1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu cầu tre năm 20116 2014

128 263 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN KIM THOA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE NĂM 2011-6/2014 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành kinh tế Mã số ngành: 52310101 Tháng 11 –Năm 2014 i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH PHAN KIM THOA MSSV/HV: 4113948 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE NĂM 2011-6/2014 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN HUỲNH THỊ KIM UYÊN Tháng 11-Năm 2014 ii LỜI CẢM TẠ --------------- --------------- Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được các thầy, cô bộ môn nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt để em có được rất nhiều kiến thức vô cùng quý báu, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành. Em rất cám ơn ban giám hiệu nhà trường, quý thầy, cô khoa Kinh Tế và Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện tốt nhất cho em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô Huỳnh Thị Kim Uyên. Trong quá trình làm luận văn của mình thì em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình và kĩ lưỡng của cô. Nếu không có được sự hướng dẫn tận tâm đó chắc chắn em sẽ không hoàn thành được luận văn này. Ngoài ra, em cũng gửi lời cám ơn đến Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre đã cho em thực tập trong suốt quá trình làm đề tài. Và đặc biệt em xin cảm ơn chú Nguyễn Xuân Vũ, kế toán trưởng của công ty đã cung cấp số liệu để em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những sơ suất. Vì vậy, em kính mong quý thầy cô và cơ quan thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Ngƣời thực hiện Phan Kim Thoa iii TRANG CAM KẾT --------------- --------------- Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Ngƣời thực hiện Phan Kim Thoa iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP --------------- --------------- …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Ngày tháng năm 2014 Tổng giám đốc (kí tên và đóng dấu) v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN --------------- --------------- …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. …………………………...................................................................................... .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Ngày tháng năm 2014 GVHD HUỲNH THỊ KIM UYÊN vi MỤC LỤC CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3 1.4.1 Không gian nghiên cứu .................................................................... 3 1.4.2 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 3 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 3 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 3 CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 5 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh ............................. 5 2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ............................ 6 2.1.4 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh ................................. 7 2.1.5 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính ........................................................................................................... 8 2.1.6 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................................................................................ 11 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 14 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................... 14 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................... 14 CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 18 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE .............................................................................. 18 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE ...................... 18 3.1.1 Giới thiệu về công ty ...................................................................... 18 vii 3.1.2 Lịch sử hình thành công ty ........................................................... 19 3.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty ................................................................... 25 3.1.4 Ngành, nghề kinh doanh................................................................ 29 3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ........................................................... 30 3.2.1 Thuận lợi ......................................................................................... 30 3.2.2 Khó khăn ......................................................................................... 31 3.3 MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC CỦA CÔNG TY CẦU TRE ............... 31 3.3.1 Môi trƣờng vi mô ........................................................................... 31 3.3.2 Môi trƣờng vĩ mô ........................................................................... 33 3.4.1 Tổng quan về ngành thực phẩm chế biến của Việt Nam ........... 35 3.4.2 Vị thế của Công ty Cầu Tre .......................................................... 37 3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ........................................................... 39 3.5.1 Mục tiêu chủ yếu của công ty năm cho năm 2014....................... 39 3.5.2 Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn ....................................... 40 3.5.3 Triển vọng và kế hoạch trong tƣơng lai ....................................... 40 CHƢƠNG 4 .................................................................................................... 42 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................................. 42 4.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (20112013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ...................................................... 42 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2011-2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................. 45 4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần ......................... 45 4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Cầu Tre năm 2011- 6/2014 ........................................................ 50 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2011-2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ........................................... 53 4.3.1 Phân tích tình hình chung của chi phí ......................................... 53 4.3.2 Phân tích giá vốn hàng bán ........................................................... 54 4.3.3 Phân tích chi phí tài chính............................................................. 57 4.3.4 Phân tích chi phí bán hàng ............................................................ 60 4.3.5 Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ...................................... 62 viii 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2011-2013) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................. 65 4.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận ....................................................... 65 4.4.2 Phân tích lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ............... 68 4.4.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính ................................. 68 4.4.4 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác ........................................ 70 4.4.5 Nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty Cầu Tre ............ 71 4.5 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH QUA CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH......................................................................................................... 74 4.5.1 Các hệ số thanh khoản ................................................................... 74 4.5.2 Các hệ số hoạt động ....................................................................... 78 4.5.3 Các hệ số sinh lời ............................................................................ 82 4.5.4 So sánh các chỉ số tài chính của Cầu Tre với các công ty cùng ngành ........................................................................................................ 86 CHƢƠNG 5 .................................................................................................... 91 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE... 91 5.1 GIẢI PHÁP LÀM TĂNG DOANH THU................................................... 91 5.1.1 Mở rộng thị trƣờng ........................................................................ 91 5.1.2 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm ..................................................... 91 5.1.3 Đẩy mạnh công tác chiêu thị, quảng bá sản phẩm .................... 92 5.2 GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ ............................................................. 92 5.2.1 Giải pháp làm giảm chi phí giá vốn hàng bán ............................. 92 5.2.2 Giải pháp làm giảm chi phí bán hàng .......................................... 92 5.2.3 Giải pháp làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ..................... 93 CHƢƠNG 6 .................................................................................................... 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 94 6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 94 6.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 95 6.2.1 Kiến nghị đối với công ty ............................................................... 95 6.2.2 Kiến nghị đối với nhà nƣớc ........................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 97 ix PHỤ LỤC........................................................................................................ 98 x DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011- 6/2014 .. 43 Bảng 4.2: Tình hình doanh thu theo thành phần của Công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6/2014 ...................................................................... 48 Bảng 4.3: Tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo từng loại hàng của công ty Cầu Tre 2011- 6/2014 (chưa loại bỏ các khoản giảm trừ doanh thu) ........................................................................................................ 51 Bảng 4.4: Giá vốn hàng bán các lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6/2014...................................................... 56 Bảng 4.5: Tình hình chi phí tài chính của công ty năm 2011- 6/2014 ............ 58 Bảng 4.6: Tình hình chi phí bán hàng của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6/2014 ....................................................................................... 61 Bảng 4.7: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre 2011- 6/2014....................................................................... 64 Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6/2014 ..................................................................................................... 67 Bảng 4.9: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2012 ............................ 72 Bảng 4.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2013 .......................... 73 Bảng 4.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Cầu Tre 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................................................... 74 Bảng 4.12: Các tỷ số về khả năng thanh khoản của công ty năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 ......................................................................................... 75 Bảng 4.14: Các hệ số hoạt động của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre từ 2011-6/2014 ................................................................................................. 79 Bảng 4.15: Chênh lệch về các tỷ số hoạt động của công ty giai đoạn năm 2011- 6/2014 .................................................................................................... 80 Bảng 4.16: Các hệ số sinh lời của công ty Cầu Tre trong giai đoạn 20116/2014 .............................................................................................................. 83 Bảng 4.17: Chênh lệch của các hệ số sinh lời của công ty 2011-6/2014 ........ 84 Đơn vị tính: triệu đồng ..................................................................................... 84 Bảng 4.18: Các tỷ số tài chính năm 2011 của công ty Cầu Tre và các công ty cùng ngành ....................................................................................................... 87 Bảng 4.19: Tỷ số tài chính năm 2011 của Cầu Tre và công ty cùng ngành .... 88 Bảng 4.20: Các tỷ số tài chính năm 2012 của công ty Cầu Tre với các công ty cùng ngành ....................................................................................................... 90 xi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty Cầu Tre ........................................................ 25 Hình 4.1: Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2011- 6/2014................... 45 Hình 4.2: Doanh thu theo thành phần của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011- 6/2014 ............................................................................................. 46 Hình 4.3: Tình hình chi phí của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6/2014 .............................................................................................. 54 Hình 4.4: Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6/2014 ....................................................................................... 65 Hình 4.5: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty từ năm 2011-6/2014 69 Hình 4.6: Tình hình lợi nhuận khác của từ năm 2011- 6/2014 công ty ........... 70 xii DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ABT: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy Sản Bến Tre HVG: Công ty cổ phần Hùng Vương MPC: Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú VHC: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn xiii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Như chúng ta đã biết, từ khi đất nước chúng ta hòa vào xu thế hội nhập của thế giới (WTO, khối ASEAN, AFTA, khối APEC) không bao lâu thì kết quả đạt được cũng thật khả quan và đem lại nhiều cơ hội cho đất nước ta phát triển. Nhưng cũng kể từ đó một cuộc chiến không cân sức đang diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài…Các tập đoàn Walmart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) với doanh số lên đến hàng trăm tỉ USD/năm, gấp nhiều lần GDP của Việt Nam đã mở rộng thêm các thị trường trọng điểm ở Việt Nam. Dự án Tesco (tập đoàn bán lẻ thứ sáu thế giới có doanh số hàng năm hơn 40 tỷ USD của Anh) hay tập đoàn Dairy Farm (Singapore) cũng đang tiến hành lấn sân sang thị trường Việt Nam gây sức ép cho các công ty trong nước. Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước thì xuất khẩu đóng vai trò chủ đạo và làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại trên thị trường thế giới lẫn khu vực trong nước nói chung và công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế trong nền kinh như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đưa ra những quyết định kinh doanh thật đúng đắn. Trong cuộc cạnh tranh đó có những doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất nhưng cũng không ít doanh nghiệp thua lỗ và phải giải thể, phá sản. Để trụ vững trong nền kinh tế này, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh như đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tình hình giá thành, tài chính, đánh giá tình hình biến động của thị trường… Trên cơ sở đề ra giải pháp đúng đắn nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng hợp lý lao động, tài sản cố định, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành…hay nói cách khác là các doanh nghiệp tiến tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của các doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trên thương trường. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp để phát huy hay khắc phục.Đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện được những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu quá khứ để làm cơ sở cho các quyết định hiện tại và đưa ra những biện pháp hữu hiệu để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy được việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng và thiết thực nên em đã chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014 nhằm đánh giá tình hình hoạt động của Công ty, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh, chi phí (giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác), lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) của Công ty qua ba năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014. - Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Mục tiêu 3: Phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua doanh thu, chi phí, lợi nhuận như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty? 2 Những giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động của công ty? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre Thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 25/8/2014 đến 17/11/2014 và số liệu sử dụng trong bài được thu thập từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre trong 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014. 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Thái Hồ Diệu Hiền, 2010. “Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang AnGiMex”. Luận văn cử nhân kinh tế, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng hoạt động của công ty. Kết hợp với các phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối, và phương pháp thay thế liên hoàn, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân lợi nhuận tăng qua các năm, tác giả đã định lượng được các nhân tố giá cả và sản lượng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Từ đó tác giả đề xuất giải pháp cho công ty. Bùi Thị Thanh Lan, 2009. “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân Toàn Thịnh 2006-2008”. Luận văn cử nhân kinh tế, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh DNTN Toàn Thịnh qua 3 năm 2006-2008. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận của DNTN Toàn Thịnh đều tăng qua các năm, chịu sự ảnh hưởng nhiều của doanh thu và giá vốn hàng bán, trong khi chi phí biến động bất thường thì doanh thu tăng nhanh từ 2006-2008 làm cho lợi nhuận tăng cao. Các chỉ số tài chính của công ty cũng được tác giả phân tích rất kỹ lưỡng cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty là ổn định qua các năm. Huỳnh Châu Yến (2008), luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản Cafatex”. Đề tài sử dụng 3 phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn, mô tả chi tiết, tập trung phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và môi trường hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Việt Vĩnh Long qua 3 năm 2004-2006, nhằm đưa ra được nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó đề ra được một số biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cơ cấu thành sự vật, hiện tượng đó” (PGS. TS. Phạm Thị Gái 2004 Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê Hà Nội). “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. (TS. Trịnh Văn Sơn. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế) Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ban đầu trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và phù hợp với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Cùng với kế toán và các khoa học thực tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp. 5 2.1.2 Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên ngoài). Những thông tin này thường không có sẵn trong báo cáo kế toán tài chính hoặc bất cứ tài liệu nào của doanh nghiệp. Để có những thông tin này người ta phải thông qua quá trình phân tích. Với tư cách là môn khoa học độc lập, phân tích hoạt động kinh doanh có đối tượng nghiên cứu riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, nó là một hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cũng là kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những yếu tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó đề ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược dài hạn. Nói theo một cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, tức sự việc xảy ra ở quá khứ, đi sâu phân tích với mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và hướng đến tương laicho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có nhiệm vụ cụ thể như sau: - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh + Nhiệm vụ trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả tính được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức… đã đặt ra để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh. 6 + Ngoài quá trình đánh giá dựa trên phân tích cần xem xét, đánh giá tình hình các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế. + Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, người ta có được cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm - Xác định các nhân tố ảnh hưởng Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên. Do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm ra nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó. - Đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm năng Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả hoạt động chung, không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần khai thác và những chỗ yếu kém còn tồn tại. Qua đó, chúng ta đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu ở doanh nghiệp của mình. - Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định + Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu như kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra giải pháp tiến hành trong tương lai. + Định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ và các điều kiện tác động bên ngoài như: môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi ở đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa không? Nếu không còn thích hợp nữa thì phải điều chỉnh kịp thời. 2.1.4 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ để phát hiệnnhững khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. - Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn nhiều tiềm ẩn, khả năng tìm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác 7 chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có những giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. - Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. - Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa các rủi ro. - Để kinh doanh đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ró có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi nó xảy ra. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay vốn…doanh nghiệp nữa hay không. 2.1.5 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính 2.1.5.1 Khái niệm về doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do chiêu thị sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó: 8 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu thuần: doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại), các khoản thuế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp), chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. - Doanh thu hoạt động tài chính: là doanh thu phát sinh từ hoạt động liên doanh, liên kết mang lại, thu từ tiền gửi ngân hàng, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán, thu từ việc đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, thu tiền lãi, cho vay… Thu nhập khác là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có được không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: thanh lý tài sản cố định, thu tiền từ những khoản nợ khó đòi, bảo hiểm, bồi thường… 2.1.5.2 Khái niệm về chi phí - Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và chiêu thị một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bất động sản đầu tư, giá thành sản phầm,….. - Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo… - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí chi ra cho có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể. 2.1.5.3 Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo không mang tính 9 chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả là vì lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Lợi nhuận từ cho thuê tài sản. + Lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về mức chênh lệch của lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan của đơn vị hoặc do khách hàng đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu nhập về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt từ vi phạm hợp đồng. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. 10 + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên, ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… Các khoản thu trên trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. 2.1.5.4 Khái niệm về bảng báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra đưa ra các quyết định phù hợp nhất. - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được quy định trước. Báo cáo này được lập theo một quy định định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ảnh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. 2.1.6 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.6.1 Các tỷ số về khả năng sinh lời Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE 11 Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó và cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỉ suất sinh lời trên tài sản ROA Chỉ số ROA cho thấy được khả năng bao quát của công ty trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, công ty có cơ cấu tài sản hợp lý, công ty có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn cũng sẽ không tốt vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán đối chiếu với sự di chuyển của các loại tài sản, nhà phân tích có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của công ty. ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tỉ suất sinh lời trên doanh thu ROS Phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu. ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Nhìn chung tỷ suất này cao là tốt, nhưng không phải lúc nào giá trị của nó cao cũng tốt vì tỷ suất này cao do giá thành giảm thì tốt nhưng nó cao do giá bán tăng lên trong trường hợp cạnh tranh không đổi thì không tốt vì tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm dẫn đến việc tiêu thụ sẽ bị giảm, từ đó làm cho doanh thu và lợi nhuận cũng giảm theo. Vì vậy, để đánh giá chỉ tiêu này được chính xác thì phải đặt nó trong một ngành cụ thể và so sánh nó với năm trước và chỉ tiêu của ngành. 2.1.6.2 Các hệ số thanh khoản Hệ số phản ánh khả năng thanh toán đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của một doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan với việc xem xét liệu doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn khi đến hạn 12 hay không. Đây là nhóm chỉ tiêu không chỉ có nhà quản trị quan tâm mà còn được sự quan tâm của chủ sở hữu, đặc biệt là của các nhà cho vay. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu này [...]... cứu của đề tài là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre trong 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014 1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Thái Hồ Diệu Hiền, 2010 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang AnGiMex” Luận văn cử nhân kinh tế, Đại học Cần Thơ Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công. .. Doanh thu theo thành phần của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011- 6 /2014 46 Hình 4.3: Tình hình chi phí của công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6 /2014 54 Hình 4.4: Tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6 /2014 65 Hình 4.5: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty từ năm 2011-6 /2014 69 Hình 4.6: Tình... công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6 /2014 56 Bảng 4.5: Tình hình chi phí tài chính của công ty năm 2011- 6 /2014 58 Bảng 4.6: Tình hình chi phí bán hàng của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6 /2014 61 Bảng 4.7: Tình hình chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre 2011- 6 /2014 64 Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của công ty. .. quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011- 6 /2014 43 Bảng 4.2: Tình hình doanh thu theo thành phần của Công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre 2011-6 /2014 48 Bảng 4.3: Tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo từng loại hàng của công ty Cầu Tre 2011- 6 /2014 (chưa loại bỏ các khoản giảm trừ doanh thu) 51 Bảng 4.4: Giá vốn hàng bán các lĩnh vực kinh doanh của công. .. ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014 nhằm đánh giá tình hình hoạt động của Công ty, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt. .. triển của công ty Hơn 30 năm hoạt động của Công ty có thể chia thành bốn giai đoạn chính: Giai đoạn 1983 – 1989: Sản xuất xuất khẩu kết hợp kinh doanh hàng nhập khẩu Nét đặc trưng hoạt động giai đoạn này là kết hợp sản xuất hàng xuất khẩu với kinh doanh hàng nhập khẩu dưới hình thức chủ yếu dùng hàng nhập khẩu để đối lưu huy động hàng xuất khẩu, đồng thời dùng lãi và chênh lệch giá trong kinh doanh hàng. .. chính năm 2011 của công ty Cầu Tre và các công ty cùng ngành 87 Bảng 4.19: Tỷ số tài chính năm 2011 của Cầu Tre và công ty cùng ngành 88 Bảng 4.20: Các tỷ số tài chính năm 2012 của công ty Cầu Tre với các công ty cùng ngành 90 xi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty Cầu Tre 25 Hình 4.1: Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2011- 6 /2014 45 Hình 4.2: Doanh. .. 75 Bảng 4.14: Các hệ số hoạt động của công ty chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre từ 2011-6 /2014 79 Bảng 4.15: Chênh lệch về các tỷ số hoạt động của công ty giai đoạn năm 2011- 6 /2014 80 Bảng 4.16: Các hệ số sinh lời của công ty Cầu Tre trong giai đoạn 20116/ 2014 83 Bảng 4.17: Chênh lệch của các hệ số sinh lời của công ty 2011-6 /2014 84 Đơn vị tính: triệu đồng... Phân tích hoạt động kinh doanh NXB Thống Kê Hà Nội) Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (TS Trịnh Văn Sơn 2005 Phân tích hoạt động kinh doanh Đại học Kinh tế Huế) Phân. .. cao Cùng với kế toán và các khoa học thực tế khác, phân tích hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp 5 2.1.2 Đối tƣợng của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp (và đồng thời cung cấp thông tin cho

Ngày đăng: 17/10/2015, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w