Nguyên nhân của những tồn tại.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp TM VN trong điều kiện hội nhập (Trang 62 - 64)

IV. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh 1.Những kết qủa đạt được.

4. Nguyên nhân của những tồn tại.

Công ty vẫn còn những hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân sau:

-Thứ nhất: Vốn bao giờ cũng là một vấn đề lớn đối với mọi doanh nghiệp và đây cũng là một trong những nguyên nhân cản trở việc tiến hành các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Đơn giản như tất cả mọi người dù là công nhân viên trong các phân xưởng hay các cấp lãnh đạo của các phòng ban đều nhận thấy rằng dây chuyền công nghệ đồng bộ sẽ đem lại năng suất cao, chất lượng tốt, có hiệu quả kinh tế... nhưng vấn đề đặt ra là đầu tư thêm máy móc đồng bộ cần rất nhiều vốn: ngoài các chi phí mua máy còn có chi phí cho cố vấn. Với một nguồn vốn không nhiều muốn chi cho đầu tư một hệ thống dây chuyền đồng bộ thì các doanh nghiệp phải vay mượn ngân hàng.

-Thứ hai: Những khó khăn về nguyên vật liệu đã nêu ở trên xuất phát từ việc hầu hết các nguyên vật liêụ đều phải nhập ngoại đường vận chuyển xa gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc đáp ứng nhu cầu sản xuất ở các phân xưởng. Công ty cũng đã cố gắng tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước nhưng lại gặp phải vấn đề chất lượng các nguyên vật liệu này không tốt, không đảm bảo bằng các nguyên vật liệu ngoại nhập.

-Thứ ba: Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những điều bất cập trong công tác quản trị chất lượng đó là công ty mới chỉ chú trọng đến chất lượng một cách đơn thuần hơn là chất lượng của các sản phẩm vật chất cụ thể như nguyên vật liệu đầu vào hay sản phẩm đầu ra của công ty còn các hoạt động mang tính hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chưa được đề cập đến việc quản lý chất lượng cho các hoạt động này. Chính điều đó lý giải tại sao công tác quản trị chất lượng ở Hải Hà chỉ là kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm trước khi xuất xưởng bán đến tay người tiêu dùng. Nói đến chất lượng người ta nghĩ ngay đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng như là một mục tiêu được áp đặt từ trên xuống bắt buộc công nhân phải thực hiện. Đó là

sự áp đặt một chiều mà lẽ ra nên hiểu rằng mọi hoạt động trong công ty trong đó có hoạt động sản xuất và ngay cả hoạt động quản lý cũng phải đặt ra mục tiêu chất lượng. Do nhận thức chưa đầy đủ về chất lượng làm cho công tác quản trị chất lượng của công ty cũng bị hạn chế ở nhiều khâu kiểm tra và thanh tra chất lượng.

Chương III

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp TM VN trong điều kiện hội nhập (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w