Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp TM VN trong điều kiện hội nhập
Trang 1Mở đầu
1 ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài.
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không thể đảo ngược được Đó là một trong những thách thức, sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chương trình kinh tế Các doanh nghiệp và các quốc gia ngày càng nhận thức sâu sắc rằng
để đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng, coi chất lượng là một trong những mục tiêu hàng đầu Chất lượng
đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh trong bất kể môi trường kinh doanh nào
Vai trò của chất lượng trong cạnh tranh toàn cầu
Sau đại chiến thế giới thứ hai, các công ty và các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng Từ giữa thập kỷ 70, các công ty của Nhật đã trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực chất lượng Sản phẩm của các công ty hàng đầu Nhật đã được khách hàng ở mọi nơi trên thế giới tiếp nhận vì có chất lượng cao và giá bán hạ Sau những thành công tuyệt vời của Nhật, các quốc gia trên thế giới đã không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh bằng con đường chất lượng Muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh họ giải quyết nhiều yếu tố khác, chất lượng trở thành yếu tố then chốt và quyết định
Xu thế toàn cầu hoá và các trào lưu của làn sóng kinh tế tri thức trong những năm gần đây đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vấn đề chất lượng Để thu hút khách hàng, các công ty đã đưa chất lượng vào nội dung hoạt động quản lý của mình Ngày nay khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ Hầu hết khách hàng đều mong đợi người cung ứng cung cấp cho họ những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mong muốn ngày càng cao hơn của họ Bên cạnh đó với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ tin học, các công ty và các quốc gia ngày càng có các điều kiện thuận lợi hơn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng Điều đó làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn Muốn
Trang 2phát triển trong môi trường cạnh tranh này, các công ty buộc phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ, đồng thời phải không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tạo ra những đặc trưng khác biệt của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, nhằm duy trì và mở rộng thị trường
Nếu trước đây các quốc gia còn dựa vào các hàng rào thuế quan, hàng rào
kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước, thì trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ hiện nay, với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thảo ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ngày càng tự do vượt ra khỏi biên giới quốc gia Sự phát triển mang tính toàn cầu đã tao điều kiện để hình thành nên thị trường tự do khu vực và quốc tế Trong bối cảnh như vậy các công ty và các nhà quản lý trở nên năng động hơn, thông minh hơn dẫn đến sự bão hoà của nhiều thị trường chủ yếu tạo ra sự suy thoái kinh tế phổ biến trong khi các đòi hỏi về chất lượng ngày càng trở nên cao hơn
Các đặc điểm trên đã làm cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu Các công ty đã chuyển vốn đầu tư vào các khu vực có khả năng thoả mãn khách hàng và đem lại lợi nhuận cao hơn Sản phẩm có thể được thiết kế và sản xuất tại một nước và được bán ở mọi nơi trên thế giới Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng cao giá cả phù hợp, phương thức giao nhận hàng thuận tiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới Cuộc đua tranh đối với công ty thực sự mang tính toàn cầu.Thực
tế đã chứng minh rằng những công ty thành công trên thương trường là những công ty đă nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng Họ đã thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và
sẽ trở nên mạnh mẽ hơn với quy mô và phạm vi ngày càng rộng lớn Sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày nay đã tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất, kinh doanh nhạy bén có khả năng tận dụng lợi thế riêng của mình, cung cấp những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có chất lưọng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh
Có thể nói rằng, xu thế phát triển mới đã làm nảy sinh xu hướng và tốc độ cạnh tranh mới Cuộc đua tranh hiện nay đang và sẽ còn sôi nổi hơn bao giờ hết trên thương trường phần thắng sẽ thuộc về công ty, những quốc gia có chiến lược kinh doanh đúng đắn trong đó có chiến lược chất lượng
Trang 3Cũng như các nước khác Việt Nam cũng không thế nằm ngoài vòng xoắy của tiến trình hội nhập Thời gian qua chúng ta đã thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập của nền kinh tế thế giới và chúng ta đã gặp không ít những khó khăn, thách thức khi tham dự tiến trình này Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều
so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới
Mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã bất đầu chú trọng đến chất lượng, đến năng suất song nhìn tổng thể thì chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại các công ty Việt Nam vẫn còn yếu kém
Để các doanh nghiệp Việt nam thực sự có sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, cần phải tiến hành một bước đổi mới triệt để cả
về quan điểm nhận thức lẫn phương cách điều hành quản lý Các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước chuyển dần từ mô hình quản lý cũ sang mô hình quản lý mới mà ở đó có sự phát triển cao về nguồn nhân lực, có môi trường để thúc đẩy khả năng sáng tạo trong lao động, có điều kiện để áp dụng các công nghệ tiên tiến mà trước hết, cơ sở nền tảng của nó phải dựa trên triết
lý và chiến lược kinh doanh đúng đắn là: Mọi nỗ lực tập trung vào việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh và sự bền vững trong tương lai
Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập ở Công ty bánh kẹo Hải
Hà tôi đã lựa chọn đề tài: “Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh và căn cứ vào tình hình thực tế ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà đánh giá một cách xác thực tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình chất lượng sản phẩm nói riêng ở Công ty Từ đó xác định các ưu nhược điểm về vấn đề chất lượng, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của Công ty
3 Phạm vi nghiên cứu.
Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp quản lý có tên giao dịch là haihaco, chuyên sản xuất kinh doanh các
Trang 4mặt hàng bánh kẹo,chế biến thực phẩm Hiện nay Công ty có ba trụ sở đặt ở
Hà Nội, Nam Định, Việt Trì Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà có trụ sở đặt tại số 25 đường Trương Định-Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tốt nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học kinh tế, trong quá trình phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp chủ yếu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lôgic, phương pháp thống
kê, phương pháp so sánh
5 Kết cấu của Luận văn.
Ngoài lời nói đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương chính:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả
năng cạnh tranh
- Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của
Công ty Bánh kẹo Hải Hà
- Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng
khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
Trang 5Chương I
Những vấn đề lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh
I Các khái niệm chất lượng sản phẩm.
1 Các quan niệm về chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố Có nhiều định nghĩa, khái niệm về chất lượng sản phẩm bởi lẽ vấn đề này được hầu hết các tổ chức và các quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhưng chúng ta có thể xem xét nghiên cứu một số quan niệm sau
Theo quan điểm của triết học, chất lượng là một phần tồn tại cơ bản bên trong của các sự vật và hiện tượng Theo Mác thì chất lượng sản phẩm là mức
độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó Giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó chính là chất lượng sản phẩm.Theo quan điểm của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây mà Liên Xô là đại diện thì “ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nội tại, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện về kinh tế kỹ thuật” Đứng trên góc độ xem xét sản phẩm ta quan niệm chất lượng sản phẩm là toàn bộ các thuộc tính phản ánh chức năng, công dụng, tác dụng của sản phẩm Những đặc tính này có thể đo lường một cách chính xác và số lượng các thuộc tính càng nhiều thì chất lượng sản phẩm càng cao
Với các quan niệm trên, chất lượng sản phẩm được nhìn tách rời khỏi thị trường, khỏi nhu cầu Chất lượng được coi là một chỉ tiêu tĩnh dẫn đến sản phẩm sản xuất ra chưa chắc đã bán được Hơn nữa các nhà sản xuất quá quan tâm đến những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm mà không xem xét chúng trong mối quan hệ với nhu cầu thị trường luôn thay đổi sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho chất lượng sản phẩm bị tụt hậu so với nhu cầu
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thị trường được coi là xuất phát điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì những quan niệm trên sẽ không còn phù hợp nữa Quan niệm về sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng, với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 6Philip Crosby, nhà làm công tác chất lượng hàng đầu của thế giơí, người
Mỹ cho rằng: “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu hay đặc tính nhất định”
Định nghĩa này rất có ý nghĩa trong sản xuất hàng loạt lớn và sử dụng lắp lẫn các chi tiết Giá trị của định nghĩa này là ở chỗ nó cho phép đo được chất lượng Khi đã đo được thì có thể đánh giá được hoạt động chất lượng
Còn theo Feigen Baun thì “ Chất lượng của sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm”
Joseph Juran, nhà chất lượng người Mỹ, đã nhận thấy rằng các yêu cầu về quy phạm có thể là những thứ mà ban quản lý và các nhà thiết kế cho là phù hợp nhưng lại không phải là cái mà khách hàng cần Do đó, theo ông “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích” Định nghĩa này của Juran thừa nhận rằng một sản phẩm hay một dịch vụ được tạo ra với ý đồ là để thoả mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng
Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với các nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm khi chúng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng Chất lượng được nhìn từ bên ngoài, Chất lượng là do khách hàng xác định chứ không phải do người sản xuất Chỉ có những đặc tính đáp ứng được nhu cầu khách hàng mới là chất lượng sản phẩm
Theo ISO8402-1994 thì “ Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”
Theo TCVN 5814-1994 thì: “Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm nào
đó là tổng hợp tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước”.\
Theo ISO 9000: 2000 “Chất lượng là mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có phù hợp với yêu cầu” Theo định nghĩa này thì chúng ta cần hiểu:
- Đặc tính là đặc trưng để phân biệt và một đặc tính có thể là vốn có hoặc có thể gắn thêm vào, có thể định tính hoặc định lượng
Trang 7- Yêu cầu là nhu cầu hay mong đợi đã được công bố được ngầm hiểu chung hoặc bắt buộc.
- Sự thoả mãn của khách hàng là sự đảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng yêu cầu
Các quan niệm trên là khác nhau nhưng tựu chung lại ta thấy khi nói đến chất lượng sản phẩm cần chú ý đến các điểm sau:
- Chất lượng sản phẩm phải được xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng
- Chất lượng sản phẩm phải phù hợp với công dụng, với mục đích chế tạo, với nhu cầu của thị trường
- Chất lượng sản phẩm mang tính dân tộc thể hiện ở truyền thống tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng của người dân
2 Các đặc tính của chất lượng sản phẩm.
2.1.Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế– xã hội – kỹ thuật.
Tuy chất lượng sản phẩm được tạo nên phụ thuộc phần lớn vào công nghệ
kỹ thuật nhưng nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Trong các xã hội khác nhau với cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì quan niệm về chất lượng sản phẩm cũng khác nhau Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chất lượng chỉ đơn thuần là thoả mãn các chỉ tiêu kỹ thuật nhưng trong cơ chế thị trường chất lượng sản phẩm phải thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng Khi kinh tế phát triến,nhu cầu xã hội ngày càng tăng cả về mặt lượng và mặt chất, dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hoặc một phương án tiêu dùng Do đó yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng thay đổi theo Vì vậy nói đến chất lượng là nói đến sự kết hợp 3 yếu tố kinh tế- xã hội-
kỹ thuật
2.2.Chất lượng sản phẩm có tính tương đối.
Chất lượng sản phẩm luôn thay đổi theo không gian và thời gian, chất lượng của hôm nay và chất lượng của ngày mai là khác nhau, ở thời điểm này
có thể là cao nhưng ở thời điểm khác lại là thấp Chất lượng là yếu tố động, vì vậy nó chỉ có tính tương đối Chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào loại thị trường, sản phẩm có thể là chất lượng cao ở thị trường này nhưng lại không được đánh giá cao ở thị trường khác Nó phụ thuộc vào không gian từng thị trường bao gồm các yếu tố văn hoá- kinh tế- xã hội
Trang 82.3.Chất lượng sản phẩm có thể đo lường và đánh giá thông qua các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể.
Thực tế cho thấy rằng không thể tạo ra một mức chất lượng sản phẩm cao nếu chỉ dựa trên những ý tưởng, những nhận xét về mặt định tính đối với các nguyên nhân gây ra những sai lệch về chất lượng Phát triển kỹ thuật đo lường
và sử dụng các phương pháp thống kê để thu thập phân tích là một đặc tính của chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tính chất, đặc điểm riêng biệt nội tại của bản thân sản phẩm đó Những đặc tính đó phản ánh tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lớn vào trình độ thiết kế quy định cho sản phẩm đó Mỗi tính chất được biểu thị bởi các chỉ tiêu cơ lý hoá nhất định có thể đo lường và đánh giá được Vì vậy nói đến chất lượng sản phẩm phải đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể đặc điểm này khẳng định những quan điểm sai lầm cho rằng chất lượng sản phẩm là cái không thể đo lường đánh giá được
2.4.Chất lượng sản phẩm biểu thị ở hai cấp độ và phản ánh hai mặt khách quan và chủ quan hay còn gọi là hai loại chất lượng:
Chất lượng tuân thủ thiết kế và chất lượng của thiết kế
Chất lượng trong tuân thủ thiết kế thể hiện ở mức độ chất lượng sản phẩm đạt được so với các tiêu chuẩn thiết kế đã đề ra Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế kỹ thuật càng gần với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm hỏng loại bỏ, sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế Chất lượng này có tác động rất lớn đến khả năng giảm chi phí, là cơ sở để cạnh tranh về giá
Chất lượng của thiết kế hay còn gọi là chất lượng trong sự phù hợp thể hiện mức độ phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu khách hàng Chất lượng ở đây được thể hiện thông qua các thuộc tính có tính thu hút khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng Vì vậy, chất lượng trong sự phù hợp phụ thuộc rất lớn vào trình độ thiết kế, trình độ thiết kế càng cao thì chất lượng càng cao; nó phản ánh những đặc tính chủ quan vì nó phụ thuộc vào những nhận thức của khách hàng Khi nâng cao chất lượng thiết kế sẽ có tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm và khi tăng chất lượng thì chi phí tăng
theo
Trang 92.5.Chất lượng sản phẩm của mỗi loại sản phẩm được xác định trong những điều kiện sử dụng cụ thể với những mục đích cụ thể tương ứng với một đối tượng tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm phải thoả mãn được nhu cầu người tiêu dùng trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về kinh tế kỹ thuật của mỗi nước, mỗi vùng Trong kinh doanh không thể có chất lượng như nhau cho tất cả các vùng mà cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để đề ra các phương án chất lượng cho phù hợp về mọi mặt với yêu cầu của khách hàng
3.Phân loại chất lượng sản phẩm:
* Chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua các loại chất lượng sau:
- Chất lượng thiết kế là: giá trị riêng của các thuộc tính được phác thảo ra trên cơ sở nghiên cứu trắc nghiệm của sản xuất và tiêu dùng.Đồng thời có so sánh với các hàng tương tự của nhiều nước.Chất lượng thiết kế là giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm
- Chất lượng tiêu chuẩn là: giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm được thừa nhận, được phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm Chất lượng tiêu chuẩn là nội dung tiêu chuẩn của một loại hàng hoá Chất lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hịên nghiêm chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại:
Tiêu chuẩn quốc tế là: những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng quốc tế đề
ra được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù hợp với điều kiện của từng nước
+ Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là: tiêu chuẩn nhà nước,được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật,áp dụng kinh nghiệm tiêu biểu và tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam
+ Tiêu chuẩn nghành (TCN) là: các chỉ tiêu về chất lượng do các Bộ,các tổng cục xét duyệt, ban hành, có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị trong nghành,địa phương đó
+ Tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN) là: các chỉ tiêu về chất lượng do các doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp đó
Trang 10- Chất lượng thực tế là: chỉ mực độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm, bao gồm chất lượng thực tế trong sản xuất và chất lượng thực tế trong tiêu dùng.
- Chất lượng cho phép là: dung sai cho phép mức sai lệch giữa chất lượng thực tế với chất lượng tiêu chuẩn Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của công nhân Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt quá dụng sai cho phép thì hàng hoá
sẽ bị xếp vào loại phế phẩm
- Chất lượng tối ưu là: biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu của thị trường trong những điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất.Thường người ta phải giải quyết được mối quan hệ chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo
Biểu đồ 1: Sơ đồ Siro về mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí
(a): là đường cong giá bán sản phẩm
(b): là đường cong gía thành sản phẩm
(Q1): chất lượng thấp giá thành thấp
(Q2): ứng với khoảng cách lớn nhất giữa hai đường cong là mức chất lượng có lợi nhuận lớn nhất
(Q3): sản phẩm có chất lượng cao nhưng lợi nhuận không cao
Quyết định mức chất lượng như thế nào cho phù hợp là một vấn đề quan trọng Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng nước, của từng vùng và phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp
Trang 114.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.
Chỉ tiêu chất lượng là đặc trưng định lượng của các thuộc tính cấu thành nên chất lượng sản phẩm Những đặc trưng này được xem xét đánh giá trong những điều kiện nhất định của quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm Khi
đề cập đến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của hàng hoá, người ta thường phân
ra hai hệ thống chỉ tiêu chất lượng:
♦Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế
♦Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất kinh doanh
4.1 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh tế.
Thường có các nhóm chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu công dụng: đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính
sử dụng của sản phẩm hàng hoá như giá trị dinh dưỡng, hệ số tiêu hoá, độ bền thời gian sử dụng
- Chỉ tiêu công nghệ: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho qui trình chế tạo sản phẩm có chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ chi phí
- Chỉ tiêu thống nhất hoá: Đặc trưng cho tính lắp lẫn của các linh kiện, các phụ tùng
- Chỉ tiêu độ tin cậy: Đặc trưng cho tính chất của sản phẩm đảm bảo các thông số kỹ thuật làm việc trong khoảng thời gian nhất định
- Chỉ tiêu an toàn: Đảm bảo thao tác an toàn đối với công cụ sản xuất cũng như đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
- Chỉ tiêu kích thước: Thể hiện gọn nhẹ, thuận tiện trong sử dụng, vân chuyển
- Chỉ tiêu sinh thái: Đặc trưng các tính chất của sản phẩm có khả năng tạo ra những khí thải không gây độc hại đến môi trường
- Chỉ tiêu lao động: Đề cập đến những quan hệ giữa người sử dụng với sản phẩm
- Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng một sản phẩm đẹp phải có tính chân thật, mang trong mình các yếu tố hiện đaị, sáng tạo, đồng thời hình dáng kiểu cách cũng như trang trí hoạ tiết phải thể hiện tính cách dân tộc
- Chỉ tiêu về sáng chế phát minh: Đặc trưng cho khả năng giữ bản quyền
Trang 124.2 Hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa trong sản xuất kinh doanh.
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng bao gồm: Thời gian sử dụng, mức độ an toàn trong sử dụng, khả năng sửa chữa thay thế các chi tiết, hiệu quả sử dụng Đây
là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà người tiêu dùng khi mua hàng thường quan tâm để đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hoá
- Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ: Đây là nhóm chỉ tiêu mà các cơ quan nghiên cứu thiết kế, sản xuất, kinh doanh thường dùng để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá Các chỉ tiêu kích thước, chỉ tiêu cơ lý, chỉ tiêu thành phần hoá học
- Nhóm chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mỹ: Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng sản phẩm, tính chất các đường nét, sự phối hợp của các yếu
tố tạo hình chất lượng trang trí, mằu sắc, tính thời trang, tính thẩm mỹ
- Nhóm các chỉ tiêu kinh tế: Bao gồm chi phí sản xuất, giá cả, chi phí cho quá trình sử dụng
Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đã nêu không tồn tại độc lập tách rời
mà có liên quan chặt chẽ với nhau Vai trò ý nghĩa của từng chỉ tiêu rất khác nhau đối với các sản phẩm khác nhau Mỗi loại sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn những chỉ tiêu khác Mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm sử dụng của sản phẩm và nhiều yếu tố như tình hình sản xuất, quan hệ cung cầu, điều kiện xã hội mà chọn những chỉ tiêu chủ yếu và những chỉ tiêu bổ sung cho thích hợp Hiện nay, một sản phẩm được coi là có chất lượng cao ngoài chỉ tiêu an toàn đối với người sử dụng và xã hội, môi trường ngày càng quan trọng, trở thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp
Để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó doanh nghiệp phải xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản
lý chất lượng nhà nước ký duyệt Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt mức chất lượng đã đăng ký, đó là cơ sở để kiểm tra đánh giá sản phẩm sản xuất
Ngoài ra, để đánh giá và phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ phận, giữa các doanh nghiệp đối với hầu hết các loại sản phẩm ta còn
có các chỉ tiêu cụ thể sau:
* Tỷ lệ sai hỏng: để phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất
Dùng thước đo hiện vật, ta có
Trang 135.1 Nhóm nhân tố bên ngoài.
a Nhu cầu thị trường
Nhu cầu là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng tạo lực hút, định lượng cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm Cơ cầu, tính chất, đặc đỉêm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm có thể được đánh giá cao ở thị trường này nhưng lại không được đánh gía cao ở thị trường khác Điều đó đòi hỏi phải tiến hành nghiêm túc, thận trọng công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh, xác định chính xác nhận thức của khách hàng, thói quen,
Trang 14truyền thống, phong tục, tập quán, văn hóa, lối sống, mục đích sử dụng sản phẩm và khả năng thanh toán nhằm đưa ra nhứng sản phẩm phù hợp với từng loại thị trường.
Thông thường khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm tới chất lượng sản phẩm Nhưng khi đời sống xã hội được cải thiện thì đòi hỏi về chất lượng sản phẩm sẽ tăng cao, ngoài tính năng sử dụng còn có giấ trị thẩm mỹ Người tiêu dùng có thể chấp nhận giá cao để có được những sản phẩm ưng ý
Chính vì vậy, các nhà sản xuất phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường Lúc đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm mới đi đúng hướng
b Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ.
Trong thời đại ngày nay không có sự tiến bộ kinh tế, xã hội nào lại không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới Bắt đầu từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ nhất, chủng loại và chất lượng sản phẩm không ngừng thay đổi với tốc độ tương đối nhanh Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động như một lực đẩy tạo khả năng đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên Nhờ khả năng to lớn của tiến bộ khoa học công nghệ
đã sáng chế ra những sản phẩm mới, tạo ra và đưa vào sản xuất với công nghệ mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn, thay thế nguyên liệu mới tốt hơn
và rẻ hơn, hình thành phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản trị tiên tiến góp phần giảm chi phí đồng thơì nâng cao chất lượng sản phẩm
ưu, xác định cơ cấu mặt hàng, xây dựng chiến lược con người trong tổ chức phù hợp với đường lối phát triển chung
Hệ thống giá cả cho phép các doanh nghiệp xác định đúng giá trị sản phẩm của mình, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược cạnh tranh và tìm mọi cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà không sợ bị chèn ép về giá
Trang 15Chính sách đầu tư quyết định quy mô và hướng phát triển của sản xuất Dựa vào đó các nhà sản xuất có kế hoạch đầu tư cho công nghệ, huấn luyện đào tạo để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Chính sách thương mại về chất lượng tổ chức hệ thống quản lý chất lượng đều có những vai trò nhất định đối với chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp
Tóm lại thông qua cơ chế, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước điều kiện kích thích:
- Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp
- Hình thành môi trường thuận lợi cho việc huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp quản trị chất lượng hiện đại
- Sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ sức ỳ và tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến hoàn thiện chất lượng sản phẩm
5.2 Nhóm nhân tố bên trong.
a Lực lượng lao động trong doanh nghiệp
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm Cho dù trình độ công nghệ có hiện đại đến đâu nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tắc động đến chất lượng các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động dịch vụ Trình độ chuyên môn, tay nghề kinh nghiêm,
ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào chất lượng của tập thể những người lao động mà đứng đầu là người lãnh đạo các doanh nghiệp
Quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trọng qủan lý chất lượng của các doanh nghiệp Đó cũng
là con đường quan trọng nhất nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng của mỗi quốc gia
b Khả năng về công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm Mức độ chất lượng sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu đồng bộ, tình hình bảo dưỡng duy trì khả năng làm việc theo thời gian của
Trang 16máy móc thiết bị công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao, dây chuyền và tính chất sản xuất hàng loạt Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp không tách rời trình độ công nghệ trên thế giới Muốn sản phẩm có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là thị trường quốc
tế mỗi doanh nghiệp cần có chính sách công nghệ phù hợp cho phép sử dụng những thành tựu khoa học trên thế giới đồng thời khai thác tối đa nguồn công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm với chất lượng cao chi phí hợp lý
c Vật liệu, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư nguyên liệu của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu là yếu tố tham gia trực tiếp cấu thành nên sản phẩm Những đặc tính của nguyên liệu sẽ được đưa vào sản phẩm vì vậy chất lượng của nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra Không thể có chất lượng sản phẩm cao từ những nguyên liệu có chất lượng tồi Chủng loại, cơ cấu,tính đồng bộ và chất lượng nguyên vật liệu đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
Ngoài ra, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập hệ thống cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa người sản xuất
và người cung ứng, đảm bảo khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng nơi cần thiết
d Trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Trình độ quản trị nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp Các chuyên gia quản trị chất lượng đồng tình cho rằng trong thực tế có tới 80% những vấn đề về chất lượng là do quản trị chất lượng gây ra Vì vậy, nói đến quản trị chất lượng ngày nay người ta cho rằng trước hết đó là chất lượng của quản trị
Các yếu tố sản xuất như nguyên liệu, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và người lao động dù ở trình độ nào nhưng nếu không được tổ chức một cách hợp lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất thì không thể tạo sản phẩm có chất lượng cao Thậm chí trình độ quản lý tồi còn làm giảm chất lượng sản phẩm gây lãng phí nguồn lực sản xuất dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 17Trình độ tổ chức quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện
ở các phương pháp quản trị, cách thức quản tri, triết lý quản trị, đạo đức kinh doanh, phương pháp quản lý công nghệ Mỗi doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt bộ máy qủan trị kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm, chú trọng trang
bị các phương tiện kiểm tra kỹ thuật giám định chất lượng sản phẩm Muốn
có chất lượng sản phẩm cao cần theo dõi kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất, giám sát việc thực hiện các qui trình, qui phạm kỹ thuật để có biện pháp kịp thời khi phát hiện ra các sai sót và xử lý ngay
Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức, hiểu biết về chất lượng và trình độ của các cán bộ quản trị, khả năng xác định chính xác các mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng
Chất lượng là một vấn đề hết sức quan trọng do đó không thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm Các doanh nghiệp phải coi chất lượng là vấn đề thuộc chất lượng của toàn bộ doanh nghiệp
II Vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm với việc tăng khả năng cạnh tranh.
1 Khái niệm và đặc điểm của cạnh tranh.
Trong hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp sự trao đổi đã được thoả thuận, nhu cầu được xác định qua kinh nghiệm tiêu thụ của cả hai bên mua và bán hàng hoá sản xuất ra gần như phù hợp với nhu cầu của mỗi bên Vì vậy chưa phát sinh tính cạnh tranh
Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Theo Mác “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ để thu lợi nhuận siêu ngạch”
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện yếu tố kích thích kinh doanh, động lực phát triển sản xuất Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh có nghĩa là đảm bảo duy trì và phát triển vị trí trên thị trường trong nước và thế giới Một doanh nghịêp được coi là có sức cạnh tranh là đánh giá
nó có thể dứng vững cùng với các nhà sản xuất khác,với mức giá thấp hơn cho sản phẩm cùng loại, bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn Như vậy ,với
Trang 18một doanh nghiệp, cạnh tranh khả năng có thể bán được nhiều sản phẩm hơn, tăng thị phần, tăng lợi nhuận và tăng mức sống của người lao động Chất lượng, chi phí, thời gian và điều kiện phân phối là những tiêu chuẩn quan trọng phản ánh khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá thấp hơn,mức thoả mãn khách hàng cao hơn và phục
vụ nhanh kịp thời sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn Trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải tuân theo quy luật đào thải và chọn lọc nghĩa là phải thích ứng với thị trường thì mới tồn tại và phát triển được
Cạnh tranh trên thị trường được phân loại theo nhiều loại khác nhau nhưng xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại: cạnh tranh giữa các ngành và cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp mua bán hàng hoá dịch vụ khác ngành với nhau nhằm thu lợi nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đã bỏ ra Trong quá trình cạnh tranh này các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nhất lên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành có nhiều lợi nhuận hơn
Sự điều chỉnh tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định vô hình dung hình thành lên sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất để rồi dẫn đến kết quả cuối cùng là sự bình quân hoá lợi nhuận giữa các nhà doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hoá hay dịch vụ nhằm giành lấy các điều kiện
có lợi nhất trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá hay dịch vụ ấy
2.Các hình thức cạnh tranh.
Các doanh nghiệp trên thương trường đã tìm ra nhiều cách thức khác nhau
để đạt được lợi thế cạnh tranh song ta có thể tóm tắt chúng thành một số các hình thức chính sau:
2.1.Cạnh tranh bằng sản phẩm
Đây là một trong những hình thức cạnh tranh quan trọng nhất, chữ tín của doanh nghiệp tạo ra lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nắm bắt nhu cầu thị trường với các doanh nghiệp hiện nay, chất lượng của sản phẩm, tính thích dụng của sản phẩm được coi là những khía cạnh quan trọng trong cạnh tranh bằng sản phẩm Tuỳ theo sản phẩm khác nhau các doanh nghiệp phải lưạ chọn những nhóm chỉ tiêu có tính
Trang 19chất quyết định trình độ sản phẩm Doanh nghiệp sẽ thắng trong cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ sản phẩm có ưu thế và phù hợp với nhu cầu thị trường Doanh nghiệp cũng có thể cạnh tranh thông qua việc xác định và đưa
ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao hơn Những sản phẩm này có
ưu thế rât lớn trên thương trường, tuy nhiên cần phải chú ý giải quyết mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và giá bán để đảm bảo lợi thế của sản phẩm
có chất lượng cao Ngoài ra cạnh tranh bằng sản phẩm còn thông qua phương diện bao bì, mẫu mã, nhãn mác, biểu tượng, đặc thù của từng loại sản phẩm
Sự điển hình về thiết kế hoặc danh tiếng sản phẩm, đặc tính của các sản phẩm tạo uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.Cạnh tranh bằng giá
Các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình vào thị trường đối thủ cạnh tranh, sử dụng giá thấp hoặc giá ưu đãi để bán hàng Như vậy doanh nghiệp sẽ thu hút được người tiêu dùng và hơn nữa thu hút được cả lực lượng bán hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang bán sản phẩm của doanh nghiệp vì họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn tuy nhiên, nếu định giá so vơi đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải khảo sát giá của đối thủ, tìm hiểu các lợi thế của đối thu để xem lợi thế của doanh nghiệp mình có mạnh hơn không
Doanh nghiệp có thể cạnh tranh thông qua việc hạ giá Biện pháp này thực chất là chú trọng đến việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí và do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sự lựa chọn công nghệ và thiết bị, lãnh đạo doanh nghiệp phải có đường lối đúng đắn và mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân thủ đường lối đó Khi thực hiện biện pháp hạ giá, doanh nghiệp phải chuẩn bị về nguồn lực tài chính Nếu như khối lượng bán sản phẩm tăng lên
do giá bán giảm đi không bù lại được do việc giảm giá đơn vị sản phẩm làm cho lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm giảm thì việc hạ giá để cạnh tranh chỉ có ý nghĩa trong khoảng thời gian chiếm lĩnh thị trường Khi thị trường đã chiếm lĩnh được doanh nghiệp có thể lại hoàn giá theo mức cũ hoặc tương đương Trong cạnh tranh bằng giá, hạ giá là biện pháp được sử dụng nhiều nhất
Cạnh tranh bằng việc dùng giá ưu đãi là một trong những công cụ có thế lực rất mạnh trong thương trường, giá ưu đãi thường là mức giá thấp hoặc rất thấp, do đó nó trở thành yếu tố lợi ích hấp dẫn đối với người mua Chính vì
Trang 20vậy nó có khả năng rất lớn để lôi kéo nhu cầu xã hội về sản phẩm của doanh nghiệp Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được thực hiện với những doanh nghiệp
có thế lực tài chính mạnh, khối lượng hàng bán ra lớn và cần có sự trợ giúp của Nhà nước về mặt cơ chế
Khi thu nhập của người dân còn thấp thì giá cả là vấn đề nhạy bén: Một
sự giảm giá có thể đảy nhanh tốc độ tiêu thụ, một sự tăng gía có thể chắt lọc thị trường Nhưng khi thu nhập cao, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến công dụng, đến giá trị sử dụng của sản phẩm, giá cả là vấn đề quan trọng nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất, Vì vậy, định gía sản phẩm phải được kết hợp với các công cụ cạnh tranh khác như phương thức thanh toán, hệ thống bán hàng thì mới tạo cho doanh nghiệp vị thế cạnh tranh tốt
2.3 Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối và bán hàng.
Hình thức này được thực hiện thông qua hệ thống kênh bán hàng phong phú của các doanh nghiệp Trước đây, trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp ( hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước) không phải lo việc tiêu thụ sản phẩm
mà chỉ chú trọng vào việc sản xuất ra càng nhiều sản phẩm theo chỉ định của Nhà nước và việc cung cấp sản phẩm tới đâu là do Nhà nước Nhưng khi bước sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lo vấn đề tiêu thụ Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được càng nhiều thì quá trình sản xuất của doanh nghiệp càng có hiệu quả Và để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ, các doanh nghiệp này đã xây dựng những hệ thống phân phối cho riêng mình Đó có thể là các đại lý hoặc cửa hàng và những người trung gian bán hàng cho doanh nghiệp tạo thành kênh tiêu thụ Doanh nghiệp có biện pháp
để kết dính các thành viên trong kênh lại với nhau, có các biện pháp để quản
lý chặt chẽ và điều khiển những người bán hàng Và như vậy hệ thống kênh tiêu thụ trở thành một thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp
2.4.Cạnh tranh bằng các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán.
Có thể thấy đây là hình thức cạnh tranh mà các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng Thông qua hình thức này doanh nghiệp đánh trực tiếp vào tâm
lý người tiêu dùng bằng các biện pháp như tạo điêù kiện thuận lợi nhất trong việc thanh toán cho cả hai bên, có biện pháp tiếp nhận thông tin phản hồi của khách hàng một cách nhanh nhất Các dịch vụ bán hàng có thể là đưa hàng đến tận nơi khách hàng yêu cầu, hướng dẫn cách sử dụng hoặc lắp đặt cho khách hàng Doanh nghiệp cũng đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng một
Trang 21cách tốt nhất, công bằng nhất, thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau khi bán hàng cho người sử dụng, đặc biệt là với những sản phẩm có bảo hành Khuyến mãi cũng là một biện pháp trong hình thức cạnh tranh này Với biện pháp này, doanh nghiệp tạo ra lợi ích vật chất cho mỗi khách hàng tuy không lớn nhưng lại có tác dụng kích cầu rất mạnh.
2.5 Cạnh tranh bằng thời cơ thị trường.
Doanh nghiệp nào dự báo được thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường thì sẽ chiến thắng trong kinh doanh Thời cơ thị trường thường xuất hiện do sự thay đổi của các yếu tố môi trường, xu thế và trào lưu tiêu dùng, quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp Cạnh tranh bằng thời cơ thị trường được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo đựoc sự thay đổi, từ đó có chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác, tuy nhiên cạnh tranh bằng thời cơ thị trường cũng còn được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được một số lợi thế trong kinh doanh đưa vào khai thác thị trường và làm cho một loạt sản phẩm của các doanh nghiệp khác sớm bị bão hoà
2.6 Cạnh tranh bằng thời gian và không gian.
Hình thức cạnh thức cạnh tranh này xuất hiện khi những vấn đề về chính sách sản phẩm và chính sách giá ở trên thị trường của các doanh nghiệp tương đối ổn định, sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh không lớn Trong trường hợp như vậy, thời cơ và thời gian có vai trò cực kỳ quan trọng
và nó quyết định về việc buôn bán, những doanh nghiệp nào có quá trình buôn bán thuận tiện nhất, nhanh nhất sẽ chiến thắng trong cạnh tranh Để thực hiện việc bán hàng thuận tiện và nhanh cần xử lý một loạt những vấn đề như
ký kết hợp đồng nhanh, thực hiện các điều kiện bán hàng và thủ tục thanh toán nhanh, tạo lập chữ tín giữa người mua và người bán
3 Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh:
Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngược lại, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao tạo điều kiện quan trọng cho tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Một doanh nghiệp có hệ thống quản lý
Trang 22chất lượng tiến tiến thích hợp sẽ là điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu tăng khả năng cạnh tranh.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp Trong điều kiện kinh tế mở như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tìm được thế mạnh cạnh tranh của mình Chất lượng sản phẩm là một trong những chiến lược cạnh tranh cơ bản của rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới Nhờ chất lượng sản phẩm dịch vụ cao làm tăng danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu của người dân không ngừng được nâng cao, ngày càng trở lên đa dạng và phong phú Trong nền kinh tế bao cấp khi cung nhỏ hơn cầu, người tiêu dùng không có quyền lựa chọn, họ phải mua các mặt hàng thiết yếu bất
kể chất lượng tốt xấu Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng
có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của họ Với điều kiện giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng là công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất của người sản xuất Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm, làm cho sản phẩm chiếm được sự mến mộ của khách hàng, tạo nên tài sản vô hình cho doanh nghiệp Nâng cao chất lượng đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm những lãng phí phế phẩm hoặc công việc phải sửa chữa lại Kết quả là một chuỗi các phản ứng: giảm chi phí, tăng mức thoả mãn nhu cầu, thu hút thêm khách hàng, mở rộng và chiếm lĩnh thêm thị trường, tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm, thoả mãn nhu cầu của người lao động
Tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra càng nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng cơ cấu sản phẩm, tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường mới, tăng sức cạnh mạnh kinh tế, nâng cao thu nhập của người lao động, tăng khả năng tái đầu tư phát triển tài sản và quá trình Điều đó lại tạo điều kiện cho năng suất, chất lượng tăng lên và nó lại tiếp tục làm tăng khả năng cạnh tranh
Trang 23Nâng cao khả năng cạnh tranh là nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm,
vì vậy phải sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau tuy nhiên nâng cao chất lượng sản phẩm được coi là biện pháp “số một” Như vậy, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận,
bổ sung cho nhau, tạo điều kiện cho nhau trong chiến lược phát triển của bất
kỳ doanh nghiệp nào
Công thức cạnh tranh sau đây cho thấy tác động của năng suất chất lượng đến khả năng cạnh tranh của các nước và các doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh = Quá trình cạnh tranh × Tài sản cạnh tranh trên
thế giới
-Thị phần -Chất lượng - Cơ sở hạ tầng
-Lợi nhuận - Thời gian - Tài chính
-Tăng trưởng -Thoả mãn khách hàng - Công nghệ
-Tính dài hạn - Dịch vụ - Con người
Như vậy, cạnh tranh trước hết là khả năng cạnh tranh về tất cả các yếu tố sản xuất, cạnh tranh về quá trình nhằm sử dụng các nguồn lực tiết kiệm hơn,
có hiệu quả hơn nhưng tạo ra chất lượng cao hơn thoả mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp nhất Theo quan niệm truyền thống, khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào những lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên và nhân lực Nhưng ngày nay điều này không thể giải thích được cho các nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn nhưng khả năng cạnh tranh lại cao do năng suất cao hơn, sử dụng tối ưu các nguồn lực Để hiểu hơn về công thức trên ta quan sát
sơ đồ sau:
Trang 24Sơ đồ 1: Tác động của năng suất, chất lượng đến khả năng cạnh tranh.
Có thể thấy khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào hai yếu tố là giảm chi phí
và tăng mức thoả mãn nhu cầu Nó phải được tạo ra từ chất lượng cao hơn trong quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của nguồn tài sản và các quá trình Khi tài sản và các quá trình được quản
lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt được chất lượng cao, chi phí đơn vị sản phẩm giảm nhưng vẫn thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội Chất lượng cao là con đường cạnh tranh cơ bản giải quyết mẫu thuẫn giữa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với giảm chi phí sản xuất Kết quả cuối cùng của nâng
C nh tranh cao h n ạ ơ
-Sức mạnh cạnh tranh được duy trì
T i s n à ả
Cơ sở hạ tầng- Tài chính- Công nghệ- Con người
Quá trình c nh ạ tranh
Chất lượng- Thời gian- Thoả mãn khách hàng- Dịch vụ
S trao ự đổ i thông qua n ng su t cao ă ấ
h n ơ
Ph n phân ph i l n ầ ố ớ
h n ơ
-Lượng cao hơn
-Lợi nhuận cao hơn
-Đầu tư cao hơn
Trang 25cao khả năng cạnh tranh phải là kết hợp đồng thời, hài hoà giữa các chỉ tiêu trước mắt và chỉ tiêu dài hạn Nó không chỉ biểu hiện thông qua việc tăng tốc
độ tăng trưởng, tăng lợi nhuận mà còn là khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường đảm bảo sự phát triển dài hạn bền vững của doanh nghiệp
III Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.Giải pháp về kinh tế
Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng giải pháp kinh tế thực tế là dùng đòn bẩy kinh tế kết hợp với kích thích lợi ích vật chất và rằng buộc trách nhiệm vật chất đối với người lao động Trong đó giải pháp quan trọng nhất là dùng đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng Trước đây vấn đề này chủ yếu phụ thuộc vào
số lượng sản phẩm sản xuất ra còn vấn đề chất lượng sản phẩm bị coi nhẹ gây
ra tỷ lệ phế phẩm cao Vì vậy, công tác tiền lương, tiền thưởng trong sản xuất công nghiệp nhất thiết phải gắn liền với chất lượng sản phẩm làm ra
Dùng tiền lương tiền thưởng kích thích vật chất đối với người sản xuất ra chất lượng sản phẩm cao đồng thời phải rằng buộc trách nhiệm đối với người sản xuất ra sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng bằng cách giảm tiền lương tiền thưởng của họ
Đối với doanh nghiệp bố trí theo dây chuyền, từng bước công việc, từng công đoạn có thể áp dụng đến những biện pháp khoán sản phẩm cuối cùng có như vậy mới đảm bảo sản xuất sản phẩm ra với chất lượng cao Mặt khác, để nâng cao chất lượng sản phẩm ta phải xây dựng đơn giá tiền lương cho từng công đoạn của sản xuất một cách hợp lý, tính đúng, tính đủ mọi chi phí sản xuất vận động mọi người tiết kiệm ở mọi khâu Cần phải công khai, dân chủ công bằng nhằm khích thích người lao động sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao
Những giải pháp tổ chức quan lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp:
Trang 26-Tổ chức nâng cao chất lượng vật tư, nguyên liệu bằng cách tìm nguồn cung cấp có chất lượng cao.
-Tổ chức và nâng cao bồi dưỡng đội ngũ lao động, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ công nhân viên, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình công nghệ, kỷ luật lao động trong quá trình sản xuất
-Tổ chức bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sao cho chất lượng sản phẩm không bị giảm đi trong thời gian bảo quản và mang đi tiêu thụ
-Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tổ chức, điều tra thăm dò chất lượng sản phẩm trên thị trường, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nói chung và kinh nghiệm về quản lý chất lượng nói riêng, vận dụng vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp sao cho sản phẩm của từng doanh nghiệp sản xuất ra ngày càng
có chất lượng cao
3 Giải pháp kỹ thuật.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng những giải pháp kỹ thuật được
áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp:
-Hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có trình độ kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải tiến hành hàng loạt những giải pháp chuẩn bị trước khi đưa vào sản xuất: tổ chức thiết
kế kết cấu sản phẩm, sản xuất thử, soạn thảo tài liệu kỹ thuật…
-Việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào việc cải tiến và đổi mới công nghệ sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất.-Phải coi trọng và tuân thủ khâu tiêu chuẩn hoá và quy cách sản phẩm không được làm sai và vượt quá mức giới hạn cho phép
-Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, với tiềm năng về tài nguyên, lao động các doanh nghiệp nước ta chắc chắn sẽ đạt được các yêu cầu
về chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế
Chương II
Trang 27Thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng và khả năng cạnh tranh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà
I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
1 Lịch sử phát triển của công ty
Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch là Hai Ha Company ( Gọi tắt
là HAIHACO) là một trong những Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các loại bánh, kẹo phục vụ nhu cầu hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân
Trụ sở chính: Đặt tại 25 Đường Trương Định – Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Được thành lập theo quyết định số 216 CNN/ TCLĐ ngày 24/3/1993 của
Bộ công nghiệp nhẹ Căn cứ theo Nghị định 388-HĐBT ngày 2/1/1991
* Giai đoạn 1959-1961
Tháng 11/1959, Tổng công ty Nông Thổ Sản Miền Bắc đã xây dựng một
cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt chân trâu với 9 cán bộ công nhân viên của tổng công ty gửi sang Đến năm 1960, thực hiện chủ trương của công ty đã đi sâu nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng miến từ đậu xanh và cung cấp cho nhu cầu của nhân dân Trên cơ sở đó, 25/12/1960, Xưởng Miến Hoàng Mai ra đời đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên cho sự phát triển sau này
* Giai đoạn 1962-1967
Đến 1962, Xí nghiệp Miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý Thời kỳ này, xí nghiệp đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất các mặt hàng như dầu, tinh bột, ngô cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển
Năm 1966, Đây là cơ sở vừa sản xuất vừa thử nghiệm các đề tài thực phẩm để từ đó phổ biến cho các địa phương Từ đó nhà máy đã đổi tên thành nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà Ngoài sản xuất tinh bột ngô nhà máy còn sản xuất viên đạm, trao tương, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ… và bước đầu tiên nghiên cứu mạch nha
Trang 28* Giai đoạn từ 1968-1991.
Năm 1968 nhà máy trực thuộc Bộ Lương thực Thực phẩm quản lý; Tháng 6/1970 nhà máy mang tên mới là nhà máy thực phẩm Hải Hà với số cán bộ công nhân viên là 555 người và nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo nha, giấy tinh bột
Đến tháng 12/1976 nhà máy phê chuẩn thiết kế với công xuất bánh kẹo 6000tấn/ năm Đến 1980, Nhà máy chính thức có 2 tầng nhà với diện tích sử dụng là 2500m2 được đưa vào sản xuất với 900 cán bộ công nhân viên
Năm 1988, nhà máy trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quản lý Thời kỳ này nhà máy mở rộng và phát triển thêm nhiều dây chuyền sản xuất Năm 1976 bánh kẹo Hải Hà đã được tiêu thụ rộng rãi khắp
cả nước và xuất khẩu đi các nước Đông Âu Một lần nữa nhà máy đổi tên là nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà Tốc độ tăng sản lượng hàng năm từ 10%-15% sản xuất từ chỗ thủ công đã dần dần tiến tới cơ giới hoá 70%-80% với số vốn Nhà nước giao là 5454 triệu đồng
* Giai đoạn từ 1992 đến nay
Tháng 1/1992 nhà máy chuyến về trực thuộc Bộ Công Nghiệp nhẹ quản lý
Tháng 5/1992, Hải Hà chính thức liên doanh với Nhật Bản, Hàn Quốc Việc liên doanh với nước ngoài nâng cao uy tín của công ty về chất lượng cũng như chủng loại đáp ứng nhu cầu thị trường
Tháng 7/1992 nhà máy xuất khẩu Hải Hà quyết định đổi tên Công ty bánh kẹo Hải Hà với tên giao dịch HAIHACO trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ quản
lý Mặt hàng sản xuất chính là bánh kẹo các loại: kẹo sữa, kẹo hoa quả, kẹo cà phê, bánh bisciut, bánh kem xốp
Hiện nay Công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc: xí nghiệp kẹo, xí nghiệp bánh, nhà máy thực phẩmViệt trì, xí nghiệp phụ trợ, nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định
Ngoài ra công ty còn liên doanh với một số công ty nước ngoài như liên doanh Hải Hà - KOTOBUKI, liên doanh với công ty Miwoon
2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Thực hiện nghị quyết 7 của BCHTW Đảng CNH-HĐH đất nước đến năm
2000 Công ty bánh kẹo Hải Hà xác định mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của mình trong thời kỳ này:
Trang 29-Tăng cường chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm nhằm
mở rộng thị trường từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến ngoài nước
đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và thị trường ngoài nước Phát triển mặt hàng mới nhất là các loại bánh kẹo truyền thống dân tộc
Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệu quả thị trường cũ, mở rộng thị trường mới, nhất là thị trường trong Nam và thị trường xuất khẩu
Ngoài việc sản xuất kẹo là chính, công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác để khgông ngừng nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển ngày càng mạnh của công ty
Ngoài chức năng nhiệm vụ trên Công ty bánh kẹo Hải Hà còn có các nhiệm vụ sau:
+Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao
+Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với nhà nước
+Thực hiện phân phối theo lao động: Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn…
II Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà
1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Trang 30Sơ đồ 2: bộ máy tổ chức quản lý của công ty
T ng giám ổ đố c
Phó TGĐ tài chính
Phòng tài vụ
Các công ty liên doanh
Liên doanh Miwoon Liên doanh kotobuki
Văn phòng
Tổ chức Nhà ăn Vệ Bảo vệ
Sinh
Hành chính
Phó TGĐ điều hành thương mại
Cửa Kho Tiếp
Phòng kinh doanh
Phòng
kỹ thuật Phòng KCS
Nhà máy bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định
Trang 31Đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty là Tổng Giám Đốc (TGĐ) do cấp trên bổ nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiến của Đảng bộ và phiếu tín nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong toàn công ty Tổng Giám Đốc công ty quản
lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định điều hành hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch chính sách, Pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết đại hội công nhân viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, tập thể người lao động về kết quả hoạt động sản xuất kiinh doanh của công ty Tổng Giám Đốc là đại diện toàn quyền của Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
Phó TGĐ điều hành thương mại: Chịu trách nhiệm về quản lý nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công
ty luôn đúng tiến độ và đạt các yêu cầu đặt ra
Phó TGĐ tài chính: chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, kiểm tra và giám sát phòng tài vụ
Phó TGĐ kỹ thuật- sản xuất: chịu trách nhiệm về chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất, cụ thể là giám sát hoạt động của phòng kỹ thuật và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và bảo dưõng thiết bị máy móc, đào tạo bồi dưỡng tay nghề
Phòng tổ chức hành chính: Lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm, tuyển dụng lao động, phụ trách vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghệ, phục vụ tiếp khách
Phòng kinh doanh gồm: Phòng Marketing, hệ thống cửa hàng, hệ thống kho làm nhiệm vụ tiếp cận thị trường, thu thập số liệu, xác định phương án kinh doanh
Phòng kỹ thuật: nghiên cứu, triển khai đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới.Bảo vệ, nhà ăn, y tế: Có chức năng kiểm tra, bảo vệ cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty, nhà ăn phục vụ cơm ca cho toàn công ty
Phòng tài vụ có nhiệm vụ huy động vốn sản xuất, tính giá thành, thanh toán ( nội bộ, vay bên ngoài) xử lý và cung cấp thông tin cho tổng giám đốc nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh
Trang 32do đặc điểm của bánh kẹo không phải là hàng hoá thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày của người dân mà họ chỉ mua sắm trong các dịp lễ, tết, đám hỏi, đám cưới Vì vậy tiêu chí chất lượng và mẫu mã sản phẩm đang trở thành
Trang 33tiêu chí hàng đầu trong cạnh tranh Hiện nay các sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu bình dân với chất lượng khá, giá rẻ, mẫu mã, bao bì chưa được hấp dẫn Trong thời gian tới việc tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp trong cơ cấu sản phẩm của công ty mang tính cấp thiết trong công tác hoạch định chiến lược sản phẩm.
Đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo có ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thời gian và thời tiết Các sản phẩm bánh kẹo thường có thời hạn sử dụng tối đa là
6 tháng Nếu để nâu hay không có chế độ bảo quản thích hợp sẽ dễ dấn đến ôi thiu, ẩm mốc hay chẩy nước Chính vì điều này đòi hỏi các công ty phải có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý, tránh tình trạng tồn hàng quá nhiều, giảm phẩm chất của hàng hoá khi tới tay người tiêu dùng Việc lập các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong công ty được áp dụng một cách linh hoạt Do lượng tiêu thụ bánh kẹo luôn thay đổi theo thời gian nên ngoài việc xây dựng các kế hoạch tháng, Công ty còn lập kế hoạch tuần để luôn đảm bảo lượng tiêu thụ hợp lý
Một đặc điểm nữa của sản phẩm bánh kẹo là chúng gắn liền với yếu tố mùa vụ Cho nên việc xây dựng các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cũng phải gắn với yếu tố này Thời điểm lượng hàng tiêu thụ mạnh nhất vào mùa lễ tết hay mùa cưới Để đáp ứng kịp thời, nhu cầu trong những dịp này đòi hỏi các Công ty phải dự đoán lượng hàng tồn kho, lượng hàng sản xuất cho phù hợp,
bố trí lượng lao động hợp lý, có thể thuê thêm lao động thời vụ, dự trữ nguyên vật liệu, mở rộng kênh phân phối
Về giá cả các sản phẩm bánh kẹo của công ty có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh do lợi thế về quy mô mà công ty đạt được Việc đạt được lợi thế cạnh tranh về giá là một thuận lợi cho công ty trong việc phát triển các sản phẩm mới dựa trên nguồn doanh thu từ các sản phẩm bình dân
3 Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ
Khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại chính là động lực để thúc đẩy nền sản xuất phất triển Thực tế đã chứng minh nếu doanh nghiệp nào chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp đó cũng thành công trên thương trường Nhận thức được điều này, công ty bánh kẹo Hải Hà đã đầu tư vào máy móc trang thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại của Đan Mạch, Đức, ý ….Chính vì vậy công ty đã đáp ứng phần nào nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng
Trang 34Tuy nhiên nhìn nhận ở thực tế là kẹo cứng các loại được sản xuất trên dây truyền đồng bộ của BaLan, được nhập từ thế hệ sản xuất năm 1975-1976 vì vậy sau hơn 20 năm sử dụng và khai thác thì hệ thống này đã bị lạc hậu mặc
dù công ty đã cố gắng sửa chữa máy móc thiết bị Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tập trung vay vốn từ nhiều nguồn để mua sắm, trang bị lại dây chuyền kẹo cứng, đó là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài của công ty
Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của công ty chưa được cao, thời gian ngừng máy còn nhiều Điều này dẫn đến giá trị khấu hao phân bổ cho một đơn vị sản phẩm cao, làm đội giá thành lên Đây là tình trạng chung của các công ty bánh kẹo nói chung và của công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng Trong thời gian tới chiến lược sản phẩm của công ty phải chú ý đến cơ cấu mặt hàng hợp lý để đảm bảo khai thác tốt nhất công suất của máy móc thiết bị, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm
Sau đây chúng ta xem xét một số máy móc thiết bị và dây truyền công nghệ của công ty bánh kẹo Hải Hà
Bảng 2: Danh mục thiết bị công nghệ sản xuất bánh kẹo được trang bị từ
năm 1990 đến nay
xuất
Năm sử dụng
Công suất (kg/giờ)1.Thiết bị sản xuất kẹo
-Nồi nấu kẹo chân không
-Máy gói kẹo cứng
-Máy gói kẹo mềm kiểu gấp xoắn
-Máy gói kẹo mềm kiểu gói gối
-Dây chuyền kẹo Jelly đổ khuôn
-Dây chuyền kẹo Jelly cốc
-Dây chuyền kẹo Caramen béo
2.Thiết bị sản xuất bánh
-Dây chuyền sản xuất bánh Cracker
-Dây chuyền đóng gói bánh
-Dây chuyền sản xuất bánh Biscuits
-Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp
Đài LoanItaliaĐức
Hà lanAustrayliaInđônêxiađức
Đan mạchNhật bảnItaliaMalaixia
1990199519931996199619971998
1992199519991999
30050060010002000120200
300100-200500500
Trang 35Mặc dù công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng có thể gộp lại thành 3 chủng loại đó là kẹo mềm, kẹo cứng, và bánh các loại Sau đây chúng
ta xem xét ba quy trình công nghệ:
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất bánh Biscuit
Shortening, Magarinánh tr n bông x p
Trang 36Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất kẹo mềm
Trang 37Sơ đồ 4 : Quy trình sản xuất kẹo cứng
4 Đặc điểm về vốn sản xuất và cơ cấu vốn
Vốn là một nhân tố quan trọng quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty, là một công cụ cần thiết để bước đầu sản xuất kinh doanh rồi đến việc tái mở rộng sản xuất
ng kính,
Đườgluco
Ho , l c à ọ đường
Thùng ch aứ
N u t i n i n uấ ạ ồ ấliên ho nàPhòng l m l nhà ạ
T o d ch nhânạ ị
Hương li u b m ệ ơ
d ch nhânị
Nh p khoậĐóng thành phẩmBao gói
L a ch nự ọ
S ng, l m ngu ià à ộ
Th nh hìnhà
Trang 38Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
Vốn Thực hiện
1999
Thựchiện 2000
Thựchiện 2001
So sánh 2000/1999
So sánh 2001/2000 Mức
(Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Mức (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Mức (Tr.đ)
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối (Tr.đ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (Tr.đ)
Tương đối (%) I.Theo cơ cấu
1.vốnlưu động 95409 90,27 99350 89,7 105470 88,6 3941 4,13 6120 6,25 2.Vốn cố định 10286 9,73 11400 10,3 13600 11,4 1114 10,83 2200 19,3 Tổng vốn 105695 100 110750 100 119070 100 5055 4,78 8320 7,51 II.Theo nguồn
1.Ngân sách 50370 47,65 52530 47,43 58650 49,3 2160 4,3 6120 11,8 2.Vốn vay 21400 20,25 22935 20,71 24030 20,2 1535 7,173 1095 4,8 3.Nguồn khác 33925 32,1 35285 31,86 36390 30,5 1360 4,01 1105 3,13 Tổng vốn 105695 100 110750 100 119070 100 5055 4,78 8320 7,51
Cũng như một số doanh nghiệp khác Hải Hà có nguồn vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng đáng kể, nó được bổ xung và tích luỹ hàng năm Số vốn lưu động tăng lên đáng kể, năm 2000 so với năm 1999 tăng lên là 3,941 tỷ VNĐ, năm 2001 vốn lưu động tăng 6,120 tỷ VNĐ so với năm 2000
Bên cạnh đó ta thấy nguồn tăng lên của công ty chủ yếu là vốn vay từ bên ngoài, nguồn vốn này không ngừng tăng lên qua các năm Điều này đã giúp công ty ngày càng phát triển, có số vốn đầu tư cải tạo sản xuất Tuy nhiên chúng ta dễ nhận thấy rằng các hệ số thanh toán, hệ số vay trên vốn chủ sở hữu của công ty vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nó chỉ gây ra khó khăn cho công ty trong việc phải trả một khoản lãi tiền vay khá lớn, hàng năm là 650-
700 triệu đồng do đó làm tăng chi phí sản xuất khó khăn trong việc hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận và làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty
so với các đối thủ cạnh tranh khác
Nếu so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng sản xuất mặt hàng này thì lượng vốn của công ty là tương đối lớn, nhưng so với các đối thủ là liên doanh nước ngoài thì năng lực nguồn vốn của công ty còn rất hạn chế Vốn ít dẫn đến khả năng cho các đại lý trả chậm sẽ bị hạn chế so với các đối
Trang 39thủ có tiềm lực về vốn, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng của công ty
5 Đặc điểm về lao động và tiền lương
Đặc điểm sản xuất công ty đòi hỏi sự khéo léo của người lao động do vậy lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong công ty Hiện nay số lao động nữ chiếm khoảng 70% số lao động trong công ty
Trong các năm qua, lao động của công ty tăng cả về số lượng và chất lượng Công ty đặc biệt quan tâm đến trình độ và năng lực làm việc của công nhân viên Công ty thường xuyên tuyển dụng, sắp xếp bố trí lại lao động một cách hợp lý nhất, tránh tình trạng nơi này thừa lao động, nơi khác thì thiếu Công ty thường xuyên cử cán bộ đi học, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao tay nghề, trình độ cho cán bộ công nhân viên
Công ty luôn quan tâm đến thực lực, khả năng của mỗi người hơn là dựa vào bằng cấp để đánh giá Vì vậy trước khi nhân viên vào làm việc họ phải trải qua một thời gian thử việc để khẳng định năng lực của mình
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo chức năng
XN Kẹo
phụ trợ
XNNam Định
XNViệt trìI.Theo hình thức làm việc
1 Lao động gián tiếp
2431110264
844034
1238155
3810199762
6475149
3750
54130
387196117
Trang 40Do đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo lượng tiêu thụ thường không đồng đều giữa các mùa trong một năm Lượng tiêu thụ thường lớn vào mùa cưới, lễ tết nên số lao động của công ty thường thay đổi theo mùa vụ Đây là một khá khăn lớn của công ty trong ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và của công ty bánh kẹo Hải Hà nói riêng Việc bố trí lao động phải hợp lý, tránh tình trạng
dư thừa và thiếu hụt
Chính vì vậy công ty đã bố trí một lượng lao động sản xuất theo mùa vụ Vấn đề đặt ra là liệu lượng lao động mùa vụ này có đáp ứng được về khả năng
và trình độ chuyên môn hay không? Đó là bài toán khó đối với các cấp lãnh đạo của công ty
Hiện nay công ty có 192 người có trình độ đại học, 52 người đạt trình độ cao đẳng và 207 người đạt trình độ trung cấp, bậc thợ bình quân của công nhân trong công ty là 4/7 Nếu đem so sánh với các công ty sản xuất nói chung và các công ty sản xuất bánh kẹo nói riêng thì trình độ lao động của công ty bánh kẹo Hải Hà tương đối cao Điều này đã tạo nhiều thuận lợi cho công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty
Số cán bộ làm công tác khoa học quản lý, công tác khoa học và kỹ thuật
là 249 người chiếm 15% tổng số lao động, trong đó trình độ đại học chiếm 11%, cao đẳng và trung cấp chiếm 4,8% Đối với đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo thì đây là một tỷ lệ khá cao đó là điều kiện thuận lợi công ty tiến hành sản xuất kinh doanh
Với thu nhập bình quân trên đầu người của cán bộ công nhân viên trong công ty là 900.000đ/tháng, một tỷ lệ tương đối cao so với các công ty Nnà nước nói chung Ngoài khoản lương cố định trên công ty còn áp dụng các hình thức thưởng phù hợp nhằm khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ công nhân viên, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công ty Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, thực hiện đầy đủ các quy chế về an toàn lao động và vệ sinh thực phẩm Công ty luôn quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, liên hoan để gần gũi nhau hơn Công đoàn chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc thăm viếng, lễ hỏi khi cán bộ của công gặp chuyện vui buồn Đó là phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị trong công ty ở đây