Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoa việt luận văn ths 2015 (Trang 91)

3. Phương pháp tổng hợp

3.2.4.Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty

3.2.4.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Trong năm 2014 công ty đã giảm được đáng kể về nợ vay và tự chủ

về vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu tạo được niềm tin trong hợp tác và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Với bối cảnh nền kinh tế đang hoà nhập mạnh mẽ vào khu vực và

thế giới, Công ty lại đang hoạt động trong lĩnh vực chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước , nhất là khi thi ̣ trường bất đô ̣ng sản trầm lắng, hàng loạt công ty lâm vào khó khăn , thâ ̣m chí phá sản mà công ty vẫn có doanh thu cao và có lợi nhuận.

Thứ ba, Các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm đáng kể so với những năm

trước. Một mặt do công ty đã thực hiện chính sách thắt chặt và thu hồi các khoản phải thu đã quá hạn. Một mặt do hướng kinh doanh của công ty năm 2014 đã có những thay đổi. Tuy nhiên ta cũng ghi nhận những bước tiến khả quan trong việc thu hồi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2014.

Thứ tư, nhìn chung công ty đã có những bước đi mới và hướng phát triển

mới trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong cách thức quản trị vốn nói riêng.

3.2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, Công ty thực hiê ̣n công tác dự báo nhu cầu VLĐ chưa chính xác. Điều này làm cho công ty không chủ đô ̣ng được nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu đô ̣ng tăng thêm trong năm có thể dẫn đến tình tra ̣ng thiếu vốn hoặc thừa vốn. Công ty mở rộng quy mô kinh doanh ra nhiều lĩnh vực mới nên cần quan tâm tới công tác dự báo thì sẽ tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng VLĐ được nâng cao.

Thứ hai, Công tác quản tri ̣ vốn bằng ti ền của công ty hiện nay chưa mang tính

khả quan cao. Công ty chưa có kế hoạch cụ thể mà nói đúng hơn là kế hoạch không chính xác dẫn đến khả năng thanh toán giảm và chưa cân bằng tài chính.

82

Thứ ba: Công tác quản trị hàng tồn kho chưa hợp lý do năm 2014 hàng tồn

kho tăng cao hơn năm 2014 vì một số công trình đã hoàn thành mà chưa thực hiện nghiệm thu. Điều này ảnh hưởng chất lượng của sản phẩm khi bàn giao

Thứ tư, Công ty có một số chính sách mới trong thu hồi công nợ và tạo mối quan hệ hợp tác tuy nhiên Công ty chưa có sự quan tâm quan tâm chặt chẽ trong việc xác định mức tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và có kế hoạch thu hồi nợ cụ thể, đảm bảo thu hồi được nợ và bảo toàn vốn.

Thứ năm, Về công tác dự phòng. Năm 2014 Công ty không có khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng các khoản phải thu khó đòi . Trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến cố không thể lường trước được do đó việc trích lập các khoản dự phòng cho phép Công ty sẽ giảm thiểu một phần rủi ro nâng cao tính chủ động trong mọi điều kiện diễn biến của thị trường.

Thứ sáu, việc quản lý và sử dụng TSCĐ chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh

đó việc theo dõi trích khấu hao của TSCĐ chưa hợp lý và chưa mang tính khả quan cao vì việc khấu hao của TSCĐ cần có sự tham gia ý kiến của bộ phận kỹ thuật nhưng công ty dựa vào thông tin của sản phẩm từ nhà cung cấp và bộ phận kế toán. Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến việc đầu tư TSCĐ và chưa có các giải pháp cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng TSCĐ trong hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ bảy: Đặc biệt công ty chưa có báo cáo kết quả doanh thu, chi phí nội bộ

chính xác cho từng năm. Tức là những công trình năm cũ được nghiệm thu thanh toán năm sau thì công ty tính toàn bộ lợi nhuận và doanh thu cho năm sau. Vì vậy phần lợi nhuận năm sau sẽ đẩy lên và chi phí lại dồn vào những năm trước. Về mặt dữ liệu thuế điều này hoàn toàn đúng vì phần chi phí sản xuất của năm trước sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của năm nay và lợi nhuận không thay đổi. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến việc quản trị vốn trong doanh nghiệp mặc dù những trường hợp này chưa nhiều vì công ty không có nhiều dự án dài hạn mà những năm trước tập trung vào sửa chữa công trình.

83

CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG

HOA VIỆT

4.1. Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới

4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

a) Bối cảnh kinh tế xã hội thế giới

Năm 2014 được coi là một trong những năm mà kinh tế thế giớiđang trong giai đoạn hồi phục tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.Tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông...

Tuy nhiên với sự quyết tâm cùng với những nỗ lực vượt bậc của mình, các quốc gia đã có những sự chuyển mình đáng kể, nổi trội phải kể đến là sự phục hồi và phát triển của Mỹ,Nhật Bản, khu vực đồng euro cùng với đó là sự gia tăng tín nhiệm của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy.

Mặc dù mức tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) không bằng năm ngoái, song không thể phủ nhận những gì nhóm này đạt được vẫn được coi là động lực của sự tăng trưởng toàn cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những dấu hiệu tích cực trên khiến dư luận lạc quan hơn về bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2014, song trên thực tế vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Tình trạng khủng hoảng nợ công , đói nghèo kéo dài vẫn còn xảy ra, thất nghiệp vẫn ở mức báo động ( hơn 12%), lãi suất dài hạn tăng cao, thị trường chứng khoán suy thoái, các hệ thống ngân hàng còn yếu, thực lực chưa ổn định …

b) Bối cảnh kinh tế xã hội trong nước

Đối với bối cảnh kinh tế -xã hội Việt Nam nói riêng thì năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn và ảm đạm.

Những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

84

ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Cụ thể:

- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng chưa vững chắc. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Hoạt động của một số tổ chức tín dụng chưa thật an toàn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán còn trầm lắng. Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

- Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nợ xấu còn cao. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Công nghiệp tăng trưởng còn chậm. Xuất khẩu nông sản khó khăn, hiệu quả còn thấp…

- Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm so với yêu cầu. Đổi mới công nghệ còn chậm. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp…

- Triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược còn chậm. Cải cách thể chế chưa đồng bộ, chưa có cơ chế chính sách đột phá thúc đẩy phát triển. Quy trình xây dựng, chất lượng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách còn nhiều bất cập. Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Kỷ luật kỷ cương hành chính chưa nghiêm, công tác giám sát, thanh tra còn nhiều hạn chế…

- Lĩnh vực văn hoá, xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém. Giải quyết việc làm chưa đạt kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

- Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém. Kỷ luật kỷ cương trong quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn chưa nghiêm. Ô nhiễm môi trường tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực sông chậm được cải thiện. Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế. Tình trạng ngập lụt ở một số thành phố lớn chậm được khắc phục.

85

- Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra hiệu quả chưa cao, ít phát hiện tham nhũng.

- Bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định ở một số địa bàn.

Tuy vậy, Chính phủ đã có những chính sách và biện pháp nhất định nhằm quyết tâm vực dậy nền kinh tế trong nước.

Một số những kết quả đã đạt được trong năm 2014 có thể kể đến là: + Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát

+ Kinh tế có bước phục hồi

+ Tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu

+ Ba đột phá chiến lược được triển khai đồng bộ và đã đạt được một số kết quả

+ Văn hóa, xã hội có tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân có bước cải thiện

+ Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực

4.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty

Một là, Tập trung mọi năng lực, phát huy cao độ tính sáng tạo, trí tuệ tập thể, tìm mọi biện pháp để đảm bảo tăng cường khả năng tích luỹ ngày một lớn hơn nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay.

Hai là, Công ty mở rộng quy mô đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng . Lựa chọn các công trình , dự án có thế mạnh , phù hợp với khả năng của Công ty.

86

Ba là, Tổ chức đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng, xây dựng và bảo toàn đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ và bản lĩnh để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng cao phục vụ nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của công ty.

Bốn là, Tích cực triển khai tiết kiệm , giảm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm, tăng cường hạch toán kinh doanh để đảm bảo sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Năm là, Thực hiện xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ, lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động vốn phù hợp đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáu là, Tiến hành đầu tư theo từng giai đoạn đảm bảo Công ty hoạt động liên

tục và tìm hiểu đi theo xu thế phát triển, theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục xây dựng, đổi mới công nghệ, hoàn thiện hơn quy trình phân phối sản phẩm, phát huy thế mạnh của bản thân công ty là sản phẩm chất lượng, dịch vụ chất lượng tốt và sản phẩm phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu của thị trường.

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng quản trị vốn kinh doanh ở công ty cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng Hoa Việt

Qua việc xem xét tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty trong năm vừa qua ta thấy rằng hiệu quả SXKD của công vẫn chưa được tốt. Bên cạnh việc ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì có thể thấy công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty còn khá nhiều vấn đề. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế về công tác quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty em xin đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới như sau:

4.2.1 Xây dựng phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động phù hợp và chính xác. xác.

Hiện tại công ty đang xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu và rõ ràng đã không mang lại hiệu quả trong việc dự báo nhu cầu vốn. Vậy nên đã có sự chênh lệch khá lớn giữa việc tính toán và thực tế

87

thực hiện. Sự chênh lệch lớn này là do phương pháp dự báo giản đơn đã được giả định nhu cầu vốn sẽ thay đổi cùng tỷ lệ với sự thay đổi của doanh thu, còn chính sách tài trợ được giữ nguyên. Mặt khác, trên thực tế do xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp trực tiếp là rất khó thực hiện nên Công ty có thể sử dụng các phương pháp gián tiếp khác như phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo hoặc phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luận chuyển vốn năm kế hoạch để có đạt được độ chính xác hơn.

4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. của doanh nghiệp.

Hiện tại các biện pháp quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả. Mặc dù năm 2014 do nhiều yếu tố khách quan nhưng không thể do phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp chưa làm chủ được lượng tiền cần thiết để đảm bảo khả năng thanh toán do chưa bám sát và có những kế hoạch dự kiến phù hợp. Năm 2014 các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều giảm. Để cải thiện hơn trong thời gian tới doanh nghiệp cần có các kế hoạch và dự báo cụ thể về dòng tiền. Từ đó xác định được lượng tiền cần thiết đảm bảo hoạt động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

4.2.3 Thực hiện các biện pháp điều chỉnh giảm hàng tồn kho

Năm 2014 giá trị hàng tồn kho tăng gần 2 tỷ. Nguyên nhân đã giải thích trong phân tích chương 3 .Do tình hình thanh quyết toán nghiệm thu công trình chậm, rất nhiều công trình đã thi công xong nhưng vẫn chưa xong thủ tục hồ sơ với chủ đầu tư nên kế toán hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đồng thời việc thanh quyết toán bên chủ đầu tư chậm nên doanh nghiệp chưa hoàn thiện thủ tục bàn giao. Vì các công trình chưa hoàn thành nghiệm thu xong nên toàn bộ chi phí nguyên vật liệu của các công trình dở dang, công trình chuyển tiếp vào cuối năm được hạch toán vào hàng tồn kho. Trong những năm tới ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp để nghiệm thu công trình nhanh gọn với chủ đầu tư, tránh công trình thi công xong mà chưa xong hồ sơ, làm công trình đến đâu cần nghiệm thu hồ sơ kết toán đến đó để nhanh chóng thu hồi vốn của chủ đầu tư đồng thời cần có những chính sách và biện

Một phần của tài liệu Quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hoa việt luận văn ths 2015 (Trang 91)