2012.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn ngắn hạn

Trang 32

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

trong tổng tài sản của công ty.Trong năm 2012 lượng tài sản dài hạn chiếm tới 69%trong khi tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 31%

Về cơ cấu nguồn vốn: nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữunhưng chênh lệch không nhiều lắm trong năm 2012 ( nợ phải trả chiếm 53%, nguồnvốn chủ sở hữu chiếm 47%)

Có thể thấy công ty đã dựng một phần vốn vay nợ để tài trợ cho tài sản dàihạn của mình

Để xem xét mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp, ta xem xét các chỉtiêu sau:

Trang 33

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Biểu đồ 2.4 : sự biến động của hệ số tài trợ, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, hệ số

nợ so với tông nguồn vốn trong 3 năm.

Nhận xét:

- Hệ số tài trợ cao: mức độ độc lập về tài chính của công ty ở mức bình thường

- Hế số nợ so với vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%

- Tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn đều xấp xỉ bằng 50% Hiện nay

tỉ suất này phải lớn hơn 50% thì công ty được cho là có khả năng đảm bảo về tài chính,chủ động trong kinh doanh

- Tỉ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn lớn hơn 50% cho thấy công ty kinh doanhvẫn dựa trên vốn đi vay ngân hàng Nhưng khách quan mà nói thì công ty vẫn đảm bảođược sự cân bằng trong nguồn vốn

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

- Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sở hữu và Tài sản thiết yếu

Tài sản thiết yếu của công ty=Vốn bằng tiền + Hàng tồn kho+ Tài sản cố định

Vốn bằng tiền 788,175,339 1,441,806,808 1,183,889,266Hàng tồn kho 8,314,395,274 12,463,117,819 17,678,171,589Tài sản cố định 29,796,607,845 29,796,607,845 38,819,413,242Tài sản thiết yếu 38,899,178,458 43,701,532,472 57,681,474,097

 Vốn chủ sở hữu

Trang 34

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Vốn chủ sở hữu 28,006,355,588 33,476,535,243 34,074,030,719

=>Kết luận: Tài sản thiết yếu lớn hơn vốn chủ sở hữu, công ty không cần phải đivay hay chiếm dụng vốn

- Quan hệ cân đối 2:

Nguồn vốn thường xuyên: Nguồn vốn chủ sở hữu+ Nợ dài hạn

Vốn chủ sở hữu 28,006,355,588 33,476,535,243 34,074,030,719

Nợ dài hạn 10,935,824,367 11,778,637,591 16,055,872,858Nguồn vốn thường xuyên

Trang 35

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Ngọc Thía

Bảng 2.9 : Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w