Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 104 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
104
Dung lượng
1,52 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o----------
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG HOA VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀ I CHÍ NH NGÂN HÀ NG
Hà Nội - Năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o----------
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG HOA VIỆT
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số:60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀ I CHÍ NH NGÂN HÀ NG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. VŨ VĂN NINH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Vũ Văn
Ninh đã giúp em trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa học
Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Nguyệt
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính -Ngân hàng
với đề tài “Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa
Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự đóng góp ý kiến của người hướng
dẫn khoa học.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Nguyệt
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
........................................................................................................................... 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 4
1.2 Cơ sở lý luận quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp .................... 5
1.2.1 Vốn kinh doanh.................................................................................. 5
1.2.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp ...................................... 8
1.2.3 Đặc điểm của hình thức công ty cổ phần ………………………….......31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
....................................................................................................................... 333
1. Phương pháp thu thập dữ liệu: ............................................................... 333
2. Phương pháp xử lý dữ liệu..................................................................... 333
3. Phương pháp tổng hợp ........................................................................... 344
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG HOA VIỆT.............. 355
3.1. Đặc điểm quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt ........................ 35
3.1.1 Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển, tổ chức bộ máy của
công ty .................................................................................................... 355
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................. 37
3.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây
dựng Hoa Việt .......................................................................................... 40
3.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng Hoa Việt trong thời gian qua .............................................................. 47
3.2.1. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
xây dựng Hoa Việt. ................................................................................... 47
3.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng Hoa Việt .......................................................................................... 66
3.2.3 Thực trạng hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty ............................................................................................................... 76
3.2.4. Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty81
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG
QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG HOA VIỆT .............................................................................. 83
4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ...... 83
4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội................................................................. 83
4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty ........................... 855
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở
công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt........................................... 86
4.2.1 Xây dựng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động phù hợp và
chính xác................................................................................................. 866
4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền đảm bảo khả năng thanh
toán của doanh nghiệp. ............................................................................ 87
4.2.3 Thực hiện các biện pháp điều chỉnh giảm hàng tồn kho ................ 87
4.2.4 Tăng cường biện pháp thu hồi các khoản phải thu và đánh giá hiệu
quả của những chính sách mới về thu hồi công nợ mà công ty đưa ra. .. 88
4.2.5 Hoàn thiện công tác trích lập dự phòng tránh rủi ro. .................... 89
4.2.6 Tăng cường quản lý, đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 89
4.2.7 Lập báo cáo nội bộ xác định doanh thu và chi phí thực tế phát sinh
.................................................................................................................. 90
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ........................................................ 90
4.3.1. Về phía nhà nước ........................................................................... 90
4.3.2. Về phía công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt ................ 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
Công ty CPTĐ & XD Hoa Việt
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt
2
TSCĐ
Tài sản cố định
3
TSLĐ
Tài sản lưu động
4
TSCĐ HH
Tài sản cố định hữu hình
5
TSNH
Tài sản ngắn hạn
6
TSDH
Tài sản dài hạn
7
TSLN
Tỷ suất lợi nhuận
8
VKD
Vốn kinh doanh
9
SXKD
Sản xuất kinh doanh
10 VLĐ
Vốn lưu động
11 VCĐ
Vốn cố định
12 NVL
Nguyên vật liệu
13 BCKQKD
Báo cáo kết quả kinh doanh
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng
Nội dung
Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận
1
Bảng 3.1
2
3
4
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
5
Bảng 3.5
Bảng phân tích sự biến động của Tài Sản
Bảng phân tích sự thay đổi cơ cấu của Tài sản
Bảng phân tích sự biến động của nguồn vốn
Bảng phân tích sự thay đổi cơ cấu của nguồn vốn
6
7
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng xác định nhu cầu vốn lưu động
Bảng nguồn vốn lưu động thường xuyên
8
Bảng 3.8
Bảng phân tích cơ cấu vốn lưu động
9
Bảng 3.9
10
Bảng 3.10
Bảng phân tích tình hình biến động hàng tồn kho
Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng hàng tồn kho
11
Bảng 3.11
12
Bảng 3.12
13
Bảng 3.13
14
Bảng 3.14
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình biến động các khoản phải
thu
60
15
Bảng 3.15
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
61
16
Bảng 3.16
Bảng so sánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng VLĐ của 03 công
ty
17
Bảng 3.17
18
Bảng 3.18
Kết cấu và sự biến động của tài sản dài hạn
Bảng phân tích tình hình biến động TSCĐ hữu hình
19
Bảng 3.19
Hệ số hao mòn TSCĐ hữu hình
20
21
Bảng 3.20
Bảng 3.21
22
Bảng 3.22
23
Bảng 3.23
24
Bảng 3.24
25
Bảng 3.25
Hệ số trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố động
Bảng so sánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng VCĐ của 03 công
ty
Một số chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ số ROA bằng
phương pháp Dupont
Bảng so sánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng của 03 công ty
Bảng phân tích tình hình biến động tiền và các khoản tương
đương tiền
Bảng hệ số khả năng thanh toán
Bảng phân tích tình hình biến động các khoản phải thu
ii
Trang
40
41
43
44
45
47
48
49
52
53
55
56
58
63
64
66
68
69
70
72
73
75
76
DANH MỤC CÁC HÌ NH
TT
Hình
1
Hình 3.1
Nội dung
Trang
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và
37
Xây dựng Hoa Việt
2
Hình 3.2
Cơ cấu và sự biến động của Tài sản
43
3
Hình 3.3
Cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn
45
4
Hình 3.4
Cơ cấu vốn lưu động
50
5
Hình 3.5
Cơ cấu và sự biến động của tài sản dài hạn
65
6
Hình 3.6
Cơ cấu và sự biến động của tài sản cố định
66
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần
kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày
càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với
những khó khăn, thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường.
Vậy doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh
ngày càng khốc liệt?
Có thể thấy trong một doanh nghiệp, vốn là nhân tố quan trọng trong quá trình
đầu tư sản xuất kinh doanh; nguồn vốn và việc sử dụng nguồn vốn là vấn đề hết sức
quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong ngắn hạn cũng như dài hạn, là khâu trọng điểm trong công tác tài chính của
doanh nghiệp.
Quá trình phát triển nền kinh tế đó đòi hỏi cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả thì không ít các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc sử dụng vốn,
nhiều doanh nghiệp không đảm bảo tái sản xuất giản đơn, vốn sản xuất kinh doanh
mất dần đi sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Một số doanh nghiệp luôn ở tình trạng thiếu
vốn, kinh doanh thua lỗ và nguy cơ phá sản luôn rình rập những doanh nghiệp làm
ăn yếu kém. Thực tế này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân
quan trọng là hiệu quả sử dụng vốn không có. Do vậy quản trị vốn kinh doanh với
các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như hiện
nay là vấn đề đáng quan tâm, nó quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy những doanh nghiệp nào xây dựng kế hoạch sử dụng vốn
phù hợp thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Ngược lại những doanh nghiệp hoạt
động không có kế hoạch hoặc hoạch định sử dụng vốn không đúng thì hoạt động
cầm chừng và thụ động trước những biến đổi của thị trường mà không thể phát triển
được thậm chí còn phải trả giá cho những quyết định sai lầm đó. Qua đó chúng ta
thấy được tầm quan trọng của quản trị vốn trong kinh doanh đối với quá trình hoạt
1
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ những lý luận trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn kinh doanh trong
doanh nghiêp. Nhận thức được điều đó, em quyết định chọn đề tài:" Quản trị vốn
kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Hoa Việt”.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài em xác định tập trung giải đáp một số
câu hỏi cụ thể sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng quản trị vốn lưu động và vốn cố định tại Công ty Cổ
phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt như thế nào?
Câu hỏi 2 : Giải pháp nào nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động và vốn cố
định của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của vấn đề nghiên cứu là nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác
quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt. Từ đó
chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn trong công tác quản trị vốn lưu
động và vốn cố định của công ty. Đồng thời giúp đưa ra các biện pháp thích hợp
nhằm tăng cường quản trị vốn của doanh nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và công tác quản trị
vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tình hình quản trị vốn kinh doanh của công
ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoa Việt trong những năm 2012- 2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin qua các
tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích, so sánh và đánh giá dữ liệu. So sánh kỳ này
với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp, so sánh số liệu với một số công ty cùng ngành để thấy được điểm
khác biệt, điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt.
2
5. Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm:
Mở Đầu
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về quản trị vốn
kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt.
Chương 4: Các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là mối quan tâm của tất cả các doanh
nghiệp vì vậy không ít các sách, báo và các đề tài luận văn đề cập đến vấn đề này.
Qua tìm hiểu về đề tài đã chọn em đã có cơ hội đọc, tham khảo nhiều tài liệu viết về
vấn đề" Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp". Cụ thể như sau:
- Hoàng Thị Bích Liên (2003) " Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh tại công
ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị Đường Sắt (VIRASIMEX)". Đề tài đã
đưa ra những cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tập trung
phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó tác giả đã đưa ra những
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tình hình sử
dụng vốn của công ty. Tuy nhiên chưa đi sâu vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
vấn đề quản trị vốn kinh doanh.
- Đỗ Thị Hương (2009) "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tân Thái
Phương". Đề tài này phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn tại Công ty Tân Thái Phương. Đề tài chưa đi sâu vào nguyên nhân
gây ra những hạn chế trong sử dụng vốn của doanh nghiệp mà đi sâu phân tích đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Nguyễn Mạnh Đức(2012) " Bài toán sử dụng đồng vốn hiệu quả" nhận định
chung về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Việt Nam có giảm sút và tác giả
đã đi sâu phân tích nguyên nhân, đặc biệt tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thể
chi tiết nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đó tác giả
đã nhấn mạnh việc các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong sử dụng đồng
vốn là do cách quản trị đồng vốn chưa hợp lý, sử dụng vốn không đúng theo ngành
nghề mục tiêu của doanh nghiệp.
- Lê Thị Tuyết Minh (2013) Học viện Công nghệ bưu chính Viễn Thông
"Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Sông Đà 7". Luận
văn đã phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ
4
phần Sông Đà 7. Luận văn đã đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra
được nguyên nhân dẫn đến những tồn tại về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ
phần Sông Đà 7. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
công ty trong thời gian tới. Luận văn này phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
của công ty Cổ phần Sông Đà 7 một cách tổng quát.
Như vậy những bài viết có liên quan đến đề tài " Vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp" đều có thể kế thừa những cơ sở lý luận về vốn và quản trị vốn kinh doanh
trong doanh nghiệp. Các đề tài đều có những phân tích và đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi giai đoạn, mỗi doanh nghiệp khác
nhau hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ khác nhau. Điều này là cơ sở để so sánh,
đánh giá chính xác và khách quan hơn. Tuy nhiên các đề tài chưa đi sâu vào phân
tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mà dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu
nhiều hơn. Chính vì vậy với đề tài" Quản trị vốn kinh doanh tại Công Ty Cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt" cùng với mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên
cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của Công Ty Cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt, em hy vọng sẽ đi sâu phân tích và tìm ra những
nguyên nhân chính xác và giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của công ty.
1.2 Cơ sở lý luận quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1 Vốn kinh doanh
1.2.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn.
Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình
kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ dùng vốn này để mua sắm các yếu tố của quá trình sản
xuất kinh doanh như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Vốn được biểu hiện bằng tiền lẫn giá trị vật tư tài sản và hàng hóa của doanh
nghiệp, tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể.
5
Từ đó có thể hiểu:“ VKD của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh
nghiệp bỏ ra để hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp “.
Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, số tiền thu được do
tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi. Như vậy, số
tiền ứng ra phải được sử dụng có hiệu quả thì mới đảm bảo cho sự phát triển lành
mạnh của doanh nghiệp.Vậy nên VKD không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự
ra đời của DN mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá
trình hoạt động và phát triển của DN.
1.2.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Việc nhận thức đúng và đầy đủ về những đặc trưng của vốn trong quá trình
SXKD sẽ giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Đó là:
+ Vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản, nghĩa là vốn được thể hiện
bằng giá trị của những tài sản có thực (hữu hình hoặc vô hình).
+ Vốn luôn vận động và sinh lời không ngừng tạo nên sự tuần hoàn và chu
chuyển vốn.
Một chu kỳ vận động của vốn bắt đầu từ hình thái tiền tệ (T) được chuyển
sang hình thái hiện vật (H) khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua sắm tài sản và các yếu
tố đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình sản xuất kinh
doanh, VKD chuyển sang hình thái hiện vật mới (H’)- là các sản phẩm, dịch vụ, lao
vụ. Khi các sản phẩm, dịch vụ, lao vụ được tiêu thụ, vốn lại trở về với hình thái tiền
tệ (T’). Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì T’>T và ngược lại.
Sau đó chu kỳ này lặp lại và diễn ra không ngừng tạo nên vòng tuần hoàn và chu
chuyển VKD. Vì VKD vận động và luân chuyển liên tục trong quá trình sản xuất
kinh doanh nên tại cùng một thời điểm trong DN, VKD có thể tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau ở cả 3 khâu sản xuất, phân phối, lưu thông.
+ Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới phát huy tác
dụng. Do đó để đầu tư vào SXKD, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềm
năng về vốn mà còn phải tìm mọi cách thu hút vốn.
6
+ Vốn có giá trị về mặt thời gian. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm
phát, giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng nên sức mua của
đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau.
+ Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu: Trong nền kinh tế tri thức, vốn đóng một
vai trò quan trọng do đó không thể có đồng vốn vô chủ.
+ Trong nền KTTT, vốn phải được xem là một thứ hàng hóa đặc biệt. Những
người có vốn có thể đưa vốn vào thị trường, những người cần vốn đến thị trường
huy động vốn, có nghĩa là được sử dụng vốn. Người huy động vốn phải trả một
khoản chi phí sử dụng vốn nhất định cho chủ sở hữu nguồn vốn. Như vậy, khác với
hàng hóa thông thường, vốn khi “bán ra” sẽ không bị mất đi quyền sở hữu mà chỉ
mất đi quyền sử dụng, người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất
định.
1.2.1.3 Thành phần vốn kinh doanh
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh
nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các
tài sản cố định sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước để xây dựng ,
mua sắm TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định sẽ quyết
định quy mô, năng lực và trình độ kĩ thuật của TSCĐ. Ngược lại, các đặc điểm về
kinh tế - kĩ thuật của TSCĐ lại chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định.
Trong đó những đặc điểm cơ bản của vốn cố định là: Tốc độ luân chuyển chậm, giá
trị được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kì kinh
doanh, sau nhiều năm mới hoàn thành một vòng tuần hoàn, chu chuyển.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm,
hình thành các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên
nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ
tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Đặc điểm cơ bản của vốn
lưu động là thời gian luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của vốn lưu động luôn
7
thay đổi, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm sau
mỗi chu kì kinh doanh.
Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn kinh
doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng
vốn kinh doanh sao cho phù hợp. Nói chung trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh càng có hiệu quả. Điều đó không
chỉ giúp cho daonh nghiệp nhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có thể
gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục được các khó khăn về vốn, bảo toàn và
phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức
thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp. Do các quyết định tài chính của doanh nghiệp đều gắn liền với việc tạo lập,
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; vì
vậy, quản trị tài chính doanh nghiệp còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ
chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối sử dụng các
quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Vậy ta có thể hiểu: “Quản
trị vốn kinh doanh là sự tác động của các nhà quản trị trong các quá trình hoạch
định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối sử
dụng vốn kinh doanh đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp”.
Quản trị là hành động của nhà quản trị, và tất nhiên các nhà quản trị đều luôn
mong rằng hành động của mình, quyết định của mình sẽ đem lại những mặt tích cực
cho doanh nghiệp. Do vậy mục tiêu của quản trị vốn kinh doanh là đem lại những
thay đổi phù hợp với chiến lược phát triển cho công ty, những thay đổi theo dự tính
của nhà quản trị trong từng thời kỳ.
1.2.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.2.1. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
8
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài TSCĐ các doanh nghiệp
còn cần có các TSLĐ. Để hình thành các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số
vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu
động của doanh nghiệp. Như vậy có thể nói: Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng
trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần
thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn lưu động là biểu
hiện bằng tiền của các TSLĐ trong doanh nghiệp.
Quản trị vốn lưu động là: là cách thức tác động, quản lý của nhà quản trịlên
việc xác định nguồn tài trợ, việc phân bổvà sử dụng vốn lưu động nhằm tạo ra
những thay đổi theo những dự tính của nhà quản trị, theo hướng có lợi cho doanh
nghiệp. Đó chính là quá trình quản trị vốn bằng tiền, vốn tồn kho dự trữ và quản trị
các khoản phải thu nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến
hành bình thường và liên tục.
1.2.2.2.1.1. Xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
* Khái niệm:
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu,
thường xuyên cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
* Công thức xác định nhu cầu VLĐ:
Trong quản trị vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng
đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn
tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công
thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu - Nợ phải trả nhà cung cấp
Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữ
nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh
nghiệp.
* Phương pháp xác định:
9
a, Phương pháp trực tiếp
Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn lưu động cho
hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành
tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các
khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông.
- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự
trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế...
- Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để
hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước.
- Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông:
Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải
thu, phải trả.
+ Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự
trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng
chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng. Do
vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất kinh doanh được bình
thường doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vào sản xuất.
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn
doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng. Các khoản nợ
phải trả được coi như khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanh nghiệp có
thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần vốn lưu động của mình để dùng vào việc
khác
Cộng nhu cầu vốn lưu động trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu
thông (vốn hàng tồn kho) với các khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải
trả nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Phương pháp
trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng loại vật tư hàng
hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh
10
nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong
xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
b, Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của
doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc đọ luân
chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực
hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch.
Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:
+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo
cáo: Thực chất là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu
theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn
năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu vốn lưu động được xác định căn cứ
vào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ
dự tính của năm kế hoạch.
+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:
Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của
các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ
theo doanh thu năm kế hoạch.
1.2.2.2.1.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần
còn lại và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Khi đó,
chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn được gọi là nguồn vốn lưu
động thường xuyên. Mức độ an toàn hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp phụ
thuộc vào độ lớn của nguồn vốn lưu động thường xuyên.
Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (còn gọi là nguồn vốn lưu
động thuần – NWC) được thực hiện như sau:
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
11
Ý nghĩa chỉ tiêu này là để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh
nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh
nghiệp. Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán
Cách tính được minh họa theo sơ đồ sau:
TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động
Nguồn vốn thường xuyên
thường xuyên (NWC)
+ Nợ dài hạn
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
Qua cách xác định trên, ta có thể đánh giá tình hình tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
- Trường hợp 1: Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Nghĩa là
nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có 1 bộ phận nguồn vốn lưu động
thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn thường
NWC > 0
xuyên
Tài sản dài hạn
- Trường hợp 2: Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn
vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho
doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Trong trường
12
hợp đặc biệt khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình
thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu sử dụng vốn sai, cán
cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1. Tuy
nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này
có tốc độ quay vòng vốn nhanh.
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
NWC < 0
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn thường
xuyên
- Trường hợp 3: Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn
vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có
giá trị bằng không. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng
nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vòng vốn
chậm.
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn
Tài sản dài hạn
NWC = 0
thường xuyên
Đánh giá chung: Với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách
thức tài trợ tài sản lưu động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét mối quan
hệ trên đây cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động
13
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách tài
trợ vốn lưu động thích hợp cho doanh nghiệp.
1.2.2.2.1.3. Phân bổ vốn lưu động
Theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động thì vốn lưu động được chia thành
vốn vật tư, hàng hóa (bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm); vốn bằng tiền và các khoản phải thu (gồm tiền mặt tại
quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…). Để có cái nhìn khái quát về sự phân
bổ vốn lưu động vào các khoản mục trên ta có thể thông qua các chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ Vốn bằng tiền/ Vốn lưu động
+ Tỷ lệ Nợ phải thu/ Vốn lưu động
+ Tỷ lệ Hàng tồn kho/ Vốn lưu động
1.2.2.2.1.4 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
* Tầm quan trọng của quản trị vốn về hàng tồn kho
- Vốn về HTK chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của DN và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ của DN, nên vấn đề quản trị HTK là rất quan
trọng và thường được chú ý nhiều trong quản trị VLĐ.
- Việc duy trì một lượng vốn về HTK thích hợp sẽ mang lại cho DN sự
thuận lợi trong hoạt động kinh doanh: Tránh được việc phải trả giá cao hơn cho
việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ và những rủi ro trong việc chậm trễ
hoặc ngừng trệ sản xuất do thiếu vật tư hay những thiệt hại do không đáp ứng
được các đơn đặt hàng của khách hàng.
- Dự trữ HTK hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn
khác nhau trong chu kì kinh doanh.
- Hiệu quả quản lý vốn về HTK ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho.
- Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào: quy
mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường; giá cả các loại vật tư
được cung ứng; khoảng cách giữa DN và nhà cung ứng; hình thái xuất nhập…
14
- Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang, các yếu tố ảnh hưởng là: đặc
điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm; thời
gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuât; sự lâu bền hay dễ
hư hao của sản phẩm…
- Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng bởi: khối
lượng sản phẩm tiêu thụ; sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; khả
năng xâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN.
Các biê ̣n pháp quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hoá cần mua trong kì và
lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt
được các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho
DN và tất cả gắn líền với chất lượng vật tư hàng hoá phải đảm bảo.
- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hoá chi phí
vận chuyển, xếp dỡ.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hoá. Dự
đoán xu thế biến động trong kì tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua
sắm, dự trữ vật tư, hàng hoá có lợi cho DN trước sự biến động của thị trường.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hoá.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình
trạng ứ đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư
đó, thu hồi vốn.
- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp DN chủ động trong thực hiện bảo
toàn VLĐ.
1.2.2.2.1.5. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ
phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh
khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
15
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:
+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu
cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp.
Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình
quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngoài phương pháp trên, có thể
vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (mô hình Baumol) trong quản trị vốn tồn
kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
+Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất
mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ,
không được thu chi ngoài quỹ. Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn
bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ.Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phỉa do
thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Phải thực hiện đối
chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày. Theo dõi, quản lý chặt chẽ
các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển),
phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng.
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện
pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền
mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có
hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng
yêu cầu rhanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
1.2.2.2.1.6 Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa, dịch vụ.
Hầu hết các DN đều có khoản nợ phải thu nhưng với qui mô, mức độ khác nhau.
Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của DN bị chiếm dụng cao, hoặc không
kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Quản
trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán
chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ DN sẽ mất đi cơ hội
16
tiêu thụ sản phẩm do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Xong nếu bán chịu hay
bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy
cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó DN cần coi trọng
các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Nội dung quản trị các khoản phải thu
Thứ nhất, xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
Trước hết cầ n xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín
của khách hàng để DN chấp nhận bán chịu. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu
chuẩn này mà DN áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp.
Ngoài tiêu chuẩn bán chịu DN cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu
hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu
thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.
DN chỉ có thể nới lỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh
thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của DN. Tương
tự, khi áp dụng chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiết kiệm được trong
quản lý khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi nhuận DN dành trả do giảm giá hàng
bán chịu.
Thứ hai, phân tích uy tín của khách hàng mua chịu Để tránh tổn thất do các
khoản nợ không có khả năng thu hồi DN cần chú ý đến phân tích uy tín của khách
hàng mua chịu. Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng
yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá
uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phải thực hiện qua các bước: thu
thập thông tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng theo các thông tin thu
nhận được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối
bán chịu.
Thứ ba, áp dụng các biện pháp quản lý và năng cao hiệu quả thu hồi nợ Tùy
theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp như:
- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: có bộ phận kế toán theo dõi
khách hàng nợ, kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu với từng khách hàng, xác định hệ số
17
nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng
mua chịu.
- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính
sách thu hồi nợ thích hợp.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước nợ phải
thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.2.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các
tài sản cố định sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước để xây dựng,
mua sắm TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô,
năng lực và trình độ kỹ thuật của TSCĐ.
1.2.2.2.2.1. Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ
Để đi đến quyết định đầu tư, một trong những vấn đề quan trọng nhất là phải
đánh giá được hiệu quả của sự đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong
mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện
đầu tư. Với TSCĐ cũng vậy, khi xem xét việc đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là
những lợi ích trong tương lai thu được có tươn xứng với số vốn đầu tư đã bỏ ra hay
không? Để đánh giá được lợi ích của đầu tư phải xuất phát từ mục tiêu của đầu tư.
Để đưa ra quyết định đầu tư TSCĐ cần phải cân nhắc xem xét nhiều mặt,
trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của việc đầu tư TSCĐ. Có
nhiều tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của TSCĐ.
Các tiêu chuẩn được sử dụng phải nhằm đánh giá được mức tiềm năng lợi nhuận
một TSCĐ. Trên góc độ tài chính, ta sẽ đi nghiên cứu hai phương pháp sau để đánh
giá hiệu quả kinh tế của TSCĐ:
- Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
-Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ
a) Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và
vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện đầu tư TSCĐ đều phải quy về giá trị hiện tại theo một
18
tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá
trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần (NPV) của việc đầu tư
TSCĐ:
Công thức tính như sau:
NPV =
- CF0
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại thuần
CFt: Dòng tiền thuần của TSCĐ ở năm thứ t
CF0: Vốn đầu tư ban đầu của dự án
n: Vòng đời của dự án
r: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hóa
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính giá trị hiện tại thuần của việc
đầu tư TSCĐ thường là chi phí sử dụng vốn bình quân, đó chính là tỷ suất sinh lời
mà nhà đầu tư đòi hỏi. Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do
đầu tư dưa lại có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Việc sử dụng giá trị hiện tại thuần làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn việc
đầu tư TSCĐ được thực hiện như sau:
- Xác định giá trị hiện tại thuần của mỗi dự án đầu tư tài sản cố định.
- Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư TSCĐ
+ Nếu giá trị hiện tại thuần của việc đầu tư TSCĐ là một số âm (NPV0):
Nếu các dự án là độc lập thì đều có thể được chấp thuận; nếu các dự án đầu tư
TSCĐ thuộc loại loại trừ nhau thì sẽ chọn dự án đầu tư TSCĐ có giá trị hiện tại
thuần dương cao nhất (trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy động vốn
đầu tư).
19
b) Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR)
Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là một lãi suất
mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của dòng tiền thuần hàng
năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu.
Ta có:
CF0 =
hoặc NPV =
– CF0 = 0
Trong đó: NPV, CFt, CF0: Như đã nêu ở trên
IRR: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư.
Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư TSCĐ bằng phương pháp tỷ suất
doanh lợi nội bộ (IRR) được thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư TSCĐ.
- Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu
chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ việc đầu tư TSCĐ, thông thường người ta dựa
trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn bình quân cho
việc đầu tư và cần phân biệt 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của việc đầu tư TSCĐ nhỏ hơn chi phí
sử dụng vốn (IRR < r) thì loại bỏ việc đầu tư TSCĐ.
Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của việc đầu tư TSCĐ bằng chi phí sử
dụng vốn (IRR = r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh
nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư TSCĐ lớn hơn chi
phí sử dụng vốn (IRR > r). Nếu đây là các dự án đầu tư TSCĐ độc lập thì việc đầu
tư đều được chấp nhận, nếu đây là các dự án đầu tư thuộc loại loại trừ nhau thì chọn
dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất.
1.2.2.2.2.2. Lựa chọn phương pháp khấu hao
* Khấ u hao TSCĐ
- Khấ u hao TSCĐ là viê ̣c phân bổ mô ̣t cách có hê ̣ thố ng giá tri ̣phải thu hồ i
của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
TSCĐ. Có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau:
20
- Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này, mức khấu hao
và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu
ích của TSCĐ.
+ Công thức:
MKH
NGKH
=
T
Trong đó: MKH: mức trích khấu hao bình quân hàng năm.
NGKH: nguyên giá TSCĐ cần thực hiện khấu hao
+ Tỉ lệ khấu hao TSCĐ hàng năm: (Tkh)
TKH
=
MKH
NGKH
×
100%
- Phương pháp khấu hao nhanh:
Đặc điểm: phương pháp này tập trung thu hồi VCĐ ở những năm đầu và giảm
dần ở những năm sau. Có 2 phương pháp là phương pháp khấu hao theo số dư giảm
dần và phương pháp khấu hao theo tổng số.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Mức khấu hao được xác định dựa vào tỉ lệ khấu hao cố định và giá trị còn lại
của TSCĐ ở đầu năm tính khấu hao.
Mkt = Tkn x Gt = Tkn x (NG – Kt)
Trong đó:
Mkt: là mức khấu hao của năm tính khấu hao thứ t.
Gt: Giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm đầu năm tính khấu hao.
Kt: Lũy kế khấu hao của TSCĐ tới đầu năm tính khấu hao.
Tkn: Tỉ lệ khấu hao nhanh. Tkn = Tt x Hs.
Tt: tỉ lệ khấu hao đường thẳng.
Hs: Hệ số điều chỉnh tỉ lệ khấu hao.
t: thứ tự năm sử dụng.
- Phương pháp khấu hao theo tổng số:
21
Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hàng năm được tính dựa vào tỉ lệ
khấu hao hàng năm và nguyên giá TSCĐ.
Mkht = NGkh x Tkht
Trong đó: Tkt được xác định theo 2 cách:
Cách 1: lấy số năm sử dụng còn lại chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng của
TSCĐ.
Cách 2: xác định theo công thức:
Tkt
2(T - t + 1)
=
T(t + 1)
T: thời hạn sử dụng TSCĐ.
T: thứ tự năm tính khấu hao (1,2,3,…).
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Mức khấu hao của TSCĐ trong kì được tính dựa trên mức khấu hao trên một
đơn vị sản phẩm và sản lượng trong kì.
Mkht = Qspt x Mkhsp
Trong đó:
Mkhsp
NG
=
Qcs
1.2.2.2.2.3. Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao
Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của tài sản cố
định để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu
tái tạo lại tài sản cố định, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy
kế phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.
Trong các tổng công ty Nhà nước, việc huy động số khấu hao lũy kế của tài
sản cố định của các đơn vị thành viên phải tuân theo đúng các quy định về chế độ
quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
Quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa, nhượng bán và thanh lý tài sản cố định
được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp.
22
1.2.2.2.2.4. Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định
Công tác quản lý tài sản cố định bao gồm các quy trình sau:
- Quy trình quản lý TSCĐ
- Quy trình kiểm kê TSCĐ
- Quy trình thanh lý TSCĐ
1.2.2.2.2.5. Kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Sửa chữa lớn là loại hình sửa chữa mà nếu không thực hiện thì TSCĐ không
hoạt động được. Như vậy, đây là hình thức sửa chữa với những TSCĐ đương dùng
nhưng bị hỏng. Việc sửa chữa có thể tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch.
Sửa chữa lớn là loại sửa chữa có đặc điểm mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật, sửa
chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phải
thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và tài sản cố định phải ngừng hoạt động, chi
phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết một lần vào chi phí của đối tượng
sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ phù hợp.
Trường hợp TSCĐ chưa khấu hao hết đã thanh lý hoặc nhượng bán thì giá trị
còn lại chưa trích khấu hao khi đã bù đắp từ nguồn thu do thanh lý, nhượng bán sẽ
tuỳ theo nguyên nhân và hướng dẫn của các nhà quản trị để xử lý. Nếu lỗi của cá
nhân gây ra hư hỏng thì cá nhân phải bồi thường, nếu đơn vị gây ra hư hỏng thì phải
bù đắp từ nguồn lợi nhuận được phân phối khi quyết toán để bù đắp. Trường hợp,
do xác định thời gian và tỷ lệ khấu hao không hợp lý thì phải trích khấu hao cho đủ,
ghi vào chi phí bất thường.
1.2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.2.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
- Tốc độ luân chuyển VLĐ:
Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của nghiệp
được đánh giá bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển (số vòng quay) và kỳ luân
chuyển vốn.doanh
23
- Số lần luân chuyển VLĐ ( Số vòng quay VLĐ).
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòng quay vốn
lưu động được thực hiện trong một kỳ nhất định (thường là một năm).
Công thức:
Trong đó:
L: là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.
M: là tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.
là vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ.
- Kì luân chuyển VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện một vòng quay
của vốn lưu động, hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ.
Công thức:
Trong đó:
hay
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động .
N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày,
một tháng là 30 ngày.
M,
: như trên.
Hiện nay, tổng mức luân chuyển vốn lưu động (M) được xác định bằng doanh
thu thuần bán hàng của doanh nghiệp ở trong kỳ. Số vốn lưu động bình quân trong
kỳ (
được tính theo phương pháp bình quân số học vốn lưu động đầu kỳ và
cuối kỳ hay bình quân số học tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ.
Việc rút ngắn kỳ luân chuyển sẽ làm tăng vòng quay vốn lưu động. Sau khi
vốn lưu động luân chuyển được một vòng thì một phần lợi nhuận cũng sẽ được thực
hiện, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng làm tăng hiệu quả kinh
doanh.
- Mức tiết kiệm VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm do tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động kỳ so sánh(kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc(kỳ báo cáo).
24
Công thức:
Mức tiết kiệm VLĐ
=
Mức luân chuyển vốn bình
quân 1 ngày kì KH
x
Số ngày rút ngắn kì
luân chuyển VLĐ
hay
Trong đó:
VTK: số vốn lưu động tiết kiệm nếu mang giá trị âm, hay phải
tanglên nếu mang giá trị dương.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh.
L0, L1: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
- Hàm lượng VLĐ:
Là số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ
sản phẩm. Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần
bao nhiêu vốn lưu động. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì việc sử dụng VLĐ càng
hiệu quả và ngược lại.
Công thức:
Trong đó:
Hàm lượng vốn lưu động
Sn: Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
là vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ.
- Tỉ suất lợi nhuận VLĐ:
Tỷ suất lợi nhuận
VLĐ
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) trong kỳ
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
× 100%
Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận trước thuế (sau thuế) mà doanh nghiệp đạt
được khi sử dụng một đồng vốn lưu động trong kỳ.
* Về hàng tồn kho:
25
- Số vòng quay hàng tồn kho. Phản ánh số vòng quay hàng tồn kho luân
chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc sử dụng vốn về hàng
tồn kho càng hiệu quả.
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
=
Số dư bình quân hàng tồn kho trong kỳ
Trong đó:
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn hàng bán tính theo giá thành sản
xuất của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ còn đối với doanh nghiệp thương mại
thì tính theo trị giá vốn của hàng xuất bán.
+ Số dư bình quân hàng hoá tồn kho trong kỳ là trị giá bình quân số học giữa
hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ của hàng tồn kho.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:Phản ánh số ngày trung bình của một
vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
Số ngày trong kỳ
=
Số vòng quay hàng tồn kho
* Về các khoản phải thu:
- Số vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh số vòng luân chuyển của các
khoản phải thu trong một kỳ.
Số vòng quay các khoản
phải thu
Tổng doanh thu trong kỳ (có thuế gián thu)
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
- Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản
phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu (có thuế gián thu) bình quân 1 ngày
Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp
nhanh hay chậm, kỳ thu tiền càng ngắn thì khả năng thu hồi vốn trong thanh toán
26
của doanh nghiệp càng nhanh. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu
tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.
* Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (ngắn hạn):
Hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cho
các khoản nợ ngắn hạn hay là mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp. Hệ số này cao thì sẽ cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao
trong việc sẵn sàng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh
toán nhanh
=
Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay
Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng
phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Hệ số này cao thì mức
độ an toàn cho các chủ nợ cao.
1.2.2.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VCĐ và TSCĐ người ta thường
dùng các chỉ tiêu sau:
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
27
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình
quân gia quyền giữa nguyên giá TSCĐ cuối kì và đầu kì.
Hiệu suất sử dụng
=
TSCĐ
Doanh thu thuần trong kì
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì
* Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
Hiệu suất sử dụng
VCĐ
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Vốn cố định động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân
số học vốn cố định đầu kỳ và cuối kỳ hay bình quân số học tài sản dài hạn đầu kỳ và
cuối kỳ.
* Hệ số hao mòn TSCĐ:
Số khấu hao lũy kế TSCĐ đến thời điểm tính toán
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Tổng nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, gián tiếp phản ánh năng
lực còn lại cảu TSCĐ vả số VCĐ còn lại tiếp tục phải thu hồi ở tại thời điểm đánh
giá. Hệ số này càng gân 1 thì TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, VCĐ cũng sắp thu
hồi hết.
* Hàm lượng VCĐ:
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kì
Hàm lượng VCĐ
=
Doanh thu thuần trong kì
28
Chỉ tiêu này phản ánh trong kì doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ
để thực hiện một đồng doanh thu. Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng
vốn càng cao và ngược lại.
* Tỉ suất lợi nhuận VCĐ:
Tỉ suất lợi nhuận VCĐ
Lợi nhuận trước (sau) thuế
=
Vốn cố định bình quân
× 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế.
1.2.2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh
* Vòng quay toàn bộ vốn: phản ánh vốn của DN trong một kỳ quay được bao
nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của
DN, thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà DN đã đầu tư.
Doanh thu thuần trong kỳ
Vòng quay toàn bộ vốn
=
VKD bình quân trong kỳ
*Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD (Tỷ suất sinh lời kinh tế của
tài sản): phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến
ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của tài
sản (BEP)
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
=
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
*Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD: phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh
bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận
trước thuế trên VKD
=
Lợi nhuận trước thuế
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
29
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD: phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh
bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau
Lợi nhuận sau thuế
=
thuế trên VKD (ROA)
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
* Tỷ suất lợi nhuận VCSH: phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử
dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.
Tỷ suất lợi nhuận
VCSH (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân sử dụng trong kỳ
1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.3.1. Nhân tố chủ quan
* Ngành nghề kinh doanh: mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc thù riêng
ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
* Trình độ quản lý tổ chức sản xuất: thể hiện ở trình độ tổ chức quản lý của
lãnh đạo, tay nghề của người lao động, trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh và
trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
* Tính khả thi của dự án đầu tư: Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư khả thi,
sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thì doanh nghiệp
sẽ sớm thu hồi được vốn và có lãi và ngược lại.
* Cơ cấu vốn đầu tư: Việc đầu tư vào những tài sản không phù hợp sẽ dẫn đến
tình trạng vốn bị ứ đọng, gây ra tình trạng lãng phí vốn, giảm vòng quay của vốn,
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp.
1.2.2.3.2. Nhân tố khách quan
* Môi trường kinh doanh:
- Môi trường kinh tế: Khi nền kinh tế có biến động thì hoạt động của doanh
nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Do vậy mọi nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huy
động vốn từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
30
- Môi trường Chính trị - Văn hoá - Xã hội: Chế độ chính trị quyết định nhiều
đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tục tập quán, thói
quen, sở thích....
- Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chủ trương chính sách, hệ thống pháp
luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường kỹ thuật công nghệ: Ngày nay tiến bộ khoa học công nghệ phát
triển không ngừng, việc áp dụng những thành tựu đạt được vào hoạt động sản xuất
kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng.
- Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh
nghiệp như thời tiết, khí hậu... Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên
phù hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
* Thị trường: ở đây nhân tố thị trường được xem xét trên các khía cạnh: Cạnh
tranh, giá cả và cung cầu.
1.2.3 Đặc điểm của hình thức công ty cổ phần ảnh hưởng đến công tác
quản trị vốn kinh doanh
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn góp công ty nên mức độ rủi ro của các cổ đông không
cao. Vì vậy chưa nâng cao trách nhiệm của tất cả các cổ đông trong công tác quản
trị vốn kinh doanh.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp đó là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập.
Điều này làm tăng tính linh hoạt và khách quan trong quản trị vốn kinh doanh của
công ty cổ phần.
- Công ty được quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy
động vốn. Do đó khả năng huy động vốn của công ty cổ phần là rất cao tạo điều
kiện thuận lợi trong quản trị vốn kinh doanh.
- Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không hạn chế số lượng tối đa do đó
cơ cấu vốn của công ty rất linh hoạt.Tuy nhiên do số lượng thành viên không hạn
31
chế nên cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần nhiều khi cồng kềnh gây khó khăn trong
quản trị vốn kinh doanh.
- Việc quản lý điều hành công ty thông qua hội đồng quản trị công ty. Các
quyết định được đưa ra trên cơ sở biểu quyết theo tỷ lệ nhất định theo quy định của
pháp luật và điều lệ công ty đối với từng vấn đề cụ thể, do đó đảm bảo sự khách
quan trong công tác quản trị vốn kinh doanh.
32
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
+ Tác giả thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài dựa trên các giáo trình liên quan
như giáo trình Đầu tư tài chính - Trần Thị Thái Hà- NXB Đại học quốc gia Hà Nội
năm 2005, giáo trình Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vửa và nhỏ –
Đàm Văn Huệ - NXB Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006, giáo trình Quản trị tài
chính doanh nghiệp – Đại học tài chính kế toán Hà Nội – NXB Tài chính 2001.
Trên cơ sá các giáo trình tham khảo, tác giả xây dựng khung khổ lý thuyết và cơ sá
lý luận về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh.
+ Tác giả thu thập dữ liệu từ các luận văn liên quan đến đề tài như: Nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn á công ty Tân Thái Phương - Đỗ Thị Hương (2009), Hoàn
thiện quản trị vốn kinh doanh tại công ty Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị
Đường Sắt - Hoàng Thị Bích Liên (2003), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty cổ phần Sông Đà 7 - Lê Thị Tuyết Minh (2013).
+ Tác giả thu thập dữ liệu từ các bài viết liên quan từ các trang báo, website…
+ Tác giả thu thập dữ liệu từ Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây dựng Hoa Việt trong 3 năm (2012 – 2014) như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo
kết quả kinh doanh…
+ Ngoài ra tác giả thu thập báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận phát, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô để làm tài liệu phân tích so sánh.
2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Từ những tài liệu thu thập, tác giả xử lý dữ liệu nhằm phục vụ đề tài "Quản trị
vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt" như sau:
- Tác giả thống kê số liệu từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh
doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt.
33
- Phân tích, so sánh, đánh giá dữ liệu: Từ số liệu thống kê tác giả tính các chỉ
tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động, vốn cố định của công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây dựng Hoa Việt từ năm 2012- 2014. Tác giả so sánh các chỉ tiêu đã phân
tích giữa các năm để thấy được mức độ tăng, giảm cũng như hiệu quả sử dụng vốn
của công ty. Bên cạnh đó dựa trên số liệu đã tính toán tác giả so sánh hiệu quả sử
dụng vốn của Công ty thông qua các chỉ tiêu so sánh với một số công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận phát, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô do 02 công ty này có cùng lĩnh vực kinh
doanh, quy mô và địa bàn kinh doanh tương đối giống nhau đặc biệt công ty Cổ
phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt đã từng hợp tác với các công ty này trong một
số công trình nên việc phân tích số liệu sẽ mang tính chính xác hơn. Qua đó tìm ra
những kết quả đạt được và chưa đạt được trong hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt. Sau khi nhận thấy những tồn tại trong sử
dụng vốn của công ty tác giả phân tích tìm ra những nguyên nhân và qua đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ
phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt.
- Tác giả sử dụng phương pháp Dupont để phân tích số liệu. Dupont là phương
pháp được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các
công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của
báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận
dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính
nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra
những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.
3. Phƣơng pháp tổng hợp
Tổng hợp là quá trình ngược với phân tích, nghiên cứu, tổng hợp giữ vai trò
quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược chiều nhau)
từ sự phân tích phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra
bản chất quy luật vận động của nó.
34
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG HOA VIỆT
3.1. Đặc điểm quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của Công ty cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Hoa Việt
3.1.1 Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển, tổ chức bộ máy của công ty
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY
DỰNG HOA VIỆT
Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HOA VIET CONSTRUCTION &
INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: HVCI.,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 108, nhà A khu tập thể đài truyền hình Việt Nam,
phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
ĐT : 04.221.816.58 / Fax: 04.221.816.58
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Hoa Việt 0103034322 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 11
tháng 02 năm 2010
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 VNĐ, số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân:
20.000 cổ phiếu.
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ)
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: Công ty đã áp dụng chế độ kế toán Việt
Nam ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài
chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản
sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật kí chung.
3.1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty:
35
- Thu lợi nhuận
- Tạo việc làm ổn định cho người lao động
- Tăng cổ tức cho các cổ đông
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước
Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là nhận thầu thi công xây dựng các
công trình dân dụng, xây dựng các công trình giao thông, kinh doanh các hoạt động
thương mại khác như buôn bán vật liệu xây dựng, vật liệu trong lĩnh vực nội thất …
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất mang tính đặc thù, có chức năng tái
sản xuất. Ngoài ra ngành xây dựng cơ bản còn có vai trò quan trọng là thu hút đông
đảo lực lượng lao động xã hội, hàng năm đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà
nước. Để phát huy vị trí vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân thì
các doanh nghiệp sử dụng cách hạch toán kinh tế, để tăng cường công tác quản lý
hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức
tạp của sản phẩm xây lắp nên để đảm bảo chất lượng công trình và thời gian thi
công như trong hợp đồng, đòi hỏi việc tổ chức quản lý hạch toán nhất thiết phải có
phương án thiết kế tổ chức thi công.
Sản phẩm xây dựng là những công trình sản xuất có đủ điều kiện đưa vào sản
xuất, sử dụng và phát huy tác dụng. Cụ thể là sản phẩm của công nghệ xây dựng và
được gắn liền với một địa điểm nhất định, nơi sản xuất là nơi tiêu thụ sản phẩm.
Các đơn vị xây lắp phải di chuyển vật tư, lao động theo mặt bằng và vị trí thi công
mà mặt bằng thi công thường rải rác khắp nơi và cách xa trụ sở Công ty. Do đó tồn
tại một khoảng cách lớn giữa nơi trực tiếp phát sinh chi phí và nơi hạch toán chi phí
gây khó khăn cho công tác kế toán xây lắp.
Sản phẩm xây dựng được sản xuất ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết,
thiên nhiên, môi trường, nơi thi công xây lắp công trình. Do đó chất lượng công
trình dễ bị ảnh hưởng, vật tư hao hụt, mất mát… làm tổng chi phí tăng lên, nếu
36
không quản lý tốt dễ gây thất thoát vốn, không thu được lợi nhuận. Sản phảm xây
dựng mang tính tổng hợp về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, nghệ thuật.
Là đơn vị mới thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp, sau 4 năm đi vào
hoạt động mặc dù gặp không ít khó khăn như vốn sản xuất, việc làm, thị trường...
vượt lên những khó khăn toàn bộ công nhân viên Công ty đã đoàn kết tập chung
mọi nguồn lực đưa hoạt động sản xuất đi vào ổn định.
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả theo yêu cầu cơ chế thị trường và vươn lên trong lĩnh vực xây dựng và thương
mại. Trong những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn về tài chính song Công ty đã
có nhiều biện pháp đảm bảo cân đối nguồn tài chính phục vụ thi công các công trình
đảm bảo đúng tiến độ.
Với số lượng lao động bình quân năm của Công ty là 123 người tương đương
với 3 tổ đội xây dựng với đội ngũ công nhân lành nghề, cùng với đội ngũ quản lý
năng động nên tổng doanh thu hàng năm không ngừng lớn mạnh với các khoản nộp
ngân sách thực hiện đầy đủ.
Địa bàn hoạt động của công ty rất rộng rải rác ở các tỉnh phía Bắc
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
Cơ cấu quản lý của công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt được trình
bày trong theo sơ đồ sau:
37
Giám đốc công ty
Phó giám
đốc nội chính
Phòng
vật tư
Phòng hành
chính
Phó giám
đốc kỹ thuật
Phòng KHkỹ thuật
Phòng
tài chính
Đôi XD
số 1
Đôi XD
số 2
Đôi XD
số 3
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Bộ máy quản lý của Công ty gồm:
- Giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân
của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và trước pháp luật về việc điều hành
hoạt động sản xuất theo chế độ một thủ trưởng, quyết định và tự chịu trách nhiệm
về kế hoạch sản xuất của công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty .
Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc:
- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật - thi công:
Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và thay mặt Giám đốc khi được
uỷ quyền ký kết các hợp đồng kinh tế xây dựng
- Phó giám đốc phụ trách nội chính:
Trực tiếp chỉ đạo các sự việc diễn ra thường xuyên tại công ty và có quyền
ký các hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên.
38
Các phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được
phân công và chịu trách nhiệm thay mặt Giám đốc khi được uỷ quyền.
Để giúp Ban giám đốc quản lý công việc có các phòng ban chức năng được
tổ chức theo yêu cầu của công việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ
thuật...bao gồm:
- Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu cho Giám đốc trong việc sắp xếp bố trí cán bộ, giải quyết các chế
độ chính sách, tổ chức các công việc hành chính, chuyển giao công văn, giấy tờ,
quyết định nội bộ, quản lý trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và điều hành sản
xuất .
- Phòng kế hoạch -kỹ thuật - tiếp thị:
Có trách nhiệm giúp Giám đốc tiến hành ký kết các hợp đồng kinh tế dựa
trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Nhà nước, tiếp cận, tìm kiếm khai thác công
việc để từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phối hợp cùng các phòng
ban, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xây dựng kế hoạch về tài chính. Tổ chức phân
giao nhiệm vụ tới các đội sản xuất, kiểm tra kỹ thuật và chất lượng của công tác xây
dựng theo thiết kế cùng với chủ đầu tư, tổ chức giám sát kiểm tra chất lượng từng
công việc, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình. Theo dõi tình hình thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra, thanh quyết toán kịp thời bàn giao công trình đưa vào
sử dụng. Tổ chức đấu thầu theo đúng trình tự quy chế đấu thầu của Nhà nước ban
hành. Giúp Giám đốc tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản
xuất theo tháng, quý, năm để hoàn thành kế hoạch sản xuất đồng thời định kỳ làm
báo cáo lên cấp trên. các dự án về mua sắm tài sản cố định, khai thác hợp đồng,
nhận thầu, hợp đồng kinh tế, theo dõi dự toán, đánh giá sản xuất kinh doanh của
công ty và quản lý vật tư thi công.
- Phòng vật tư - Thiết bị:
Có chức năng và nhiệm vụ lo cung ứng vật tư cần thiết cho quá trình thi
công, kế hoạch dự trữ vật tư thiết bị cho sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công theo
các hợp đồng đã ký kết. Giúp Giám đốc quản lý tài sản và đầu tư tài sản có hiệu
39
quả. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ theo dõi việc sử dụng máy của các đội thi
công về kỹ thuật và trình độ sử dụng, theo dõi thời hạn đại tu, sửa chữa lớn của mỗi
máy, thời gian sử dụng của từng máy để tính khấu hao.
- Phòng kế toán tài chính:
Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, thông tin về công tác tài chính kế toán,
thực hiện việc xử lý thông tin trong công tác hạch toán theo yêu cầu thể lệ tổ chức
kế toán nhà nước. Ghi chép cập nhật chứng từ kịp thời, chính xác , theo dõi hạch
toán các khoản chi phí, kiểm tra giám sát tính hợp lý , hợp pháp của các khoản chi
phí đó nhằm giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp tối ưu. Tập hợp
các khoản chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm qua các giai đoạn , xác định kết
quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp
đồng kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp.
Ngoài ra lập kế hoạch tín dụng để vay vốn thi công, vay vốn dài hạn để mua
thiết bị, thu hồi công nợ ở các chủ đầu tư.
- Các đội xây dựng trực tiếp thực hiện thi công theo dự toán thiết kế kỹ thuật
đã ký trong hợp đồng xây dựng, đảm bảo chất lượng.
Các phòng trong công ty đều có chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc tạo nên một chuỗi
mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. Vị trí vai trò của
mỗi phòng ban khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự sống còn của công ty và
sự cạnh tranh phát triển của công ty với các khả năng tiềm lực sẵn có của mình cần
được khai thác.
3.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa
Việt
3.1.3.1 Tình hình biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
40
Bảng 3.1: Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2013
26.896.858
Chênh lệch
Số tiề n
Tỷ lệ (%)
9.239.954
17.656.904
191
26.896.858
9.239.954
17.656.904
191
25.587.989
7.103.370
18.484.618
260
1.608.869
2.136.583
(527.714)
-24,7
5. Doanh thu hoạt động tài chính
180.931
11.802
169.128
1432,82
6. Chi phí tài chính
12.391
279.361
(266.970)
-95,56
- Trong đó: Chi phí lãi vay
12.391
279.361
(266.970)
-95,56
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
2. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
3. Giá vốn hàng bán
4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
7. Chi phí bán hàng
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
1.421.933
1.246.619
175.313
14,06
355.476
622.405
(266.929)
-42,89
10. Thu nhập khác
58.536
11. Chi phí khác
88.734
567.961
(479.227)
-84,38
(30.403)
(567.961)
537.558
94,65
325.278
54.444
270.834
497,46
72.452
9.527
62.924
660,44
252.826
44.916
207.909
462,88
12.Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
14. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN
58.536
Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt
Theo Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận ta có thể thấy các chỉ tiêu
về doanh thu trong năm 2014 đều tăng mạnh với năm 2013, trong khi đó các chỉ
41
tiêu về chi phí lại giảm đi một cách tương đối đặc biệt là chi phí lãi vay (95,56%) và
chi phí khác(84,38%). Chi phí lãi vay giảm nguyên nhân do năm 2014 doanh
nghiệp giảm nợ vay và tăng vốn chủ sở hữu. Trong năm 2014 doanh nghiệp tập
trung vào các dự án dài hạn và hoàn thiện các dự án năm 2013. Hơn nữa các dự án
của doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu từng lần mà ghi nhận doanh thu vào
một lần cuối khi nghiệm thu. Do đó năm 2014 lợi nhuận tăng lên cũng một phần là
do những công trình đã thi công dở dang từ năm trước mang lại. Lợi nhuận tăng lên
đồng nghĩa với việc các khoản thuế doanh nghiệp đóng góp cho đất nước cũng tăng
lên đáng kể.
3.1.3.2. Cơ cấu và sự biến động của Tài sản.
Bảng 3.2: Bảng phân tích sự biến động của Tài sản
31/12/2014
Chỉ tiêu
ngắn hạn
Chênh lệch
Tỷ
Số tiề n
Tỷ
Số tiề n
trọng
(nghìn
trọng
(nghìn
(%)
đồng)
(%)
đồng)
16.700.716
85,41
24.027.517
90,11
(7.326.801)
-30,49
440.719
2,63
5.162.230
21,33
(4.685.511)
-90,77
440.719
100
5.162.230
100,00
(4.685.511)
-90,77
4.734.051
28,35
9.399.527
39,12
(4.665.476)
-49,64
1.138.473
24,05
4.822.709
51,31
(3.684.235)
-76,39
3.595.577
75,95
4.576.818
48,69
(981.240)
-21,44
10.983.888
65,77
8.352.271
34,76
2.631.617
31,51
Số tiề n
(nghìn đồng)
A. Tài sản
31/12/2013
Tỷ lệ
(%)
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
1. Tiền
III. Các khoản
phải thu ngắn
hạn
1. Phải thu của
khách hàng
2. Trả trước
cho người bán
IV. Hàng tồn
42
kho
1. Hàng tồn
kho
V. Tài sản
ngắn hạn khác
1. Chi phí trả
trước ngắn hạn
2. Tài sản ngắn
hạn khác
B. Tài sản dài
hạn
II. Tài sản cố
định
1. TSCĐ hữu
hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao
mòn lũy kế
V. Tài sản dài
hạn khác
1. Chi phí trả
trước dài hạn
Tổng cộng tài
sản
10.983.888
100
8.352.271
100,00
2.631.617
61,51
542.056
3,25
1.113.487
4,79
(571.431)
-51,32
2.039
0,38
1.159
0,11
880.
75,99
540.016
99,62
1.112.328
99,89
(572.312)
-51,45
2.850.990
14.59
2.635.861
9,89
215.128
8.16
2.835.867
99,47
2.437.245
92,46
398.622
16,36
2.835.867
100
2.437.245
100
398.622
16,36
5.778.826
203,78
3.932.608
161,4
1.846.218
49,95
(1.495.363)
-61,4
(1.447.595)
96,81
(2.942.959)
103,78
15.123
0.53
198.616
7,54
(183.493)
-92,39
15.123
100
198.616
100
(183.493)
-92,39
19.551.706
100,00
26.663.379
100,00
7.111.673
36,37
(Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt)
Sau đây là bảng phân tích sự thay đổi cơ cấu Tài Sản
43
Bảng 3.3: Bảng phân tích sự thay đổi cơ cấu của Tài sản
31/12/2014
Chỉ tiêu
31/12/2013
Số tiền(nghìn đồng)
Tỷ trọng
Số tiền(nghìn
Tỷ trọng
(%)
đồng)
(%)
Tài sản ngắn hạn
16.700.716
85,41%
24.027.517
90,11%
Tài sản dài hạn
2.850.990
14,59%
2.635.861
9,89%
Tổng tài sản
19.551.706
100%
26.663.379
100%
(Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt)
Hình 3.2: Cơ cấu tài sản năm 2013-2014
Nguồn: Số liệu bảng 3.3
Theo Bảng phân tích sự biến động của Tài sản ta có thể thấy rằng: Tổng Tài
sản của công ty cuối năm 2014 đã giảm khá nhiều so với đầu năm 2014, cụ thể: tại
thời điểm cuối năm 2014 tổng tài sản của công ty đạt gần 17 tỷ đồng, đã giảm hơn 7
tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2014 tương ứng với giảm 30,49% . Tổng tài sản
có sự biến động như trên là do cả hai khoản mục Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài
hạn của công ty đều có sự biến động. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2014, Tài sản
ngắn hạn chiếm tỷ trọng 85,41% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng
14,59% trong tổng tài sản; còn tại thời điểm đầu năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm
tỷ trọng 90,11% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 9,89% trong tổng
tài sản. Như vậy tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản của công ty cuối năm đã
44
tăng nhẹ, ngược lại tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty cuối
năm đã giảm mạnh. Nguyên nhân là do trong năm 2014 công ty đã đầu tư mua một
số tài sản cố định và các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi rõ rệt. Tỷ trọng các khoản
phải thu trong tổng tài sản ngắn hạn thời điểm cuối năm giảm 49,64% so với thời
điểm đầu năm. Nguyên nhân do năm 2014 công ty đã thắt chặt trong thu hồi công
nợ.
3.1.3.3. Cơ cấu và sự biến động của Nguồn vốn
Bảng 3.4: Bảng phân tích sự biến động của Nguồn vốn
31/12/2014
Chỉ tiêu
Số tiề n
(đồng)
31/12/2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiề n
(đồng)
Chênh lệch
Tỷ
trọng
(%)
Số tiề n
Tỷ lệ
(đồ ng)
(%)
A. Nợ phải trả
17.469.608
89,35
24.752.708
92,83
(7.283.100)
-29,42
I. Nợ ngắn hạn
17.064.608
97,68
23.652.708
95,56
(6.588.100)
-27,85
375.000
2,20
1.048.227
4,43
(673.227)
-64,22
2. Phải trả người bán
2.668.529
15,64
2.213.360
9,36
455.169
20,56
3. Người mua trả tiền trước
12.696.187
74,40
17.908.680
75,72
(5.212.493)
-29,11
233.391
1,37
1.114.300
4,71
(880.908)
-79,05
124.074
0,73
252.607
1,07
(128.533)
-50,88
105.336
0,45
(105.336)
-100
4,27
(241.568)
-23,91
198.799
-
1. Vay và nợ ngắn hạn
4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả, phải
768.626
4,50
1.010.194
198.799
1,16
-
II. Nợ dài hạn
405.000
2,32
1.100.000
4,44
(695.000)
-63,18
1. Vay và nợ dài hạn
405.000
100
1.100.000
100
(695.000)
-63,18
2.082.098
10,65
1.910.671
7,17
171.427
8,97
nộp NH khác
8. Quỹ khen thưởng phúc
lơ ̣i
B. Vốn chủ sở hữu
45
I. Vốn chủ sở hữu
2.082.098
100
1.910.671
100
171.427
8,97
1.700.000
81,65
1.435.000
75,10
265.000
18,47
2. Quỹ dự phòng tài chính
191.399
9,19
-
-
191.399
-
3. Quỹ đầu tư phát triển
190.699
9,16
-
-
190.699
-
475.671
24,9
(475.671)
-100
26.663.379
100
(7.111.672)
- 26,67
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
4. Lợi nhuận chưa phân
phối
Tổng cộng nguồn vốn
19.551.706
100
(Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt)
Từ đây ta đưa ra bảng phân tích sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng 3.5: Bảng phân tích sự thay đổi cơ cấu của Nguồn vốn
31/12/2014
Chỉ tiêu
31/12/2013
Số tiền(nghìn
Tỷ trọng
Số tiền(nghìn
Tỷ trọng
đồng)
(%)
đồng)
(%)
Nợ phải trả
17.469.608
89,35
24.752.708
92,83
Vốn chủ sở hữu
2.082.098
10,65
1.910.671
7,17
Tổng nguồn vốn
19.551.706
100
26.663.379
100
(Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt)
Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn năm 2013-2014
Nguồn: Số liệu bảng 3.5
46
Theo Bảng phân tích sự biến động của Nguồn vốn cho thấy Công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt có tổng nguồn vốn cuối năm 2014 đạt gần 20 tỷ
đồng, đã giảm hơn 7 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2014, tương ứng với tỷ lệ
giảm là 26,67%. Công ty có tỷ trọng nợ phải trả cao, cụ thể: tại cuối năm 2014, tỷ
trọng nợ phải trả là 89,35% và tỷ trọng nợ phải trả đầu năm 2014 là 92,83%, như
vậy tỷ trọng nợ phải trả đã giảm 29,42% , giảm hơn 7 tỷ đồng so với đầu năm. Như
vậy doanh nghiệp đã dần tự chủ động được về vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu
mặc dù chưa cao. Sử dụng vốn chủ sở hữu làm tăng nguồn vốn là phương án được
nhiều nhà quản lý ưa thích. Bởi vì phần thiệt hại sẽ được san sẻ cho các chủ sở hữu
đồng thời doanh nghiệp sẽ tự chủ hơn trong đầu tư, hoàn toàn không có áp lực trả nợ.
Vốn chủ sở hữu được coi là nguồn vốn an toàn nhưng chi phí sử dụng vốn cao và có
thể xuất hiện nguy cơ bị thôn tính. Tuy nhiên, với doanh nghiệp ngành xây dựng giá trị
sản phẩm lớn, thời gian thi công kéo dài, phải ứng trước kinh phí để thi công... nên vốn
chủ sở hữu không đáp ứng được 100% nhu cầu đầu tư. Do đó, phải kết hợp sử dụng
Nợ. Ưu điểm của nguồn này là tạo nên khoản tiết kiệm thuế, không làm thay đổi cơ cấu
nhưng làm tăng nguy cơ phá sản, tạo sức ép cho nhà quản lý trong việc ra quyết định.
3.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây
dựng Hoa Việt trong thời gian qua
3.2.1. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng
Hoa Việt.
3.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn thường xuyên của doanh nghiệp. Do vậy
việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động sẽ giúp công ty sử dụng vốn đúng
mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc không chủ động vốn trong kinh doanh. Hiện tại
công ty đang sử dụng phương pháp gián tiếp đề xác định nhu cầu vốn lưu động. Cụ
thể là dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ
của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế
hoạch.Theo đó ta có thể xác định nhu cầu VLĐ năm 2014 dựa vào báo cáo tài chính
năm 2013 như sau:
47
Bảng 3.6: Bảng xác định nhu cầu VLĐ
Chỉ tiêu
ĐVT
Số tuyệt đối
Doanh thu năm 2013
Nghìn đồng
9.239.954
Tài sản ngắn hạn bình quân
Nghìn đồng
15.327.300
%
165,88
Khoản vốn chiếm dụng bình quân
Nghìn đồng
15.117.177
Tỷ lệ Vốn chiếm dụng/Doanh thu
%
163,61
Tỷ lệ tăng doanh thu dự kiến
%
30
Doanh thu dự kiến
Nghìn đồng
12.011.940
Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm
Nghìn đồng
62.924
Tỷ lệ TSNH/Doanh thu
Nguồn: BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt
Dựa vào bảng trên ta có thể xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2014 cần tăng
thêm gần 63 triệu đồng. Trên thực tế vốn lưu động năm 2014 lại giảm so với năm
2013. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này chưa có tính
chính xác do phương pháp này tính chính xác không cao, nhu cầu vốn lưu động còn
phụ thuộc vào định hướng kinh doanh của doanh nghiệp trong năm kế hoạch và tình
hình kinh tế chung của đất nước. Doanh nghiệp cần xây dựng phương pháp xác định
nhu cầu vốn lưu động chính xác để sử dụng vốn có hiệu quả, tránh lãng phí vốn.
3.2.1.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Bảng 3.7: Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên tại các thời điểm
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu
31/12/2014
31/12/2013
31/12/2012
Nợ dài hạn
405.000
1.100.000
328.000
VCSH
2.082.098
1.910.671
1.550.754
Nguồn vốn dài hạn
2.487.089
3.010.671
1.878.754
TSDH
2.850.990
2.635.861
3.836.144
NWC
(363.900)
374.809
(1.957.389)
Nguồn: BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt
48
Nhận xét: NWC tại thời điểm đầu năm 2014 lớn hơn không, tuy nhiên tại thời
điểm cuối năm 2014 thì chỉ tiêu này nhỏ hơn không. Như vậy mô hình tài trợ năm
2014 của doanh nghiệp thuộc trường hợp 2 tức là doanh nghiệp hình thành tài sản
dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp
khi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vì việc thu hồi vốn châm hơn các ngành khác
và đây là dấu hiệu sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng
bằng.Việc lựa chọn mô hình tài trợ năm 2014 là chưa hợp lý công ty nên xem lại và
có hướng giải quyết.
3.2.1.3 Phân bổ vốn lưu động
49
Bảng 3.8: Bảng phân tích cơ cấu vốn lƣu động
31/12/2014
Chỉ Tiêu
Số tiền
(nghìn đồng)
I. TSNH
31/12/2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(nghìn đồng)
31/12/2012
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(nghìn đồng)
Chênh lệch 2014/2013
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
(nghìn đồng)
(%)
(nghìn đồng)
Tỷ lệ (%)
16.700.716
100
24.027.517
100
6.627.084
100
(7.326.801)
-30,49
17.400.433
262,57
440.719
2,63
5.162.230
21,33
989.062
14,92
(4.685.511)
-91,4
4.137.168
418,29
4.734.051
28,35
9.399.527
39,12
753.526
11,37
(4.665.476)
-49,64
8.646.001
1.147,4
10.983.888
65,77
8.352.271
34,76
4.871.884
73,51
2.631.617
31,51
3.480.387
71,44
542.056
3,25
1.113.487
4,79
12.610
0,2
(571.431)
-51,32
1.100.877
8.729,71
1. Tiền và
tương đương
tiền
2. Các khoản
phải thu NH
3. Hàng tồn
kho
4. Tài sản NH
khác
Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014, 2013 Công ty CPĐT & XDHoa Việt
50
Hình 3.4: Cơ cấu vốn lƣu động năm 2012-2014
Nguồn: Số liệu bảng 3.8
Năm 2013 vốn lưu động của Công ty tăng đáng kể so với năm 2012 là hơn 17
tỷ đổng tương ứng 262,57%. Tại ngày 31/12/2014, VLĐ của công ty là gần 17 tỷ
đồng giảm hơn 7 tỷ đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm 30,49 % so với thời điểm ngày
31/12/2013. Cụ thể:
Các khoản tiền và tương đương tiền năm 2014 giảm hơn 4 tỷ đồng so với năm
2013. Tính theo tỷ trọng giữa tỷ lệ giảm của VLĐ (-30,49%) so với tỷ lệ giảm của
các khoản tiền và tương đương tiền (-91,4%) ta có thể nhận xét tỷ lệ dự trữ tiề n và
tương đương tiề n có xu hướng giảm đi từ năm 2013 đến 2014.
Các khoản phài thu ngắn hạn năm 2013 tăng đáng kể so với năm 2012. Tuy
nhiên chỉ tiêu này trong năm 2014 giảm gần 5 tỷ đồng (49,64%) so với năm 2013.
Điều này cho thấy công tác thu hồi công nợ năm 2014 đã tốt hơn năm 2013 do công
ty sử dụng chính sách thắt chặt trong thu hồi công nợ.
Nhìn theo số liệu trên bảng tính ta cũng thấy được chỉ tiêu hàng tồn kho năm
2014 là cao nhất trong 3 năm. Năm 2014 hàng tồn kho tăng gần 3 tỷ so với năm
2013 tương ứng với tăng 31,51%. Trong năm 2014 công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
51
dựng Hoa Việt có một số dự án chưa được nghiệm thu do nhiều nguyên nhân như:
thời gian thi công không đúng hợp đồng hoặc chủ đầu tư chưa có khả năng thanh
toán. Những trường hợp như vậy công ty chuyển sang hàng tồn kho. Bên cạnh đó
một số dự án dài hạn chưa hoàn thành trong năm 2014 đã làm tăng chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang và đương nhiên hàng tồn kho theo đó tăng lên.
TSNH khác năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012 (8.729,71%). Tuy nhiên
cũng chỉ tiêu này năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 (51,32%). Có sự biến đổi
khá lớn trong TSNH do trong năm 2014 công ty đã có hướng kinh doanh trong việc
tham gia xây dựng các dự án dài hạn nên không tập trung vào tài sản ngắn hạn khác.
Như vậy , VLĐ của công ty tập trung chủ yếu ở khâu dự trữ và khâu thanh
toán. Điều này ảnh hưởng đến vòng quay VLĐ và rủi ro trong thu hồi vốn... Công
ty cần xem lại cơ cấu vốn lưu động. Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ
của công ty đã hợp lý hay chưa ta cần xem xét, phân tích, đánh giá chi tiết tình hình
quản lý sử dụng đối với từng khoản mục.
3.2.1.4 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
52
Bảng 3.9: Bảng phân tích tin
̀ h hin
̀ h biế n đô ̣ng hàng tồ n kho các năm gầ n đây
31/12/2014
Chỉ tiêu
Số tiền (nghìn
đồng)
IV. Hàng tồn kho
1. Nguyên liệu,
vật liệu
2. Công cụ, dụng
cụ
3. Chi phí SX,
KD dở dang
31/12/2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(nghìn đồng)
31/12/2012
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(nghìn đồng)
Chênh lệch 2014/2013
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
(nghìn đồng)
(%)
(nghìn đồng)
(%)
10.983.888
100
8.352.271
100
4.871.884
100
2.631.617
31,51
3.480.387
71
2.564.737
23,35
2.146.533
25,61
2.385.274
48,96
418.204
13,3
37.100
89,59
18.672
0,17
22.550
0,27
10.230
0,21
(3.878)
-17,19
12.320
120,43
8.400.478
76,48
6.183.188
74,12
2.476.379
50,83
2.217.290
35,69
3.714.324
149,99
Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014, 2013 Công ty CPĐT & XDHoa Việt
53
* Chỉ tiêu hàng tồn kho thời điểm cuối năm so với thời điểm đầu năm 2014 đã
tăng gần 3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 31,51%. Việc tăng này chủ yếu là do 3
khoản mục nguyên liệu, vật liệu , chi phí sxkd dở dang đều tăng. Cụ thể:
- Nguyên liệu, vật liệu thời điểm cuối năm 2014 so với thời điểm đầu năm
tăng hơn 400 triệu đồng đồng thời chi phí sxkd dở dang đã tăng hơn 2 tỷ đồng.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính ta thấy việc tăng lên của 2 chỉ tiêu này là do:
Cuối năm 2014 công ty ký hợp đồng xây mới hệ thống công trình Trường mẫu giáo
Sao Mai do đó việc triển khai mua nguyên vật liệu cho công trình đã làm tăng chỉ
tiêu nguyên liệu, vật liệu. Bên cạnh đó chi phí sản xuất kinh doanh đã tăng lên đáng
kể do thời gian thi công dự án khá dài mặt khác do việc thanh toán của đối tác chậm
nên công ty không bàn giao được một số công trình như công trình Bệnh viện
Thạch Thất và Trường tiểu học Phương Mai. Do vậy trong năm 2014 đã gây ra việc
tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng như tăng nguyên vật liệu trong sản
xuất kinh doanh.
Tại Công ty, công tác quản trị hàng tồn kho được thực hiện như sau:
Công ty đặt ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng hạng mục công
trình đồng thời xác định mức dự trữ nguyên vật liệu dựa trên số liệu thống kê của
đội ngũ thi công và phòng kỹ thuật.
Nguyên vật liệu được nhập kho sau đó sẽ xuất đi theo đề nghị xuất kho của
chủ nhiệm công trình hoặc mang tới chân công trình sau khi được kiểm kê về chất
lượng và số lượng theo hợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp.
Cuối kỳ kế toán thống kê số lượng tồn kho nguyên vật liệu theo mỗi công trình
và đối chiếu với lượng xuất kho thực tế, định mức tiêu hao. Những công trình còn
dở dang hoặc chưa nghiệm thu được theo dõi trên chỉ tiêu hàng tồn kho.
Tuy nhiên trong thời gian qua vấn đề quản trị vốn tồn kho dự trữ chưa được
chú trọng nhiều, trong đó một số vấn đề như:
Công ty chưa xây dựng được mô hình xác định mức tồn kho tối ưu theo đặc
thù sản xuất kinh doanh của mình mà còn dựa trên những định lượng theo tính toán
của đội ngũ thi công.
54
Công ty chưa có đủ các phương tiện vận tải để chuyên chở các vật tư từ kho
cảng hoặc từ nhà cung ứng trong nước về kho Công ty hoặc kho tạm công trình.
Việc phải thuê nhà vận chuyển bên ngoài đã làm cho Công ty phải trả chi phí vận
chuyển không hề nhỏ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã đặt ra định mức tiêu hao
nguyên vật liệu cho từng hạng mục công trình. Tuy nhiên, thủ kho và bộ phận kế
toán lại chưa thường xuyên quản lý, đối chiếu số lượng nguyên vật liệu, thành phẩm
nhập, xuất, tồn kho theo đúng quy định đã được Công ty ban hành.
Công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bảng 3.10: Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng hàng tồn kho
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2014
Năm 2013
Chênh lệch
Giá vốn hàng bán
Nghìn đồng
25.287.989
7.103.370
18.184.618
HTK bình quân
Nghìn đồng
9.668.080
6.612.078
3.056.002
Vòng quay HTK
vòng
2,62
1,07
1,55
Số ngày luân chuyển HKT
Ngày
137,6
335,1
-197,5
Nguồn: BCTC năm 2014 của Công ty CPĐT & XD Hoa Việt
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2014 đạt 2,62 vòng là khá cao, so với năm
2013 đã tăng 1,55, tương ứng số ngày tồn kho bình quân giảm 197,5 ngày, cho thấy
tốc độ chu chuyển vốn tồn kho tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yế u là do tố c đô ̣ tăng
của hàng tồn kho b ình quân thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Giá vốn
năm 2014 tăng ít hơn doanh thu bán hàng cho thấ y công tác quản tri ̣chi phí của
công ty có hiê ̣u quả . Điều này kết hợp với việc giảm số ngày luân chuyển hàng tồn
kho cho thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tăng cao.
Việc đầu tư vào khối lượng hàng tồn kho lớn làm cho khả năng thanh toán
nhanh của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - bộ
phận chính cấu thành hàng tồn kho. Điều này xuất phát từ đặc thù ngành xây dựng
nói chung và cơ cấu sản xuất của công ty nói riêng.
3.2.1.5 Quản trị vốn bằng tiền
55
Bảng 3.11: Bảng phân tích tin
̀ h hin
̀ h biế n đô ̣ng tiề n và các khoản tƣơng đƣơng tiền
31/12/2014
31/12/2013
31/12/2012
Chênh lệch 2014/2013
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
trọng
(nghìn
trọng
(nghìn
trọng
(%)
đồng)
(%)
đồng)
(%)
440.719
100
5.162.230
100
989.062
1.Tiền
440.719
100
5.162.230
100
- Tiền mặt tại quỹ
190.919
43,32
3.949.622
249.799
56,68
-
-
Chỉ Tiêu
Số tiền
(nghìn đồng)
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền (nghìn
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
đồng)
(%)
(nghìn đồng)
(%)
100
(4.721.511)
(91,46)
4.173.168
421,93
989.062
100
(4.721.511)
(91,46)
4.173.168
421,93
76,51
28.682
2,9
(3.758.702.)
(95,17)
3.920.939
13670
1.212.607
23,49
960.379
97,1
(962.808)
(79,4)
252.228
26,26
-
-
-
-
-
-
-
-
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
- Tiền gửi ngân
hàng
2. Các khoản tương
đương tiền
Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014, 2013 Công ty Cổ phần Đầ u tư và Xây dựng Hoa Việt
56
Trong năm 2014, vốn bằng tiền giảm là do: trong năm công ty đã chi để mua
TSCĐ và các tài sản dài hạn khác với số tiền là hơn 1,8 tỷ đồng. Ngoài ra trong năm
công ty còn tiến hành chi tiền để thanh toán một số khoản phải trả như chi trả lãi
vay, gốc vay với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Bên cạnh những khoản chi đó, trong năm
2014 công ty có đầu tư một số dự án dài hạn nên các khoản tiền chi ra cho các dự
án này nhiều và thời gian thu hồi sẽ chậm hơn. Ngoài ra có một số đối tác mới công
ty đã áp dụng chính sách nới lỏng chính sách hàng tức là tăng thời gian thanh toán.
Theo quy định của công ty khách hàng cần thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ
ngày ký biên bản nghiệm thu. Đối với những khách hàng thực hiện hợp đồng đầu
tiên sẽ áp dụng thời gian thanh toán trong vòng 20 ngày kể từ ngày nghiệm thu. Áp
dụng chính sách này giúp công ty thu hút khách nhưng cũng làm cho vốn của công
ty bị chiếm dụng với thời gian lâu hơn đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
thanh toán của công ty. Do đó công ty cũng cần có cách kiểm soát theo dõi và giải
quyết trong những trường hợp này.
Tại Công ty, việc quản trị vốn bằng tiền được thực hiện như sau:
Hiện tại công ty đang mở tài khoản tại 3 ngân hàng để thuận tiện cho giao
dịch. Kế toán xác định mức dự trữ tiền mặt từng ngày dựa trên kế hoạch tài chính
tuần. Đầu tuần giám đốc cùng trưởng các phòng ban hội thảo và phê duyệt những
khoản chi thường xuyên và chi cho đầu tư cụ thể. Mỗi phòng ban sẽ được dự phòng
không vượt quá 10% tổng số chi dự trù của phòng đó. Từ đó kế toán xác định mức
dự trữ tiền mặt hợp lý. Thủ quỹ, kế toán ngân hàng, kế toán dự án đầu tư sẽ phối
hợp đảm bảo lượng dự trữ tiền mặt hàng ngày.
Đối với những khoản chi không có trong kế hoạch tuần sẽ xin ý kiến của lãnh
đạo phê duyệt. Thủ quỹ, kế toán ngân hàng có trách nhiệm theo dõi những thời
điểm xảy ra tần suất giao dịch cần tiền mặt nhiều nhất để thực hiện tăng thêm dự
trữ.
Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày đều do thủ quỹ thực hiện căn cứ vào
chứng từ kế toán. Với tiền gửi tại ngân hàng được kế toán ngân hàng theo dõi. Thủ
quỹ và kế toán ngân hàng có sự phối hợp, đối chiếu hàng ngày đảm bảo chủ động
57
trong kế hoạch chi tiêu. Số lượng tiền tồn tại quỹ và trên các tài khoản ngân hàng
được báo cáo theo ngày cho trờng phòng tài chính thông qua phần mềm nội bộ của
công ty.
Nhận xét: Do bối cảnh kinh tế khó khăn và hướng phát triển kinh doanh của
ban lãnh đạo công ty nên lượng vốn bằng tiền của công ty mỗi năm có nhiều sự thay
đổi. Các nhà quản lý doanh nghiệp có các cách quản lý và phân bổ vốn bằng tiền
mỗi thời điểm là khác nhau tuy nhiên cũng cần thường xuyên kiểm tra theo dõi biến
động của dòng tiền và kết quả của những chính sách mới.
Bảng 3.12: Hê ̣ số khả năng thanh toán của công ty
ĐVT: Lầ n
Chỉ tiêu
31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012
Chênh lệch
Chênh lệch
2014/2013
2013/2012
1. Hệ số KNTT hiện thời
0,98
1,02
0,77
-0,04
0,25
2. Hệ số KNTT nhanh
0,34
0,66
0,20
-0,32
0,46
3. Hệ số KNTT tức thời
0,33
0,22
0,12
0,11
0,10
Nguồn: BCTC năm 2014,2013 Công ty CPĐT & XD Hoa Việt
Ta thấy, tại thời điểm cuối năm so với đầu năm 2013 thì hệ số khả năng thanh
toán hiện thời tăng lên, và đến cuối năm thì hệ số này lớn hơn 1. Bên cạnh đó hệ số
khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời vào cuối năm
2013 đều tăng lên so với đầu năm. Đến năm 2014 thì hệ số khả năng thanh toán
hiện thời và hệ số khả năng thanh toán nhanh đều giảm đáng kể, hệ số khả năng
thanh toán tức thời tăng nhẹ. Điều này là do trong năm 2014 lượng vốn bằng tiền
của doanh nghiệp giảm mạnh. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2014 dòng tiền
từ các hoạt động đều âm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh là - 1.897 triệu
đồng, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư là – 1.665 triệu đồng. Trong năm
doanh nghiệp tập trung đầu tư và hoàn thiện các dự án mang tính dài hạn nên tiền
thu về dùng để chi trả và thanh toán các khoản công nợ nhiều hơn từ đó lượng vốn
bằng tiền giảm so với 2013. Sự biến động các hệ số khả năng thanh toán từ năm
2013 đến năm 2014 là 1 dấu hiệu không tốt nhưng xét trên hướng phát triển kinh
58
doanh của các nhà quản lý doanh nghiệp đây lại là hướng đi nắm bắt thời cơ để mở
rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như các mối quan hệ hợp tác của công ty.
3.2.1.6 Quản trị các khoản phải thu
59
Bảng 3.13: Tình hình biến động các khoản phải thu ngắn hạn các năm gần đây
31/12/2014
Chỉ Tiêu
Số tiền
(nghìn đồng)
31/12/2013
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(nghìn đồng)
31/12/2012
Chênh lệch
Chênh lệch
2014/2013
2013/2012
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
trọng
(nghìn
trọng
(nghìn
(%)
đồng)
(%)
đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(nghìn
đồng)
Tỷ lệ
(%)
III. Các
khoản phải
4.734.051
100
9.399.527
100
753.526
100
(4.665.476)
-49,64
8.646.001
1147,40
1.183.473
24,05
4.822.709
51,31
94.703
12,57
(3.684.235)
-76,39
4.728.005
4992,44
3.595.577
75,95
4.576.818
48,69
658.823
87,43
(981.240)
-21,44
3.917.995
594,69
thu NH
1. Phải thu
khách hàng
2. Trả
trước cho
người bán
Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014, 2013 Công ty Cổ phần Đầ u tư Xây dựng và Xây dựng Hoa Việt
60
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 là hơn 4,7 tỷ đồng , giảm hơn 4,6 tỷ
đồng (giảm 49,64%). Các khoản phải thu của công ty chỉ bao gồm phả i thu khách
hàng và trả trước cho người bán . Trong đó , trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng
lớn nhấ t với 75,95%. Sự biế n đô ̣ng các khoản phải thu ngắ n ha ̣n chủ yế u là do :
Khoản phải thu từ khách hàng giảm 3,6 tỷ đồng (giảm 76,39%). Khoản phải
thu giảm là do trong năm 2014 công tác phải thu của công ty đã có nhiều khả quan.
Điều này nhờ công ty có những chính sách thắt chặt trong thu hồi công nợ và một
phần do năm 2014 nền kinh tế đã dần tháo gỡ khó khăn. Từ đây nó cũng l àm tăng
hàng loạt khoản chi phí: chi phí chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí quản
lý doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác quản lý thu, thu hồi các khoản nợ luôn luôn là
vấn đề quan trọng nên công ty cần chú ý đến công tác này để tránh tình trạ ng nơ ̣
xấ u , nơ ̣ khó đòi đồng thời cần cân nhắc các phương án kinh doanh cho phù hợp
với quy mô doanh nghiệp.
Trả trước cho người bán trong năm
2014 giảm hơn 981 triệu đồng (giảm
21,44%) so với năm 2013 vì trong năm 2014 có một số dự án đang đi vào hoàn
thiện mặt khác trong năm doanh nghiệp đã tìm được một số nhà cung cấp có các
chính sách nới lỏng trong thanh toán và đặt cọc như Công ty TNHH Đầu tư và
kinh doanh Đại Nghĩa, Công ty TNHH Một thành viên Thiên Thạch… Theo
những đối tác cung cấp nguyên vật liệu trước đó như công ty Duy Tân yêu cầu
đặt cọc từ 25% - 35% giá trị hợp đồng thì đối tác mới đã giảm xuống khoảng
5%. Bên ca ̣nh viê ̣c chủ đô ̣ng đươ ̣c nguồ n vốn và vâ ̣t tư phu ̣c vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng
đầ u tư xây dựng thì viê ̣c công ty bỏ ra các kh
oản chi phí trả trước như vâ ̣y vẫn
cần xem xét hiệu quả của khoản vốn này. Ví dụ : Trong quá trình triể n khai dự án
Sao Mai , công ty đã thực hiện trả trước tiền vật tư theo thực tế đã lấy nhưng việc
thi công để đạt khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành chưa đúng như tiế n đô ̣
kế hoạch đã đề ra. Công ty cầ n xem xét , đánh giá la ̣i tiế n đô ̣ dự án để có biê ̣n
pháp quản lý chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ công trình sớm hoàn thiện để thu hồi
vố n cho công ty . Nguyên nhân này do mặt chủ quan phía công ty mà cụ thể do
đội thi công chưa có trách nhiệm trong kiểm soát tài chính công ty.
61
Công tác quản trị các khoản phải thu trong năm 2014 được thực hiện như
sau:
Kế toán rà soát những khoản phải thu đến hạn theo hợp đồng thi công giữa
công ty và đối tác. Sau đó tiến hành lập công văn đề nghị thanh toán theo thỏa
thuận trong hợp đồng. Với những khách hàng không thực hiện thanh toán đúng
hạn kế toán sẽ lập hợp đồng gia hạn thanh toán. Sau thời gian được gia hạn đối
tác không thanh toán kế toán tiến hành thực hiện theo điều khoản trong hợp
đồng: tính lãi suất trên khoản phải thu…
Đối với những khoản trả trước cho người bán dựa trên hợp đồng theo điều
khoản đặt cọc trước khi nhận hàng kế toán tiến hành chuyển khoản cho khách.
Trường hợp chưa có vốn kịp thời kế toán sẽ cân nhắc tính cần thiết và dựa trên
đối tượng khách hàng để điều chỉnh hợp lý trong thanh toán.
Trong năm 2014 công tác quản trị các khoản phải thu đã có nhiều điểm
mới:
Công ty đã thắt chặt việc thu hồi công nợ đã đến hạn và quá hạn tuy nhiên
chưa có các giải pháp mang tính cụ thể. Chưa có hạn mức tín dụng cụ thể và phù
hợp đối với từng đối tượng khách hàng.
Gia hạn thanh toán cho khách hàng mới và tiềm năng.
Tìm các đối tác mới cung ứng vật tư có các chính sách nới lỏng trong thanh
toán.
Tuy nhiên công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi.
Để đánh giá chi tiết hơn tình hình quản lý nợ phải thu, ta có các chỉ tiêu được
thể hiện ở bảng sau.
62
Bảng 3.14: Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2014
Năm 2013
Số tuyệt
Tỷ lệ
đối
(%)
1. Phải thu bình quân
Nghìn đồng
7.066.789
4.917.412
2.119.377
43,10
2. Doanh thu thuần
Nghìn đồng
26.896.858
9.239.954
17.656.907
191,09
Vòng
3,81
1,88
1,93
102,66
Ngày
94,48
191,49
(97.01)
-50,66
3. Số vòng quay nơ ̣
phải thu (2)/(1)
4. Kỳ thu tiền trung
bình
360*(1)/((2)*1,1)
Nguồn: BCTC năm 2014 Công ty Cổ phần Đầ u tư và Xây dựng Hoa Việt
(Các hàng hóa công ty tiêu thụ đều có thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%)
Năm 2014, kỳ thu tiền trung bình là 94,48 ngày, giảm so với năm 2013 là
97,01 ngày giảm 50,66% tương ứng với số vòng quay khoản phải thu tăng
1,93
vòng, tỷ lệ tăng 102,66%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuầ n
(191,09%) lớn hơn so với tố c đô ̣ tăng của phải thu bình quân . Đây là dấ u hiê ̣u tố t ,
làm giảm thời gian thu tiền do đó công ty có điều k
iện để phu ̣c vu ̣ cho hoạt đô ̣ng
sản xuất kinh doanh . Năm 2014 doanh thu tăng nhanh cũng một phần có một số
công trình đã được triển khai và đang đi vào hoàn thiện hoặc chưa được nghiệm thu
năm 2013 nhưng doanh thu được tính cho năm 2014 như dự án thi công xây dựng
Trường Tiểu học Phương Mai, dự án bệnh viện Thạch Thất đều được nghiệm thu
vào đầu năm 2014. Phải thu bình quân năm 2014 tăng mặc dù năm 2014 các khoản
phải thu đã giảm đáng kể do đầu năm 2014 chỉ tiêu này khá cao. Như vậy công tác
quản lý nợ phải thu luôn luôn phải được kiểm soát và xem xét. Trong năm 2014
công ty cũng đã thực hiện chính sách tăng thời gian thanh toán cho một số đối tác.
63
Công ty cầ n có biê ̣n pháp tốt hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ góp phần làm
giảm bớt chi phí quản lý, thu hồi nợ và các chi phí khác liên quan.
Tóm lại, nền kinh tế đang dần được tháo gỡ khó khăn do đó công tác quản lý
khoản phải thu của các công ty trong ngành xây dựng nói chung, của công ty Cổ
phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt nói riêng đều có những bước đi khả quản. Tuy
nhiên công ty không được chủ quan trong công tác quản trị các khoản phải thu vì có
nhiều rủi ro trong thanh toán, công ty cần quan tâm đến các khoản ứng trước liên
quan đế n tiế n đô ̣ dự án , điều này công ty còn bộc lộ sự yế u kém trong quản lý làm
cho vố n bi ̣chiế m du ̣ng nhiề u dẫn đến lượng vốn lưu động bị chiếm dụng tăng , gây
ảnh hưởng đến đầu tư vào các dự án khác và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.1.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Với những số liệu đưa ra và phân tích ở trên ta biết được hiệu suất và hiệu quả
sử dụng vốn lưu động cùng với những mục tiêu quản trị vốn lưu động của lãnh đạo
công ty. Tuy nhiên để có cái nhìn và đánh giá tổng quan ta cần xem xét các chỉ tiêu
tổng thể của vốn lưu động dựa trên bảng sau:
Bảng 3.15: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
CL năm 2014/2013
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2014
Năm 2013
Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu thuần
Nghìn đồng
26.896.858
9.239.954
15.274.444
17.656.904
191,09
2. Số VLĐ bình quân
Nghìn đồng
20.364.117
15.327.300
8.344.085
5.036.816
32,86
3. Số lần luân chuyển
Lần
1,32
0,60
1,83
0,72
119,09
Ngày
231,68
507,59
167,16
(275,92)
-54,36
Lần
0,76
1,66
0,55
(0,90)
-54,36
Nghìn đồng
252.826
44.916
420.080
207.909
462,88
%
1,24
0,29
5,03
0,95
323,66
VLĐ
4. Kỳ luân chuyển VLĐ
5. Hàm lượng VLĐ
6. Lợi nhuận sau thuế
7. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
(Nguồn: BCTC năm 2014, 2013 Công ty CPĐT & XDHoa Việt)
64
Theo số liệu trên ta thấy về hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhìn
chung có xu hướng giảm từ năm 2012 đến năm 2013 nhưng lại tăng lên từ năm
2013 đến năm 2014. Số lần luân chuyển vốn lưu động tăng 0,72 lần so với năm
2013 tương ứng tăng 119,09%. Từ đó chỉ tiêu kỳ luân chuyển VLĐ và hàm lượng
VLĐ giảm. Nếu nhìn tổng quát thì hiệu quả sử dụng 2 năm 2013, 2014 giảm so với
năm 2012. Như vậy việc quản trị vốn lưu động của công ty đang có nhiều vấn đề
chưa hợp lý. Năm 2012 nền kinh tế đã rơi vào khó khăn nhưng tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động năm đó là cao nhất. Vậy nguyên nhân là do yếu tố nào. Theo phân
tích hướng kinh doanh và cách thức quản trị vốn lưu động của công ty ta có thể thấy
năm 2012 các dự án của doanh nghiệp đều là của đơn vị nhà nước nên việc thi công
và thanh toán có nhiều thuận lợi. Năm 2013 do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt
đầu tư của chính phủ nên công ty chỉ nhận số ít dự án dài hạn mà tập trung các công
trình sửa chữa nhỏ, việc thanh toán nhanh nhưng lợi nhuận không cao. Đến năm
2014 công ty đã có một số hướng đi mới theo phân tích trên. Như vậy năm 2014 có
thể nói là bàn đạp để doanh nghiệp có những thay đổi trong kinh doanh.
Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động ta thấy so với năm 2012 thì 2
năm tiếp đó giảm khá mạnh nhưng ta tạm thời quan tâm đến năm 2013 và 2014 do
tình hình chung của các doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ năm 2014 đã tăng
0,95% ( tăng so với năm 2013 323,66%). Đây là một sự cố gắng của công ty. Tuy
nhiên ta cũng cần đặt hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Đầu tư
và Xây dựng Hoa Việt bên cạnh sự so sánh với một số công ty khác. Ví dụ Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng và dịch vụ Thương mại Thuận phát và công ty Cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô là 02 công ty có nhiều điểm
tương đồng như cùng ngành nghề, quy mô công ty và địa bàn kinh doanh khá giống
nhau.
65
Bảng 3.16: Bảng so sánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng VLĐ của 03 công ty trong
năm 2014
Năm 2014
Chỉ tiêu
ĐVT
Công ty
Công ty
Công ty
Hoa Việt
Thuận Phát
Đông Đô
61.924.190
44.531.867
1. Doanh thu thuần
Nghìn đồng
26.896.858
2. Số vốn lưu động
Nghìn đồng
20.364.117 144.632.414 134.002.690
bình quân
3. Số lần luân
Lần
1,32
0,42
0,33
Ngày
231,68
840,9
1083,4
Lần
0,76
2,34
3,01
Nghìn đồng
252.826
1.655.945
621.910
%
1,24
1,55
0,46
chuyển VLĐ
4. Kỳ luân chuyển
VLĐ
5. Hàm lượng VLĐ
6. Lợi nhuận sau
thuế
7. Tỷ suất lợi nhuận
VLĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa
Việt và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương Mại Thuận Phát,
Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô
Như vậy trong sự so sánh với 02 công ty cùng ngành tuy chưa khách quan
nhưng phần nào ta cũng đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Hoa Việt tốt hơn của công ty Đông Đô nhưng chưa hiệu quả hơn công ty Thuận
Phát. Do đó Công ty Hoa Việt cần xem lại và tăng cường quản trị vốn lưu động
trong thời gian tới.
3.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Hoa Việt
66
3.2.2.1 Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ
TSCĐ là chỉ tiêu quan trọng trong vốn cố định do đó quyết định đầu tư TSCĐ
cũng là yếu tố quan trọng trong quản trị vốn cố định. Việc đầu tư vào TSCĐ đòi hỏi
doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tương đối lớn gắn với mục tiêu sinh lời lâu dài.
Chính vì vậy doanh nghiệp cần có những bài toán cụ thể trong hiện tại và tương lai
khi quyết định đầu tư vào TSCĐ.Để đánh giá khái quát quyết định đầu tư TSCĐ của
Công ty ta xem xét sự biến động TSCĐ:
Bảng 3.17: Kết cấu và sự biến động của tài sản dài hạn
31/12/2014
Chỉ tiêu
B. Tài sản
dài hạn
II. Tài sản
cố định
1. TSCĐ
hữu hình
- Nguyên
giá
- Giá trị hao
mòn lũy kế
V. Tài sản
dài hạn khác
31/12/2013
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
(nghìn
trọng
(nghìn
trọng
đồng)
(%)
đồng)
(%)
2.850.990
100
2.635.861
2.835.867
99,47
2.835.867
Số tiền
Tỷ lệ
(nghìn đồng)
(%)
100
215.128
8,16
2.437.245
92,46
398.622
16,36
100
2.437.245
100
398.622
16,36
5.778.826
203,78
3.932.608
161,4
1.846.218
49,95
(2.942.959)
-103,78
(1.495.363)
-61,4
(1.447.595)
96,81
15.123
0,53
198.616
7,54
(183.493)
-92,39
Nguồn: Trích từ BCTC năm 2014 Công ty Cổ phần Đầ u tư Xây dựng Hoa Việt
67
Ta có thể thể hiện trên biểu đồ như sau:
Hình 3.5: Cơ cấu và sự biến động của tài sản dài hạn
Nguồn: Số liệu bảng 3.17
Qua bảng phân tích số liệu ta thấy tài sản dài hạn của Công ty năm 2014 tăng
215.128.478 đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 8,16%. Tài sản dài hạn tăng chủ
yếu do tài sản cố định tăng 16,36% và đồng thời tài sản dài hạn khác giảm 92,39%.
Điều này chủ yếu do trong năm 2014 công ty chuyển chi phí xây dựng cơ bản dở
dang chuyển sang tài sản cố định hữu hình và một phần nhỏ chuyển sang chi phí trả
trước dài hạn nhằm mục đích kinh doanh và điều hành trong tương lai. Trong năm
một số tài sản cố định hữu hình đã khấu hao hết nhưng công ty vẫn sử dụng và
không tiến hành thanh lý đối với tài sản nào. Đây cũng là nguyên nhân tài sản cố
định hữu hình năm 2014 tăng lên so với năm 2013. Xét về cơ cấu, tài sản cố định
chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng tài sản dài hạn. Với đặc điểm ngành nghề của
Công ty thì việc TSCĐ nói chung hay của TSCĐHH nói riêng chiếm tỷ trọng lớn
là điều đương nhiên và hợp lý, song cũng chính vì vậy mà vấn đề quản lý
TSCĐHH của Công ty sẽ phải được đặc biệt chú trọng quan tâm và theo dõi
thường xuyên.
68
Quy mô của công ty nhỏ do đó việc đầu tư vào tài sản cố định không nhiều,
mặt khác do đặc điểm ngành nghề nên công ty thường xuyên dùng đến máy móc,
thiết bị có giá trị lớn. Hiện tại doanh nghiệp đang thực hiện phương án thuê hoạt
động đối với những máy móc chưa đủ điều kiện đầu tư. Cũng do vậy doanh
nghiệp chưa chú trọng đến việc đầu tư tài sản cố định.
Sau đây là tình hình biến động TSCĐ hữu hình năm 2014:
Bảng 3.18: Bảng tình hình biến động TSCĐ hữu hình
Năm 2014
Năm 2013
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
Số tiền
Tỷ
Số tiền
(nghìn
trọng
(nghìn
trọng
(nghìn
đồng)
(%)
đồng)
(%)
đồng)
1. TSCĐ hữu hình
2.835.867
100
2.437.245
100
398.622
0,16
a)Nhà cửa, vật kiến trúc
2.298.191
81,04
1.927.869
79,10
370.321
0,19
b)Máy móc, thiết bị
309.268
10,91
298.965
12,27
10.303
0,03
c)Phương tiện vận tải
179.171
6,32
174.146
7,15
5.024
0,03
d) Thiết bị văn phòng
49.235
1,73
36.071
1,48
13.164
0,36
Chỉ tiêu
Nguồn: Thuyết minh BCTC năm 2014 Công ty CPĐT & XDHoa Việt
Hình 3.6: Cơ cấu và sự biến động của Tài sản cố định
Nguồn: Số liệu bảng 3.18
69
Tỷ lệ
(%)
Tài sản cố định toàn bộ là tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình
năm 2014 đều tăng về tất cả các thành phần nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng. Mặt khác về tỷ trọng các thành phần
trong tổng tài sản cố định không có gì thay đổi nhiều. Tuy nhiên trong năm 2014
công ty tập trung đầu tư nhiều hơn vào nhà cửa, vật kiến trúc và thiết bị văn phòng.
3.2.2.2 Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ chiểm một phần không nhỏ trong tổng chi phí của
doanh nghiệp. Do vậy lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định hợp lý giúp
doanh nghiệp tính toán chính xác và hợp lý kết quả kinh doanh. Từ đó công ty nắm
được đầy đủ tình hình kinh doanh và đưa ra phương hướng kinh doanh phù hợp
cũng như có những quyết định đầu tư về TSCĐ phù hợp.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng để
tính khấu hao TSCĐ hàng năm dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của TSCĐ.
Việc ghi nhận TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo chuẩn mực kế
toán số 03, Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, Quyết định
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về ban hành chế độ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Kể từ ngày 10/06/2014 việc ghi nhận
TSCĐ được thực hiện đúng theo Thông tư 45/2014/TT-BTC ngày 25/04/2014 của
Bộ Tài chính về việc "Hướng dẫn chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ". Theo đó Số năm khấu hao của các loại TSCĐ như sau:
+ Nhà xưởng, vật kiến trúc
: 20 năm
+ Máy móc thiết bị
: 04-08 năm
+ Phương tiện vận tải
:10 năm
+ Thiết bị văn phòng
: 3 năm
Việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng sẽ đơn
giản trong tính toán. Tuy nhiên phương pháp này không phản ánh chính xác mức độ
khấu hao thực tế của TSCĐ. Do vậy công ty nên áp dụng một số phương pháp khấu
hao TSCĐ phù hợp với ngành nghề của công ty như phương pháp khấu hao nhanh
hay phương pháp khấu hao theo sản lượng.
70
3.2.2.3 Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ
Để đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ của công ty ta xem
xét các chỉ tiêu sau:
Bảng 3.19: Hệ số hao mòn tài sản cố định hữu hình
Chênh lệch năm
Chỉ tiêu
ĐVT
1. Số KHLK của
Nghìn
TSCĐ
đồng
2. Nguyên giá
Nghìn
TSCĐHH
đồng
3. Hệ số hao mòn
31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012
2014/2013
Số tiền
Tỷ lệ
2.942.959
1.495.363
433.910
1.447.595
96,81
5.778.826
3.932.608
3.932.608
1.846.218
46,95
Lần
0,51
0,38
0,11
0,13
34,21
Lần
0,49
0,62
0,89
(0,13)
-20,97
TSCĐ
4. Hệ số hữu dụng
của TSCĐ
(Nguồn: Thuyết minh BCTC năm 2014, 2013 của Công ty đã được kiểm toán)
Qua bảng hệ số hao mòn tài sản cố định hữu hình ta thấy hệ số hao mòn của
TSCĐ tăng dần qua các năm tương đương hệ số hữu dụng của TSCĐ giảm dần.
Năm 2012 hệ số hao mòn TSCĐ là 0,13 lần, đến năm 2013 là 0,38 lần và năm 2014
lần tăng lên 0,51. Nguyên nhân là do nguyên giá TSCĐ năm 2013 doanh nghiệp
không bổ sung TSCĐ mới mà giữ nguyên tổng nguyên giá do đó hệ số hao mòn
TSCĐ năm 2013 lớn hơn so với năm 2012. Xét năm 2014 tổng nguyên giá TSCĐ
có thay đổi và tỷ lệ tăng nguyên giá thấp hơn tỷ lệ tăng khấu hao lũy kế do đó hệ số
hao mòn TSCĐ cũng tăng lên. Mặt khác là doanh nghiệp đã đẩy mạnh khấu hao
TSCĐ trong những năm đầu do đó những năm sau năng lực sử dụng còn lại của
TSCĐ đương nhiên thấp hơn. Hơn nữa có những tài sản cố định đã hết thời gian sử
dụng nhưng công ty vẫn tận dụng sử dụng.
71
3.2.2.4 Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ
Hiện nay quyết định đầu tư và sử dụng TSCĐ chủ yếu dựa vào thông tin từ
nhà cung cấp và dựa vào sự tham gia đóng góp ý kiến của đội ngũ kế toán và người
ra quyết định cuối cùng là ban giám đốc công ty.
Để đánh giá trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất kinh doanh trang bị cho
người lao động trong doanh nghiệp ta đi xem xét bảng sau:
Bảng 3.20: Hệ số trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động
Chênh lệch
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2014
Năm 2013
Vốn cố định bình
Nghìn
2.743.426
3.236.002
(492.576)
-15,22
quân
đồng
Số lao động bình
Người
123
110
13
11.82
Hệ số trang bị
Nghìn
22.304
29.418
(7.113)
-24,18
TSCĐ bình quân
đồng
Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)
quân
1 lao động
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2013 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây
dựng Hoa Việt
Qua bảng ta thấy được hệ số trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động có xu hướng
giảm dần. Cụ thể, năm 2014 hệ số này đạt hơn 22 triệu đồng, đã giảm hơn 7 triệu
đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 24,18% . Vốn cố định năm 2014 tăng so với
năm 2013 tuy nhiên vốn cố định bình quân năm 2014 lại giảm. Như vậy mỗi lao
động sẽ đảm nhiệm ít hơn về máy móc thiết bị do vậy năng suất lao động giảm.
Nguyên nhân hệ số trang bị TSCĐ bình quân 1 lao động giảm đi do số lao động
tăng lên đồng thời vốn cố định bình quân giảm đi trong năm 2014.
72
3.2.2.5 Sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Hiện nay công ty đã có đội ngũ kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị và có kế
hoạch sữa chữa. Tuy nhiên hoạt động này dừng lại ở việc sửa chữa nhỏ. Việc sửa
chữa lớn đối với những máy móc thiết bị có giá trị lớn doanh nghiệp chưa tự thực
hiện mà phải thuê ngoài. Do vậy việc sửa chữa TSCĐ ở mức hạn chế và cần xem
xét.
Về hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ doanh nghiệp chưa thực hiện đúng
nguyên tắc . Như vậy có những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng doanh nghiệp vẫn sử
dụng do vậy không đảm bảo tính an toàn trong lao động và không mang lại năng
suất lao động. Do vậy Công ty nên mạnh dạn thanh lý hoặc nhượng bán các TSCĐ đã
lạc hậu hoặc sắp hết thời hạn sử dụng hữu ích nhằm mục đích thu hồi vốn, tạo nguồn
mua sắm mới máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, từ đó đáp ứng nhu cầu sản xuất,
giảm chi phí và giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho
Công ty.
3.2.2.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, vốn cố định
Tương tự như vốn lưu động, để đưa ra đánh giá chính xác về hiệu quả vốn cố
định ta cần phân tích và xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
của Công ty.
73
Bảng 3.21: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định
CL năm 2014/2013
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2014
Năm 2013
Năm 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu
Nghìn
26.896.858
9.239.954
15.274.444 17.656.904
191,09
thuần
đồng
2. Nguyên giá
Nghìn
4.855.717
3.932.608
2.295.474
923.109
23,47
TSCĐ bình quân
đồng
3. Hiệu suất sử
Lần
5,54
2,35
6,65
3,19
135,75
4. Số vốn cố
Nghìn
2.743.426
3.236.002
2.385.944
(492.576)
-15,22
động bình quân
đồng
5. Hiệu suất sử
Lần
9,80
2,86
6,40
6,94
242,66
Lần
0,10
0,35
0,16
(0.25)
71,43
7. Lợi nhuận sau
Nghìn
252.826
44.916
420.080
207.909
462,88
thuế
đồng
9,22
1,39
17,61
7,83
563,31
dụng TSCĐ
dụng VCĐ
6. Hàm lượng
VCĐ
8. Tỷ suất lợi
%
nhuận VCĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2013 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây
dựng Hoa Việt
Nhận xét:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2014 tăng 3,19 lần so với năm 2013 tương ứng
tăng 135,75%. Chỉ tiêu này giảm mạnh từ năm 2012- 2013 và đã tăng lại từ năm
2013-2014. Nguyên nhân là do 02 chỉ tiêu doanh thu thuần và nguyên giá TSCĐ
bình quân đều tăng trong năm 2014 tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn
74
nhiều tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân. Đây là một chiều hướng tốt
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2014 tăng 6,94 lần so với năm 2013 tương ứng
tăng 242,66%. Chỉ tiêu này giảm trong giai đoạn 2012- 2013 nhưng đến năm 2014
lại có xu hướng tăng đồng nghĩa với việc chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định có xu
hướng giảm dần. Xu hướng thay đổi này là chiều hướng tốt hơn đối với doanh
nghiệp. Xu hướng này là do doanh thu thuần tăng và vốn cố định bình quân giảm
(do vốn cố định cuối năm 2013 giảm mạnh).
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định có xu hướng biến động tương tự 2 chỉ tiêu trên
trong 3 năm trên. Tuy nhiên tỷ lệ tăng tỷ suất lợi nhuận vốn cố định giai đoạn 2013
– 2014 thấp hơn tỷ lệ giảm của chỉ tiêu này giai đoạn 2012-2013. Đặt trong sự so
sánh giữa 2 giai đoạn thì hoạt động kinh doanh chưa thực sự tốt. Tuy nhiên đặt
trong xu hướng chung của các doanh nghiệp trong giai đoạn thì điều này có thể
chấp nhận. Từ đây công ty cũng cần cố gắng trong công tác quản trị vốn cố định.
Đề đánh giá khách quan hơn về hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty Cổ
phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt ta đặt trong sự so sánh với công ty cùng ngành
vào cùng thời điểm. Sau đây là các chỉ tiêu thể hiện hiệu suất sử dụng VCĐ của
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận Phát và công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô.
75
Bảng 3.22: Bảng so sánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của 03
công ty năm 2014
Năm 2014
Chỉ tiêu
ĐVT
Công ty
Công ty
Công ty
Hoa Việt
Thuận phát
Đông Đô
1. Doanh thu thuần
Nghìn đồng 26.896.858
61.924.190
44.531.867
2. Nguyên giá TSCĐ bình
Nghìn đồng
4.855.717
41.228.789
52.464.231
Lần
5,54
1,502
0,849
2.743.426
25.538.378
33.663.265
quân
3. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
4. Số vốn cố động bình quân Nghìn đồng
5. Hiệu suất sử dụng VCĐ
Lần
9,80
2,43
1,32
6. Hàm lượng VLĐ
Lần
0,10
0,41
0,76
Nghìn đồng
252.826
1.655.945
621.910
%
9,22
6,48
1,85
7. Lợi nhuận sau thuế
8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hoa
Việt và Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận Phát,
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô.
Nhìn một cách tổng quát các chỉ tiêu thể hiện hiệu suất sử dụng VCĐ của
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt các năm đều lớn hơn của 02 công ty
còn lại. Nhận thấy chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ bình quân, vốn cố định bình quân của
công ty Thuận phát và Đông Đô đều lớn hơn công ty Hoa Việt. Điều này chứng tỏ
công ty Thuận phát và Đông Đô trong năm qua đầu tư nhiều vốn cố định hơn tuy
nhiên hiệu quả mang lại chưa cao. Như vậy Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Hoa Việt đã có nhiều nỗ lực trong quản trị vốn cố định.
3.2.3 Thực trạng hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
Trên đây là những phân tích về quản trị vốn lưu động và vốn cố định. Để có cái
nhìn tổng quát về quản trị vốn của Công ty ta cần xem xét phân tích các chỉ tiêu
chung về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
76
Bảng 3.23: Một số chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
VKD bình quân
Vòng quay toàn bộ
vốn
Lợi nhuận trước lãi
vay và thuế
Tỷ suất sinh lời
kinh tế của tài sản
Lợi nhuận trước
thuế
TSLN trước thuế
trên VKD
Lợi nhuận sau thuế
TSLN sau thuế
VKD
VCSH bình quân
ĐVT
Năm 2014
Năm 2013
Năm 2012
Nghìn
đồng
Nghìn
đồng
Vòng
26.896.858
9.239.954
15.274.444
Chênh lệch năm
2014/2013
Số tuyệt
Tỷ lệ
đối
(%)
17.656.904 191,09
23.107.543
18.563.303
10.716.529
4.544.239
24,48
1,16
0,50
1,43
0,66
133,84
Nghìn
đồng
%
355.476
622.405
477.664
(266.929)
-42,88
1,54
3,35
4,46
(1,81)
-54,12
Nghìn
đồng
%
325.278
54.444
560.107
270.834
497,45
1,41
0,29
5,23
1,12
379,96
Nghìn
đồng
%
252.826
44.916
420.080
207.909
462,88
1,09
0,24
3,92
0,85
352,19
Nghìn
2.198.884
1.730.713
1.090.714
576.427
30,17
đồng
TSLN trên VCSH
%
11,50
2,60
38,51
8,9
343,04
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2013 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây
dựng Hoa Việt
Theo bảng tính toán số liệu các chỉ tiêu chung về hiệu suất và hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh của Công ty ta thấy được vòng quay vốn kinh doanh giảm trong giai
đoạn 2012-2013 và đã tăng dần trong giai đoạn 2013-2014. Nguyên nhân là do doanh
thu thuần cũng có biến động theo chiều hướng tương tự. Mặc dù trong giai đoạn
2013-2014 vốn kinh doanh tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của
doanh thu thuần.
77
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản giảm dần trong các năm, tuy nhiên
tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD
lại có biến động khác. 02 chỉ tiêu này giảm trong giai đoạn 2012-2013 và tăng trong
giai đoạn 2013-2014. Nguyên nhân là do năm 2013 vốn vay của doanh nghiệp nhiều
hơn so với 2 năm 2013 và 2014 điều này làm cho lợi nhuận trước thuế và lãi vay của
năm 2013 lớn hơn năm 2014. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế và sau thuế của năm
2013 lại nhỏ hơn năm 2014 vì lúc này đã bị loại bỏ chi phí lãi vay. Như vậy theo
những chỉ tiêu này thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của năm 2014 đã
có nhiều điểm khả quan hơn năm 2013.
Xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VCSH thì chiều hướng biến động cũng có
những điểm đáng mừng. Năm 2012 chỉ tiêu này là 38,51%, đến năm 2013 giảm
xuống nhanh chóng ở mức 2,60 và đến năm 2014 chỉ tiêu này tăng lên 11,50%. Như
vậy biến động của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VCSH giống 02 chỉ tiêu vừa nói
trên. Nó nằm trong sự biến động chung của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
công ty. Mặc dù năm 2014 hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có khả quan hơn năm
2013 nhưng chưa đạt được những kỳ vọng của các nhà quản lý doanh nghiệp và chưa
thực sự ổn định vì xét một cách tổng quát năm 2014 tình hình kinh doanh của công ty
chưa lấy lại được những hiệu quả của năm 2012. Có thể đứng trên nhiều chiều hướng
để đưa ra lý do cho tình trạng này. Có thể nói do biến động chung của các doanh
nghiệp trong những năm đó tuy nhiên không thể dựa tất cả trên yếu tố khách quan đó
mà bản thân công ty cũng cần xem lại cách thức quản trị vốn của Công ty.
Để phân tích rõ ràng hơn hiệu quả sử dụng vốn ta có thể phân tích khả năng
sinh lời qua chỉ số Dupont.
78
Bảng 3.24. Sử dụng phƣơng pháp Dupont phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua
chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2014
Năm 2013
Năm 2012
1. Lợi nhuận sau thuế
Nghìn đồng
252.826
44.916
420.080
2. Doanh thu thuần
Nghìn đồng
26.896.858
9.239.954
15.274.444
3. Vốn kinh doanh bình quân
Nghìn đồng
23.107.543
18.563.303
10.716.529
%
0,94
0,48
2,75
Vòng
1,16
0,5
1,43
%
1,09
0,24
3,91
4. Lợi nhuận sau thuế/DTT
5. Doanh thu / vốn kinh
doanh
6.Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh
doanh
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014, 2013 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây
dựng Hoa Việt
Trong mô hình Dupont yếu tố LNST/DTT và DTT/VKD tác động đến tỷ suất
lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Năm 2014 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh tăng cao so với năm
2013, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đã nâng cao, đây là nhân tố thúc đẩy nhà quản
trị mở rộng quy mô sản xuất.Việc tăng trưởng đó là do tác động của hai nhân tố sau:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm 2014 tăng so với năm 2013 là
0,46% chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí đã được nâng cao hơn năm 2013.
Số vòng quay vốn năm 2014 so với năm 2013 tăng 0,66 vòng. Chứng tỏ sức
hiệu quả sử dụng vốn năm 2014 đã được nâng cao so với năm 2013 tuy nhiên 2 năm
vừa qua chỉ tiêu này thấp hơn năm 2012.
Sau đây ta có thể đặt trong sự so sánh với hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận Phát và Công
ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô để thấy được quản trị
vốn của công ty có hiệu quả hay không.
79
Bảng 3.25: Bảng so sánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD Công ty Hoa Việt
và Công ty Thuận Phát, Công ty Đông Đô
Năm 2014
Chỉ tiêu
ĐVT
Công ty
Công ty
Công ty
Hoa Việt
Thuận Phát
Đông Đô
Doanh thu thuần
Nghìn đồng
26.896.858
61.924.190
44.531.867
VKD bình quân
Nghìn đồng
23.107.543
229.704.778
217.349.306
Vòng
1,16
0,27
0,21
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Nghìn đồng
355.476
8.082.506
4.116.339
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài
%
1,54
3,52
1,89
Nghìn đồng
325.278
7.749.193
4.116.339
%
1,41
3,37
1,89
Nghìn đồng
252.826
1.655.945
621.910
%
1,09
0,72
0,29
Nghìn đồng
2.198.884
70.868.085
71.158.806
%
11,50
2,34
0,87
Vòng quay toàn bộ vốn
sản
Lợi nhuận trước thuế
TSLN trước thuế trên VKD
Lợi nhuận sau thuế
TSLN sau thuế VKD
VCSH bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hoa
Việt và Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận Phát,
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô.
Dựa vào bảng trên ta có thể đưa ra nhận định tổng quát hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt khả quan hơn Công
ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận phát và công ty Cổ phần
Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô . Điều này thể hiện qua các chỉ
tiêu hiệu quả sử dụng vốn các năm của công ty Hoa Việt đều lớn hơn 02 công ty còn
lại. Mặc dù có khả quan hơn trong cách thức quản trị vốn nhưng công ty Hoa Việt
cần tăng cường quản trị vốn kinh doanh trong giai đoạn tới và không ngừng đặt trong
so sánh với các công ty cùng ngành để tìm ra điểm mạnh cũng như điểm yếu. Từ đó
giúp công ty phát triển bền vững và có hiệu quả hơn
80
3.2.4. Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty
3.2.4.1 Những kế t quả đạt được
Thứ nhất, Trong năm 2014 công ty đã giảm được đáng kể về nợ vay và tự chủ
về vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu tạo được niềm tin trong hợp tác và hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Với bối cảnh nền kinh tế đang hoà nhập mạnh mẽ vào khu vực và
thế giới, Công ty lại đang hoạt động trong lĩnh vực chịu sự cạnh tranh khốc liệt của
các doanh nghiệp trong và ngoài nước , nhấ t là khi thi ̣trường bấ t đô ̣ng
sản trầm
lắ ng, hàng loạt công ty lâm vào khó khăn , thâ ̣m chí phá sản mà công ty vẫn có
doanh thu cao và có lợi nhuận.
Thứ ba, Các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm đáng kể so với những năm
trước. Một mặt do công ty đã thực hiện chính sách thắt chặt và thu hồi các khoản
phải thu đã quá hạn. Một mặt do hướng kinh doanh của công ty năm 2014 đã có
những thay đổi. Tuy nhiên ta cũng ghi nhận những bước tiến khả quan trong việc
thu hồi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2014.
Thứ tư, nhìn chung công ty đã có những bước đi mới và hướng phát triển
mới trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong cách thức quản trị vốn nói
riêng.
3.2.4.2. Những hạn chế , tồ n tại và nguyên nhân
Thứ nhấ t , Công ty thực hiê ̣n công tác dự báo nhu cầu VLĐ
chưa chính xác.
Điề u này làm cho công ty không chủ đô ̣ng đươ ̣c nguồ n tài trơ ̣ cho nhu cầ u vố n lưu
đô ̣ng tăng thêm trong năm có thể dẫn đế n tin
̀ h tra ̣ng thiế u vố n hoặc thừa vốn. Công
ty mở rộng quy mô kinh doanh ra nhiều lĩnh vực mới nên cần quan tâm tới công tác
dự báo thì sẽ tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử
dụng VLĐ được nâng cao.
Thứ hai, Công tác quản tri ̣vốn bằng ti ền của công ty hiện nay chưa mang tính
khả quan cao. Công ty chưa có kế hoạch cụ thể mà nói đúng hơn là kế hoạch không
chính xác dẫn đến khả năng thanh toán giảm và chưa cân bằng tài chính.
81
Thứ ba: Công tác quản trị hàng tồn kho chưa hợp lý do năm 2014 hàng tồn
kho tăng cao hơn năm 2014 vì một số công trình đã hoàn thành mà chưa thực hiện
nghiệm thu. Điều này ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm khi bàn giao
Thứ tư, Công ty có một số chính sách mới trong thu hồi công nợ và tạo mối
quan hệ hợp tác tuy nhiên Công ty chưa có sự quan tâm quan tâm chặt chẽ trong
việc xác định mức tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có kế hoạch
thu hồi nợ cụ thể, đảm bảo thu hồi được nợ và bảo toàn vốn.
Thứ năm, Về công tác dự phòng. Năm 2014 Công ty không có khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng các khoản phải thu khó đòi . Trong nền
kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến cố không thể lường trước được
do đó việc trích lập các khoản dự phòng cho phép Công ty sẽ giảm thiểu một phần
rủi ro nâng cao tính chủ động trong mọi điều kiện diễn biến của thị trường.
Thứ sáu, việc quản lý và sử dụng TSCĐ chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh
đó việc theo dõi trích khấu hao của TSCĐ chưa hợp lý và chưa mang tính khả quan
cao vì việc khấu hao của TSCĐ cần có sự tham gia ý kiến của bộ phận kỹ thuật
nhưng công ty dựa vào thông tin của sản phẩm từ nhà cung cấp và bộ phận kế toán.
Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư TSCĐ và chưa có các giải pháp
cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng TSCĐ trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ bảy: Đặc biệt công ty chưa có báo cáo kết quả doanh thu, chi phí nội bộ
chính xác cho từng năm. Tức là những công trình năm cũ được nghiệm thu thanh
toán năm sau thì công ty tính toàn bộ lợi nhuận và doanh thu cho năm sau. Vì vậy
phần lợi nhuận năm sau sẽ đẩy lên và chi phí lại dồn vào những năm trước. Về mặt
dữ liệu thuế điều này hoàn toàn đúng vì phần chi phí sản xuất của năm trước sẽ
được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của năm nay và lợi nhuận không
thay đổi. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến việc quản trị vốn trong doanh nghiệp mặc
dù những trường hợp này chưa nhiều vì công ty không có nhiều dự án dài hạn mà
những năm trước tập trung vào sửa chữa công trình.
82
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN
TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
HOA VIỆT
4.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới
4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội
a) Bối cảnh kinh tế xã hội thế giới
Năm 2014 được coi là một trong những năm mà kinh tế thế giớiđang trong
giai đoạn hồi phục tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.Tình hình thế giới có
nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế
giới phục hồi chậm hơn dự báo. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh
mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các
nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông...
Tuy nhiên với sự quyết tâm cùng với những nỗ lực vượt bậc của mình, các
quốc gia đã có những sự chuyển mình đáng kể, nổi trội phải kể đến là sự phục hồi
và phát triển của Mỹ,Nhật Bản, khu vực đồng euro cùng với đó là sự gia tăng tín
nhiệm của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy.
Mặc dù mức tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi BRICS (Brazil, Nga, Ấn
Độ, Trung Quốc và Nam Phi) không bằng năm ngoái, song không thể phủ nhận
những gì nhóm này đạt được vẫn được coi là động lực của sự tăng trưởng toàn cầu.
Những dấu hiệu tích cực trên khiến dư luận lạc quan hơn về bức tranh kinh tế
toàn cầu năm 2014, song trên thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro.
Tình trạng khủng hoảng nợ công , đói nghèo kéo dài vẫn còn xảy ra, thất nghiệp vẫn ở
mức báo động ( hơn 12%), lãi suất dài hạn tăng cao, thị trường chứng khoán suy thoái,
các hệ thống ngân hàng còn yếu, thực lực chưa ổn định …
b) Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước
Đối với bối cảnh kinh tế -xã hội Việt Nam nói riêng thì năm 2014 vẫn còn
nhiều khó khăn và ảm đạm.
Những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính
sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
83
ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức
cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm
quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Cụ thể:
- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng chưa vững
chắc. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Hoạt động của một số
tổ chức tín dụng chưa thật an toàn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán
còn trầm lắng. Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
- Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nợ xấu còn cao. Số doanh nghiệp
giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Công nghiệp tăng trưởng còn chậm. Xuất khẩu
nông sản khó khăn, hiệu quả còn thấp…
- Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu.
Đổi mới công nghệ còn chậm. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp…
- Triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm. Cải cách thể chế chưa đồng
bộ, chưa có cơ chế chính sách đột phá thúc đẩy phát triển. Quy trình xây dựng, chất
lượng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách còn nhiều bất cập. Cải cách hành
chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm, công tác
giám sát, thanh tra còn nhiều hạn chế…
- Lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém. Giải quyết việc làm
chưa đạt kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân
tộc thiểu số…
- Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Kỷ luật kỷ cương trong quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản
còn chưa nghiêm. Ô nhiễm môi trường tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề,
cơ sở sản xuất, lưu vực sông chậm được cải thiện. Khả năng ứng phó với biến đổi
khí hậu vẫn còn hạn chế. Tình trạng ngập lụt ở một số thành phố lớn chậm được
khắc phục.
84
- Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu so với mục
tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm
trọng. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra hiệu quả chưa cao, ít phát hiện tham
nhũng.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức. An ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định ở một số địa
bàn.
Tuy vậy, Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp nhất định nhằm
quyết tâm vực dậy nền kinh tế trong nước.
Một số những kết quả đã đạt được trong năm 2014 có thể kể đến là:
+ Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát
+ Kinh tế có bước phục hồi
+ Tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu
+ Ba đột phá chiến lược được triển khai đồng bộ và đã đạt được một số kết
quả
+ Văn hóa, xã hội có tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân
có bước cải thiện
+ Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu
+ Quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; hoạt động đối
ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực
4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty
Một là , Tập trung mọi năng lực, phát huy cao độ tính sáng tạo, trí tuệ tập thể,
tìm mọi biện pháp để đảm bảo tăng cường khả năng tích luỹ ngày một lớn hơn
nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công
ty hiện nay.
Hai là , Công ty mở rộng quy mô đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu trên các
lĩnh vực có nhiều tiềm năng . Lựa chọn các công trình , dự án có thế mạnh , phù hợp
với khả năng của Công ty.
85
Ba là, Tổ chức đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng, xây dựng và bảo toàn đội ngũ
cán bộ, công nhân có trình độ và bản lĩnh để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh
ngày càng cao phục vụ nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công ty.
Bố n là , Tích cực triển khai tiết kiệm , giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản
phẩ m, tăng cường hạch toán kinh doanh để đảm bảo sản xuấ t kinh doanh ngày càng
có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Năm là, Thực hiện xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, lựa chọn các phương pháp và
hình thức huy động vốn phù hợp đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sáu là, Tiến hành đầu tư theo từng giai đoạn đảm bảo Công ty hoạt động liên
tục và tìm hiểu đi theo xu thế phát triển, theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tiếp tục xây dựng, đổi mới công nghệ, hoàn thiện hơn quy trình phân phối sản
phẩm, phát huy thế mạnh của bản thân công ty là sản phẩm chất lượng, dịch vụ chất
lượng tốt và sản phẩm phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu của thị trường.
4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản trị vốn kinh doanh ở công ty
cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Hoa Việt
Qua việc xem xét tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty trong năm vừa
qua ta thấy rằng hiệu quả SXKD của công vẫn chưa được tốt. Bên cạnh việc ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế thì có thể thấy công tác quản lý và sử dụng vốn của
công ty còn khá nhiều vấn đề. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về công tác
quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty em xin đưa ra một
số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công
ty trong thời gian tới như sau:
4.2.1 Xây dựng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động phù hợp và chính
xác.
Hiện tại công ty đang xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp tỷ lệ
phần trăm trên doanh thu và rõ ràng đã không mang lại hiệu quả trong việc dự báo
nhu cầu vốn. Vậy nên đã có sự chênh lệch khá lớn giữa việc tính toán và thực tế
86
thực hiện. Sự chênh lệch lớn này là do phương pháp dự báo giản đơn đã được giả
định nhu cầu vốn sẽ thay đổi cùng tỷ lệ với sự thay đổi của doanh thu, còn chính
sách tài trợ được giữ nguyên. Mặt khác, trên thực tế do xác định nhu cầu VLĐ theo
phương pháp trực tiếp là rất khó thực hiện nên Công ty có thể sử dụng các phương
pháp gián tiếp khác như phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ
so với năm báo cáo hoặc phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ
luận chuyển vốn năm kế hoạch để có đạt được độ chính xác hơn.
4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền đảm bảo khả năng thanh toán
của doanh nghiệp.
Hiện tại các biện pháp quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp chưa đạt hiệu
quả. Mặc dù năm 2014 do nhiều yếu tố khách quan nhưng không thể do phía doanh
nghiệp. Doanh nghiệp chưa làm chủ được lượng tiền cần thiết để đảm bảo khả năng
thanh toán do chưa bám sát và có những kế hoạch dự kiến phù hợp. Năm 2014 các
hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều giảm. Để cải thiện hơn trong thời
gian tới doanh nghiệp cần có các kế hoạch và dự báo cụ thể về dòng tiền. Từ đó xác
định được lượng tiền cần thiết đảm bảo hoạt động và khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
4.2.3 Thực hiện các biện pháp điều chỉnh giảm hàng tồn kho
Năm 2014 giá trị hàng tồn kho tăng gần 2 tỷ. Nguyên nhân đã giải thích trong
phân tích chương 3 .Do tình hình thanh quyết toán nghiệm thu công trình chậm, rất
nhiều công trình đã thi công xong nhưng vẫn chưa xong thủ tục hồ sơ với chủ đầu tư
nên kế toán hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đồng thời việc thanh
quyết toán bên chủ đầu tư chậm nên doanh nghiệp chưa hoàn thiện thủ tục bàn giao.
Vì các công trình chưa hoàn thành nghiệm thu xong nên toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu của các công trình dở dang, công trình chuyển tiếp vào cuối năm được hạch toán
vào hàng tồn kho. Trong những năm tới ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp để
nghiệm thu công trình nhanh gọn với chủ đầu tư, tránh công trình thi công xong mà
chưa xong hồ sơ, làm công trình đến đâu cần nghiệm thu hồ sơ kết toán đến đó để
nhanh chóng thu hồi vốn của chủ đầu tư đồng thời cần có những chính sách và biện
87
pháp cụ thể trong hợp đồng ký với chủ đầu tư đảm bảo nghiệm thu, bàn giao, thanh
toán. Tránh những trường hợp cả chủ đầu tư và nhà thầu đều dựa vào những lý do
khách quan không nghiệm thu, thanh toán.
- Công ty cũng cần có sự tham gia liên kết các bộ phận tránh trường hợp vật tư
đã được cung cấp nhưng tiến độ không theo kế hoạch làm tăng giá trị tồn kho.
- Cần lập kế hoạch sản xuất tránh mua vật tư nhiều gây lãng phí và ứ đọng vật
tư nhiều.
4.2.4 Tăng cường biện pháp thu hồi các khoản phải thu và đánh giá hiệu quả
của những chính sách mới về thu hồi công nợ mà công ty đưa ra.
Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ tới việc thực
hiện các hợp đồng thi công xây dựng. Đồng thời các chính sách liên quan đến thanh
toán của khách hàng cũng làm biến đổi các khoản phải thu đòi hỏi doanh nghiệp
phải bám sát kết quả của chính sách đưa ra để điều chỉnh phù hợp. Hơn nữa hiện tại
các chính sách của doanh nghiệp chưa cụ thể rõ ràng. Do vậy, công ty cần thực hiện
một số biện pháp sau:
- Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý:
+ Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, làm ăn lâu dài
và có uy tín trên thị trường. Với khách hàng mất khả năng thanh toán, Công ty có thể
cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù
đắp thiệt hại do không thu hồi được các khoản nợ.
+ Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng
hạn và trước hạn.
- Đối với các công trình thi công xây dựng do công ty nhận thầu, thì các công
việc cần phải được thực hiện tốt theo cam kết trong hợp đồng đã ký, tích cực trong
công tác nghiệm thu, thủ tục nghiệm thu tuân thủ sự chặt chẽ để làm cơ sở thanh
toán với bên giao thầu.
- Đề ra các biện pháp thu hồi công nợ hợp lý:
+ Thường xuyên kiểm soát sát sao để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình
hình thu hồi nợ qua việc mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán
88
với khách hàng, nắm rõ đặc điểm của từng khoản nợ, từ đó tổ chức thu hồi dứt điểm
các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn
bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết, tích cực tiếp xúc khách hàng để thu hồi công nợ.
+ Trong hợp đồng kinh tế cần xây dựng các điều khoản thanh toán chặt chẽ về
mặt pháp lý để có ràng buộc trách nhiệm thanh toán và để có đủ căn cứ pháp lý khi
phải đưa ra pháp luật, không nên để thời hạn nợ quá lâu bởi thời gian càng lâu thì rủi
ro sẽ tăng lên gây nên các khoản phải thu khó đòi.
- Thường xuyên phân loại, phân tích các khoản công nợ để có biện pháp thu
hồi đối với từng khoản nợ.
- Giao trách nhiệm rõ ràng cho một bộ phận chịu trách nhiệm chính trong
việc thu hồi công nợ, thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong
công ty trong công tác nghiệm thu, bán hàng và thu hồi công nợ, có cơ chế thưởng
phạt hiệu quả đối với đội ngũ thu hồi công nợ.
- Cần đánh giá hiệu quả của chính sách mới đưa ra để điều chỉnh hợp lý.
4.2.5 Hoàn thiện công tác trích lập dự phòng tránh rủi ro.
Công ty chưa quan tâm đến việc trích lập các khoản dự phòng sẽ làm cho công
ty bị động khi có những biến cố xảy ra ảnh hưởng đến việc điều hành quản lý cũng
như hoạt động của công ty. Do vậy trong thời gian tới bộ phận kế toán của công ty
cần tiến hành trích lập dự phòng để tạo thế chủ động trong quản trị vốn của doanh
nghiệp.
4.2.6 Tăng cường quản lý, đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
- Hiện tại doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn.
Đây là dấu hiệu đáng báo động trong kinh doanh đặc biệt là trong ngành xây dựng.
Vậy nên trong khi chưa có đủ nguồn vốn dài hạn đảm bảo cho việc đầu tư tài sản
dài hạn doanh nghiệp có thể dựa vào có thể thông qua kênh thuê tài chính để đáp
ứng nhu cầu của mình.
- Việc tính toán thời gian khấu hao của TSCĐ cần được sự tham gia góp ý
của các bộ phận có liên quan như bộ phận kỹ thuật, bộ phận kế toán. Như vậy sẽ
mang lại tính chính xác và hiệu quả.
89
- Công ty có thể điều chỉnh thời gian khấu hao phù hợp với doanh nghiệp của
mình tránh việc vận dụng sai quy định không mang lại hiệu quả. Cụ thể đối với một
số tài sản cố định công ty có thể đăng ký thời gian khấu hao phù hợp với hoạt động
kinh doanh của công ty khác so với quy định.
- Trong tương lai công ty cần tổ chức sửa chữa lớn với tài sản cố định cần
thiết giúp giảm chi phí và kiểm soát được tài sản.
4.2.7 Lập báo cáo nội bộ xác định doanh thu và chi phí thực tế phát sinh
Trong năm qua việc xác định doanh thu và chi phí thực tế chưa bám sát theo
năm phát sinh. Mặc dù chưa ảnh hưởng nhiều đến quản trị vốn vì thời gian qua các
dự án dài hạn chưa nhiều. Tuy nhiên theo hướng phát triển hiện tại của doanh
nghiệp đang tập trung đầu tư vào các dự án dài hạn thì việc xác định doanh thu và
chi phí thực tế năm phát sinh sẽ khá quan trọng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần
lập báo cáo nội bộ chính xác về nguồn thu và nguồn chi theo thực tế phát sinh. Cụ
thể chi phí phát sinh của dự án sẽ đem lại doanh thu tạm tính trong năm đó là bao
nhiêu. Từ đây nhà quản lý sẽ có những kế hoạch và những dự báo cũng như cách
quản trị vốn hiệu quả hơn
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
Để tạo điều kiện cho các biện pháp trên có thể thực hiện một cách hiệu quả,
Công ty rất cần nhận được sự hỗ trợ của nhà nước và chính bản thân công ty.
4.3.1. Về phía nhà nước
Nhà nước nên có những chính sách, chế độ ưu đãi khuyến khích hoạt động của
công ty góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD, cụ thể:
- Có nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của nhà nước. Trong những năm gần đây các
doanh nghiệp trong hoạt động xây lắp gặp nhiều khó khăn hơn do ảnh hưởng của thị
trường bất động sản. Do vậy nhà nước nên nới lỏng các chính sách như giảm thuế
suất trong một số năm tới tạo động lực cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
- Hiện nay do sự biến động của lãi suất trên thị trường nên các doanh nghiệp
còn gặp rất nhiều khó khăn với việc phải chịu lãi suất cao trong việc huy động vốn,
thêm vào đó là nguy cơ lạm phát, mặt bằng giá cả các yếu tố đầu vào nguyên nhiên
90
liệu, năng lượng đang ngày càng tăng cao...Trong tình hình này nhà nước nên có
những chính sách phù hợp, điều phối giữa các ngân hàng để đảm bảo mức lãi suất
hợp lý và ổn định, từng bước bình ổn giá cả thị trường để các doanh nghiệp có thể
yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất.
4.3.2. Về phía công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt
Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn SXKD đã nêu trên thì đối với công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa
Việt cũng cần phải chú ý:
- Sử dụng VLĐ tiết kiệm
+ Ban lãnh đạo nên kiểm tra quá trình SXKD thường xuyên hơn. Có biện pháp
khen thưởng đối với những cá nhân, phòng ban có ý thức tiết kiệm hơn, có biện
pháp xử lý với những đối tượng lãng phí vốn.
+ Nâng cao ý thức tự giác cho cán bộ công nhân viên trong quản lý và sử dụng
vốn. Tập trung đào tạo, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn cho các cán bộ quản
lý, công nhân kỹ thuật, đặt ra yêu cầu về tay nghề đối với mọi công nhân sản xuất.
Từ khoản chi tiêu vốn bằng tiền đến việc sử dụng nguyên, vật liệu, công cụ dụng cụ
đều cần hợp lý, tuân thủ các nguyên tắc nhất định.
- Tăng cường đầu tư vào KH- CN và các giải pháp về kỹ thuật.
Ngày nay, khoa học công nghệ đóng góp một phần quan trọng trong quá trình
SXKD, công ty nào mạnh về khoa học công nghệ thì sẽ có lợi thế hơn trong cạnh
tranh. Với những thiết bị hiện đại giúp công ty có thể tiết kiệm vật tư, tăng năng
suất lao động. Chính vì vậy công ty nên thường xuyên xem xét các trang thiết bị
hiện đại ở các nước khác trong ngành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty mình.
- Giải pháp về nhân sự, lao động.
Với những giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa tổ chức, quản lý và sử dụng
VLĐ đã nêu trên thì đối với công ty cần có sự hoàn thiện về mặt tổ chức, quản lý
thông qua một số giải pháp như:
91
+ Cần có chế độ lương thưởng hợp lý gắn liền với kết quả, thành tích trong
hoạt động SXKD của từng cán bộ công nhân viên để nâng cao tinh thần, năng suất
của từng người.
+ Kiện toàn bộ máy quản lý, đào tạo những người quản lý có trình độ, năng
lực để thích ứng kịp thời với những biến động xảy ra với công ty trong quá trình
SXKD. Tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên được học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực làm việc.
+Công ty cần phải thường xuyên chăm lo, cải thiện đời sống cho cán bộ công
nhân viên cả về vật chất và tinh thần, thực hiện đánh giá thành tích và trả lương trên
cơ sở đánh giá một cách công khai và công bằng, khuyến khích lao động bằng vật
chất như tiền thưởng, phụ cấp làm thêm ngoài giờ và các khoản phúc lợi mà người
lao động được hưởng.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể tạo niềm tin cho người lao động
đồng thời tạo tinh thần đoàn kết trong lao động mang lại hiệu quả trong kinh doanh
cho doanh nghiệ.
\
92
KẾT LUẬN
Trên đây là những vấn đề lý luận và thực tế về tăng cường công tác quản trị
vốn kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt.
Nền kinh tế thị trường luôn có những biến động và hàm chứa trong nó một sự
cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn tại và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị
trường hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vậy, các nhà quản trị doanh
nghiệp phải luôn tìm tòi mọi giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
mà một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
là tăng cường công tác quản trị vốn .
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt đã có nhiều cố gắng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Trong thời gian qua, công ty đã nỗ lực trong
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tuy nhiên do những ảnh hưởng
khách quan từ sự khó khăn của nền kinh tế nói chung và khó khăn của ngành xây
dựng nói riêng nên kết quả hoạt động trong thời gian qua của công ty là chưa có
nhiều điểm khả quan. Vì vậy để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả
sản xuất kinh doanh thì Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn để khắc
phục những điểm còn bất hợp lý và phát huy những ưu điểm trong việc tổ chức sử
dụng vốn của mình.
Trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn của giảng viên T.S. Vũ Văn Ninh,
Ban lãnh đạo và đặc biệt là cán bộ phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần
Đầu tư Xây dựng và Xây dựng Hoa Việt, em đã tìm hiểu tình hình thực tế về vấn đề
tổ chức và quản trị vốn của Công ty từ đó đề ra được một số giải pháp với hy vọng
góp phần tăng cường công tác quản trị vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư
và Xây dựng Hoa Việt. Nhưng do trình độ nhận thức về mặt lý luận cũng như về
mặt thực tiễn còn nhiều hạn chế nên luận văn của em không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết và sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo và cảm thông của các thầy, cô
giáo, Ban lãnh đạo và các cán bộ Phòng Tài chính – kế toán của Công ty.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và cán bộ
phòng Tài chính Kế toán của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt và đặc
biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên PGS, T.S. Vũ Văn Ninh đã giúp đỡ
em hoàn thành luận văn này.
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình, 2009. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh
doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án. Thành phố Hồ
Chí Minh: NXB Thống kê.
2. Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt. Báo cáo tài chính năm 2014
3. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Thuận Phát. Báo cáo
tài chính năm 2014
4. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Đông Đô. Báo cáo
tài chính năm 2014
5. Nguyễn Mạnh Đức, 2012. Bài toán sử dụng đồng vốn hiệu quả. Hà Nội : Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội
6. Trần Thị Thái Hà, 2005. Đầu tư tài chính. Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Đỗ Thị Hương, 2009. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Tân Thái
Phương. Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh
8. Đàm Văn Huệ, 2006. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Luận văn thạc sỹ: Đại học Kinh tế quốc dân
9. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Tái bản lần thứ 3.
Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
10. Hoàng Thị Bích Liên, 2003. Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh tại công ty
Xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị Đường Sắt. Luận văn thạc sỹ : Trường Đại
học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
11. Lê Thị Tuyết Minh, 2013.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty cổ phần Sông Đà 7. Luận văn thạc sỹ : Học viện Công nghệ bưu chính Viễn
Thông.
12. Nguyễn Năng Phúc, 2011. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Tái bản lần
thứ hai. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
94
[...]... Quản trị vốn kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Hoa Việt Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài em xác định tập trung giải đáp một số câu hỏi cụ thể sau: Câu hỏi 1: Thực trạng quản trị vốn lưu động và vốn cố định tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt như thế nào? Câu hỏi 2 : Giải pháp nào nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động và vốn cố định của Công ty Cổ phần Đầu tư và. .. 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt Chương 4: Các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo 3... thích hợp nhằm tăng cường quản trị vốn của doanh nghiệp 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và công tác quản trị vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Hoa Việt trong những năm 2012- 2014 4 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp... và Xây dựng Hoa Việt? 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của vấn đề nghiên cứu là nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản trị vốn kinh doanh tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt Từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn trong công tác quản trị vốn lưu động và vốn cố định của công ty Đồng thời giúp đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường quản trị vốn của doanh. .. sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của Công Ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt, em hy vọng sẽ đi sâu phân tích và tìm ra những nguyên nhân chính xác và giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 1.2 Cơ sở lý luận quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1 Vốn kinh doanh 1.2.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh. .. dụng vốn của công ty trong thời gian tới Luận văn này phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Sông Đà 7 một cách tổng quát Như vậy những bài viết có liên quan đến đề tài " Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp" đều có thể kế thừa những cơ sở lý luận về vốn và quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Các đề tài đều có những phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh. .. của doanh nghiệp - Lê Thị Tuyết Minh (2013) Học viện Công nghệ bưu chính Viễn Thông "Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Sông Đà 7" Luận văn đã phân tích được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ 4 phần Sông Đà 7 Luận văn đã đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến những tồn tại về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần. .. sánh và đánh giá dữ liệu So sánh kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh số liệu với một số công ty cùng ngành để thấy được điểm khác biệt, điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Hoa Việt 2 5 Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn bao gồm: Mở Đầu Chương... nghiệp Mỗi giai đoạn, mỗi doanh nghiệp khác nhau hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ khác nhau Điều này là cơ sở để so sánh, đánh giá chính xác và khách quan hơn Tuy nhiên các đề tài chưa đi sâu vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mà dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu nhiều hơn Chính vì vậy với đề tài" Quản trị vốn kinh doanh tại Công Ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hoa Việt" cùng với mục đích... dụng vốn kinh doanh sao cho phù hợp Nói chung trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh càng có hiệu quả Điều đó không chỉ giúp cho daonh nghiệp nhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có thể gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục được các khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh ... tình hình quản trị vốn kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoa Việt Chương 4: Các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoa Việt Kết luận Danh... trạng quản trị vốn lưu động vốn cố định Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoa Việt nào? Câu hỏi : Giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động vốn cố định Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hoa Việt? ... TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG HOA VIỆT 3.1 Đặc điểm trình hình thành phát triển đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Hoa Việt 3.1.1