1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

40 576 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 374,5 KB

Nội dung

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 Bảng 2.2.. - Nội dung của đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công tycổ phần Đầu tư và

Trang 1

TÓM LƯỢC

Vốn là một trong những yếu tố tiền đề để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực sản xuất thì việclàm thế nào để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành một vấn đề được quantâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp

Sau quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trườngtheo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, thì vấn đề hiệu quả trong kinh doanh đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều điều phải bàn, và ngày càng trở thành vấn đề

có tính thời sự Do đó, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sửdụng vốn đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa và vai trò quan trọng Không nhữnggiúp bản thân các doanh nghiệp tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn củamình, mà còn giúp cho cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có biện pháp quản lýphù hợp Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 là một doanh nghiệp cũngđang đứng trước thách thức đó, phải làm sao quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệuquả, làm thế nào để bảo toàn và phát triển được nguồn vốn Đó là câu hỏi luônđược đặt ra đối với Ban lãnh đạo Công ty

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4, được sựgiúp đỡ chỉ bảo tận tình của Ban lãnh đạo Công ty, các anh chị trong phòng kếtoán, đặc biệt là dưới sự hưỡng dẫn tận tình của PGS TS Nguyễn Quang Hùng,

em đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm về lý luận thực tiễn để hoàn thành bài khóaluận của mình

Song do thời gian tiếp xúc thực tế còn hạn hẹp nên bài viết của em khôngtránh khỏi những sai sót và khuyết điểm Em rất mong các thầy cô giáo và các anhchị trong Công ty đóng góp ý kiến để giúp em thêm nâng cao hiểu biết và hoànthiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Quang Hùng và Banlãnh đạo cùng tập thể cán bộ Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 đã giúp đỡ

em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của công ty CPĐT&XD số 4

Bảng 2.3 Phân tích cơ cấu vốn cố định của công ty CPĐT & XD số 4

Bảng 2.4 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động

Bảng 2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 5

sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh vàlàm tăng lên sức cạnh tranh của mình Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp đều tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn cũng ngàycàng trở nên quyết liệt.

Doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình SXKD thì hiệu quả SXKD là điềukiện cần thiết để quyết định sự sống còn của Doanh nghiệp Do đó, việc bảo toàn

và sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả được coi là vấn đề cấp thiết, làmối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp Hiểu và vận dụng đúng

ý nghĩa của nó các doanh nghiệp sẽ có hướng đi đúng đắn và đưa ra các quyết địnhmang lại hiệu quả cao

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn, đề tài đặt ra những mục tiêu cần nghiêncứu sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh, và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

- Khảo sát tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty, xác định các yếu

tố ảnh hưởng đến HQSD vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian vừa qua

- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm giúp Công ty nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh.Những tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng vốn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 6

- Nội dung của đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

- Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần Đầu tư và Xây

dựng số 4

-Thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2010 đến nay.

4 Phương pháp thực hiện đề tài.

Phương pháp thu thập số liệu: Tìm hiểu trên website của công ty, liên hệ

với các phòng ban để có báo cáo tài chính, đồng thời tìm thêm trên sách, báo tàichính Tham dự các buổi họp thu hồi vốn hàng kỳ cùng với Ban thu hồi vốn và thuhồi công nợ

Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh, phương pháp tính tỷ

trọng, phương pháp thay thế liên hoàn, sơ đồ, lập biểu mẫu so sánh…

5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

Ngoài phần giới thiệu khái quát, lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục thì khóa luận gồm 3 chương:

CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.

CHƯƠNG II: Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.

CHƯƠNG III: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

sử dụng Vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

KINH DOANH.

I Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.

+ Khái niệm cơ bản về vốn kinh doanh:

Trang 7

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần cómột lượng vốn nhất định Vốn là điều kiện tiên quyết của quá trình hoạt động vàphát triển của doanh nghiệp.

Theo “Giáo trình phân tích kinh tế DNTM- Trường Đại học thương mại Xuất

bản năm 2008 do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên, trang 189” thì: “Vốn kinh doanh

là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản của DN tính bằng tiền, là yếu tố vật chất tạo tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Nói cách khác, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là loại quỹ tiền tệ đặc biệt phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp”.

Theo cách tiếp cận trên thì vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra các hoạtđộng kinh doanh Nói cách khác, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ sốtiền đầu tư ứng trước cho kinh doanh của doanh nghiệp đó Với yêu cầu mục tiêu

về hiệu quả hoạt động, số vốn ứng trước ban đầu cho kinh doanh sẽ phải thườngxuyên vận động và chuyển hoá hình thái biểu hiện từ tiền tệ sang các tài sản khác

và ngược lại

Do đó, nếu xét tại một thời điểm nhất định thì vốn kinh doanh không chỉ là

vốn bằng tiền mà còn là các hình thái tài sản khác Cho nên, có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.

VKD = Vốn cố định + Vốn lưu động

+Khái niệm về vốn cố định( VCĐ):

VCĐ của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị các tài sản có thờigian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị từ một năm trở lên hoặc tham gia vàonhiều chu kỳ kinh doanh của DN( giáo trình phân tích kinh tế DNTM- Trường Đạihọc Thương Mại XB năm 2008 do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên)

+Khái niệm vốn lưu động( VLĐ):

VLĐ là biểu hiện bằng tiền của giá trị các tài sản có thời gian sử dụng, thu hồi

và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh củaDN( Trang 164 giáo trình phân tích kinh tế DNTM- Trường Đại học Thương Mại

XB năm 2008 do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên)

+Khái niệm tài sản cố định(TSCĐ):

Trang 8

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài,tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của DN Theo QDD206/QĐ- BTC: một TSđược coi là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Có gía trị từ 10 trđ trở lên

- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên

- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Chắc chắn mang lại lợi ích trong tương lai

+ Khái niệm doanh thu( DT):

Theo giáo trình phân tích kinh tế DNTM- Trường Đại học Thương Mại XBnăm 2008 do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên, trang 41 thì: DT bán hàng của mộtdoanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ

đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ

+Khái niệm lợi nhuận(LN):

Theo giáo trình phân tích kinh tế DNTM- Trường Đại học Thương Mại XBnăm 2008 do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên, trang 116 thì: LN là phần chênhlệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản chi phí trong kỳ hoạt động kinh doanh

+ Khái niệm hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Theo “ giáo trình phân tích kinh tế DNTM- Trường Đại học Thương Mại XB

năm 2008 do PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên, trang 187” thì:

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh các lợi íchkinh tế - xã hội đạt được từ các quá trình hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinhdoanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong đó hiệu quả kinh tế có vaitrò, ý nghĩa quyết định

Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của

DN để đạt được kết quả kinh tế cao nhất với chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh tếphản ánh mối quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với các chi phí mà DN

sử dụng trong đó có sử dụng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Trang 9

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là những chỉ tiêu kinh tế phản ánh mốiquan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu vốn kinh doanh

mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ kinh doanh

1.2 Vai trò của vốn kinh doanh.

Vốn là yếu tố khởi đầu, bắt nguồn của mọi hoạt động kinh doanh, nó tồn tại

và đi liền xuyên suốt giúp cho các doanh nghiệp hình thành và phát triển

Vốn của các doanh nghiệp có vai trò quyết định, là điều kiện tiên quyết quan trọngnhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của từng loại doanh nghiệp theo luật định

Vốn là yếu tố quyết định mức độ trang thiết bị kỹ thuật, quyết định việc đổimới công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, ứng dụng thành tựu mới củakhoa học và phát triển sản xuất kinh doanh Đây là một trong những yếu tố quyếtđịnh đến sự thành công và đi lên của doanh nghiệp

Vốn còn là một trong những điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng hiện

có và tiềm năng tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mở rộng và phát triểnthị trường, mở rộng lưu thông hàng hoá, là điều kiện để phát triển kinh doanh, thựchiện các chiến lược, sách lược kinh doanh, là chất keo để nối chắp, dính kết các quátrình và quan hệ kinh tế, là dầu bôi trơn cho cỗ máy kinh tế hoạt động

1.3 Ý nghĩa của việc phân tích.

Thông tin từ các chỉ tiêu về vốn kinh doanh và HQSD vốn kinh doanh cung cấpcho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích

Đối với nhà quản trị DN như: giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị…cácthông tin từ việc phân tích giúp họ đánh giá HQSD vốn kinh doanh từ đó phát huynhững mặt tích cực và đưa ra những biện pháp góp phần nâng cao HQSD vốn kinhdoanh cho DN

Đối với các đối tượng cho vay: Ngân hàng, kho bạc… thông qua các chỉ tiêuphân tích sẽ có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn,nhiều hay ít nhằm đảm bảo việc thu hồi được vốn và lãi

Các cơ quan chức năng của Nhà nước: thuế, kiểm toán Nhà nước, cơ

quan thống kê…thông qua các chỉ tiêu để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của

DN đối với NSNN, thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức năng

Trang 10

góp phần hoàn thiện chế độ tài chính, chế độ quản lý và sử dụng vốn nhằm thúcđẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

Thông tin phân tích HQSD vốn kinh doanh còn cung cấp cho CBCNV của

DN biết được nguồn vốn hiện tại của DN như thế nào? Và tương lai sẽ ra sao?Chiến lược sử dụng vốn hiệu quả và chiến lược kinh doanh của DN trong tương lai,

từ đó họ an tâm công tác, tâm huyết và cống hiến hết mình với nghề

Tóm lại thông tin phân tích vốn kinh doanh và HQSD vốn kinh doanh rất hữuích cho nhiều đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định có lợi cho công ty

1.3 Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.3.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh

a Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh:

 Mục đích và ý nghĩa của việc phân tích: Đánh giá được sau một kỳ kinh

doanh giá trị của vốn kinh doanh tăng hay giảm Qua đó đánh giá được năng lực sảnxuất và quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích chỉ tiêu này nhằmđánh giá việc đầu tư, phân bổ vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hợp lý hay không

và ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so sánh

(8 cột) trên cơ sở sử dụng các số liệu tổng hợp của vốn kinh doanh trên bảng cânđối kế toán và các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh

 Các chỉ tiêu phân tích: là chỉ tiêu Vốn lưu động, Vốn cố đinh và Tổng vốn kinh doanh.

b Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động:

Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tổng VLĐ được thực hiện thông quaviệc phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản ngắn hạn Bao gồm:

+Tiền và các khoản tương đương tiền

+Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

+Các khoản phải thu ngắn hạn

+Hàng tồn kho

+Tài sản ngắn hạn khác

 Mục đích và ý nghĩa: Đánh giá được tình hình tăng giảm và nguyên nhân

tăng giảm, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kếhoạch doanh thu của công ty

Trang 11

 Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh, lập biểu so

sánh giữa số cuối kì so với đầu năm để thấy được tình hình tăng giảm và nguyênnhân tăng, giảm Tính toán, so sánh tỷ trọng của các khoản mục trên tổng số vốnlưu động để đánh giá tình hình phân bổ TSNH

c Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn cố định:

Phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tổng VCĐ được thực hiện thông quaviệc phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản dài hạn Bao gồm:

+ Các khoản phải thu dài hạn

+Tài sản cố định

+Tài sản dài hạn khác

 Mục đích phân tích: Nhận thức, đánh giá được tình hình tăng giảm và

nguyên nhân tăng giảm của vốn cố định, qua đó thấy được sự tác động, ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh và lập

biểu so sánh giữa số cuối kì và số đầu năm, so sánh tỉ trọng của từng khoản mụctrên tổng vốn cố định căn cứ vào các số liệu trên bảng phân bổ kế toán

1.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

a Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh:

M HM/VKDBQ: Hệ số DT/VKDBQ

H M/VKD = M: Doanh thu bán hàng trong kỳ

VKDBQ VKDBQ: Vốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất, khả năng tạo ra doanh thu của đồng vốn

b Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh:

P Trong đó: PVKDBQ: Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh

PVKDBQ = P : Lợi nhuận kinh doanh đạt được trong kỳ

VKDBQ VKD: Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của đồng vốn

Phân tích chỉ tiêu trên nếu hệ số doanh thu và lợi nhuận trên vốn kinh doanhtăng tức hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tăng và ngược lại

Trang 12

1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

a Hệ số doanh thu trên vốn lưu động:

DT Trong đó: DT: Doanh thu

HVLĐ = VLĐ: Vốn lưu động bình quân

VLĐBQ H (DT/VLĐ): Hệ số doanh thu trên vốn lưu động

b Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động:

LN Trong đó: LN: Lợi nhuận

PVLĐ = VLĐ: Vốn lưu động bình quân

VLĐBQ H (LN/ VLĐ): hệ số lợi nhuận trên vốn lưu độngNếu hai chỉ tiêu này tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.Ngoài ra để nâng cao mức doanh thu đạt được trên một đồng vốn lưu động taphải đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động bằng cách tăng hệ số quayvòng vốn lưu động bằng cách tăng hệ số quay vòng vốn lưu động và giảm số ngàylưu chuyển của đồng vốn lưu động

Trang 13

DT bình quân 1 ngày

Hệ số này cho biết để thực hiện một vòng quay VLĐ thì hết bao nhiêu ngày

Hệ số này càng nhỏ càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao

1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.

VCĐ là chỉ tiêu phản ánh giá trị tính bằng tiền của TSCĐ bao gồm TSCĐ hữuhình, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình VCĐ trong doanh nghiệp nói chungphản ánh chính sách đầu tư vốn cho những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật vàcông nghệ để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làmviệc cho người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinhdoanh Hiệu quả sử dụng VCĐ được xác định bằng các chỉ tiêu sau:

a Hệ số doanh thu trên vốn cố đinh:

Tổng doanh thu

HVCĐ =

Tổng VCĐBQ

Nếu hệ số DT/VCĐBQ tăng thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại

b Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định:

Trang 14

Phương pháp phân tích: Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá

ảnh hưởng từng nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Từ đó tìm ranguyên nhân tăng, giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4

Trang 15

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vốn kinh doanh.

2.1.1 Tổng quan về công ty.

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 trực thuộc Tổng công ty xây dựng

Hà Nội - Bộ Xây dựng được thành lập ngày 18/10/1959, tiền thân là công trườngxây dựng Nhà máy phân đạm Hà Bắc và Công ty kiến trúc khu Bắc Hà Nội nhậplại, nhiệm vụ thời điểm đó chủ yếu được giao là thi công các công trình côngnghiệp và dân dụng, quốc phòng an ninh, văn hoá giáo dục các tỉnh phía Bắc thủ

đô từ Hà Nội đến Lạng sơn Là một trong những đơn vị thi công xây lắp chủ lựccủa Bộ xây dựng, công ty đã thi công hàng trăm công trình công nghiệp, dân dụng,quốc phòng an ninh lớn theo nhiệm vụ được Bộ xây dựng giao cho

Quyết định thành lập số 2370/QĐ-BXD ngày 26/12/2005 chuyển Doanh

nghiệp nhà nước: Công ty xây dựng số 4 thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội thành Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.

 Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỐ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ

XÂY DỰNG SỐ 4.

 Tên tiếng Anh :Investmen and Construction joint stock Company No.4

 Tên viết tắt : ICON4

 Người đại diện : Ông Đinh Công Thụy - Tổng Giám Đốc Công ty

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : Số 0103010772 ngày 09 tháng 02

năm 2006; đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 06 tháng 06 năm 2007

*Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty

Trang 16

•Nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giaothông, thuỷ lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật; đường dây và trạm biến thế điện: trangtrí nội ngoại thất;

•Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng baogồm: Lập và thẩm tra dự án đầu tư; tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dựán; tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hoá; khảo sát địa hình, địa chất thuỷ văn,

đo đạc công trình, thí nghiệm; Thiết kế lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế tổng

dự toán; thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu côngnghiệp; kiểm định chất lượng công trình và các dịch vụ tư vấn khác;

•Sửa chữa phục hồi và phục chế các công trình di tích lịch sử;

•Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu côngnghệ cao, khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp; kinh doanh bất độngsản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý khai thác dịch vụ các khu đô thị mới;

•Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện

bê tông đúc sẵn; vận tải, bốc xếp, dịch vụ giao nhận hàng hoá;

•Đầu tư, kinh doanh du lịch, thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, đồ thủcông mỹ nghệ, rượu, bia, nước giải khát, nước sạch, hàng tiêu dùng; Kinh doanhxuất, nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sảnxuất, tư liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải;

•Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành điều hoà không khí, điện lạnh, thiết bịphòng cháy nổ, thang máy, sửa chữa xe máy thi công xây dựng;

•Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4

Trang 17

2.1.2 Kết quả kinh doanh của công ty:

Trang 18

Bảng2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Đầu

LN trước thuế 50.398.363.148 47.201.250.556 -3.197.112.590 -6,34

Tỷ suất LNTT/

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011 tại công ty CPĐT&XD số 4)

Qua bảng phân tích trên ta thấy trong hai năm vừa qua kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty không tốt Cụ thể là doanh thu năm 2011 giảm166.095.032.177 đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ giảm 12,13% Doanh thuthuần năm 2011 giảm 167.066.128.908 đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệgiảm 12,21 %

Chỉ tiêu VKD bình quân của công ty có xu hướng tăng lên trong năm 2011

Cụ thể là năm 2011 tăng 433.654.434.053 đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệtăng 2,95 %

Chỉ tiêu lợi nhuận của công ty năm 2011 bị giảm sút so với năm 2010 do chịuảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Cụ thể là năm 2011 giảm3.197.112.590 đồng so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ giảm 6,34 %

Tỷ suất LNTT/ VKDBQ có xu hướng giảm đi trong năm 2011, điều này chothấy công ty đã sử dụng VKD không hiệu quả VKD bỏ ra nhiều hơn nhưng lợinhuận thu được lại giảm đi Điều này cũng dễ hiểu bởi trong những năm vừa qua,nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Xây dựng nói riêng chịu ảnh hưởng nặng

nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Ngành xây dựng gần như bị đóng băng

và không phát triển được Dẫn đến không thu hồi được công nợ, vòng quay VKD

bị giảm sút

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4.

a Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài công ty.

+Yếu tố giá cả và nhu cầu tiêu dùng:

Trang 19

Trong những năm vừa qua, giá cả các mặt hàng thép, xi măng tăng cao, vì thếcác công trình xây dựng bị trì trệ, làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm, ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả kinh doanh, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổphần Đầu tư và Xây dựng số 4 Với các mặt hàng mà công ty kinh doanh thì giá cả

và nhu cầu thị trường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch Khi giá cả một loại hàng hóanào có xu hướng tăng lên thì nhu cầu thị trường có xu hướng giảm đi, hàng hóa tiêuthụ chậm, vốn hàng hóa tăng dần lên dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn và ngượclại sẽ làm hàng hóa lưu thông với tốc độ nhanh hơn, từ đó hiệu quả sử dụng vốn sẽtăng lên

+Yếu tố về chính sách thuế Nhà nước:

Nhà nước thường tác động vào nền kinh tế thông qua hệ thống các chínhsách, đó là công cụ quản lý của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế Chính sách thuếcủa nhà nước một mặt làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, một mặt có tác độngtới lợi ích của doanh nghiệp Cụ thể, trong những năm qua, do tác động của cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới, việc huy động và sử dụng vốn kinh doanh của công

ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên, việc giảmthuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nước từ 28% xuống 25% đã góp phần làmdoanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí kinh doanh Và việc Nhà nước tăngmức lương tối thiểu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn cũngnhư hoạt động kinh doanh của công ty Khi nhà nước tăng lương cơ bản nếu công

ty không tăng lương cho nhân viên thì sẽ gây cho nhân viên tâm lý chán nản Vì thếbuộc công ty phải tăng lương cho nhân viên trong công ty, điều này đồng nghĩa vớiviệc làm tăng chi phí kinh doanh

+Yếu tố cạnh tranh:

Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xây dựng là chủ yếu, có khá nhiềuđối thủ cạnh tranh trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc tồntại và phát triển được là một việc vô cùng quan trọng và khó khăn đối với công ty.Môi trường cạnh tranh không chỉ tác động đến hiệu quả kinh doanh của công

ty trong hiện tại mà cả tương lai Công ty đã và đang bước đầu tạo được uy tín trênthị trường, vì vậy mà bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của

Trang 20

mình, công ty nên chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh và khẳng định được vị thếcủa mình trên thị trường.

b Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty.

+Trình độ quản lý:

Chất lượng hoạt động sử dụng và quản lý vốn kinh doanh của Công ty cổphần Đầu tư và Xây dựng số 4 chưa cao Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cònchưa hoàn chỉnh và đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh vàluân chuyển vốn kinh doanh Công tác hạch toán nội bộ của công ty còn nhiều hạnchế trong việc ghi chép, hạch toán hàng tồn kho và phế liệu thu hồi

+Yếu tố con người:

Là yếu tố có ảnh hưởng vô cùng quan trọng tới hiệu quả kinh doanh của Công

ty, đặc biệt là hiệu quả sử dụng vốn Trong những năm qua, với đội ngũ cán bộlãnh đạo có trình độ chuyên môn khá đã giúp công ty tồn tại và kinh doanh hiệuquả, khẳng định được uy tín của Công ty với khách hàng, với các nhà đầu tư Tuynhiên công ty cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo và nâng caotay nghề cho đội ngũ cán bộ nhân viên để có thể thích nghi được với môi trườngkinh doanh năng động như hiện nay

2.2 Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

2.2.1 Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Đầu

tư và Xây dựng số 4.

2.2.1.1.Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tàisản, có vốn bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu

về vốn là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh đượctiến hành liên tục Khi đã có đầy đủ vốn thì điều quan tâm của doanh nghiệp là sửdụng vốn sao cho có hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận cao nhất Đốivới Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4, việc nâng cao hiệu quả sử dụngnguồn vốn này đang là vấn đề cấp thiết

Để xem xét tình hình chung về vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư

và Xây dựng số 4, ta dựa vào bảng cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty qua 2 năm

Bảng2.2 Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của công ty CPĐT&XD số 4

Ngày đăng: 16/03/2015, 16:43

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w