3. Phương pháp tổng hợp
4.2.4 Tăng cường biện pháp thu hồi các khoản phải thu và đánh giá hiệu
của những chính sách mới về thu hồi công nợ mà công ty đưa ra.
Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các hợp đồng thi công xây dựng. Đồng thời các chính sách liên quan đến thanh toán của khách hàng cũng làm biến đổi các khoản phải thu đòi hỏi doanh nghiệp phải bám sát kết quả của chính sách đưa ra để điều chỉnh phù hợp. Hơn nữa hiện tại các chính sách của doanh nghiệp chưa cụ thể rõ ràng. Do vậy, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý:
+ Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, làm ăn lâu dài và có uy tín trên thị trường. Với khách hàng mất khả năng thanh toán, Công ty có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi được các khoản nợ.
+ Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trước hạn.
- Đối với các công trình thi công xây dựng do công ty nhận thầu, thì các công việc cần phải được thực hiện tốt theo cam kết trong hợp đồng đã ký, tích cực trong công tác nghiệm thu, thủ tục nghiệm thu tuân thủ sự chặt chẽ để làm cơ sở thanh toán với bên giao thầu.
- Đề ra các biện pháp thu hồi công nợ hợp lý:
+ Thường xuyên kiểm soát sát sao để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ qua việc mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán
89
với khách hàng, nắm rõ đặc điểm của từng khoản nợ, từ đó tổ chức thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết, tích cực tiếp xúc khách hàng để thu hồi công nợ.
+ Trong hợp đồng kinh tế cần xây dựng các điều khoản thanh toán chặt chẽ về mặt pháp lý để có ràng buộc trách nhiệm thanh toán và để có đủ căn cứ pháp lý khi phải đưa ra pháp luật, không nên để thời hạn nợ quá lâu bởi thời gian càng lâu thì rủi ro sẽ tăng lên gây nên các khoản phải thu khó đòi.
- Thường xuyên phân loại, phân tích các khoản công nợ để có biện pháp thu hồi đối với từng khoản nợ.
- Giao trách nhiệm rõ ràng cho một bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc thu hồi công nợ, thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty trong công tác nghiệm thu, bán hàng và thu hồi công nợ, có cơ chế thưởng phạt hiệu quả đối với đội ngũ thu hồi công nợ.
- Cần đánh giá hiệu quả của chính sách mới đưa ra để điều chỉnh hợp lý.